Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: ĐĐ Pháp Tín
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 14/2/2020
53. Kinh Hữu Học (Sekha Sutta)
591. Tại sao gọi Kinh Hữu Học?
Hữu học – sekha - chỉ cho những ba bậc thánh vẫn còn phải
tu tập là tu đà huờn, tư đà hàm và A na hàm. Tên bài kinh được lấy từ nội dung
pháp thoại về những pháp mà bậc thánh hữu cần huân tu để đạt đến cứu cánh giải
thoát viên mãn.
592. Đại ý Kinh Hữu Học là gì?
594. Hoàng thân
Mahànàma là nhân vật thế nào?
Là một hoàng thân
dòng Thích Ca. Anh ruột tôn giả Anuruddha. Vị nầy sùng tín Tam Bảo và là người
nối nghiệp vua Tịnh Phạn, và sau nầy xây dựng kinh đô Kapilavatthu mới.
595. Mười hai
hạnh đức gồm những gì?
12 pháp đó là: 1. thành tựu giới hạnh, 2. hộ trì các căn,
3. tiết độ trong ăn uống, 4. chú tâm tỉnh giác, 5-11. đầy đủ bảy diệu pháp (tín, tàm, quý, tấn, văn, niệm , tuệ) , 12. chứng bốn Thiền,
Và này Mahānāma, thế nào là vị Thánh đệ tử thành tựu giới hạnh?
Ở đây, này Mahānāma, vị Thánh đệ tử có giới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của
giới bổn Pātimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi
nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học các học pháp. Này Mahānāma, như vậy là vị Thánh đệ
tử thành tựu giới hạnh.
Và này Mahānāma, thế nào là vị Thánh đệ tử hộ trì các căn? Ở
đây, này Mahānāma, vị Thánh đệ tử, khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung,
không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì nhãn căn không được chế ngự,
khiến tham ưu, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy,
hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng … mũi ngửi
hương … lưỡi nếm vị … thân cảm xúc … ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ
tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì ý căn không được
chế ngự, khiến tham ưu, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên
nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Này Mahānāma, như vậy là vị
Thánh đệ tử hộ trì các căn.
Và này Mahānāma, thế nào là vị Thánh đệ tử biết tiết độ
trong ăn uống? Ở đây, này Mahānāma, vị Thánh đệ tử chơn chánh giác sát, thọ dụng
món ăn, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức,
không phải để tự làm đẹp mình, chỉ để thân này được duy trì, được bảo dưỡng, khỏi
bị gia hại, để chấp trì Phạm hạnh, nghĩ rằng: “Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ
cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới; và ta sẽ không phạm lỗi lầm, sống được
an ổn”. Này Mahānāma, như vậy là vị Thánh đệ tử biết tiết độ trong sự ăn uống.
Và này Mahānāma, thế nào là vị Thánh đệ tử chú tâm cảnh
giác? Ở đây, này Mahānāma, vị Thánh đệ tử ban ngày trong khi đi kinh hành và
trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp, ban đêm trong
canh một, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi
các chướng ngại pháp, ban đêm trong canh giữa, vị này nằm xuống phía hông bên phải,
như dáng nằm con sư tử, chân gác trên chân với nhau, chánh niệm tỉnh giác, hướng
niệm đến lúc ngồi dậy lại. Ban đêm trong canh cuối, khi đã thức dậy, trong khi
đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại
pháp. Này Mahānāma, như vậy là vị Thánh đệ tử chú tâm cảnh giác.
Và này Mahānāma, thế nào là vị Thánh đệ tử thành tựu bảy diệu
pháp? Ở đây, này Mahānāma, vị Thánh đệ tử có lòng tin, có lòng tin ở sự giác ngộ
của Như Lai: Ngài là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện
Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế
Tôn. Vị này có lòng tàm, tự xấu hổ vì thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, tự
xấu hổ vì thành tựu ác, bất thiện pháp. Vị này có lòng quý, tự sợ hãi vì thân
ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, tự sợ hãi vì thành tựu ác, bất thiện pháp. Vị
này là vị đa văn, nhớ nghĩ những điều đã nghe, tích tụ những điều đã nghe. Những
pháp nào, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, nói lên phạm hạnh
hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp như vậy, vị ấy nghe nhiều, thọ trì, đọc
tụng bằng lời, được ý suy tư, được chánh kiến thể nhập. Vị ấy sống tinh cần
tinh tấn, trừ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên
trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp. Vị ấy có niệm, thành tựu niệm
tuệ tối thắng, nhớ lại, nhớ lại nhiều lần những gì đã làm từ lâu, đã nói từ
lâu. Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, thành tựu Thánh thể nhập
đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này Mahānāma, như vậy vị Thánh đệ tử thành
tựu bảy diệu pháp.
Và này, Mahānāma, thế nào là vị Thánh đệ tử hiện tại lạc trú
bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt
nhọc, chứng đắc không phí sức? Ở đây, này Mahānāma, (vị ấy) ly dục, ly bất thiện
pháp, chứng và trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.
Diệt tầm và tứ, vị ấy chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định
sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh
giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, vị ấy chứng
và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, vị ấy chứng
và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Mahānāma,
như vậy là vị Thánh đệ tử hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng
đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức.
596. Ba minh đức là gì?
Vị Thánh đệ tử nào chứng túc mạng minh đó thuộc về trí đức
của vị ấy. Vị Thánh đệ tử nào chứng thiên nhãn minh đó thuộc về trí đức của vị ấy.
Vị Thánh đệ tử nào chứng lậu tận minh đó thuộc về trí đức của vị ấy.
Này Mahānāma, vị Thánh đệ tử ấy, khi chứng được vô thượng xả
niệm thanh tịnh này, nhớ đến các đời sống quá khứ sai biệt, như một đời, hai đời,
ba đời, bốn đời, năm đời, hai mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời,
một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng:
“Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này,
ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau
khi tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này,
dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như
thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra
ở đây”. Như vậy, vị ấy nhớ đến những đời sống quá khứ, cũng với các nét đại
cương và các chi tiết. Ðây là sự phá vỡ thứ nhất của con gà con ra khỏi vỏ trứng.
Này Mahānāma, vị Thánh đệ tử ấy, khi chứng được vô thượng xả
niệm thanh tịnh này, với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân thấy sự sống chết của
chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp
đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Vị ấy nghĩ
rằng: “Thật sự những vị chúng sanh này thành tựu những ác hạnh về thân, thành tựu
những ác hạnh về lời nói, thành tựu những ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh,
theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng
chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những vị chúng sanh
này thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói,
thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến,
tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung,
được sanh lên các thiện thú, Thiên giới, trên đời này. Như vậy, vị ấy với thiên
nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy tuệ tri rõ
rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may
mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Ðây là sự phá vỡ thứ hai của con gà
con ra khỏi vỏ trứng.
Này Mahānāma, vị Thánh đệ tử ấy, khi chứng được vô thượng xả
niệm thanh tịnh này, với sự đoạn tận các lậu hoặc, tự mình ngay trong hiện tại
với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm
giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây là sự phá vỡ thứ ba của con gà con ra khỏi vỏ
trứng.
597. Pháp thoại đã kết thúc thế nào?
Một bậc đầy đủ 15 pháp trên là bậc minh hạnh cụ túc:
Như vậy, này Mahānāma, vị Thánh đệ tử được gọi là minh cụ
túc, hạnh cụ túc, minh hạnh cụ túc. Này Mahānāma, Phạm thiên Sanankumara (Thường
Ðồng Hình Phạm thiên) có nói bài kệ như sau:
Chúng sanh tin giai cấp
Vương tộc là tối thượng.
Vị minh hạnh cụ túc,
Tối thắng ở Nhơn Thiên.
Này Mahānāma, bài kệ ấy được Phạm thiên Sanankumara khéo
hát, không phải vụng hát, khéo nói, không phải vụng nói, có ý nghĩa, không phải
vô nghĩa, và được Thế Tôn ấn khả.
Và Bậc Đạo Sư cũng chuẩn thuận:
Rồi Thế Tôn ngồi dậy, nói với Tôn giả Ānanda
—Lành thay, lành thay, Ānanda! Thật lành thay, này Ānanda,
người đã giảng hữu học đạo cho các Sakya (Thích ca) ở Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ).
Tôn giả Ānanda thuyết giảng như vậy, bậc Ðạo Sư ấn khả. Các
vị Sakya ở Kapilavatthu hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Ānanda dạy.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. chữ trí đức dùng để chỉ cho minh (vijja) có phải chỉ cho trí tuệ (như chữ trí đức trong bản dịch) - TT Tuệ Siêu
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment