Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 10/5/2020
119. Kinh
Thân Hành Niệm
(Kàyagatàsati
Sutta)
Chữ thân hành dùng để
dịch Phạn ngữ kāyagatāsati ở đây có
nghĩa là quán niệm về thân. Mang ý nghĩa rất khác với thuật ngữ thân hành
- kāyasaṅkhāra - chỉ cho hơi thở. Tựa đề
tiếng Việt của bài kinh nầy nên dịch là Kinh Niệm Thân để không bị hiểu sai khi
dùng chữ “thân hành”. Đây là một bài pháp của Đức Phật giảng về cách niệm thân
theo cả hai phương cách để chứng đạt cả tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Phần
liên quan tới thân quán niệm xứ giống như trong Kinh Niệm Xứ đoạn nói về quán
thân trên thân.
1082. Từ thân giả hợp
nầy nhiều công đức tạo thành
Xác thân bất tịnh,
nhiều bệnh chưóng không phải luôn đáng nhàm chán. Nếu biết sử dụng làm đối tượng
quán chiếu thì là phương tiện mang lại lợi lạc to lớn:
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn
trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tịnh xá ông
Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Rồi một số đông Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau
khi đi khất thực trở về, đang ngồi tụ họp trong hội trường, câu chuyện
này được khởi lên giữa chúng Tăng:
-- Thật vi diệu
thay, chư Hiền giả! Thật hy hữu thay, chư Hiền giả! Thân hành niệm,
khi được tu tập và làm cho sung mãn, có được quả lớn, có được công
đức lớn, như đã được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán,
Chánh Ðẳng Giác tuyên bố.
Và câu chuyện này
giữa các Tỷ-kheo ấy đã bị gián đoạn.
Thế Tôn vào buổi
chiều, từ Thiện tịnh độc cư đứng dậy, đi đến hội trường, sau khi
đến ngồi lên chỗ soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
-- Ở đây, này các
Tỷ-kheo, các Ông hiện nay đang ngồi bàn vấn đề gì? Câu chuyện gì của các
Ông bị gián đoạn?
-- Ở đây, bạch Thế
Tôn, sau khi ăn xong, sau khi đi khất thực trở về, chúng con ngồi tụ
họp tại hội trường, và câu chuyện sau này được khởi lên: "Thật
vi diệu thay, chư Hiền giả! Thật hy hữu thay, chư Hiền giả! Thân hành
niệm này được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có công đức
lớn, đã được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng
Giác tuyên bố". Bạch Thế Tôn, câu chuyện này của chúng con chưa bàn
xong thời Thế Tôn đến.
-- Và này các
Tỷ-kheo, thân hành niệm tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế
nào, có quả lớn, có công đức lớn?
1083. Niệm thân trong
tứ niệm xứ
Niệm thân, đặc biệt là
pháp niệm hơi thở, là cơ sở căn bản cho bốn niệm xứ:
(Quán niệm hơi thở)
Ở đây, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi
nhà trống và ngồi kiết-già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt.
Chánh niệm, vị ấy thở vô. Chánh niệm, vị ấy thở ra. Hay thở vô dài,
vị ấy biết: "Tôi thở vô dài". Hay thở ra dài vị ấy biết:
"Tôi thở ra dài". Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở
vô ngắn". Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra
ngắn". "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.
"Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra". An tịnh thân hành, tôi
sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở
ra", vị ấy tập. Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm,
tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ
đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định
tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.
(Bốn oai nghi)
Lại nữa, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi, biết rằng: "Tôi đi". Hay đứng, biết rằng:
"Tôi đứng". Hay ngồi, biết rằng: "Tôi ngồi". Hay nằm,
biết rằng: "Tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào,
vị ấy biết thân thể như thế ấy. Trong khi vị ấy sống không phóng dật,
nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn
trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên
nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.
(Tiểu oai nghi)
Lại nữa, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi bước tới, bước lui biết rõ việc mình đang làm;
khi ngó tới ngó lui biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay,
biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo tăng- già-lê (sanghati), mang bát,
mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc
mình đang làm; khi đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng biết rõ việc mình
đang làm.
Trong khi vị ấy
sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về
thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an
trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
tu tập thân hành niệm.
(Những cơ phận của thân)
Lại nữa, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho
đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt:
"Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương,
thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân,
mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm
dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu". Này các Tỷ-kheo, cũng
như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu
xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy
ra và quán sát: "Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây
là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi". Cũng vậy, này các
Tỷ-kheo, một Tỷ- kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên
cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai
biệt: 'Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương,
tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân,
mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm
dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu".
Trong khi vị ấy
sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về
thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an
trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
tu tập thân hành niệm.
(Quán tứ đại)
Lại nữa, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt
các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại, và phong
đại". Này các Tỷ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ
tử của một người đồ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân
phần tại ngã tư đường; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát
thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân
này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại".
Trong khi vị ấy
sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về
thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an
trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
tu tập thân hành niệm.
(Quán tử thi)
Lại nữa, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa một
ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát
thối ra; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy,
bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy".
Trong khi vị ấy
sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về
thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an
trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
tu tập thân hành niệm.
Lại nữa, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa bị
các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn,
hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn
trùng ăn; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy,
bản chất là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy".
Trong khi vị ấy
sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về
thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an
trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
tu tập thân hành niệm.
Lại nữa, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa,
với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được
các đường gân cột lại... với các bộ xương còn liên kết với nhau,
không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột
lại... chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ
kia. Ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở
đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xướng sống, ở
đây là xương đầu; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất
là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy".
Trong khi vị ấy
sống không phóng dật... Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.
Lại nữa, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thế quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ
còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn một
năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột; Tỷ- kheo quán thân ấy như
sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không
vượt khỏi bản chất ấy".
Trong khi vị ấy
sống không phóng dật... Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.
1084. Niệm thân để
thành tựu các thiền chứng
Các thiền chứng, cảnh
giới của tâm giải thoát, cũng có thể chứng đạt qua các pháp niệm thân như niệm
hơn thở, niệm các cơ phận của thân…:
Lại nữa, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một
trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm và tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần,
tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh,
không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy
thấm nhuần.
Này các Tỷ-kheo,
như một người hầu tắm lão luyện hay đệ tử người hầu tắm; sau khi
rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột
tắm ấy được thấm nhuần nước ướt, nhào trộn với nước ướt, thấm
ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt. Cũng vậy,
này các Tỷ- kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy
thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân
không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.
Trong khi vị ấy
sống không phóng dật.. Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.
Lại nữa, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy diệt tầm và tứ, chứng và an trú Thiền thứ hai, một
trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
Tỷ-kheo ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình
với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được
hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.
Này các Tỷ-kheo, ví
như một hồ nước, nước tự trong dâng lên, phương Ðông không có lỗ
nước chảy ra, phương Tây không có lỗ nước chảy ra, phương Bắc không
có lỗ nước chảy ra, phương Nam không có lỗ nước chảy ra và thỉnh
thoảng trời lại mưa lớn. Suối nước mát từ hồ nước ấy phun ra thấm
nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy hồ nước ấy, với nước mát
lạnh, không một chỗ nào của hồ nước ấy không được nước mát lạnh
thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần tẩm ướt,
làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một
chỗ nào trên toàn thân, không được hỷ
lạc do đính sanh ấy thấm nhuần.
Trong khi vị ấy
sống không phóng dật... Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.
Lại nữa, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc
thọ mà các bậc Thánh gọi là "Xả niệm lạc trú", chứng và an trú
Thiền thứ ba. Tỷ-kheo, thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy
thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân,
không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.
Này các Tỷ-kheo, ví
như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hồ sen trắng, có những sen xanh, sen
hồng hay sen trắng. Những bông sen ấy sanh trong nước, lớn lên trong
nước, không vượt khỏi nước, nuôi sống dưới nước, từ đầu ngọn cho
đến gốc rễ đều thấm nhuần, tẩm ướt, đầy tràn thấu suốt bởi nước
mát lạnh ấy, không một chỗ nào của toàn thể sen xanh, sen hồng hay sen
trắng không được nước mát lạnh ấy thấm nhuần. Cũng vậy, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân
mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không
được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.
Trong khi vị ấy
sống không phóng dật... Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.
Lại nữa, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước,
chứng và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh
tịnh. Tỷ-kheo ấy ngồi, thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh
trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh
trong sáng ấy thấm nhuần.
Này các Tỷ-kheo, ví
như một người ngồi, dùng tấm vải trắng trùm đầu, không một chỗ nào
trên toàn thân không được vải trắng ấy che thấu; cũng vậy, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngồi thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh,
trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh
trong sáng ấy thấm nhuần.
Trong khi vị ấy
sống an trú không phóng dật... Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.
1085. Từ niệm thân đến thành tựu
chánh trí giải thoát
Từ tấm thân giả hợp, hành giả thành tựu viên mãn giải thoát:
Này các Tỷ-kheo,
đối với vị nào tu tập, làm cho sung mãn thân hành niệm, các thiện pháp
của vị ấy đi vào nội tâm (antogadha) đều thuộc về minh phần
(vijjabhagiya). Ví như, này các Tỷ-kheo, biến lớn của ai được thấm
nhuần bởi tâm, thời các con sông của vị ấy đi vào trong biển, đều thuộc
về biển lớn; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập làm cho
sung mãn thân hành niệm, các thiện pháp của vị ấy đi vào nội tâm, đều
thuộc về minh phần.
Này các Tỷ-kheo,
đối với Tỷ-kheo nào không tu tập thân hành niệm, không làm cho sung mãn,
thời Ma (vương) có cơ hội với vị ấy, Ma (vương) có cơ duyên với vị
ấy. Ví như này các Tỷ-kheo, có người quăng một hòn đá nặng vào một
đống đất sét ướt nhuyễn, này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Có
phải hòn đá nặng ấy có cơ hội (lún sâu) vào đống đất sét ướt nhuyễn
ấy?
-- Thưa vâng, bạch
Thế Tôn.
-- Cũng vậy, này
các Tỷ-kheo, đối với ai không tu tập thân hành niệm, không làm cho sung
mãn, Ma (vương) có cơ hội với vị ấy, Ma (vương) có cơ duyên với vị
ấy.
Ví như, này các
Tỷ-kheo, một cây khô không có nhựa, có người đến cầm phần phía trên
của đồ quay lửa và nói: "Tôi sẽ làm cho ngọn lửa sanh ra, tôi sẽ
làm cho sức nóng hiện lên". Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào?
Người ấy mang đến phần phía trên của đồ quay lửa, quay với cành cây
khô không có nhựa ấy, người ấy có làm cho ngọn lửa sanh ra, có làm cho
sức nóng hiện lên không?
-- Thưa vâng, bạch
Thế Tôn.
-- Cũng vậy, này
các Tỷ-kheo, đối với ai không tu tập thân hành niệm, không làm cho sung
mãn, Ma (vương) có cơ hội với người ấy, Ma (vương) có cơ duyên với
người ấy.
Ví như, này các Tỷ-kheo,
một bình nước, trống rỗng, trống không, được đặt trên cái giá, có một
người đi đến, mang theo đầy nước. Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế
nào? Người ấy có thể đổ nước (vào bình) không?
-- Thưa vâng, bạch
Thế Tôn.
-- Cũng vậy, này
các Tỷ-kheo, vị nào không tu tập thân hành niệm, không làm cho sung mãn, Ma
(vương) có cơ hội với vị ấy, Ma (vương) có cơ duyên với vị ấy.
Này các Tỷ-kheo, vị
nào có tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, Ma (vương) không có cơ hội
với vị ấy. Ma (vương) không có duyên với vị ấy. Ví như, này các
Tỷ-kheo, có người quăng một trái banh dây nhẹ vào một cánh cửa làm hoàn
toàn bằng lõi cây. Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Trái banh dây
nhẹ ấy có cơ hội đối với cánh cửa làm hoàn toàn bằng lõi cây không?
-- Thưa không, bạch
Thế Tôn.
-- Cũng vậy, này
các Tỷ-kheo, đối với vị nào có tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn,
Ma (vương) không có cơ hội đối với vị ấy, Ma (vương) không có cơ
duyên đối với vị ấy.
Ví như, này các
Tỷ-kheo, một cây ướt có nhựa, rồi một người đi đến mang theo phần
trên đồ quay lửa và nói: "Tôi sẽ làm cho lửa sinh ra, tôi sẽ làm cho
hơi nóng hiện lên". Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người
ấy mang theo phần trên đồ quay lửa, quay với các cây ướt và có nhựa, có
thể làm cho lửa sanh ra, làm cho hơi nóng hiện lên được không?
-- Thưa không, bạch
Thế Tôn.
-- Cũng vậy, này
các Tỷ-kheo, đối với vị nào có tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn,
Ma (vương) không có cơ hội đối với vị ấy, Ma (vương) không có cơ
duyên đối với vị ấy.
Ví như, này các
Tỷ-kheo, một bình nước đầy tràn nước đến nỗi con quạ có thể uống
được, được đặt trên cái giá, rồi có người đi đến, mang theo đầy
nước. Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể đổ
được nước vào (bình ấy) không?
-- Thưa không, bạch
Thế Tôn.
-- Cũng vậy, này
các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, Ma
(vương) không có cơ hộ đối với người ấy, Ma (vương) không có cơ
duyên đối với người ấy.
Này các Tỷ-kheo,
đối với vị nào tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, vị ấy hướng
tâm đã được chứng ngộ nhờ thắng trí đến pháp nào cần phải chứng ngộ
nhờ thắng trí, vị ấy đối mặt đạt được sự tinh xảo, (của pháp ấy)
dầu thuộc giới xứ nào (sati sati ayatane). Ví như, này các Tỷ-kheo, một
bình đầy tràn nước đến nỗi con quạ có thể uống được, được đặt trên
cái giá và có người lực sĩ đến và lắc qua lắc lại cái bình ấy, như vậy
nước có thể trào ra ngoài không?
-- Thưa vâng, bạch
Thế Tôn.
-- Cũng vậy, này
các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, vị
ấy hướng tâm đã được chứng ngộ nhờ thắng trí đến pháp nào cần phải
chứng ngộ nhờ thắng trí, vị ấy đối mặt được sự tinh xảo (của pháp
ấy) dầu thuộc giới xứ nào.
Ví như có một hồ
nước trên một miếng đất bằng, bốn phía có đê đắp làm cho vững chắc,
và tràn đầy nước đến nỗi con quạ có thể uống được. Rồi có người
lực sĩ đến và phá một khúc đê, nước có thể tràn ra ngoài không?
-- Thưa vâng, bạch
Thế Tôn.
-- Cũng vậy, này
các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, vị
ấy hướng tâm đã được chứng ngộ nhờ thắng trí đến pháp nào cần phải
chứng ngộ nhờ thắng trí, vị ấy đối mặt được sự tinh xảo (của pháp
ấy) dầu thuộc giới xứ nào.
Ví như, này các
Tỷ-kheo, trên đất bằng tại chỗ ngã tư có một chiếc xe đậu, thắng với
những con ngựa thuần thục, có roi ngựa đặt ngang sẵn sàng, có người mã
thuật sư thiện xảo, người đánh xe điều ngự các con ngựa đáng được
điều ngự, leo lên xe ấy, tay trái nắm dây cương, tay mặt cầm lấy roi
ngựa, có thể đánh xe ngựa ấy đi tới đi lui, tại chỗ nào và như thế nào
theo ý mình muốn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập thân
hành niệm, làm cho sung mãn, vị ấy hướng tâm đã được chứng ngộ nhờ
thắng trí đến pháp nào cần phải chứng ngộ nhờ thắng trí, vị ấy đối mặt
được sự tinh xảo (của pháp ấy), dầu thuộc giới xứ nào.
1086. Mười lợi lạc lớn của niệm
thân
Không chỉ có chứng đạt tâm giải thoát và tuệ giải thoát mới là lợi ích của
niệm thân mà ngày trong cuộc sống hằng ngày niệm thân vẫn có nhiều lợi lạc đáng
kể:
Này các Tỷ-kheo,
thân hành niệm được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn,
được làm như thành cỗ xe, được làm như thành căn cứ địa, được làm
cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành, thời
mười công đức này có thể được mong đợi. Thế nào là mười?
(1) Lạc bất lạc
được nhiếp phục, và bất lạc không nhiếp phục vị ấy, và vị ấy sống
luôn luôn nhiếp phục bất lạc được khởi lên; (2) khiếp đảm sợ hãi
được nhiếp phục, và khiếp đảm sợ hãi không nhiếp phục vị ấy, và vị
ấy luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm sợ hãi được khởi lên. (3) Vị ấy
kham nhẫn được lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió,
mặt trời, các loài rắn rết, các cách nói khó chịu, khó chấp nhận. Vị
ấy có khả năng chịu đựng được những cảm thọ về thân khởi lên, khổ
đau, nhói đau, thô bạo, chói đau, bất khả ý, bất khả ái, đưa đến chết
điếng. (4) Tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có
phí sức, vị ấy chứng được bốn Thiền, thuần túy tâm tư, hiện tại
lạc trú. (5) Vị ấy chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra
nhiều thân, nhiều thân hiện một thân; hiện hình biến đi ngang qua vách,
qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ trồi lên ngang qua
đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như đi trên đất
liền; ngồi kiết-già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, chạm và
rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần
như vậy; có thể, thân có thần thông bay cho đến Phạm thiên; (6) với
thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và
loài Người, ở xa hay ở gần. (7) Với tâm của vị ấy, vị ấy biết tâm
của các chúng sanh, các loại người; tâm có tham, biết tâm có tham; tâm
không tham, biết tâm không tham; tâm có sân, biết tâm có sân; tâm không sân,
biết tâm không sân; tâm có si, biết tâm có si; tâm không si, biết tâm không
si; tâm chuyên chú, biết tâm chuyên chú; tâm tán loạn, biết tâm tán loạn;
tâm đại hành, biết tâm đại hành; tâm không đại hành, biết tâm không đại
hành; tâm chưa vô thượng, biết tâm chưa vô thượng; tâm vô thượng,
biết tâm vô thượng; tâm Thiền định, biết tâm Thiền định; tâm không
Thiền định, biết tâm không Thiền định; tâm giải thoát, biết tâm giải
thoát; tâm không giải thoát, biết tâm không giải thoát. (8) Vị ấy nhớ
đến các đời sống quá khứ như một đời, hai đời... vị ấy nhớ đến các
đời sống quá khứ với các nét đại cương và các chi tiết. (9) Với thiên
nhãn thuần tịnh, siêu nhân, vị ấy thấy sự sống và sự chết của chúng
sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang,
người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh
nghiệp của họ. (10) Với sự diệt trừ các lậu hoặc, sau khi tự mình
chứng tri với thượng trí, vị ấy chứng đạt và an trú ngay trong hiện
tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát không có lậu hoặc.
Này các Tỷ-kheo,
thân hành niệm được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn,
được làm như cỗ xe, được làm như thành căn cứ địa, được làm cho
kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành, thời
mười công đức này có thể mong đợi.
Thế Tôn thuyết
giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo
Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 119 [tóm tắt]
Kinh Thân Hành Niệm
(Kāyagatāsati Sutta)
(M.iii,
88)
Đức Thế Tôn giảng
rộng về pháp môn tu tập Thân hành niệm và nói đến mười lợi ích của
pháp môn ấy, nếu được tu tập đến viên mãn.
I. Trước hết vị Tỷ-kheo đi
đến gốc cây hay chỗ trống, ngồi kiết già, an trú chánh niệm trước mặt.
Chánh niệm vị ấy thở vô, chánh niệm vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy
biết... (như kinh 118, đoạn quán thân). Nhờ vậy nội tâm an trú, chuyên
nhất, thế tục pháp đoạn trừ.
II. Vị ấy khi đi, biết mình đi,
đứng, ngồi, nằm, đều tỉnh giác. Ngó tới, ngó lui, co tay, duỗi tay,
thức, ngủ, nói, im, nhai, nếm, mang bát, đắp y, vị ấy đều tỉnh giác,
biết rõ mọi việc mình đang làm. Nhờ tinh cần như vậy, các niệm và tư
duy thuộc thế tục được đoạn trừ, tâm được an trú, chuyên nhất, định
tĩnh.
III. Vị ấy quán ba mươi hai món
bất tịnh trong thân thể từ tóc, lông, móng, răng, da... nước tiểu. Nhờ
tinh cần quán sát như vậy, các niệm thế tục được đoạn trừ, tâm vị
ấy chuyên nhất, định tĩnh.
IV. Vị ấy quán thân này với bốn
đại hợp thành là địa, thủy, hỏa, phong.
V. Vị ấy quán các giai đoạn của
một thi thể quăng bỏ ở nghĩa địa.
1/ Quán thây bầm
xanh, phình ra, nát.
2/ Quán thây bị thú
rừng, chim ăn.
3/ Quán thây chỉ còn
bộ xương dính thịt và máu.
4/ Quán thây chỉ còn
xương trắng rã rời.
Nhờ tinh cần quán
sát như vậy, vị ấy đoạn trừ được các pháp thế tục, tâm được định
tĩnh.
VI. Vị ấy ly dục, ly bất thiện
pháp, chứng trú Sơ thiền, một hỷ lạc do ly dục sanh, toàn thân thấm
nhuần hỷ lạc. Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng, trú Nhị thiền, một hỷ
lạc do định sanh thấm nhuần toàn thân vị ấy. Vị ấy ly hỷ trú xả,
chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà bậc Thánh gọi là “xả niệm
lạc trú”, chứng và trú Thiền thứ ba, toàn thân thấm nhuần lạc thọ ấy.
Vị ấy xả lạc xả khổ, diệt hỷ và ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú
Tứ thiền, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Toàn thân vị ấy
thấm nhuần sự thuần tịnh trong sáng của xả niệm.
Đó là do tu tập thân
hành niệm được sung mãn. Đối với vị nào tu tập như vậy, đi đến chỗ
sung mãn, thì Ma vương không có cơ hội làm hại được. Các thiện pháp
thấm nhuần nội tâm vị ấy đều thuộc về minh phần (vijjābhāgiyā). Vị
ấy muốn tu tập, hướng tâm đến pháp nào cần phải chứng ngộ nhờ thắng
trí, đều dễ dàng thành tựu pháp ấy.
VIII. Cuối cùng, Thế Tôn nhắc đến
mười lợi ích của thân hành niệm, khi tu tập đến chỗ viên mãn:
1/ Nhiếp phục được lạc bất
lạc.
2/ Nhiếp phục được sợ hãi.
3/ Kham nhẫn được các cảm
thọ về thân, những cảm giác khó chịu nhất.
4/ Chứng được Tứ thiền.
5-10/ Chứng được Lục thông,
thành A-la-hán.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 119 [dàn
ý]
Kinh Thân Hành Niệm
(Kāyagatāsati Sutta)
(M.iii,
88)
A. Duyên khởi:
Các Tỷ-kheo tụ họp tại
hội trường tán thán pháp môn Thân hành niệm. Thế Tôn bèn giảng kinh này để giải
thích pháp môn thân hành niệm.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn giải thích 13 pháp môn
tu tập thân hành niệm:
1. Niệm
hơi thở vô hơi thở ra trên thân.
2. Niệm
uy nghi đứng ngồi của thân.
3. Niệm
các cử chỉ của thân.
4. Quán nội
thân đầy những vật bất tịnh.
5. Quán vị
trí các giới trên thân.
6. Quán
thi thể bị quăng 3 ngày trong nghĩa địa, trương phồng, xanh đen và thối nát.
7. Quán
thi thể bị các loài chim thú vật côn trùng ăn.
8. Quán
thi thể chỉ còn bộ xương liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các
đường gân cột lại... chỉ còn xương không dính lại với nhau rải rác chỗ này chỗ
kia.
9. Quán
thi thể chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn đống xương... chỉ còn bột
xương.
10. Tỷ-kheo
chứng sơ thiền, thân thấm nhuần hỷ lạc do ly dục sanh.
11. Tỷ-kheo
chứng thiền thứ hai, thân thấm nhuần hỷ lạc do định sanh.
12. Tỷ-kheo
chứng thiền thứ ba, thân cảm thọ xả niệm lạc trú.
13. Tỷ-kheo
chứng thiền thứ tư, thân thấm nhuần tâm thuần tịnh trong sáng.
II. Lợi ích của tu tập thân hành niệm
và tai hại của không tu tập thân hành niệm:
1. Vị nào
tu tập thân hành niệm thời thiện pháp đi vào nội tâm thuộc về minh phần.
2. Vị nào
không tu tập thân hành niệm ma vương có cơ hội với vị ấy. Ba ví dụ nói rõ vấn đề
này.
3. Vị nào
có tu tập thân hành niệm thời ma vương không có cơ hội với vị ấy. Ba ví dụ nói
rõ vấn đề này.
4. Vị nào
tu tập thân hành niệm làm cho sung mãn thắng trí, đạt được tinh xảo dầu thuộc
giới xứ nào. Ba ví dụ giải thích vấn đề này.
III. Thân hành niệm tu tập viên mãn
đưa đến 10 lợi ích.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 119 [toát
yếu]
Kinh Thân Hành Niệm
(Kāyagatāsati Sutta)
(M.iii,
88)
I.
Toát yếu
Kāyagatāsati Sutta - Mindfulness of the Body.
The Buddha explains how mindfulness of the body should
be developed and cultivated and the benefits to which it leads.
Niệm thân.
Phật giải thích làm thế nào để tu tập pháp
niệm thân và nói những lợi ích mà pháp tu này đem lại.
II. Tóm tắt
Chúng tỷ kheo tụ họp ca ngợi pháp môn niệm
thân hành mà Phật đã dạy. Phật nhân đấy giảng rộng pháp tu này.
A. Các pháp niệm thân
hành:
1. Niệm hơi thở: Ngồi kiết già lưng thẳng ở
chỗ vắng, theo dõi hơi thở vô ra như đã nói trong kinh 18, mục niệm
thân.
2. Chánh niệm tỉnh giác trong bốn uy nghi, ý
thức rõ thân đang đi, đứng, ngồi, nằm, nhiệt tâm tinh cần, đoạn trừ
các tư duy liên hệ thế tục.
3. Niệm thân hành: Ý thức rõ thân thể đang
được sử dụng như thế nào, ngó tới ngó lui hay co duỗi tay chân ăn
uống nói im đi đứng ngủ thức.
4. Quán tính chất bất tịnh trong tất cả thân
phần từ tóc lông cho đến nước tiểu.
5. Phân biệt bốn đại ở trong thân: tóc lông
móng... là địa, nước mắt mũi miệng... là thủy, hơi nóng là hỏa,
chuyển động là phong.
6. Quán thi thể phình trương sau ba ngày bị
quăng bỏ. 7. Quán thi thể bị các loài trùng, chim thú ăn.
8. Quán bộ xương liên kết còn máu thịt, đã
hết thịt nhưng còn dính máu, bộ xương đã rã rời mỗi nơi một cái
xương.
9. Quán thi thể sau nhiều năm tháng chỉ còn là
đống xương trắng màu vỏ ốc. Thấy bản chất thân này cũng vậy,
không vượt qua bản chất ấy. Nhờ sống không phóng dật, nhiệt tâm,
tinh cần quán niệm như trên, các niệm và tư duy thế tục được đoạn
trừ, nội tâm chuyên nhất, định tĩnh. Ðấy gọi là tu tập thân hành
niệm.
B. Những kết quả của
thân hành niệm:
1. Chứng bốn thiền: sơ thiền với hỷ lạc do ly
dục sinh thấm nhuần thân tâm, như một cục bột nhồi thấm nước [2].
Thiền thứ hai, với hỷ lạc do định sinh, như hồ nước đầy gặp cơn
mưa lớn, nước mát lan tràn hồ. Thiền thứ ba toàn thân thấm nhuần
lạc thọ gọi là xả niệm lạc trú, như những hoa sen ở trong hồ thấm
đầy nước. Thiền thứ bốn xả niệm thanh tịnh, toàn thân thấm nhuần
sự trong sáng thuần tịnh, như người ngồi với một tấm vải trắng
trùm đầu phủ xuống toàn thân.
2. Minh trí [3] và giải thoát: Người tu tập
thân hành niệm đã viên mãn, thì các thiện pháp của vị ấy đều dự
phần vào minh trí, như trăm sông đổ vào biển. Không tu tập thân
hành niệm thì ma vương dễ làm hại, như cục đất sét ướt bị lún
dưới sức nặng của một viên đá ném vào, như bình rỗng dễ làm đầy
nước, như cây khô dễ cháy. Ngược lại người có tu tập thân hành
niệm thì ma không hại được, như trái banh dây dội vào cánh cửa
chắc chắn không thể phá cửa, như bình nước đã đầy không thể đổ
thêm, như cây tươi đầy nhựa không thể bị đốt cháy.
3. Dễ đắc thần thông: Với căn bản thân hành
niệm, hành giả dễ chứng bất cứ pháp nào có thể chứng nhờ thắng
trí, như một lực sĩ dễ dàng lắc đổ một bình nước đầy, phá một
khúc đê cho nước tràn, như một người đánh xe giỏi lái cỗ xe ngựa
hay chạy trên đường bằng phẳng.
C. Kết luận về lợi ích
của thân hành niệm:
Thân hành niệm khéo tu tập viên mãn sẽ đưa
đến mười lợi ích lớn: Một là nhiếp phục lạc khổ. Hai, nhiếp phục
sợ hãi khiếp đảm. Ba kham nhẫn được các nghịch cảnh đủ loại. Bốn
dễ chứng bốn thiền, được hiện tại lạc trú. Năm chứng thần túc
thông. Sáu Thiên nhĩ. Bảy tha tâm. Tám túc mạng trí. Chín Sinh tử
trí hay thiên nhãn, biết sống chết chúng sinh. Mười lậu tận trí.
III. Chú giải
1. Ðoạn 4 đến 17 của kinh này giống với kinh số
10, ngoại trừ ở đây điệp khúc về tuệ được thay bằng điệp khúc bắt
đầu bằng: Khi vị ấy trú nhiệt tâm tinh cần. Sự thay đổi ấy chứng
tỏ kinh này nhấn mạnh về định trong khi kinh số 10 nhấn mạnh về tuệ.
Sự thay đổi này tái xuất hiện trong đoạn nói về các thiền (đoạn 18
đến 21 bản dịch của Ñaṇamoli) và về thắng trí (37 đến 41), cả hai
đều khác với kinh số 10.
2. Các ẩn dụ về thiền cũng được thấy trong
kinh số 39 và 77.
3. MA giải thích các pháp này là tám loại tuệ
được giải thích trong kinh 77.
IV. Pháp số
(không có)
V. Kệ tụng
‘Phật dạy chúng tỷ kheo
Chín pháp niệm thân hành
Và kết quả tu niệm.
‘Trước hết niệm hơi thở
Tỷ kheo tìm chỗ vắng
Ngồi kiết già lưng thẳng
Theo dõi hơi vô ra
Gồm có bốn đề mục
Quán niệm thân trên thân
Tỷ kheo trú nhiệt tâm,
Tinh cần niệm hơi thở,
Ðoạn tư duy thế tục
Nội tâm được định tĩnh.
Nội tâm được định tĩnh.
‘Hai, niệm và tỉnh giác
Trong cả bốn uy nghi
Lúc ngồi nằm đứng đi
Tỷ kheo trú nhiệt tâm,
Tinh cần niệm uy nghi,
Ðoạn tư duy thế tục
Nội tâm được định tĩnh.
‘Ba là niệm thân hành
Ý thức rõ thân thể
Được sử dụng thế nào
Ngó tới hay ngó lui
Tay chân co hay duỗi
Tay chân co hay duỗi
Ý thức lúc ăn uống
Nói im và ngủ thức.
Tỷ kheo trú nhiệt tâm,
Nói im và ngủ thức.
Tỷ kheo trú nhiệt tâm,
Tinh cần niệm thân hành
Ðoạn tư duy thế tục
Nội tâm được định tĩnh.
Nội tâm được định tĩnh.
‘Bốn, quán thân bất tịnh
Tóc lông móng răng da
Thịt gân xương thận tủy
Tim gan hoành cách mạc
Lá lách phổi ruột già
Màng ruột phân mật đàm
Mủ máu, mồ hôi, mỡ
Mỡ nước và nước mắt,
Nước miếng, và nước mũi,
Nước miếng, và nước mũi,
Nước khớp xương, nước tiểu.
Tỷ kheo trú nhiệt tâm,
Tinh cần quán bất tịnh,
Tinh cần quán bất tịnh,
Ðoạn tư duy thế tục
Nội tâm được định tĩnh.
Nội tâm được định tĩnh.
‘Năm, phân biệt bốn đại
Trong thân này tóc lông
Là thuộc về địa đại,
Nước mắt nước mũi miệng
Nước mắt nước mũi miệng
Là thuộc về thủy đại,
Hơi ấm
thuộc về hỏa,
Các chuyển động là phong
Các chuyển động là phong
Tỷ kheo
trú nhiệt tâm
Tinh cần
quán bốn đại,
Ðoạn tư duy thế tục
Nội tâm được định tĩnh.
‘Sáu, quán
thây phình trương
Sau ba ngày
quăng bỏ
Thấy bản chất thân này
Thấy bản chất thân này
Chung cuộc
đều như vậy
Tỷ kheo trú nhiệt tâm,
Tinh cần
quán thây trướng,
Ðoạn tư
duy thế tục
Nội tâm
được định tĩnh.
‘Bảy, quán thây thú ăn,
Bị côn trùng rúc rỉa
Thấy bản chất thân này
Bị côn trùng rúc rỉa
Thấy bản chất thân này
Chung cuộc đều như vậy
Tỷ kheo trú nhiệt tâm
Tinh cần quán trùng rỉa,
Ðoạn tư duy thế tục
Nội tâm được định tĩnh.
‘Tám, quán bộ xương nguyên
Còn dính máu và thịt,
Hết thịt chỉ còn máu,
Bộ xương đã rã rời
Hết thịt chỉ còn máu,
Bộ xương đã rã rời
Xương chân tay đầu mặt
Thấy bản chất thân này
Chung cuộc đều như vậy
Tỷ kheo trú
nhiệt tâm,
Tinh cần quán bộ xương,
Ðoạn tư duy thế tục
Nội tâm được định tĩnh.
‘Chín, quán một tử thi
Trải qua
nhiều năm tháng
Chỉ còn
đống xương trắng
Quăng bỏ
giữa đồng hoang.
Thấy bản
chất thân này
Chung cuộc
đều như vậy
Tỷ kheo
trú nhiệt tâm,
Tinh cần
quán xương trắng,
Ðoạn tư
duy thế tục
Nội tâm được định tĩnh.
Nội tâm được định tĩnh.
‘Chín pháp niệm thân này
Tỷ kheo
hãy tu tập
Có quả báo lớn lao.
Một, hiện tại lạc trú.
Có quả báo lớn lao.
Một, hiện tại lạc trú.
Hai, Ma
không thể hại.
Ba, dễ
chứng thần thông.
Lại có
mười lợi ích:
Một, nhiếp
phục lạc khổ
Hai, nhiếp
phục khiếp sợ
Ba, nhẫn
được nghịch cảnh
Bốn, dễ
chứng bốn thiền
Năm, chứng
thần túc thông
Sáu, chứng
Thiên nhĩ thông
Bảy, biết
được tâm người
Tám, chứng
túc mạng trí.
Chín, tùy
nghiệp thú trí
(Biết sống
chết chúng sinh Còn gọi là thiên nhãn)
Mười là trí lậu tận
Mười là trí lậu tận
Sạch ô
nhiễm lỗi lầm./.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
119. Kāyagatāsatisuttaṃ [Mūla]
153. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā
sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho sambahulānaṃ
bhikkhūnaṃ pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkantānaṃ upaṭṭhānasālāyaṃ sannisinnānaṃ
sannipatitānaṃ ayamantarākathā udapādi : ''acchariyaṃ, āvuso, abbhutaṃ,
āvuso! yāvañcidaṃ tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena
kāyagatāsati [kāyagatā sati (syā. kaṃ. pī.)] bhāvitā bahulīkatā mahapphalā
vuttā mahānisaṃsāti. Ayañca hidaṃ tesaṃ bhikkhūnaṃ antarākathā vippakatā hoti,
atha kho Bhagavā sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yena upaṭṭhānasālā
tenupasaṅkami upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi. Nisajja kho Bhagavā
bhikkhū āmantesi : ''kāya nuttha, bhikkhave, etarahi kathāya sannisinnā, kā ca
pana vo antarākathā vippakatāti? ''idha , bhante, amhākaṃ pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkantānaṃ
upaṭṭhānasālāyaṃ sannisinnānaṃ sannipatitānaṃ ayamantarākathā udapādi :
'acchariyaṃ, āvuso, abbhutaṃ, āvuso! yāvañcidaṃ tena bhagavatā jānatā passatā
arahatā sammāsambuddhena kāyagatāsati bhāvitā bahulīkatā mahapphalā vuttā
mahānisaṃsāti. Ayaṃ kho no, bhante, antarākathā vippakatā, atha Bhagavā
anuppattoti.
154. ''Kathaṃ bhāvitā ca, bhikkhave, kāyagatāsati kathaṃ bahulīkatā
mahapphalā hoti mahānisaṃsā? idha, bhikkhave, bhikkhu araññagato vā
rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā nisīdati pallaṅkaṃ ābhujitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya
parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā. So satova assasati satova passasati dīghaṃ vā
assasanto 'dīghaṃ assasāmīti pajānāti, dīghaṃ vā passasanto 'dīghaṃ passasāmīti
pajānāti rassaṃ vā assasanto 'rassaṃ assasāmīti pajānāti, rassaṃ vā passasanto
'rassaṃ passasāmīti pajānāti 'sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmīti sikkhati,
'sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmīti sikkhati 'passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ
assasissāmīti sikkhati, 'passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmīti sikkhati.
Tassa evaṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato ye gehasitā [gehassitā (ṭīkā)]
sarasaṅkappā te pahīyanti . Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ
santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti [ekodī hoti (sī.), ekodibhoti (syā. kaṃ.)]
samādhiyati. Evaṃ, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ [kāyagataṃ satiṃ (syā. kaṃ.
pī.)] bhāveti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu gacchanto vā
'gacchāmīti pajānāti, ṭhito vā 'ṭhitomhīti pajānāti, nisinno vā 'nisinnomhīti
pajānāti, sayāno vā 'sayānomhīti pajānāti. Yathā yathā vā panassa kāyo paṇihito
hoti, tathā tathā naṃ pajānāti. Tassa evaṃ appamattassa ātāpino pahitattassa
viharato ye gehasitā sarasaṅkappā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ
santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti
samādhiyati. Evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu abhikkante paṭikkante
sampajānakārī hoti, ālokite vilokite sampajānakārī hoti, samiñjite pasārite
sampajānakārī hoti, saṅghāṭipattacīvaradhāraṇe sampajānakārī hoti, asite pīte
khāyite sāyite sampajānakārī hoti, uccārapassāvakamme sampajānakārī hoti, gate ṭhite
nisinne sutte jāgarite bhāsite tuṇhībhāve sampajānakārī hoti. Tassa evaṃ
appamattassa ātāpino pahitattassa viharato ye gehasitā sarasaṅkappā te
pahīyanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti
samādhiyati. Evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti. ''Puna caparaṃ,
bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ uddhaṃ pādatalā adho kesamatthakā
tacapariyantaṃ pūraṃ nānappakārassa asucino paccavekkhati : 'atthi imasmiṃ kāye
kesā lomā nakhā dantā taco maṃsaṃ nhāru [nahāru (sī. syā. kaṃ. pī.)] aṭṭhi aṭṭhimiñjaṃ
vakkaṃ hadayaṃ yakanaṃ kilomakaṃ pihakaṃ papphāsaṃ antaṃ antaguṇaṃ udariyaṃ
karīsaṃ pittaṃ semhaṃ pubbo lohitaṃ sedo medo assu vasā kheḷo siṅghāṇikā lasikā
muttanti. ''Seyyathāpi, bhikkhave, ubhatomukhā putoḷi [mūtoḷī (sī. syā. kaṃ.
pī.)] pūrā nānāvihitassa dhaññassa, seyyathidaṃ : sālīnaṃ vīhīnaṃ muggānaṃ
māsānaṃ tilānaṃ taṇḍulānaṃ, tamenaṃ cakkhumā puriso muñcitvā paccavekkheyya : 'ime
sālī ime vīhī ime muggā ime māsā ime tilā ime taṇḍulāti evameva kho, bhikkhave,
bhikkhu imameva kāyaṃ uddhaṃ pādatalā adho kesamatthakā tacapariyantaṃ pūraṃ nānappakārassa asucino paccavekkhati : 'atthi
imasmiṃ kāye kesā lomā nakhā dantā taco maṃsaṃ nhāru aṭṭhi aṭṭhimiñjaṃ vakkaṃ
hadayaṃ yakanaṃ kilomakaṃ pihakaṃ papphāsaṃ antaṃ antaguṇaṃ udariyaṃ karīsaṃ
pittaṃ semhaṃ pubbo lohitaṃ sedo medo assu vasā kheḷo siṅghāṇikā lasikā
muttanti. Tassa evaṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato ye gehasitā
sarasaṅkappā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati
sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ
bhāveti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ
yathāṭhitaṃ yathāpaṇihitaṃ dhātuso paccavekkhati : 'atthi imasmiṃ kāye
pathavīdhātu āpodhātu tejodhātu vāyodhātūti. ''Seyyathāpi, bhikkhave, dakkho
goghātako vā goghātakantevāsī vā gāviṃ vadhitvā catumahāpathe [cātummahāpathe
(sī. syā. kaṃ. pī.)] bilaso vibhajitvā [paṭivibhajitvā (sī. syā. kaṃ. pī.)]
nisinno assa evameva kho, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ yathāṭhitaṃ yathāpaṇihitaṃ
dhātuso paccavekkhati : 'atthi imasmiṃ kāye pathavīdhātu āpodhātu tejodhātu
vāyodhātūti. Tassa evaṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato ye gehasitā sarasaṅkappā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā
ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Evampi,
bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu
seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya [sīvathikāya (sī. syā. kaṃ. pī.)] chaḍḍitaṃ
ekāhamataṃ vā dvīhamataṃ vā tīhamataṃ vā uddhumātakaṃ vinīlakaṃ vipubbakajātaṃ.
So imameva kāyaṃ upasaṃharati : 'ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatītoti
[etaṃ anatītoti (sī.)]. Tassa evaṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato
ye gehasitā sarasaṅkappā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati
sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ
bhāveti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi
passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ kākehi vā khajjamānaṃ kulalehi vā
khajjamānaṃ gijjhehi vā khajjamānaṃ kaṅkehi vā khajjamānaṃ sunakhehi vā
khajjamānaṃ byagghehi vā khajjamānaṃ dīpīhi vā khajjamānaṃ siṅgālehi vā
[gijjhehi vā khajjamānaṃ suvānehi vā khajjamānaṃ sigālehi vā (sī. syā. kaṃ.
pī.)] khajjamānaṃ vividhehi vā pāṇakajātehi khajjamānaṃ. So imameva kāyaṃ upasaṃharati
: 'ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatītoti.
Tassa evaṃ appamattassa - pe - evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ
bhāveti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi
passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ aṭṭhikasaṅkhalikaṃ samaṃsalohitaṃ
nhārusambandhaṃ - pe - aṭṭhikasaṅkhalikaṃ nimmaṃsalohitamakkhitaṃ nhārusambandhaṃ - pe -
aṭṭhikasaṅkhalikaṃ apagatamaṃsalohitaṃ nhārusambandhaṃ - pe - aṭṭhikāni apagatasambandhāni
[apagatanahārūsambandhāni (syā. kaṃ.)] disāvidisāvikkhittāni [disāvidisāsu
vikkhitāni (sī. pī.)] aññena hatthaṭṭhikaṃ aññena pādaṭṭhikaṃ aññena gopphakaṭṭhikaṃ
[aññena gopphakaṭṭhikanti idaṃ sī. syā. kaṃ. pī. potthakesu natthi] aññena jaṅghaṭṭhikaṃ
aññena ūruṭṭhikaṃ aññena kaṭiṭṭhikaṃ [aññena kaṭaṭṭhikaṃ aññena piṭṭhikaṇḍakaṃ
aññena sīsakaṭāhaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] aññena phāsukaṭṭhikaṃ aññena piṭṭhiṭṭhikaṃ
aññena khandhaṭṭhikaṃ aññena gīvaṭṭhikaṃ aññena hanukaṭṭhikaṃ aññena dantaṭṭhikaṃ
aññena sīsakaṭāhaṃ [aññena kaṭaṭṭhikaṃ aññena piṭṭhikaṇḍakaṃ aññena sīsakaṭāhaṃ
(sī. syā. kaṃ. pī.)]. So imameva kāyaṃ upasaṃharati : 'ayampi kho kāyo evaṃdhammo
evaṃbhāvī evaṃanatītoti. Tassa evaṃ appamattassa - pe - evampi, bhikkhave,
bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi
passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ : aṭṭhikāni setāni saṅkhavaṇṇapaṭibhāgāni
[saṅkhavaṇṇūpanibhāni (sī. syā. kaṃ. pī.)] - pe - aṭṭhikāni puñjakitāni
terovassikāni - pe - aṭṭhikāni pūtīni cuṇṇakajātāni. So imameva kāyaṃ upasaṃharati
: 'ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatītoti. Tassa evaṃ appamattassa
- pe - evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti.
155. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu vivicceva kāmehi - pe -
paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. So imameva kāyaṃ vivekajena pītisukhena
abhisandeti parisandeti paripūreti parippharati, nāssa
kiñci sabbāvato kāyassa vivekajena pītisukhena apphuṭaṃ hoti. Seyyathāpi,
bhikkhave, dakkho nhāpako [nahāpako (sī. syā. kaṃ. pī.)] vā nhāpakantevāsī vā
kaṃsathāle nhānīyacuṇṇāni [nahānīyacuṇṇāni (sī. syā. kaṃ. pī.)] ākiritvā udakena paripphosakaṃ paripphosakaṃ sanneyya,
sāyaṃ nhānīyapiṇḍi [sāssa nahānīyapiṇḍī (sī. syā. kaṃ. pī.)] snehānugatā
snehaparetā santarabāhirā phuṭā snehena na ca pagghariṇī evameva kho,
bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ vivekajena pītisukhena abhisandeti parisandeti paripūreti
parippharati nāssa kiñci sabbāvato kāyassa vivekajena pītisukhena apphuṭaṃ hoti. Tassa
evaṃ appamattassa - pe - evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti.
''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu vitakkavicārānaṃ vūpasamā - pe - dutiyaṃ
jhānaṃ upasampajja viharati. So imameva kāyaṃ samādhijena pītisukhena
abhisandeti parisandeti paripūreti parippharati nāssa kiñci sabbāvato kāyassa
samādhijena pītisukhena apphuṭaṃ hoti. Seyyathāpi, bhikkhave, udakarahado
gambhīro ubbhidodako [ubbhitodako (syā. kaṃ. ka.)]. Tassa nevassa puratthimāya
disāya udakassa āyamukhaṃ na pacchimāya disāya udakassa āyamukhaṃ na uttarāya
disāya udakassa āyamukhaṃ na dakkhiṇāya disāya udakassa āyamukhaṃ devo ca na
kālena kālaṃ sammā dhāraṃ anuppaveccheyya atha kho tamhāva udakarahadā sītā
vāridhārā ubbhijjitvā tameva udakarahadaṃ sītena vārinā abhisandeyya
parisandeyya paripūreyya paripphareyya, nāssa kiñci sabbāvato udakarahadassa
sītena vārinā apphuṭaṃ assa evameva kho, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ
samādhijena pītisukhena abhisandeti parisandeti paripūreti parippharati, nāssa
kiñci sabbāvato kāyassa samādhijena pītisukhena apphuṭaṃ hoti. Tassa evaṃ
appamattassa - pe - evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti. ''Puna
caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu pītiyā ca virāgā - pe - tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja
viharati. So imameva kāyaṃ nippītikena sukhena abhisandeti parisandeti
paripūreti parippharati, nāssa kiñci sabbāvato kāyassa nippītikena sukhena
apphuṭaṃ hoti. Seyyathāpi, bhikkhave, uppaliniyaṃ vā paduminiyaṃ vā puṇḍarīkiniyaṃ
vā appekaccāni uppalāni vā padumāni vā puṇḍarīkāni vā udake jātāni udake saṃvaḍḍhāni udakānuggatāni
antonimuggaposīni , tāni yāva caggā yāva ca mūlā
sītena vārinā abhisannāni parisannāni [abhisandāni parisandāni (ka.)]
paripūrāni paripphuṭāni, nāssa [na nesaṃ (?)] kiñci sabbāvataṃ uppalānaṃ vā
padumānaṃ vā puṇḍarīkānaṃ vā sītena vārinā apphuṭaṃ assa evameva kho,
bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ nippītikena sukhena abhisandeti parisandeti
paripūreti parippharati, nāssa kiñci sabbāvato kāyassa
nippītikena sukhena apphuṭaṃ hoti. Tassa evaṃ appamattassa - pe - evampi,
bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti.
''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu
sukhassa ca pahānā - pe - catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. So imameva
kāyaṃ parisuddhena cetasā pariyodātena pharitvā nisinno hoti nāssa kiñci
sabbāvato kāyassa parisuddhena cetasā pariyodātena apphuṭaṃ hoti. Seyyathāpi,
bhikkhave ,
puriso odātena vatthena sasīsaṃ pārupitvā nisinno assa, nāssa kiñci sabbāvato
kāyassa odātena vatthena apphuṭaṃ assa evameva kho, bhikkhave, bhikkhu imameva
kāyaṃ parisuddhena cetasā pariyodātena pharitvā nisinno hoti, nāssa kiñci
sabbāvato kāyassa parisuddhena cetasā pariyodātena apphuṭaṃ hoti. Tassa evaṃ
appamattassa ātāpino pahitattassa viharato ye gehasitā sarasaṅkappā te
pahīyanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati, sannisīdati ekodi hoti
samādhiyati. Evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti.
156. ''Yassa kassaci, bhikkhave, kāyagatāsati bhāvitā
bahulīkatā, antogadhāvāssa [antogadhā tassa (sī. pī.)] kusalā dhammā ye keci
vijjābhāgiyā. Seyyathāpi, bhikkhave, yassa kassaci mahāsamuddo cetasā phuṭo,
antogadhāvāssa kunnadiyo yā kāci samuddaṅgamā evameva kho, bhikkhave, yassa
kassaci kāyagatāsati bhāvitā bahulīkatā, antogadhāvāssa kusalā dhammā ye keci
vijjābhāgiyā. ''Yassa kassaci, bhikkhave, kāyagatāsati abhāvitā abahulīkatā,
labhati tassa māro otāraṃ, labhati tassa māro ārammaṇaṃ [āramaṇaṃ (?)].
Seyyathāpi ,
bhikkhave, puriso garukaṃ silāguḷaṃ allamattikāpuñje pakkhipeyya. Taṃ kiṃ
maññatha, bhikkhave, api nu taṃ garukaṃ silāguḷaṃ allamattikāpuñje labhetha
otāranti? ''evaṃ, bhante. ''Evameva kho , bhikkhave, yassa kassaci
kāyagatāsati abhāvitā abahulīkatā, labhati tassa māro otāraṃ, labhati tassa
māro ārammaṇaṃ. Seyyathāpi, bhikkhave, sukkhaṃ kaṭṭhaṃ koḷāpaṃ [koḷāpaṃ ārakā
udakā thale nikkhittaṃ (ka.)] atha puriso āgaccheyya uttarāraṇiṃ ādāya : 'aggiṃ
abhinibbattessāmi, tejo pātukarissāmīti. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, api nu so
puriso amuṃ sukkhaṃ kaṭṭhaṃ koḷāpaṃ uttarāraṇiṃ ādāya abhimanthento
[abhimanthento (syā. kaṃ. pī. ka.)] aggiṃ abhinibbatteyya, tejo pātukareyyāti?
''evaṃ ,
bhante. ''Evameva kho, bhikkhave, yassa kassaci kāyagatāsati abhāvitā
abahulīkatā, labhati tassa māro otāraṃ, labhati tassa māro ārammaṇaṃ.
Seyyathāpi, bhikkhave, udakamaṇiko ritto tuccho ādhāre ṭhapito atha puriso
āgaccheyya udakabhāraṃ ādāya. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, api nu so puriso
labhetha udakassa nikkhepananti? ''evaṃ, bhante. ''Evameva kho, bhikkhave,
yassa kassaci kāyagatāsati abhāvitā abahulīkatā, labhati tassa māro otāraṃ,
labhati tassa māro ārammaṇaṃ.
157. ''Yassa kassaci, bhikkhave, kāyagatāsati bhāvitā bahulīkatā,
na tassa labhati māro otāraṃ, na tassa labhati māro ārammaṇaṃ. Seyyathāpi,
bhikkhave, puriso lahukaṃ suttaguḷaṃ sabbasāramaye aggaḷaphalake pakkhipeyya.
Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, api nu so puriso taṃ lahukaṃ suttaguḷaṃ
sabbasāramaye aggaḷaphalake labhetha otāranti? ''no hetaṃ, bhante. ''Evameva kho, bhikkhave, yassa
kassaci kāyagatāsati bhāvitā bahulīkatā, na tassa labhati māro otāraṃ, na tassa
labhati māro ārammaṇaṃ. Seyyathāpi, bhikkhave, allaṃ kaṭṭhaṃ sasnehaṃ [sasnehaṃ
ārakā udakā thale nikkhittaṃ (ka.)] atha puriso āgaccheyya uttarāraṇiṃ ādāya :
'aggiṃ abhinibbattessāmi, tejo pātukarissāmīti. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, api nu so puriso amuṃ
allaṃ kaṭṭhaṃ sasnehaṃ uttarāraṇiṃ ādāya abhimanthento aggiṃ abhinibbatteyya,
tejo pātukareyyāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Evameva kho, bhikkhave , yassa kassaci kāyagatāsati
bhāvitā bahulīkatā, na tassa labhati māro otāraṃ, na tassa labhati māro ārammaṇaṃ.
Seyyathāpi, bhikkhave, udakamaṇiko pūro udakassa samatittiko kākapeyyo ādhāre ṭhapito
atha puriso āgaccheyya udakabhāraṃ ādāya. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, api nu
so puriso labhetha udakassa nikkhepananti? ''no hetaṃ, bhante. ''Evameva kho,
bhikkhave, yassa kassaci kāyagatāsati bhāvitā bahulīkatā, na tassa labhati māro
otāraṃ, na tassa labhati māro ārammaṇaṃ.
158. ''Yassa kassaci, bhikkhave, kāyagatāsati bhāvitā
bahulīkatā, so yassa yassa abhiññāsacchikaraṇīyassa dhammassa cittaṃ
abhininnāmeti abhiññāsacchikiriyāya, ta tatre sakkhibhabbataṃ pāpuṇāti sati
satiāyatane. Seyyathāpi, bhikkhave, udakamaṇiko pūro udakassa samatittiko kākapeyyo ādhāre ṭhapito. Tamenaṃ balavā
puriso yato yato āviñcheyya, āgaccheyya udakanti? ''evaṃ, bhante. ''Evameva
kho, bhikkhave, yassa kassaci kāyagatāsati bhāvitā bahulīkatā so, yassa yassa abhiññāsacchikaraṇīyassa
dhammassa cittaṃ abhininnāmeti abhiññāsacchikiriyāya, tatra tatreva
sakkhibhabbataṃ pāpuṇāti sati satiāyatane. Seyyathāpi, bhikkhave, same
bhūmibhāge caturassā pokkharaṇī [pokkhariṇī (sī.)] assa āḷibandhā pūrā udakassa
samatittikā kākapeyyā. Tamenaṃ balavā puriso yato yato āḷiṃ muñceyya āgaccheyya
udakanti? ''evaṃ , bhante. ''Evameva kho, bhikkhave,
yassa kassaci kāyagatāsati bhāvitā bahulīkatā, so yassa yassa abhiññāsacchikaraṇīyassa
dhammassa cittaṃ abhininnāmeti abhiññāsacchikiriyāya, tatra tatreva
sakkhibhabbataṃ pāpuṇāti sati satiāyatane. Seyyathāpi, bhikkhave, subhūmiyaṃ
catumahāpathe ājaññaratho yutto assa ṭhito odhastapatodo [obhastapatodo (ka.),
ubhantarapaṭodo (syā. kaṃ.) ava + dhaṃsu + ta odhasta-itipadavibhāgo] tamenaṃ
dakkho yoggācariyo assadammasārathi abhiruhitvā vāmena hatthena rasmiyo gahetvā
dakkhiṇena hatthena patodaṃ gahetvā yenicchakaṃ yadicchakaṃ sāreyyāpi paccāsāreyyāpi evameva kho, bhikkhave, yassa
kassaci kāyagatāsati bhāvitā bahulīkatā, so yassa yassa abhiññāsacchikaraṇīyassa
dhammassa cittaṃ abhininnāmeti abhiññāsacchikiriyāya , tatra tatreva sakkhibhabbataṃ
pāpuṇāti sati satiāyatane.
159. ''Kāyagatāya, bhikkhave, satiyā āsevitāya bhāvitāya
bahulīkatāya yānīkatāya vatthukatāya anuṭṭhitāya paricitāya susamāraddhāya
dasānisaṃsā pāṭikaṅkhā. Aratiratisaho hoti, na ca taṃ arati sahati, uppannaṃ
aratiṃ abhibhuyya viharati.
''Bhayabheravasaho hoti, na ca taṃ
bhayabheravaṃ sahati, uppannaṃ bhayabheravaṃ abhibhuyya viharati.
''Khamo hoti sītassa uṇhassa
jighacchāya pipāsāya ḍaṃsamakasavātātapasarīsapasamphassānaṃ duruttānaṃ
durāgatānaṃ vacanapathānaṃ, uppannānaṃ sārīrikānaṃ vedanānaṃ dukkhānaṃ tibbānaṃ
kharānaṃ kaṭukānaṃ asātānaṃ amanāpānaṃ pāṇaharānaṃ adhivāsakajātiko hoti.
''Catunnaṃ jhānānaṃ ābhicetasikānaṃ
diṭṭhadhammasukhavihārānaṃ nikāmalābhī hoti akicchalābhī akasiralābhī.
''So anekavihitaṃ iddhividhaṃ paccānubhoti. Ekopi hutvā bahudhā hoti, bahudhāpi
hutvā eko hoti, āvibhāvaṃ - pe - yāva brahmalokāpi kāyena vasaṃ vatteti.
''Dibbāya sotadhātuyā visuddhāya atikkantamānusikāya
ubho sadde suṇāti dibbe ca mānuse ca, ye dūre santike ca - pe - . ''Parasattānaṃ
parapuggalānaṃ cetasā ceto paricca pajānāti. Sarāgaṃ vā cittaṃ 'sarāgaṃ
cittanti pajānāti, vītarāgaṃ vā cittaṃ - pe - sadosaṃ vā cittaṃ... vītadosaṃ vā
cittaṃ... samohaṃ vā cittaṃ... vītamohaṃ vā cittaṃ... saṃkhittaṃ vā cittaṃ... vikkhittaṃ vā cittaṃ... mahaggataṃ
vā cittaṃ... amahaggataṃ vā cittaṃ... sauttaraṃ vā cittaṃ... anuttaraṃ vā cittaṃ...
samāhitaṃ vā cittaṃ... asamāhitaṃ vā cittaṃ... vimuttaṃ vā cittaṃ... avimuttaṃ
vā cittaṃ 'avimuttaṃ cittanti pajānāti. ''So anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ
anussarati, seyyathidaṃ : ekampi jātiṃ dvepi jātiyo - pe - iti sākāraṃ sauddesaṃ
anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati. ''Dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte
passati cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe, sugate duggate
yathākammūpage satte pajānāti. ''Āsavānaṃ khayā anāsavaṃ cetovimuttiṃ
paññāvimuttiṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharati.
''Kāyagatāya, bhikkhave, satiyā āsevitāya bhāvitāya bahulīkatāya yānīkatāya
vatthukatāya anuṭṭhitāya paricitāya susamāraddhāya ime dasānisaṃsā pāṭikaṅkhāti.
Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.
Kāyagatāsatisuttaṃ niṭṭhitaṃ navamaṃ.
-ooOoo-
153-4. Evaṃ me
sutanti kāyagatāsatisuttaṃ. Tattha gehasitāti pañcakāmaguṇanissitā. Sarasaṅkappāti
dhāvanasaṅkappā. Sarantīti hi sarā, dhāvantīti attho. Ajjhattamevāti
gocarajjhattasmiṃyeva. Kāyagatāsatinti kāyapariggāhikampi kāyārammaṇampi
satiṃ. Kāyapariggāhikanti vutte samatho kathito hoti, kāyārammaṇanti vutte
vipassanā. Ubhayena samathavipassanā kathitā honti.
Puna caparaṃ…pe… evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ
bhāvetīti satipaṭṭhāne cuddasavidhena
kāyānupassanā kathitā.
156.
Antogadhāvāssāti tassa bhikkhuno bhāvanāya abbhantaragatāva honti. Vijjābhāgiyāti
ettha sampayogavasena vijjaṃ bhajantīti vijjābhāgiyā.
Vijjābhāge vijjākoṭṭhāse vattantītipi vijjābhāgiyā. Tattha vipassanāñāṇaṃ,
manomayiddhi, cha abhiññāti aṭṭha vijjā. Purimena atthena tāhi sampayuttadhammāpi
vijjābhāgiyā. Pacchimena atthena tāsu yā kāci ekā vijjā vijjā, sesā
vijjābhāgiyāti evaṃ vijjāpi vijjāya sampayuttā dhammāpi vijjābhāgiyāteva
veditabbā. Cetasā phuṭoti ettha duvidhaṃ pharaṇaṃ āpopharaṇañca,
dibbacakkhupharaṇañca, tattha āpokasiṇaṃ samāpajjitvā āpena pharaṇaṃ
āpopharaṇaṃ nāma. Evaṃ phuṭepi mahāsamudde sabbā samuddaṅgamā kunnadiyo
antogadhāva honti, ālokaṃ pana vaḍḍhetvā dibbacakkhunā sakalasamuddassa
dassanaṃ dibbacakkhupharaṇaṃ nāma. Evaṃ pharaṇepi mahāsamudde sabbā samuddaṅgamā
kunnadiyo antogadhāva honti.
Otāranti
vivaraṃ chiddaṃ. Ārammaṇanti kilesuppattipaccayaṃ. Labhetha otāranti
labheyya pavesanaṃ, vinivijjhitvā yāva pariyosānā gaccheyyāti attho. Nikkhepananti
nikkhipanaṭṭhānaṃ.
157.
Evaṃ abhāvitakāyagatāsatiṃ puggalaṃ allamattikapuñjādīhi
upametvā idāni bhāvitakāyagatāsatiṃ sāraphalakādīhi upametuṃ seyyathāpītiādimāha.
Tattha aggaḷaphalakanti kavāṭaṃ.
158.
Kākapeyyoti mukhavaṭṭiyaṃ nisīditvā kākena gīvaṃ anāmetvāva pātabbo. Abhiññāsacchikaraṇīyassāti
abhiññāya sacchikātabbassa. Sakkhibhabbataṃ pāpuṇātīti
paccakkhabhāvaṃ pāpuṇāti. Sati sati āyataneti satisati kāraṇe. Kiṃ
panettha kāraṇanti? Abhiññāva kāraṇaṃ. Āḷibandhāti mariyādabaddhā.
Yānīkatāyāti
yuttayānaṃ viya katāya. Vatthukatāyāti patiṭṭhākatāya. Anuṭṭhitāyāti
anuppavattitāya. Paricitāyāti paricayakatāya. Susamāraddhāyāti
suṭṭhu samāraddhāya susampaggahitāya. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Kāyagatāsatisuttavaṇṇanā niṭṭhitā.
-ooOoo-
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment