Thursday, February 20, 2020

Bài học. Thứ Năm, ngày 20 tháng 2, 2020

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  20/2/2020 
58. Kinh Vương tử Abhaya (Abhayaràjakumàra sutta)

720. Tại sao gọi Kinh Vương tử Abhaya ?
Tên kinh đặt theo nhân vật Vương tử Abhaya, người đến gặp Đức Phật với một câu vấn nạn nhưng sau đó đã được khai thị qua cách trả lời của Đức Phật.
         
721. Đại ý Kinh Vương tử Vô Úy gì?
Khi Abhaya gặp Đức Phật ngay từ đầu Đấng Vô Thượng Điều Ngự đã chỉ rõ ẩn ý sau câu hỏi nhưng Ngài vẫn trả lời với sáu trường hợp:
1.    Lời nói nào không đúng với sự thật, không tương ứng với mục đích giải thoát, và lời nói ấy khiến những người nghe không ưa thích,  Như Lai không nói lời nói ấy.
2.    Lời nói nào dù với đúng với sự thật, nhưng không tương ứng với mục đích giải thoát, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy.
4.    Lời nói nào không đúng với sự thật, không tương ứng với mục đích giải thoát, dù người nghe  ưa thích Như Lai không nói lời nói ấy.



6.    Lời nói nào đúng với sự thật, tương ứng với mục đích,  người nghe không ưa thích thời Như Lai nói điều ấy.
Sáu trường hợp nầy dựa trên những chuẩn mực sau:
a.    Như Lai chỉ nói những gì có liên hệ tới giác ngộ giải thoát (câu 3 và 6)
b.    Những gì liên hệ tới giác ngộ giải thoát phải tương ứng với sự thật
c.     Như Lai thường dạy những gì khế hợp với căn tánh người nghe nhưng có những trường hợp “thuốc đắng đả tật” thì vẫn nói với lời giải thích.

722. Vương tử Abhaya là nhân vật thế nào?

Vị nầy là con của vua Bimbisara và danh kỷ Padumavatī ở Ujjena. Hồi trẻ có lòng tin mạnh ở đạo Jain sau nầy trở thành đệ tử của Đức Phật. Sau cái chết đầy bi kịch của vua Bimbisara vương tử Abhaya chán nản đi xuất gia chứng quả A la Hán

723. Thế nào là ý nghĩa của câu những gì được Như Lai giảng dạy phải liên hệ tới giác ngộ giải thoát?
Giống như câu chuyện “nắm lá simsapa” tri kiến của Phật thì vô cùng tận nhưng Ngài chỉ nói những gì thiết thực cho sự thoát khổ. Nói cách khác không phải chân lý nào cũng lợi ích. Đa số sự thật là phù phiếm đặc biệt trong lãnh vực triết lý hý luận.

724. Thế nào là những gì liên hệ tới giác ngộ giải thoát phải tương ứng với sự thật?
Đây là một trong những điểm then chốt. Tất cả những gì có công năng dẫn đến giác ngộ giải thoát đều y cứ trên sự thật. Tam tạng Pali không chấp nhận những giả định “phương tiện mà nói” có hiệu năng dẫn đến giác ngộ, một điểm rất phổ cập trong Phật giáo Đại Thừa.

725. Như Lai thường dạy những gì khế hợp với căn tánh người nghe nhưng có những trường hợp “thuốc đắng đả tật” thì vẫn nói với lời giải thích?
Một trong mười Như Lai lực là biết rõ căn tính của chúng sanh như một thầy thuốc giỏi bén nhạy với chứng bệnh để cho thuốc. Ngoại trừ một số ý trường hợp khiển trách những điều ác quấy, đa số những người hữu duyên gặp Đức Thế Tôn đều được nhanh chóng khai thị với chánh pháp phù hợp với căn tánh riêng.

726. Đức Thế Tôn và trí tuệ vô ngại đối với chánh pháp được đề cập thế nào trong bài kinh nầy?

Bậc Đại Giác tự tại đối với những câu hỏi dù khó đến thế nào:
-- Bạch Thế Tôn, những Sát-đế-lị có trí, những Bà-la-môn có trí, những Gia chủ có trí, những Sa-môn có trí này, sau khi soạn sẵn câu hỏi, đến Như Lai và hỏi: "Bạch Thế Tôn, không hiểu Thế Tôn có suy nghĩ trước trong trí như sau: "Nếu có những ai đến Ta và hỏi như vậy, được hỏi như vậy, Ta sẽ trả lời như vậy", hay Như Lai trả lời ngay (tại chỗ)?"
-- Này Vương tử, nay ở đây Ta sẽ hỏi Vương tử, nếu Vương tử hoan hỷ, hãy trả lời câu hỏi ấy. Này Vương tử, Vương tử nghĩ như thế nào? Vương tử có giỏi về các bộ phận sai biệt một cái xe không?
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn, con có giỏi về các bộ phận sai biệt một cái xe.
-- Này Vương tử, Vương tử nghĩ thế nào? Nếu có những người đến Vương tử và hỏi như sau: "Bộ phận này của cái xe tên gọi là gì?", không hiểu Vương Tử có suy nghĩ trước trong trí như sau: "Nếu có những ai đến ta, và hỏi ta như vậy, ta sẽ trả lời cho họ như vậy", hay là Vương tử trả lời ngay (tại chỗ)?
-- Bạch Thế Tôn, vì con là người đánh xe nổi tiếng, rất giỏi về các bộ phận sai biệt trong một cái xe nên con sẽ trả lời ngay (tại chỗ).
-- Cũng vậy, này Vương tử, những Sát-đế-lỵ có trí, những Bà-la-môn có trí, những Gia chủ có trí, những Sa-môn có trí này, sau khi soạn sẵn câu hỏi, đến Như Lai và hỏi, Như Lai sẽ trả lời ngay (tại chỗ). Vì sao vậy? Này Vương tử, pháp giới (Dhammadhatu) đã được Như Lai khéo biết. Và vì Như Lai khéo biết pháp giới nên Như Lai trả lời ngay (tại chỗ).

727. Thí dụ nào dùng để nói lên đại bi tâm của Đức Từ Phụ?
Đức Phật không thuyết pháp để thu thập tín đồ mà vì đại bi tâm:

Lúc bấy giờ, có đứa con nít ngây thơ nằm giữa trên đầu gối của Vương tử Abhaya. Rồi Thế Tôn nói với Vương tử Abhaya:
-- Này Vương tử, Vương tử nghĩ thế nào? Nếu đứa con nít này, do sự vô ý của Vương tử, hay do sự vô ý của người vú hầu, thọc một cái que hay nuốt một hòn đá vào trong miệng, vậy Vương tử phải làm gì?
-- Bạch Thế Tôn, con phải móc cho ra. Bạch Thế Tôn, nếu con không thể móc ra lập tức, thời với tay trái con nắm đầu nó lại, với tay mặt lấy ngón tay làm như cái móc, con sẽ móc cho vật ấy ra, dầu có phải chảy máu. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì con có lòng thương tưởng đứa trẻ.
-- Cũng vậy, này Vương tử, Như Lai có lòng thương tưởng đối với các loài hữu tình.

728. Giai thoại đã có chung cuộc thế nào?
Vương tử Abhaya đã quy y Tam Bảo trở thành đệ tử Phật



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Y cứ trên ý nghĩa của bài kinh nầy thì chúng ta nên nghĩa sao về quan niệm: “Nếu dùng những hình thức tín ngưỡng dân gian, thậm chí mê tín, mà có thể khiến quần chúng đến chùa đông đảo thì cũng nên chấp nhận”? - TT Pháp Tân

Thảo luận 2. Người ta thường tin chân lý có giá trị tối thượng. Tại sao điều đó không được chấp nhận ở đây? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 3. Những lời dạy nhấn mạnh về vô thường, bất lạc, vô ngã .. của Phật Pháp có làm “ái ngại” những người muốn đến với Phật Pháp? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 4. Phải chăng trong trong thế giới Phật học (trong danh nghĩa Đạo Phật) thì người Phật tử cũng cần phân biệt cái gì thiết thực, cái gì phù phiếm, cái gì chân thật , cái gì hư vọng? - TT Pháp Tân

Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment