Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: ĐĐ Pháp Tín
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 21/2/2020
59. Kinh Đa Thọ (Bahuvedanìya sutta)
729. Tại sao gọi Kinh Đa Thọ
?
Đa thọ - bahuvedanìya – có nghĩa là nhiều cảm thọ hay nhiều
cách hiểu về cảm thọ. Tên kinh lấy theo ý chính của bài kinh.
730. Đại ý Kinh Đa Thọ là gì?
Người thợ mộc Pancakanga
đến Tôn giả Udāyī hỏi về cảm thọ được Đức Thế Tôn dạy. Câu trả lời là có
ba thứ cảm thọ. Khi nghe vậy người thợ mộc không không đồng ý vì vốn hiểu rằng Đức
Phật dạy chỉ có hai cảm thọ là khổ và lạc trong khi cái không khổ không lạc là
niết bàn tịch tịnh. Cả hai không thể đồng ý với nhau. Tôn giả Ananda tình cờ
nghe được chuyện nầy bạch với Đức Phật câu chuyện.
Đức Thế Tôn sau khi nghe xong dạy rằng cả hai đều là đúng
nhưng họ không thể thuyết phục nhau vì mỗi người nói phạm trù khác nhau. Rồi Ngài
đề cập nhiều loại thọ và nhiều cách nói về thọ.
Tôn giả Udāyī còn gọi
là Pandita Udāyī con trai của một bà la môn ở Kapilavatthu. Vị nầy chứng kiến được sự hiển hoá thần thông
của Đức Thế Tôn khi Ngài trở về thăm cố hương lần đầu. Udāyī phát tâm xuất gia không bao lâu chứng
thánh quả A La Hán. Là một người có khẩu
tài và khả năng xuất khẩu thành thơ.
Pancakanga là một người thợ mộc giỏi, làm việc cho vua
Pasenadi. Là một đệ tử sùng tín Đức Phật và cũng là người ưa thích đàm luận.
Theo ngài Buddhaghosa sở dĩ vị nầy biệt danh là vì thói quen đi đó đây thường
mang theo năm món đồ nghề của thợ mộc.
732. Đức Phật đã phán xét ai là người đúng?
Bậc Đạo Sự dạy cả hai vị đều nói đúng với những gì được
nghe:
Này Ananda, dầu cho
pháp môn của Udayi là đúng, nhưng thợ mộc Pancakanga không chấp nhận. Dầu cho
pháp môn của người thợ mộc Pancakanga là đúng, nhưng Udayi không chấp nhận.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp Ngài dạy nhiều con số
khác nhau về cảm thọ:
Này Ananda, hai thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn;
ba thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; năm thọ được Ta nói đến tùy theo
một pháp môn; sáu thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; mười tám thọ được
Ta nói đến tùy theo một pháp môn; ba mươi sáu thọ được Ta nói đến tùy theo một
pháp môn; một trăm lẻ tám thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn. Như vậy,
này Ananda, pháp được Ta thuyết giảng tùy theo pháp môn.
a.
Hai cảm thọ là cảm thọ thân và cảm thọ của
tâm (như Pañcakanga được nghe)
b.
Ba cảm thọ là là khổ thọ, lạc thọ, bất khổ
bất lạc thọ (như Tôn giả Udàyì được nghe)
c.
Năm thọ là khổ, lạc, ưu, hỷ, xả
d.
Sáu thọ là nhãn thọ, nhĩ thọ, tỷ thọ, thiệt
thọ, thân thọ và ý thọ.
e.
Mười tám thọ là ba thọ khổ thọ, lạc thọ,
bất khổ bất lạc thọ sanh khởi do tiếp xúc với sáu cảnh.
f.
Ba mươi sáu thọ gồm mười tám thọ thường
tình cộng mười tám thọ do sự tu tập
g.
Một trăm lẻ tám thọ là ba mươi sáu nhân
cho ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai.
Đức Phật cũng khuyên nên có thái độ cởi mở, lắng nghe đối
với những gì khác biệt:
Này Ananda, vì pháp được Ta thuyết giảng tùy theo pháp môn
như vậy, nên đối với những ai không chấp nhận, không tán đồng, không tùy hỷ những
điều được khéo nói, khéo thuyết, khéo trình bày cùng nhau, thời sự kiện này sẽ
xẩy ra: họ sẽ sống đấu tranh, khẩu tranh, luận tranh, đả thương nhau với những
binh khí miệng lưỡi. Như vậy, này Ananda pháp được Ta thuyết giảng tùy theo
pháp môn. Này Ananda, vì pháp được Ta thuyết giảng tùy theo pháp môn như vậy,
nên đối với những ai chấp nhận, tán đồng, tùy hỷ những điều được khéo nói, khéo
thuyết, khéo trình bày cùng nhau, thời sự kiện này sẽ xẩy ra: họ sẽ sống hòa hợp,
tán đồng, tùy hỷ với nhau, như nước với sữa, và nhìn nhau với cặp mắt tương ái.
734. Thế nào là nhiều cách nói khác nhau về cảm thọ?
Đức Phật tuần tự dạy về các hỳ lạc, một khái niệm thường
gắn liền với cảm thọ, đôi khi nghe gần như mâu thuẫn, nên được hiểu với nhiều
phạm trù khác nhau:
1. Lạc và hỷ nói theo thường thức của năm dục lạc (sắc đẹp,
tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc lạc) như khi Phật dạy: ta không thấy một sắc,
một âm thanh… nào lôi cuốn đối với người nam như sắc, thinh .. của người nữ hay
ngược lại.
2. Lạc và hỷ
khi tâm không bị xáo trộn bởi năm triền cái của ly dục tức trạng thái sơ thiền
(Một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm, có tứ) hoàn toàn không pha lẫn bởi
dục tham, sân độc, hôn thuỵ, trạo hối và nghi hoặc.
3. Lạc và hỷ
khi sự hạnh phúc là sự thuần thục thể nhập không hướng tâm lạc của nhị thiền (hỷ
lạc không tầm, không tứ);
4. Lạc và hỷ
khi không còn sự hân hoan vì quá quen thuộc của tam thiền với xả niệm lạc trú (
không có hỷ)
5. Lạc và hỷ của
một trạng thái hạnh phúc tế nhị không còn hỷ lạc của của tứ thiền xả niệm thanh
tịnh ( không có hỷ và lạc, chỉ thọ xả); của bốn thiền vô sắc giới (không vô
biên, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng). Đây là thứ hạnh phúc bất
khổ bất lạc như Pancakanga đã nói.
6. Lạc và hỷ
không còn cảm thọ tức diệt thọ tưởng định được hiểu là hạnh phúc, theo Sớ giải,
là không đau khổ (niddukkhabhāva) như khi Ngài Sàriputta được hỏi có thứ hạnh
phúc nào không cảm thọ thì Ngài trả là chính không cảm thọ mới là chân hạnh
phúc.
Như vậy hỷ lạc hay hạnh phúc có thể nói trong nhiều phạm
trù khác nhau kể cả niết bàn (paramam sukham) hay vượt ngoài cảm thọ (diệt thọ
tưởng định) hoặc chỉ còn xả niệm thanh tịnh (tứ thiền). Người học Phật rất cần
tinh tế về điểm nầy. Không nên quá chấp thủ từ vựng để rồi bị đóng khung.
735. Đức Phật đã nói gì thêm về hỷ lạc của diệt thọ tưởng
định?
Ngài dạy rằng có thể ngoại đạo sẽ kết luận rằng Đức Phật
nói diệt thọ tưởng định thuộc lạc thọ. Những đệ tử Phật nên minh định: Đức Thế
Tôn dạy hạnh phúc không chỉ nằm ở cảm thọ lạc mà ở bất cứ ở đâu hạnh phúc được
tìm thấy (như sự chấm dứt khổ đau của hữu vi pháp).
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Đau khổ và hạnh phúc là hai đề tài lớn trong Phật Pháp. Hai đề tài đó liên hệ thế nào với cảm thọ? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 3. Từ bài học hôm nay, qua sự bất đồng ý kiến giữa tôn giả Udàyì và cư sĩ Pancakanga, chúng ta hiểu gì về câu nói “pháp bất định pháp, nghĩa bất định nghĩa”? - TT Pháp Tân
Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment