Sunday, February 23, 2020

Bài học. Chủ Nhật, ngày 23 tháng2 , 2020

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  23/2/2020 
60. Kinh Không Thể Phủ Bác (Apaṇṇaka Sutta)(tiếp theo)

741 . Những kiến chấp cực đoan nào khác mà Đức Phật đã đề cập tiếp theo tà kiến trên?

Đức Phật đã dạy tiếp về cái nhìn cực đoan vốn quen thuộc ở nhiều giáo thuyết ngoại đạo lúc bấy giờ. Ở mỗi kiến chấp Ngài nêu rõ quan điểm thế nào, quan điểm đối lập và hệ quả giống nhưng phần trên. Những trích dẫn dưới đây chỉ nên mô tả về quan kiến:
Chủ thuyết không hệ quả:
Này các Gia chủ, có một số Sa-môn, Bà-la-môn, có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: "Tự làm hay khiến người làm, chém giết hay khiến người chém giết, đốt nấu hay khiến người đốt nấu, gây phiền muộn hay khiến người gây phiền muộn, gây áo não hay khiến người gây áo não, tự mình gây ra sợ hãi, hay khiến người gây ra sợ hãi, sát sanh, lấy của không cho, phá cửa nhà mà vào, cướp bóc, đánh cướp một nhà lẻ loi, chận đường cướp giựt, tư thông vợ người, nói láo, hành động như vậy không có tội ác gì. Nếu lấy một bánh xe sắc bén giết hại tất cả chúng sanh trên cõi đất thành một đống thịt, thành một chồng thịt, cũng không vì vậy có tội ác, có gây ra sự tiếp tục của tội ác. Nếu có người đi trên bờ phía Nam sông Hằng giết hại, tàn sát, chém giết, khiến người chém giết, đốt nấu, khiến người đốt nấu, cũng không vì vậy có tội ác, có gây ra sự tiếp tục của tội ác. Nếu có người đi trên bờ phía Bắc sông Hằng bố thí, khiến người bố thí, tế lễ, khiến người tế lễ, cũng không vì vậy có phước báo, có tạo thành sự tiếp tục của phước báo".
.
Chủ thuyết tất cả do ngẫu nhiên:
Này các Gia chủ, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: "Không có nhân, không có duyên, các loài hữu tình bị nhiễm ô; vô nhân vô duyên, các loài hữu tình bị nhiễm ô. Không có nhân, không có duyên, các loài hữu tình được thanh tịnh; vô nhân vô duyên, các loài hữu tình được thanh tịnh. Không có lực, không có tinh tấn, không có nhân lực, không có sự cố gắng của người. Tất cả loài chúng sanh, tất cả loài hữu tình, tất cả sanh loại, tất cả sanh mạng đều không tự tại, không lực, không tinh tấn. Các chúng sanh ấy bị dắt dẫn, chi phối bởi định mệnh, bởi sự tình cờ, bởi bản tánh của họ. Các chúng sanh ấy hưởng thọ khổ lạc, y theo sáu loại thác sanh của họ".

Chủ thuyết không thể có sự hiện hữu phi vật chất:
Này các Gia chủ, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có luận thuyết như sau, có quan điểm như sau: "Tuyệt đối không thể có cõi vô sắc".

Chủ thuyết không thể có sự tịch tịnh cả hai danh và sắc:

Này các Gia chủ, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: "Không thể có một sự hữu diệt (Bhavanirodha) toàn diện".

741.  Quan niệm và sở hành liên hệ thế nào?
Do nhận thức tạo sở hành từ đó taạ nên bốn hạng người:
Này các Gia chủ, có bốn hạng người này có mặt ở trong đời. Thế nào là bốn?
a.     Ở đây, này các Gia chủ, có người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình.
b.    Ở đây, này các Gia chủ, có người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành


Thảo luận 1. Phật Pháp có chấp nhận có những thứ xảy ra do ngẫu nhiên (không do nhân, do duyên)? - TT Pháp Đăng & TT Giác Đẳng

Thảo luận 2. Tại sao sự chấp chủ “vô quả kiến” (hành vi thiện ác không có quả báo) đi chung với quan điểm “không có đời sau”? - ĐĐ Nguyên Thông


Thảo luận 3. Quan niệm nhân quả thường đi chung nhưng vô nhân kiến và vô quả kiến khác nhau thế nào? - ĐĐ Pháp Tín



Thảo luận . TT Giác Đẳng chia sẻ thêm về bài học


Thảo luận 4. Tại sao những giáo thuyết vô nhân, vô quả, không có đời sau, không có các loại hoá sanh thuộc đoạn kiến? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 5. Tại sao niềm tin nhân quả nghiệp báo lại quan trọng trong cuộc sống của chúng ta? - TT Tuệ Siêu



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment