Saturday, February 1, 2020

Bài học. Thứ Bảy, ngày 1 tháng 2, 2020

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  1/2/2020 
47. Kinh Tư sát (Vìmamsaka sutta)

541. Tại sao gọi Kinh Tư Sát ?
Chữ vìmamsaka - bản dịch Việt là tư sát – có nghĩa là người quán sát, người tìm hiểu. Tên bài kinh dựa trên ý chính trong pháp thoại mà Đức Phật dạy những đệ tử nên tìm hiểu thế nào về chính Ngài.
         
542. Đại ý Kinh Tư Sát là gì?
Có một câu trong bài kinh mà cả nguyên văn Pàli và lời dịch tiếng Việt đều có vấn đề cần làm sáng tỏ. Câu Phạn ngữ: vīmaṁsakena, bhikkhave, bhikkhunā parassa cetopariyāyaṁ ajānantena {ājānantena (pī. ka.), ajānantena kinti (?)} tathāgate samannesanā kātabbā ‘sammāsambuddho vā no vā’ iti viññāṇāyā”ti. Bản của Miến Điện, trong cuộc Trùng Tuyên Tam Tạng Lần Thứ VI in là ajānantena trong lúc bản in của Pàli Text Society, y cứ theo bản của Tích Lan thì ghi là ājānantena. Thoạt nhìn hai dị bản có vẻ như giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn trái ngược: ājānāti là biết, trong lúc  ajānāti là không biết.

Nếu dịch theo bản của kỳ Trùng Tuyên Tam Tạng lần VI thì nên dịch là: Nầy chư tỳ kheo, một vị tỳ kheo là người (có thái độ khách quan của) người cầu học ( vīmaṁsaka) nhưng không đọc được tâm của người khác nên suy xét về Như Lai có phải là bậc hoàn toàn giác ngộ hay không. (Bản Sớ giải ghi rằng không ai ngoài Đức Phật có thể đọc được tất cả tâm ý của chư Phật toàn giác nên theo bản Miến Điện hợp lý hơn ghi là ajānantena (không biết) thay vì biết.
Bản dịch tiếng Việt:  “Này các Tỷ-kheo, vị tư sát Tỷ-kheo muốn biết rõ tập tánh (Cetapariyayam) của người khác, cần phải tìm hiểu về Như Lai, để ý thức được Ngài có Chánh Ðẳng Giác hay không?” có ý nghĩa rất xa nguyên văn.

Đức Thế Tôn nêu lên chín điểm mà một đệ tử nên suy xét để đặt niềm tin trọn vẹn ở Phật:
2. Những điều bất nhất có thể tìm thấy ở Như Lai qua những gì được thấy được nghe?
3. Sự thanh tịnh tốt đẹp của biểu lộ rõ ràng ở Như Lai qua những gì được thấy, được nghe?
4. Thiện pháp thể hiện ở Như Lai là vốn cố hữu hay nhất thời?
5. Danh lợi có chi phối Đức Như Lai không?
6. Có phải Đức Như Lai sống thanh tịnh vì lo ngại?
8. Như Lai có trả lời thẳng thắng về bản thân mình chăng?
9. Như Lai có truyền dạy giáo pháp chân thiện, thiết thực, rõ ràng, có hiệu năng dẫn đến giác ngộ giải thoát?

543. Thế nào là ý nghĩa của câu: “Đức Như Lai có uế nhiễm hay không qua những gì được thấy và nghe?”
Thấy là quán sát hành vi của thân, nghe là hiểu được ngôn từ qua lời nói của khẩu:

-- Này các Tỷ-kheo, vị tư sát Tỷ-kheo muốn biết rõ tập tánh của người khác, cần phải tìm hiểu về Như Lai trên hai loại pháp: Các pháp do mắt, tai nhận thức, nghĩ rằng: "Những pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?" Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo được biết như sau: "Những pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai". Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau: "Những pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai".
544. Thế nào là ý nghĩa của câu: “Những điều bất nhất có thể tìm thấy ở Như Lai qua những gì được thấy được nghe?
Mệnh đề vı̄timissā dhammā  có nghĩa pháp pha lẫn hay phức cảm có nghĩa là không phải lúc nào của thanh tịnh, tốt đẹp mặc dù có lúc có hành động và lời nói rất cao siêu:
Vị ấy tìm hiểu thêm: "Những tạp pháp (khi nhiễm khi tịnh) do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?" Sau khi tìm hiểu như vậy và vị Tỷ-kheo biết được như sau: "Những tạp pháp do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai". Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau : "Những tạp pháp do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai."
545. Thế nào là ý nghĩa của câu: “Sự thanh tịnh tốt đẹp của biểu lộ rõ ràng ở Như Lai qua những gì được thấy, được nghe?”
Điều nầy có nghĩa là qua hành vi và ngôn từ có thể khẳng định rõ là Như Lai thanh tịnh hay không thanh tịnh:
Vị ấy tìm thiểu thêm: "Những pháp hoàn toàn thanh tịnh, do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?" Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo biết được như sau: "Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai". Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau: "Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai".

546. Thế nào là ý nghĩa của câu: “Thiện pháp thể hiện ở Như Lai là vốn cố hữu hay nhất thời?”
Có những người “tốt đột xuất” với hành động và lời nói cao quý nhưng chỉ trong trường hợp nào đó chứ không phải luôn luôn như vậy:
Vị ấy tìm hiểu thêm: "Bậc đáng kính này thành tựu thiện pháp này trong một thời gian lâu dài hay trong một thời gian ngắn?" Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo biết được như sau: "Vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này trong một thời gian lâu dài, Bậc đáng kính này thành tựu thiện pháp này không phải trong một thời gian ngắn". Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau: "Bậc đáng kính này thành tựu thiện pháp này trong một thời gian lâu dài, Bậc đáng kính này thành tựu thiện pháp này không phải trong một thời gian ngắn".

547. Thế nào là ý nghĩa của câu: “Danh lợi có chi phối Đức Như Lai không?”
Có những bậc tu hành rất tốt đẹp khi là một ẩn sĩ như khi được cung kính, lợi đắc nhiều thì xoay chiều hiện ra những bất thiện pháp như giả dối, ngã mạn..:
Vị ấy tìm hiểu thêm: "Bậc đáng kính hữu danh này, khi có danh, một số nguy hiểm có khởi lên cho vị ấy ở đây không?" Này các Tỷ-kheo, một số nguy hiểm không khởi lên ở đây cho vị Tỷ-kheo, khi vị ấy chưa được hữu danh, chưa có danh tiếng. Này các Tỷ-kheo, khi vị ấy được hữu danh, có danh tiếng, thì một số nguy hiểm có thể khởi lên ở đây cho vị ấy. Sau khi tìm hiểu như vậy, vị biết được như sau: "Bậc đáng kính chưa hữu danh này, khi chưa có danh, một số nguy hiểm không khởi lên cho vị ấy". Sau khi tìm hiểu như vậy, vị ấy biết được như sau : "Vị  này, khi có danh, một số nguy hiểm có thể không khởi lên cho vị này."

548. Thế nào là ý nghĩa của câu: “Có phải Đức Như Lai sống thanh tịnh vì lo ngại?”
Có những nhà tu từ bỏ dục lạc không phải vì nhận thức rõ bản chất phù phiếm, nguy hại hay do đoạn tận tham ái chứ không phải vì lo sợ người khác chê trách:
Vị ấy tìm hiểu thêm: "Bậc đáng kính này từ bỏ với sự vô úy, không phải vì sợ hãi mà từ bỏ. Có phải do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái, nên vị này không thỏa mãn các dục?". Sau khi tìm hiểu như vậy, vị ấy biết được như sau: "Đức Như Lai do vô úy mà từ bỏ, không phải vì sợ hãi mà từ bỏ. Do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái, nên vị này không thỏa mãn các dục".

549. Thế nào là ý nghĩa của câu: Như Lai có thuyết pháp với cung cách cao quý?
Đức Như Lai thuyết pháp vì lợi ích cho chúng sanh dù hội chúng nhiều người hay cho một người; Ngài thuyết pháp không với tâm tâng bốc người nầy hay chà đạp người kia. Sớ giải gọi đó là thái độ vô tư của chư Phật ((tādibhāva):

Này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác hỏi vị Tỷ-kheo ấy như sau: "Những dữ kiện Tôn giả là gì, những bằng chứng của Tôn giả là gì, mà Tôn giả nói: "Đức Phật do vô úy mà từ bỏ, không phải vì sợ hãi mà từ bỏ". Do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái, nên vị này không thỏa mãn các dục". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn trả lời một cách chân chánh phải trả lời như sau: "Bậc Đạo sư sống giữa Tăng chúng hay sống một mình, dầu cho những vị sống ở đây là thiện hạnh, là ác hạnh, dầu cho có những vị giáo giới hội chúng, ở đây có những vị chuyên trọng tài vật, có những vị ở đây không bị ô nhiễm bởi tài vật, vị Tôn giả này không vì vậy mà khinh bỉ họ vì lý do này. Như vậy tôi nghe trước mặt Thế Tôn, như vậy tôi được biết trước mặt Thế Tôn: "Ta do vô úy mà từ bỏ, Ta không phải vì sợ hãi mà từ bỏ. Do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái nên Ta không thỏa mãn các dục"".

550. Thế nào là ý nghĩa của câu: “Như Lai có trả lời thẳng thắng về bản thân mình chăng?”
Có nhiều người không dám khẳng định về bản thân vì tự xét đức hạnh còn khuyết điểm hay thiếu tự tin. Đó không phải là trường hợp của Đức Phật:

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai cần phải được hỏi thêm như sau: "Các pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện khởi?" Ðược hỏi vậy, Như Lai sẽ trả lời như sau: "Các pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không hiện khởi ở Như Lai."
Nếu được hỏi: "Những tạp pháp ở mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện khởi?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai sẽ trả lời như sau: "Những tạp pháp do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai."
Nếu được hỏi: "Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện khởi?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai trả lời như sau: "Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai. Ta lấy như vậy làm đạo lộ, làm hành giới. Không có ai giống Ta như vậy. "

551. Thế nào là ý nghĩa của câu: “Như Lai có truyền dạy giáo pháp chân thiện, thiết thực, rõ ràng, có hiệu năng dẫn đến giác ngộ giải thoát?”
Phải nhận chân giá trị cao quý của bậc Đạo sư qua giáo pháp truyền dạy như một người đi vào thành phố được xây dựng nguy nga tráng lệ thì có thể cảm nhận đó phải là một công trình tạo nên bởi một kiến trúc sư thực tài:

Này các Tỷ-kheo, một đệ tử phải đến gần bậc Ðạo Sư có nói như vậy để được nghe pháp. Vị Ðạo Sư thuyết pháp cho vị ấy từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch cùng với các pháp tương đương (Sappatibhaga). Này các Tỷ-kheo, tùy theo vị Ðạo Sư thuyết pháp cho vị Tỷ-kheo, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch cùng với các pháp tương đương; vị Tỷ-kheo, tùy theo như vậy, sau khi chứng tri trong pháp ấy, đạt đến sự cứu cánh của từng pháp một. Vị ấy khởi lòng tịnh tín đối với bậc Ðạo Sư: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì".
Này các Tỷ-kheo, nếu có người khác hỏi Tỷ-kheo ấy như sau: "Tôn giả có những dữ kiện gì, có những bằng chứng gì để Tôn giả nói rằng: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì?"" Này các Tỷ-kheo, muốn trả lời một cách chân chánh, vị Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Ở đây, này Hiền giả, tôi đến yết kiến Thế Tôn để nghe thuyết pháp, Thế Tôn thuyết pháp cho tôi, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch với các pháp tương đương của chúng. Này Hiền giả, tùy theo Thế Tôn thuyết pháp cho tôi như thế nào, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch với các pháp tương đương của chúng; tùy theo như vậy, sau khi chứng tri trong pháp ấy, tôi đạt đến sự cứu cánh của từng pháp một. Tôi khởi lòng tịnh tín đối với bậc Ðạo Sư: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì"".

552. Đức Phật đã kết luận pháp thoại thế nào?
Chỉ có tìm hiểu rõ về Đức Phật thì một đệ tử mới thành tựu được niềm tin kiên cố:
Này các Tỷ-kheo, đối với ai mà lòng tin đối với Như Lai được an lập, căn cứ, an trú trên những dữ kiện, những văn cú, những văn tự như vậy, này các Tỷ-kheo, lòng tin như vậy được gọi là có dữ kiện đầy đủ, căn cứ trên (chánh) kiến, vững chắc, không thể bị phá hoại bởi một Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên, Ma ra, Phạm thiên hay bất cứ ai ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự tìm hiểu về Như Lai, và như vậy Như Lai mới được khéo tìm hiểu một cách đúng pháp.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. TT Tuệ Siêu nói về sự dịch thuật Tam Tạng kinh điển và cảm nhận về bài học hôm nay là kinh Tư Sát



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment