Thursday, February 27, 2020

Bài học. Thứ Năm, ngày 27 tháng 2, 2020

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  27/2/2020 

63. Tiểu kinh Mālunkya (Cūḷamālukyasutta)

754. Tại sao gọi là Tiểu kinh Mālunkya?
Tên bài kinh lấy t tên mt t kheo ngườđã đến gĐức Thế Tôn vi nhng câu hi không liên h đến mđích giác ngộ giải thoát ca giáo pháp.
755. Đại ý Tiểu kinh Mālunkya là gì?
T kheo Malunkyaputta có nói thc mc to ln v nhng điều được xem là “câu hi c điển” ca thn hĐộ thi c đại. V nàđến gĐức Phật để xin câu tr li. Đức Thế Tôđã dy, như li khin trách, vì nhng câu hy không có giá tr thc tin cho mđích gii thoát. Ri Ngài nhn mnh nhng gì được ging dy.




Malunkya viếđầđủ là Mālukyaputta hay Mālunkyāputta (con ca bà Mālukya) là con ca mt viên chc quan thuế ca x Kosala. Là ngườưa chung thn hc t thi niên thiếu xut gia theo ngoi giáo ri sau đó tu theo Pht giáo. V này thi tr thường bn tâm vi nhng vấn đề triết lý siêu hình đến khi tui già mi nghĩ đến s tu tp bn thân cui cùng chng qu A La Hán. Trong kinh điển Pht giáo Bc Truyn v nàđược gi là MãĐồng Tử có tánh cách khá lý thú đối lp vi kinh điển Pali vì thường nêu lên nhng câu xin minh giáo lý Đại Tha.

757. Malunkyaputta đã hỏi thế nào?

V này thc mc v nhng điều vn là “nhng câu hi c điển trong thn hc” Độ:

Có một số vấn đề này, Thế Tôn không trả lời, bỏ một bên, loại bỏ ra: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết. Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".

Voi nhung nghi van tren vi nay nhat quyet den gap Duc Phat voi y dinh manh me:

 Ta hãy đi đến Thế Tôn, và sẽ hỏi ý nghĩa này. Nếu Thế Tôn trả lời cho ta thời ta sẽ sống Phạm hạnh dưới (sự chỉ dẫn của) Thế Tôn. Còn nếu Thế Tôn không trả lời cho ta thời ta sẽ bỏ học pháp và hoàn tục.

758. Đức Thế Tôđã trả lời thế nào?

Trước hết Ngàđặt li vđề:
-- Này Malunkyaputta, Ta có nói với Ông: Này Malunkyaputta, hãy đến và sống Phạm hạnh theo Ta, Ta sẽ trả lời cho Ông: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Hay Ông có nói với Ta như sau: Bạch Thế Tôn, con sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn, nếu Thế Tôn sẽ trả lời cho con: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Như vậy, này Malunkyaputta, Ta không nói với Ông: Này Malunkyaputta, hãy đến và sống Phạm hạnh theo Ta và Ta sẽ trả lời cho Ông: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", và Ông cũng không nói với Ta: Bạch Thế Tôn, con sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn, nếu Thế Tôn sẽ trả lời cho con: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Sự tình là như vậy, thời này kẻ ngu kia, Ông là ai, và Ông phủ nhận cái gì?

Ri BĐạo Sư nêu lên thí d:
Này Malunkyaputta, nếu có ai nói như sau: Ta sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn khi nào Thế Tôn sẽ trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được Như Lai trả lời. Này Malunkyaputta, ví như một người bị mũi tên bắn, mũi tên được tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè và bà con huyết thống của người ấy mời một vị y sĩ khoa mổ xẻ đến săn sóc. Nhưng người ấy lại nói: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc giòng hoàng tộc, hay Bà-la-môn, hay buôn bán, hay người làm công". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi tên là gì, tộc tánh là gì?" Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi là cao hay thấp, hay người bậc trung". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi là da đen, da sẫm hay da vàng". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc làng nào, thuộc thị trấn nào, thuộc thành phố nào". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái cung mà tôi bị bắn, cái cung ấy thuộc loại cung thông thường hay loại cung nỏ". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được dây cung mà tôi bị bắn, dây cung ấy làm bằng cây leo, hay cây lau, hay một thứ gân, hay một thứ dây gai, hay một thứ cây có nhựa". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc một loại cây lau này hay cây lau khác". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, mũi tên ấy có kết lông gì, hoặc lông con kên, hoặc lông con cò, hoặc lông con ó, hoặc lông con công, hoặc lông một loại két". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy được cuốn (parikkhittam) bởi loại gân nào, hoặc là gân bò cái, hoặc là gân trâu, hoặc là gân nai, hoặc là gân lừa". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc loại tên nhọn, hay thuộc loại tên móc, hay thuộc loại tên như đầu sào, hay thuộc loại tên như răng bò, hay thuộc loại tên như kẽm gai". Này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được biết gì.
Đức Phật cũng nhấn mạnh là đời sống phạm hạnh không tùy thuộc ở những vấn đề đó và Ngài giải thích tại sao:

Và này Malunkyaputta, vì sao điều ấy Ta không trả lời? Này Malunkyaputta, vì điều ấy không liên hệ đến mục đích, điều ấy không phải là căn bản Phạm hạnh, điều ấy không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, cho nên điều ấy Ta không trả lời.

Rồi Đấng Thiện Thệ nói rõ những gì được Ngài truyền dạy:
Và này Malunkyaputta, điều gì Ta trả lời? "Ðây là khổ", này Malunkyaputta là điều Ta trả lời". "Ðây là khổ tập" là điều Ta trả lời. "Ðây là khổ diệt" là điều Ta trả lời. "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt" là điều Ta trả lời.
Và này Malunkyaputta,vì sao điều ấy Ta trả lời? Này Malunkyaputta, vì điều ấy có liên hệ đến mục đích, điều ấy là căn bản Phạm hạnh, điều ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, vì vậy điều ấy Ta trả lời. Do vậy, này Malunkyaputta, hãy thọ trì là không trả lời những điều Ta không trả lời. Hãy thọ trì là trả lời những điều Ta có trả lời.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Phải chăng trong đa số tôn giáo lớn thì triết lý thường có ảnh hưởng lớn? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 2. Nếu học về Tứ diệu đế mà chỉ học về khổ đế thì có gọi là phù phiếm ? - TT Tuệ Siêu

 Thảo luận 3. Kinh điển Pali có chấp nhận đến một thời điểm nào đó ở trong tương lai mà "tất cả chúng sanh sẽ được độ tận" và thế giới trầm luân sanh tử sẽ không còn nữa? - TT Tuệ  Quyền

 Thảo luận 4. Ngày nay những gì được cho là " lời Phật dạy " làm sao để biết pháp nào có công năng giải thoát ? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận




 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment