Friday, February 28, 2020

Bài học. Thứ Sáu ngày 28-2-2020

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: ĐĐ Pháp Tín
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  28/2/2020 

64. Dai  kinh Mālunkya (Mahāmālukyasutta)

759. Tại sao gọi là Đai  kinh Mālunkya ?
Tên bài kinh lấy t tên t kheo Malunkya đã đề cp trong bài kinh trước, kinh s 63, nhưng kinh này dài hơn nên gi là đại kinh.

760. Đại ý Tiểu kinh Mālunkya là gì?
Một lần Đức Thế Tôn giảng pháp tại chùa Kỳ Viên Ngài nêu lên câu hỏi có vị tỳ kheo
nào đã nghe giảng về năm hạ phần kiết sử. Tỳ Kheo Malunkyaputta trả lời là có rồi trình bày năm pháp này: Đức Phật với tâm của mình biết Malunkayputta nói không sai chi pháp nhưng hiểu có phần sai lệch đã chỉ rõ quan điểm của ngoại đạo là những kiết sử này chỉ có mặt khi bộc lộ rõ ràng. Rồi do thỉnh câu của tôn giả Ananda, Bậc Đạo Sư đã giảng rộng ý nghĩa

761. Năm h phn kiết s là gì?

Là năm phiền não: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái và sân. Bậc thánh tám quả A Na Hàm khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử không còn sanh vào các cõi dục giới


762. T kheo Malunkyaptta đã trả lời thế nào? Va ti sao Đức Pht có v như khin trách?

Vị này trả lời không sai về mặt chi pháp:

-- Bạch Thế Tôn, con thọ trì thân kiến là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy. Bạch Thế Tôn con thọ trì nghi là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy. Bạch Thế Tôn, con thọ trì giới cấm thủ là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy. Bạch Thế Tôn, con thọ trì dục tham là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy. Bạch Thế Tôn, con thọ trì sân là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con thọ trì năm hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy.

Đức Phật biết Malunkya nhìn vấn đề thế nào nên hỏi lại:

-- Này Malunkyaputta, vì vấn đề gì (hay vì ai) Ông thọ trì năm hạ phần kiết này do Ta giảng dạy? Này Malunkyaputta, có phải các tu sĩ ngoại đạo cật vấn Ông với ví dụ này về đứa con nít? Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngủ không có tự thân, thời đâu nó có thể khởi lên thân kiến? Thân kiến tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó. Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ, đang nằm ngửa không có các pháp, thời từ đâu nó có thể khởi lên nghi hoặc đối với các pháp? Nghi tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó. Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngửa không có giới, thời từ đâu nó có thể khởi lên giới cấm thủ trong các giới? Giới cấm thủ tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó. Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngửa không có những dục, thời từ đâu nó có thể khởi lên lòng dục tham trong các dục? Dục tham, tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó. Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngửa không có các loài hữu tình, thời từ đâu nó có thể khởi lên lòng sân đối với các loài hữu tình? Sân tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó. Này Malunkyaputta, có phải các tu sĩ ngoại đạo cật vấn Ông với ví dụ này về đứa con nít?

563. S hiu biết ca Malukya đối với năm hạ phần kiết sử có vấn đề gì?
Theo sớ giải thì cách hiểu của tỳ kheo Malunkya là năm kiết sử chỉ có mặt lúc bộc lộ còn bình thường thì không có. Theo Phật Pháp thì những kiết sử này có mặt dưới ba dạng thức:  Tim tàng - anusaya ; ng tr - pariyuṭṭ̣hāna – khi sanh khi hin hu trong tâm ; và bc phát - vı̄tikkama – khi th hin qua s hành:

-- Ở đây, này Ananda, có kẻ vô văn phàm phu, không đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đến yết kiến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, sống với tâm bị triền phược bởi thân kiến, bị chi phối bởi thân kiến, và không như thật tuệ tri sự xuất ly thân kiến đã khởi lên. Thân kiến này của vị ấy kiên cố, không được nhiếp phục, trở thành một hạ phần kiết sử. Vị ấy sống với tâm bị nghi hoặc triền phược, bị nghi hoặc chi phối, và không như thật tuệ tri sự xuất ly nghi hoặc đã khởi lên. Nghi hoặc này của vị ấy kiên cố, không được nhiếp phục, trở thành một hạ phần kiết sử. Vị ấy sống với tâm bị giới cấm thủ triền phược, bị giới cấm thủ chi phối và không như thật tuệ tri sự xuất ly giới cấm thủ đã khởi lên. Giới cấm thủ này của vị ấy kiên cố, không được nhiếp phục, trở thành một hạ phần kiết sử. Vị ấy sống với tâm bị dục tham triền phược, bị dục tham chi phối và không như thật biết sự xuất ly dục tham đã khởi lên, dục tham này của vị ấy kiên cố, không được nhiếp phục, trở thành một hạ phần kiết sử. Vị ấy sống với tâm bị sân triền phược, bị sân chi phối và không như thật tuệ tri, sự xuất ly sân đã khởi lên. Sân này của vị ấy kiên cố, không được nhiếp phục, trở thành một hạ phần kiết sử.
Và này Ananda, có vị Ða văn Thánh đệ tử, đến yết kiến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đến yết kiến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân, sống với tâm không bị thân kiến triền phược, không bị thân kiến chi phối, và vị này như thật tuệ tri sự xuất ly dục tham đã khởi lên. Thân kiến này của vị ấy với tùy miên được đoạn trừ. Vị này sống với tâm không bị nghi hoặc triền phược, không bị nghi hoặc chi phối, và vị này như thật tuệ tri sự xuất ly nghi hoặc đã khởi lên. Nghi hoặc này của vị ấy với tùy miên được đoạn trừ. Vị ấy sống với tâm không bị giới cấm thủ triền phược, không bị giới cấm thủ chi phối và vị này như thật tuệ tri sự xuất ly giới cấm thủ đã khởi lên, giới cấm thủ của vị ấy với tùy miên được đoạn trừ. Vị này sống với tâm không bị dục tham triền phược, không bị dục tham chi phối, và vị này như thật tuệ tri sự xuất ly dục tham đã khởi lên. Dục tham này của vị ấy với tùy miên được đoạn trừ. Vị này sống với tâm không bị sân triền phược, không bị sân chi phối, và vị này như thật tuệ tri sự xuất ly sân đã khởi lên. Sân này của vị ấy với tùy miên được đoạn trừ.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Khi phiền não tiềm tàng thì có nên nói là phiền não nằm ở đâu chăng ? - TT Tuệ Siêu 


Thảo luận 2.Tại sao một người không còn ngả chấp thân kiến mà lại còn dục ái và sân ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Tại sao mười kiết sử thường được chia làm hai là thượng phần và hạ phần ? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. Tại sao chỉ có một số phiền não được gọi là kiết sử ? - TT Pháp Tân 

Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment