Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 23/5/2020
130. Kinh Thiên Sứ (Devadùta Sutta)
Devadūta – thiên sứ có nghĩa là thiên thần
mang sứ điệp đến cho loài người. Thông điệp ở đây không phải ẩn ngữ mặc khải mà
là ngôn ngữ trần trụi nhất của trần gian nhưng loài người không hiểu được – và
cũng không muốn hiểu. Đức Thế Tôn đã dạy rõ vì vô minh không nhận ra bản chất tự
nhiên của đời sống nên con người tạo bao ác nghiệp để rồi rơi và khổ cảnh
1125. Sanh tử minh của Phật
Với thiên nhãn, Phật nhãn, tuệ nhãn Đức Thế Tôn thấy rõ tất cả hiện tượng
tử sanh của muôn loài:
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm),
tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy Thế Tôn gọi các
Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng, bạch Thế
Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Ví như, này các Tỷ-kheo, có hai nhà
có cửa; ở đây, một người có mắt đứng chính giữa có thể thấy những
người đi vào nhà, đi ra khỏi nhà, đi qua, đi lại. Cũng vậy, này các
Tỷ-kheo, Ta với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, thấy các chúng hữu tình
chết đi sanh lại, hạ liệt, cao sang, đẹp trai, xấu hình, thiện thú, ác
thú, tùy theo hạnh nghiệp của họ, (và Ta nghĩ): "Các bậc hữu tình
này do thành tựu thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, không
công kích các bậc Thánh, có chánh kiến, thọ trì nghiệp phù hợp chánh
kiến, các vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú,
Thiên giới, ở đời này. Hay các vị hữu tình này, do thành tựu thân thiện
hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, không công kích các bậc Thánh, có
chánh kiến, thọ trì nghiệp phù hợp với chánh kiến, các vị ấy sau khi
thân hoại mạng chung, được sanh ra giữa loài Người. Còn các hữu tình,
do thành tựu thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, công kích các bậc Thánh,
có tà kiến, thọ trì nghiệp phù hợp với tà kiến, các vị ấy sau khi thân
hoại mạng chung, bị sanh vào cõi ngạ quỹ (pettivisaya). Hay các hữu tình
này, do thành tựu thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, công kích các bậc
Thánh, có tà kiến, thọ trì nghiệp phù hợp tà kiến, các hữu tình sau khi
thân hoại mạng chung, bị sanh vào các loại bàng sanh. Hay các hữu tình
này, do thành tựu thân ác hành... Sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào
cõi dữ, ác thú, đọa xứ, Ðịa ngục".
1126. Câu chuyện giữa Diêm vương và chúng
sanh trong địa ngục
Chúng sanh không phải không được cảnh báo
về hiểm hoạ của đời sống ác hạnh:
Này các Tỷ-kheo, các người coi giữ
Ðịa ngục, sau khi bắt giữ người ấy với nhiều cánh tay, dẫn người
ấy đến trước vua Yama và thưa:
"-- Tâu Ðại vương, người này
không có từ tâm, không xứng là Sa-môn, không xứng là Bà-la-môn, không kính
trọng các vị lớn tuổi trong gia đình. Ðại vương hãy trừng phạt nó !
Này các Tỷ-kheo, vua Yama, chất vấn
người ấy, cật vấn, thẩm vấn người ấy về Thiên sứ thứ nhất:
"Này người kia, Ngươi có thấy Thiên sứ thứ nhất đã hiện ra giữa
loài Người không?"
Người ấy nói: "Thưa Ngài, không
thấy". Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này
Người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người có đứa con nít nhỏ, yếu
ớt, nằm ngửa, nằm rơi vào giữa phân và nước tiểu của nó hay
không?" Người ấy đáp: "Thưa Ngài, có thấy". Rồi này các
Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này người kia, tuy Ngươi là
người có ý thức và lớn tuổi, nhưng Ngươi không có nghĩ: "Ta bị
sanh chi phối, ta không thoát khỏi sanh; ta hãy làm điều thiện về thân,
khẩu và ý" Người ấy đáp: "Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì
tôi phóng dật". Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy:
"Này người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện
về thân, khẩu, ý; chắc chắn chúng sẽ làm cho Ngươi, này Người kia, tùy
theo sự phóng dật ấy của Ngươi. Vì rằng đây là một ác nghiệp của
Ngươi, không phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh
làm, không phải do chị làm, không phải do bạn và thân hữu làm, không phải
do bà con huyết thống làm, không phải do Sa-môn, Bà- la-môn làm, không phải
do chư Thiên làm. Ác nghiệp ấy chính do Ngươi làm, chính Người phải
cảm thọ quả báo việc làm ấy".
Này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật
vấn và thẩm vấn người kia về Thiên sứ thứ nhất, vua Yama mới chất
vấn, cật vấn, thẩm vấn về Thiên sứ thứ hai: "Này người kia,
Ngươi có thấy giữa loài Người, Thiên sứ thứ hai hiện ra không?"
Người ấy đáp: "Thưa Ngài, không thấy". Rồi này các Tỷ-kheo,
vua Yama nói với người kia: "Này Người kia, Ngươi có thấy người
đàn bà hay người đàn ông tám mươi tuổi, hay chín mươi tuổi, hay một
trăm tuổi, già yếu, cong như nóc nhà, lưng còm, chống gậy, vừa đi vừa
run, bệnh hoạn, tuổi trẻ đã qua mất, răng rụng, tóc sói, da nhăn, run
rẩy, với tay chân bạc màu?" Người ấy đáp: "Thưa Ngài, có
thấy".
Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với
người ấy: "Này Người kia, tuy Ngươi là người có ý thức và lớn
tuổi, nhưng Ngươi không có nghĩ: "Ta bị già chi phối, ta không
thoát khỏi già; ta hãy làm điều thiện về thân, khẩu và ý" Người ấy
đáp: "Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì tôi phóng dật, thưa
Ngài". Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này
Người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện về thân,
khẩu, ý; chắc chắn chúng sẽ làm cho Ngươi, này Người kia, tùy theo sự
phóng dật của Ngươi. Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không
phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải
do chị làm, không phải do bạn và thân hữu làm, không phải do bà con huyết
thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên
làm. Ác nghiệp ấy chính do Ngươi làm, chính Ngươi phải cảm thọ quả
báo sự làm ấy".
Này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật
vấn, thẩm vấn người kia về Thiên sứ thứ hai, vua Yama mới chất vấn,
cật vấn, thẩm vấn về Thiên sứ thứ ba: "Này Người kia, Ngươi có
thấy giữa loài Người, Thiên sứ thứ ba hiện ra không?" Người ấy
đáp: "Thưa Ngài không thấy". Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói
với người kia: "Này Người kia, Người có thấy người đàn bà hay
người đàn ông bị bệnh hoạn, khổ não, bị bệnh trầm trọng nằm rơi vào
trong nước tiểu và phần của mình, cần người khác nâng dậy, cần
người khác dìu nằm xuống?" Người ấy đáp: "Thưa Ngài, có
thấy".
Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với
nó: "Này Người kia, tuy Ngươi là người có ý thức và lớn tuổi,
nhưng Ngươi không có nghĩ: "Ta bị bệnh chi phối, ta không thoát
khỏi bệnh; ta hãy làm điều thiện về thân, khẩu và ý". " Người
ấy đáp: "Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì tôi phóng dật, thưa
Ngài". Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này
Người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện, về thân,
khẩu, ý; chắc chắn chúng sẽ làm cho Ngươi, này Người kia, tùy theo sự
phóng dật của Ngươi. Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không
phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải
do chị làm, không phải do bạn bè thân hữu làm, không phải do bà con huyết
thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên
làm. Ác nghiệp ấy chính do Ngươi làm, chính Ngươi phải cảm thọ quả
báo việc làm ấy".
Này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật
vấn thẩm vấn người kia về Thiên sứ thứ ba, vua Yama mới chất vấn, cật
vấn, thẩm vấn về Thiên sứ thứ tư: "Này người kia, Ngươi có
thấy giữa loài Người, Thiên sứ thứ tư hiện ra không?" Người ấy
đáp: "Thưa Ngài, không thấy". Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói
với người kia: "Này người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người,
các vua chúa sau khi bắt được tên trộm cướp có phạm tội, liền áp dụng
nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy... họ lấy
gươm chặt đầu". Người ấy nói: "Thưa Ngài, có thấy".
Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với
người ấy: "Này Người kia, tuy Ngươi là người có ý thức và lớn
tuổi, nhưng Ngươi không có nghĩ: "Thật sự những ai làm các ác nghiệp,
họ phải chịu những hình phạt sai khác, ngay trong hiện tại như vậy,
huống nữa là về đời sau! Ta hãy làm điều thiện về thân, khẩu, ý".
Người ấy đáp: "Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì tôi phóng dật,
thưa Ngài". Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với nó: "Này
Người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện về thân,
khẩu, ý; chắc chắn họ sẽ làm cho Ngươi, này người kia, tùy theo sự
phóng dật của Ngươi. Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không
phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải
do chị làm, không phải do bạn bè thân hữu làm, không phải do bà con huyết
thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên
làm. Ác nghiệp ấy chính do Ngươi làm, chính Ngươi phải cảm thọ quả
báo việc làm ấy".
Này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn, cật
vấn, thẩm vấn người kia về Thiên sứ thứ tư, vua Yama mới chất vấn,
cật vấn, thẩm vấn về Thiên sứ thứ năm: "Này Người kia, Ngươi
có thấy giữa loài Người, Thiên sứ thứ năm hiện ra không? "Người
ấy đáp: "Thưa Ngài, không thấy". Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama
nói với người ấy: "Này Người kia, Ngươi có thấy giữa loài
Người, người đàn bà hay người đàn ông chết đã được một ngày, hai ngày
hay ba ngày, sưng phồng lên, xanh xám lại, rữa nát ra?" Người ấy
nói: "Thưa Ngài, có thấy".
Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với
người ấy: "Này Người kia, tuy Ngươi là người có ý thức và lớn
tuổi, nhưng Ngươi không có nghĩ: "Ta bị chết chi phối, ta không
thoát khỏi chết; ta hãy làm điều thiện về thân, khẩu và ý". Người
ấy đáp: "Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì tôi phóng dật, thưa
Ngài". Rồi này các Tỷ-kheo, vua Yama nói với người ấy: "Này
Người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện, về thân,
khẩu ý; chắc chắn chúng sẽ làm cho Ngươi, này Người kia, tùy theo phóng
dật của Ngươi.
Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không phải do mẹ làm, không
phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải do chị làm, không phải
do bạn bè thân hữu làm, không phải do bà con huyết thống làm, không phải
do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên làm. Ác nghiệp ấy chính
là Ngươi làm, chính Ngươi phải cảm thọ quả báo việc làm ấy".
Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi chất vấn,
cật vấn, thẩm vấn, người ấy về Thiên sứ thứ năm, vua Yama giữ im lặng.
1127. Khổ hình trong đoạ xứ
Đức Thế Tôn đã có một số mô tả về khổ cảnh
trong địa ngục:
Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi
giữ Ðịa ngục bắt người ấy chịu hình phạt gọi là năm cọc (Pañcavidhābandhanaṃ),
họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào một bàn tay, họ lấy cọc sắt nung đỏ
đóng vào bàn tay thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân, họ
lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ
đóng vào giữa ngực, Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn,
thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến
khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.
Này các Tỷ-kheo, các người coi giữ
Ðịa ngục bắt người ấy nằm xuống và lấy búa chặt người ấy. Người
ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng
người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy
chưa được tiêu trừ.
Này các Tỷ-kheo, các người giữ Ðịa
ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và lấy búa chặt
người ấy. Người ấy ở đây cảm thọ... chưa tiêu trừ.
Này các Tỷ-kheo, các người giữa Ðịa
ngục cột người ấy vào một chiếc xe, kéo người ấy chạy tới chạy lui
trên đất được đốt cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở
đây cảm thọ... chưa được tiêu trừ.
Rồi này các Tỷ-kheo các người giữ
Ðịa ngục đẩy người ấy lên, kéo người ấy xuống một sườn núi đầy
than hừng, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây cảm
thọ... chưa được tiêu trừ.
Rồi này các Tỷ-kheo các người giữ
Ðịa ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và quăng
người ấy vào một vạc dầu bằng đồng nung đỏ, cháy đỏ, cháy thành
ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây bị nấu với bọt nước sôi sùng
sục, ở đây bị nấu với bọt nước sôi sùng sục, khi thì trôi nổi lên
trên, khi thì chìm xuống đáy, khi thì trôi dạt ngang. Người ấy ở đây thọ
lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không
có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu
trừ.
Rồi này các Tỷ-kheo, những người giữ
Ðịa ngục quăng vào Ðại địa ngục. Này các Tỷ-kheo, Ðại địa ngục ấy có
bốn góc, bốn cửa, chia thành phần bằng nhau, xung quanh có tường sắt
mái sắt lợp lên trên.
Nền Ðịa ngục bằng sắt nung đỏ, chảy
đỏ rực, đứng thẳng, luôn có mặt, rộng một trăm do tuần.
Này các Tỷ-kheo, từ tường phía Ðông
của Ðại địa ngục ấy, những ngọn lửa bừng cháy lên được thổi tạt
đến tường phía Tây. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ tường phía Tây
được thổi tạt đến tường phía Ðông. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ
tường phía Bắc được thổi tạt đến tường phía Nam. Những ngọn lửa
bừng cháy lên từ tường phía Nam được thổi tạt đến tường phía Bắc.
Những ngọn lửa bừng cháy lên từ phía Dưới, được thổi tạt lên phía
Trên. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ phía Trên, được thổi tạt xuống
phía Dưới. Người ấy ở đây cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống
khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác
nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.
Này các Tỷ-kheo, rồi có một thời rất
lâu dài, khi cửa phía Ðông của Ðại địa ngục được mở ra. Người ấy
chạy vào đấy rất nhanh và mau lẹ. Khi người ấy chạy rất nhanh và mau
lẹ, da ngoài bị cháy, da trong bị cháy, thịt bị cháy, dây gân bị cháy,
xương bị khói xông đen. Sự trốn thoát của người ấy là như vậy. Này
các Tỷ-kheo, dù cho người ấy có cố gắng rất nhiều, cửa vẫn đóng
chống lại người ấy. Tại đây người ấy cảm thọ những cảm giác đau
đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung
cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.
Rồi này các Tỷ-kheo, có một thời rất
lâu dài, khi cửa phía Tây được mở ra... cửa phía Bắc được mở ra...
cửa phía Nam được mở ra. Người ấy liền chạy vào đấy rất nhanh và mau
lẹ. Khi người ấy chạy rất nhanh và mau lẹ, da ngoài bị cháy, da trong
bị cháy, thịt bị cháy, dây gân bị cháy, xương bị khói xông đen. Sự
trốn thoát của người ấy là như vậy. Này các Tỷ-kheo, dầu cho người
ấy có cố gắng rất nhiều, cửa vẫn đóng chống lại người ấy. Tại đây
người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt.
Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi các ác nghiệp của
người ấy chưa được tiêu trừ.
Rồi này các Tỷ-kheo, có một thời rất
lâu dài, khi cửa phía Ðông được mở ra, người ấy liền chạy vào đấy
rất nhanh và mau lẹ... sự trốn thoát của người ấy là như vậy. Người
ấy đi ra khỏi cửa Ðịa ngục ấy.
Nhưng này các Tỷ-kheo, cận sát Ðại
địa ngục là Ðại Phấn nị Ðịa ngục (Gūthaniraya). Người ấy rơi vào
Ðịa ngục này. Này các Tỷ-kheo, tại Phấn nị Ðịa ngục ấy, các chúng sanh
với miệng như mũi kim cắt đứt da ngoài; sau khi cắt đứt da ngoài, chúng
cắt đứt da trong; sau khi cắt dứt da trong, chúng cắt đứt thịt; sau khi
cắt đứt thịt, chúng cắt đứt dây gân; sau khi cắt đứt dây gân, chúng cắt
đứt xương; sau khi cắt đứt xương, chúng cắt đứt xương tủy. Ở đây,
người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt.
Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của
người ấy chưa được tiêu trừ.
Nhưng này các Tỷ-kheo, cận sát Ðại
địa ngục Phấn nị ấy là Ðại địa ngục Nhiệt khôi (Than hừng – Kukkuḷaniraya).
Người ấy rơi vào ở đấy. Ở đấy, người ấy cảm thọ những cảm giác
đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không thể mệnh chung
cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.
Nhưng này các Tỷ-kheo, cận sát Ðại
địa ngục Nhiệt khôi là Ðại Châm thọ lâm (Sambalivanaṁ) cao một do tuần,
với những gai nhọn dài mười sáu ngón tay, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy
đỏ rực. Họ bắt người ấy leo lên, leo xuống. Ở đấy người ấy cảm
thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy
không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được
tiêu trừ.
Nhưng này các Tỷ-kheo, cận sát Châm
thọ lâm là Ðại Kiếm diệp lâm (Rừng lá gươm - Asipattavanta). Người ấy
vào trong ấy. Ở đấy, các lá cây, do gió lay động, cắt đứt tay của
người ấy, cắt đứt chân, cắt đứt tay chân, cắt đứt tai, cắt đứt mũi,
cắt đứt tai mũi. Ở đây, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn,
thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mạng chung cho đến
khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.
Nhưng này các Tỷ-kheo, cận sát Kiếm diệp
lâm là Ðại Khôi hà (Sông vôi - Khārodakānadī). Người ấy rơi vào trong ấy.
Tại đấy người ấy bị trôi thuận theo dòng nước, người ấy bị trôi
ngược lại dòng nước người ấy trôi thuận theo, ngược lại dòng
nước. Tại đấy người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ,
khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung, cho đến khi ác nghiệp
của người ấy chưa được tiêu trừ.
Rồi này các Tỷ-kheo, những người coi
giữ Ðịa ngục, câu người ấy lên với móc câu, đặt người ấy trên đất và
nói với người ấy: "Này Người kia, Ngươi muốn gì?" Người
ấy nói: "Thưa các Ngài, tôi đói bụng". Rồi này các Tỷ-kheo, các
người coi giữ Ðịa ngục lấy cọc sắt nung đỏ cạy miệng người ấy và
nhét vào miệng người ấy những cục đồng nung đỏ, cháy đỏ, cháy thành
ngọn, cháy đỏ rực. Môi người ấy bị cháy, miệng bị cháy, cổ họng bị
cháy, ngực bị cháy. Và kéo theo một ruột lớn, ruột nhỏ, các cục đồng
ấy rơi ra ngoài từ phía dưới. Ở đấy, người ấy cảm thọ những cảm
giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mạng
chung, cho đến khi ác nghiệp của nó chưa được tiêu trừ.
Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi
giữ Ðịa ngục nói với người ấy: "Này Người kia, Ngươi muốn
gì?" Người ấy nói: "Thưa các Ngài, tôi khát nước". Rồi
này các Tỷ-kheo, các người coi giữ Ðịa ngục lấy cọc sắt nung đỏ cạy
miệng người ấy ra, và đổ vào miệng người ấy nước đồng nấu sôi,
cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Môi ngươi ấy bị cháy, miệng bị
cháy, cổ họng bị cháy, ngực bị cháy. Và kéo theo ruột lớn, ruột nhỏ
(nước đồng sôi ấy) chảy ra ngoài từ phía dưới. Người ấy ở đấy cảm
thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy
không có thể mạng chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được
tiêu trừ.
Rồi này các Tỷ-kheo, các người coi
giữ Ðịa ngục lại quăng người ấy vào Ðại địa ngục.
1128. Chuyện kể không phải là ngụ ngôn
Sau khi nói về đoạ xứ, Bậc Thiện Thệ dạy
những điều đó không phải là dụ ngôn hư cấu mà là những gì được thấy biết bằng
Phật nhãn:
Một thời xưa lắm, này các Tỷ-kheo,
vua Yama suy nghĩ như sau: "Những ai làm ác nghiệp ở đời, phải thọ
lãnh những hình phạt sai khác như vậy. Mong rằng ta được làm người, và
Như lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, và ta có thể
hầu hạ Thế Tôn, và Thế Tôn thuyết pháp cho ta, và ta có thể thông hiểu
pháp Thế Tôn thuyết giảng".
Này các Tỷ-kheo, điều Ta đang nói không
phải Ta nghe từ một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác; nhưng điều Ta đang nói
chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta
hiểu mà thôi.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sau khi
Thiện thệ nói như vậy, bậc Ðạo Sư lại nói thêm như sau:
Dầu Thiên sứ báo động,
Thanh niên vẫn phóng dật,
Họ ưu buồn lâu dài,
Sanh làm người hạ liệt.
Ở đây bậc Chân nhân,
Ðược Thiên sứ báo động,
Không bao giờ phóng dật,
Trong diệu pháp bậc Thánh.
Thấy sợ trong chấp thủ,
Trong hiện hữu sanh tử.
Ðược giải thoát chấp thủ,
Sanh tử được đoạn trừ,
Ðược yên ổn an lạc,
Ngay hiện tại tịch tịnh,
Mọi oán hận sợ hãi,
Các vị ấy vượt qua,
Mọi đau đớn sầu khổ,
Họ đều được siêu thoát.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo
Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 130 [tóm tắt]
Kinh
Thiên Sứ
(Devadūta
Sutta)
(M.iii, 178)
Với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân,
đức Phật thấy chúng sinh người hạ liệt, kẻ cao sang đều do hạnh nghiệp
chúng. Người nào làm ba ác nghiệp về thân, ngữ, ý, phỉ báng các bậc
Thánh, có tà kiến và làm các nghiệp theo tà kiến, sau khi chết, bị sanh
vào cõi ngạ quỷ, bàng sanh, địa ngục. Còn những người làm thiện nghiệp
về thân, ngữ, ý, không phỉ báng bậc Thánh, có chánh kiến, làm các nghiệp
theo chánh kiến thì sau khi mệnh chung được sanh vào thiện thú, thiên giới,
cõi người.
Khi bị đọa địa ngục, kẻ ác bị Vua
Yama (Diêm vương) chất vấn về năm Thiên sứ hiện ra giữa loài người
để báo động cho nó lo tu tỉnh:
1/ Cảnh đứa trẻ mới sinh yếu ớt, dơ
dáy. Đó là thiên sứ thứ nhất mà kẻ ác đã không biết để suy nghĩ mình bị
sanh chi phối để lo hành thiện;
2/ Cảnh khổ của người già;
3/
Cảnh khổ của bệnh tật hoành hành; 4/ Cảnh khổ của kẻ tội phạm bị
tra tấn; 5/ Cảnh khổ của sự chết.
Người bị đọa địa ngục, sau khi
được Diêm vương kể ra năm thiên sứ xuất hiện để báo động cho nó
trong lúc sống ở đời, liền bị quăng vào địa ngục, chịu các hình phạt
khốc liệt do ngục tốt hành hạ. Nó lần lượt bị quăng vào các địa
ngục có tên như sau: Đại địa ngục, địa ngục Phấn nị, địa ngục Tro
nóng (than hừng), địa ngục Rừng gai, địa ngục Rừng gươm, địa ngục
Sông vôi ... Ở mỗi nơi, nó phải chịu những khổ thọ thống thiết khốc
liệt, nhưng không thể chết cho đến khi ác nghiệp được tiêu trừ. Khi
đói, nó bị nuốt cục đồng cháy đỏ, bỏng hết ruột gan, khát nó phải
uống nước đồng sôi làm cho cổ họng bốc cháy, nhưng nó không thể chết
khi ác nghiệp đang còn hiệu lực.
Đức Phật kết luận, bậc chân nhân
được Thiên sứ báo động thì không bao giờ phóng dật, thấy sợ hãi đối
với chấp thủ, đối với sanh tử, do đó được giải thoát chấp thủ, đoạn
được sanh tử, được yên ổn lâu dài. Vị ấy vượt qua mọi oán hận, sầu
khổ, sợ hãi, được siêu thoát.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh
số 130 [dàn ý]
Kinh Thiên Sứ
(Devadūta
Sutta)
(M.iii, 178)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo
và thuyết giảng.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn với Thiên nhãn thấy được
các chúng sanh do làm các thiện hành được sanh vào thiện thú, thiên giới, do
làm các ác hạnh phải sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh.
II. Người đọa vào đọa xứ bị vua Yama
hỏi về 5 thiên sứ:
1. Thiên sứ thứ nhất
bị sanh chi phối, không làm điều thiện, làm điều ác nên chịu khổ báo.
2. Thiên sứ thứ hai,
bị già chi phối, không làm điều thiện, làm các điều ác nên chịu khổ báo.
3. Thiên sứ thứ ba, bị
bệnh chi phối, không làm điều thiện, làm các điều ác nên chịu khổ báo.
4. Thiên sứ thứ tư,
làm các tội phạm bị phạt gia hình không làm điều thiện, làm các điều ác nên chịu
khổ báo.
5. Thiên sứ thứ năm,
bị chết chi phối, không làm điều thiện, làm các điều ác nên chịu khổ báo.
III. Nỗi thống khổ của người làm ác bị
đọa vào địa ngục:
1.Bị sáu hình phạt gia hình thống khổ.
2.Bị quăng vào đại địa ngục, cảnh giới đại địa ngục và nỗi
thống khổ trong ấy.
3.Các loại địa ngục khác và nỗi thống khổ trong các địa
ngục ấy:
a.
Đại phấn nị địa ngục.
b.
Đại địa ngục nhiệt
khôi.
c.
Đại châm thọ lâm.
d.
Đại kiếm diệp lâm.
e.
Đại khôi hà.
Nỗi khổ ở địa ngục
khi đòi ăn, đòi uống.
IV. Lời mong của vua Yama muốn được
làm người và được nghe Như Lai thuyết pháp. Thế Tôn nói những điều Ngài nói,
không do ai nói cho Ngài, chỉ do Ngài hiểu biết.
C. Kết luận:
Thế Tôn nói lên bài kệ kết thúc
bài thuyết giảng.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh
số 130 [toát
yếu]
Kinh Thiên Sứ
(Devadūta
Sutta)
(M.iii, 178)
I. Toát yếu
The Divine Messengers.
The Buddha describes the sufferings of hell that await
the evil-doer after death.
Sứ giả thiêng liêng.
Phật mô tả những nổi khổ ở địa ngục đang chờ
đợi kẻ làm ác sau khi chết.
II. Tóm tắt
Phật dạy chúng tỷ kheo rằng
với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ngài thấy chúng sinh chết và
tái sinh tùy theo nghiệp lành dữ. Những hữu tình thành tựu thiện
hành về thân, lời, ý, có chánh kiến, không phỉ báng các bậc
thánh, chết tái sinh vào cõi tốt lành như cõi người cõi trời.
Ngược lại những hữu tình
thành tựu ba loại ác hành về thân, lời, ý, có tà kiến, thường
phỉ báng các bậc thánh, chết tái sinh vào những cõi xấu ác như
ngạ quỷ, bàng sinh, địa ngục. Tại đây Yama [1] cho họ biết có năm
thiên sứ [2] (sứ giả nhà trời) thường hiện ra giữa loài người là
trẻ sơ sinh, người già, người bệnh, kẻ có tội bị trừng phạt, và
xác chết; nhưng vì ham vui họ đã không ý thức rằng mình cũng bị
chi phối bởi sinh, già, bệnh, chết, và có thể phạm tội ác, để lo
làm các thiện hành về thân, khẩu, ý. Vì đã sống buông thả không
lánh dữ làm lành nên giờ đây họ phải chịu hậu quả ác nghiệp do
chính họ làm, không phải do ai khác. Sau khi bị Diêm vương thẩm
vấn, họ bị các người canh giữ tra tấn bằng những cực hình làm họ
đau đớn khốc liệt rồi lại bị quăng vào Ðại địa ngục [3] toàn bằng
sắt nóng, địa ngục Phấn nị, địa ngục Than hừng, địa ngục Rừng gai,
địa ngục Rừng lá gươm, địa ngục Sông vôi. Tại đấy khi đói, họ
phải ăn hoàn sắt nóng, khát uống nước đồng sôi. Dù đau đớn khốc
liệt, họ vẫn phải chết đi sống lại để chịu khổ và chỉ mạng chung
khi ác nghiệp đã tiêu trừ. Phật dạy điều này chỉ có Ngài thấy
biết, không nghe từ ai khác. Và Ngài kết thúc bằng một bài kệ nói
mặc dùđãđược thiên sứ báo động, kẻ ngu vẫn sống buông thả và
phải chịu đau khổ dài lâu, còn bậc trí thấy vậy không bao giờ
phóng dật, siêng tu diệu pháp, giải thoát khỏi chấp thủ và nhờ vậy
chấm dứt sinh tử về sau, hiện tại được an lạc.
III. Chú giải
1. Yama là
thần chết. MA nói ông ta là chúa tể của loài ma sở hữu một cung
trời. Khi thì ông sống trên cung trời hưởng thọ thiên lạc, khi thì
ông thọ quả báo của nghiệp; ông ta là một ông vua công chính. MA
thêm rằng kỳ thực có đến bốn Yamas, mỗi ông trấn một trong bốn
cổng (địa ngục?).
2. Theo thần
thoại PG, ba thiên sứ là người già, người bệnh, và xác chết, xuất
hiện trước đức Bồ-tát trong khi Ngài đang sống trong hoàng cung,
khiến Ngài đâm chán, muốn xa lìa cuộc sống thế tục và đánh thức
trong Ngài ước muốn tìm giải thoát. Xem Tăng chi 3, để thấy cái cốt
lõi tâm lý mà có lẽ từ đó câu chuyện đã được triển khai.
3. Sự mô tả
địa ngục ở đây cũng được tìm thấy trong kinh 129.
4. Bắt đầu
từ chỗ này trong Kệ tụng dưới đây, chép nguyên văn lời kệ do Hòa
thượng Minh Châu dịch.
IV. Pháp số
(không có)
V. Kệ tụng
‘Với thiên
nhãn thanh tịnh
Phật thấy các hữu tình
Chết rồi lại tái sinh
Tùy theo nghiệp lành dữ.
Tùy theo nghiệp lành dữ.
‘Ai thành
tựu thiện hành
Về thân, lời và ý,
Làm việc theo chánh kiến
Làm việc theo chánh kiến
Không phỉ báng bậc thánh
Chết tái sinh cõi lành
Làm người, sinh thiên giới.
‘Ngược lại
những hữu tình
Thành tựu ba ác hành
Về thân, lời, và ý
Lại thêm có tà kiến
Về thân, lời, và ý
Lại thêm có tà kiến
Phỉ báng các bậc thánh
Chết sinh làm ngạ quỷ
Vào bàng sinh, địa ngục.
‘Diêm
vương tra vấn họ
Về thiên sứ hiện ra:
Trẻ sơ sinh, người già
Về thiên sứ hiện ra:
Trẻ sơ sinh, người già
Người bệnh và xác chết
Phạm tội bị cực hình
Sao không biết chính mình
Sao không biết chính mình
Sẽ lâm vào cảnh ấy
Ðể phát tâm tu hành
Vẫn buông lung thói ác?
Giờ đây ngươi phải chịu
Hậu quả của ác nghiệp
Do chính ngươi đã làm
Do chính ngươi đã làm
Không phải do ai khác.
Diêm vương thẩm vấn xong
Người canh giữ địa ngục
Tra tấn kẻ làm ác
Những cực hình khốc liệt
Quăng vào Ðại địa ngục
Làm toàn bằng sắt nóng
Rồi địa ngục Phấn nị
Ðến địa ngục Than hừng
Qua địa ngục Rừng gai
Ðịa ngục Rừng lá gươm
Và địa ngục Sông vôi
Ðói ăn hoàn sắt nóng
Khát uống nước đồng sôi
Dù đau đớn dữ dội
Ðến chết đi sống lại
Sinh mạng vẫn kéo dài
Bao lâu chưa tiêu nghiệp
Ðiều này Phật thấy biết,
Không nghe từ một ai.
‘Ðối với bậc hiền trí
Ðược thiên sứ báo động [4]
Ðược thiên sứ báo động [4]
Không bao giờ phóng dật
Trong diệu pháp bậc thánh.
Thấy sợ trong chấp thủ
Trong hiện hữu sinh tử
Ðược giải thoát chấp thủ
Sinh tử được đoạn trừ
Ðược yên ổn khoái lạc
Ngay hiện tại tịch tịnh
Hết oán hận sợ hãi
Thoát đau đớn khổ sầu.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
130. Devadūtasuttaṃ
261. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā
sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā
bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ.
Bhagavā etadavoca : ''seyyathāpi, bhikkhave, dve agārā sadvārā [sandhidvārā
(ka.)], tattha cakkhumā puriso majjhe ṭhito passeyya manusse gehaṃ pavisantepi
nikkhamantepi anucaṅkamantepi anuvicarantepi evameva kho ahaṃ, bhikkhave,
dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passāmi cavamāne
upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe, sugate duggate yathākammūpage satte
pajānāmi : 'ime vata bhonto sattā kāyasucaritena samannāgatā vacīsucaritena
samannāgatā manosucaritena samannāgatā ariyānaṃ anupavādakā sammādiṭṭhikā sammādiṭṭhikammasamādānā te
kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapannā. Ime vā pana bhonto
sattā kāyasucaritena samannāgatā vacīsucaritena samannāgatā manosucaritena
samannāgatā ariyānaṃ anupavādakā sammādiṭṭhikā
sammādiṭṭhikammasamādānā te kāyassa bhedā paraṃ maraṇā manussesu upapannā. Ime
vata bhonto sattā kāyaduccaritena samannāgatā vacīduccaritena samannāgatā
manoduccaritena samannāgatā ariyānaṃ upavādakā micchādiṭṭhikā micchādiṭṭhikammasamādānā te kāyassa bhedā paraṃ maraṇā pettivisayaṃ
upapannā. Ime vā pana bhonto sattā kāyaduccaritena samannāgatā vacīduccaritena
samannāgatā manoduccaritena samannāgatā ariyānaṃ upavādakā micchādiṭṭhikā micchādiṭṭhikammasamādānā
te kāyassa bhedā paraṃ maraṇā tiracchānayoniṃ upapannā. Ime vā pana bhonto
sattā kāyaduccaritena samannāgatā vacīduccaritena samannāgatā manoduccaritena
samannāgatā ariyānaṃ upavādakā micchādiṭṭhikā micchādiṭṭhikammasamādānā te kāyassa
bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapannāti.
262. ''Tamenaṃ,
bhikkhave, nirayapālā nānābāhāsu gahetvā yamassa rañño dassenti : 'ayaṃ, deva,
puriso amatteyyo apetteyyo asāmañño abrāhmañño, na kule jeṭṭhāpacāyī.
Imassa devo daṇḍaṃ paṇetūti. Tamenaṃ,
bhikkhave, yamo rājā paṭhamaṃ devadūtaṃ samanuyuñjati samanugāhati
samanubhāsati : 'ambho purisa, na tvaṃ addasa manussesu paṭhamaṃ devadūtaṃ
pātubhūtanti? so evamāha : 'nāddasaṃ, bhanteti. ''Tamenaṃ, bhikkhave, yamo rājā
evamāha : 'ambho purisa, na tvaṃ addasa manussesu daharaṃ kumāraṃ mandaṃ
uttānaseyyakaṃ sake muttakarīse palipannaṃ semānanti? so evamāha : 'addasaṃ,
bhanteti. ''Tamenaṃ, bhikkhave, yamo rājā evamāha : 'ambho purisa, tassa te
viññussa sato mahallakassa na etadahosi
: ahampi khomhi jātidhammo, jātiṃ anatīto. Handāhaṃ kalyāṇaṃ karomi kāyena
vācāya manasāti? so evamāha : 'nāsakkhissaṃ, bhante, pamādassaṃ, bhanteti.
''Tamenaṃ , bhikkhave, yamo rājā evamāha : 'ambho purisa, pamādavatāya na kalyāṇamakāsi
kāyena vācāya manasā. Taggha tvaṃ, ambho purisa, tathā karissanti yathā taṃ
pamattaṃ. Taṃ kho pana te etaṃ pāpakammaṃ [pāpaṃ kammaṃ (sī. pī.)] neva mātarā
kataṃ na pitarā kataṃ na bhātarā kataṃ
na bhaginiyā kataṃ na mittāmaccehi kataṃ na ñātisālohitehi kataṃ na samaṇabrāhmaṇehi
kataṃ na devatāhi kataṃ, tayāvetaṃ pāpakammaṃ [pāpaṃ kammaṃ (sī. pī.)] kataṃ,
tvaññevetassa vipākaṃ paṭisaṃvedissasīti.
263. ''Tamenaṃ,
bhikkhave, yamo rājā paṭhamaṃ devadūtaṃ samanuyuñjitvā samanugāhitvā
samanubhāsitvā dutiyaṃ devadūtaṃ samanuyuñjati samanugāhati samanubhāsati :
'ambho purisa, na tvaṃ addasa manussesu dutiyaṃ devadūtaṃ pātubhūtanti? so
evamāha : 'nāddasaṃ, bhanteti. ''Tamenaṃ, bhikkhave, yamo rājā evamāha : 'ambho
purisa, na tvaṃ addasa manussesu itthiṃ vā purisaṃ vā ( ) [(āsītikaṃ vā nāvutikaṃ
vā vassasatikaṃ vā jātiyā) (ka. sī. syā. kaṃ. pī.) tikaṅguttarepi] jiṇṇaṃ
gopānasivaṅkaṃ bhoggaṃ daṇḍaparāyanaṃ pavedhamānaṃ gacchantaṃ āturaṃ
gatayobbanaṃ khaṇḍadantaṃ palitakesaṃ vilūnaṃ khalitasiraṃ [khalitaṃsiro (sī.),
khalitaṃsiraṃ (syā. kaṃ. pī.)] valinaṃ tilakāhatagattanti? so evamāha : 'addasaṃ,
bhanteti. ''Tamenaṃ , bhikkhave, yamo rājā evamāha : 'ambho purisa, tassa te
viññussa sato mahallakassa na etadahosi
: ahampi khomhi jarādhammo, jaraṃ anatīto. Handāhaṃ kalyāṇaṃ karomi kāyena vācāya
manasāti? so evamāha : 'nāsakkhissaṃ, bhante, pamādassaṃ, bhanteti. ''Tamenaṃ,
bhikkhave, yamo rājā evamāha : 'ambho purisa, pamādavatāya na kalyāṇamakāsi
kāyena vācāya manasā. Taggha tvaṃ, ambho purisa, tathā karissanti yathā taṃ
pamattaṃ. Taṃ kho pana te etaṃ pāpakammaṃ neva mātarā kataṃ na pitarā kataṃ na
bhātarā kataṃ na bhaginiyā kataṃ na mittāmaccehi kataṃ na ñātisālohitehi kataṃ
na samaṇabrāhmaṇehi kataṃ na devatāhi
kataṃ, tayāvetaṃ pāpakammaṃ kataṃ, tvaññevetassa vipākaṃ paṭisaṃvedissasīti.
264. ''Tamenaṃ,
bhikkhave, yamo rājā dutiyaṃ devadūtaṃ samanuyuñjitvā samanugāhitvā
samanubhāsitvā tatiyaṃ devadūtaṃ samanuyuñjati samanugāhati samanubhāsati :
'ambho purisa, na tvaṃ addasa manussesu
tatiyaṃ devadūtaṃ pātubhūtanti? so evamāha : 'nāddasaṃ, bhanteti. ''Tamenaṃ,
bhikkhave, yamo rājā evamāha : 'ambho purisa, na tvaṃ addasa manussesu itthiṃ
vā purisaṃ vā ābādhikaṃ dukkhitaṃ bāḷhagilānaṃ sake muttakarīse palipannaṃ
semānaṃ aññehi vuṭṭhāpiyamānaṃ aññehi saṃvesiyamānanti? so evamāha : 'addasaṃ,
bhanteti. ''Tamenaṃ, bhikkhave, yamo rājā evamāha : 'ambho purisa, tassa te
viññussa sato mahallakassa na etadahosi : ahampi khomhi byādhidhammo , byādhiṃ
anatīto. Handāhaṃ kalyāṇaṃ karomi kāyena vācāya manasāti? so evamāha :
'nāsakkhissaṃ, bhante, pamādassaṃ, bhanteti. ''Tamenaṃ, bhikkhave, yamo rājā
evamāha : 'ambho purisa, pamādavatāya na kalyāṇamakāsi kāyena vācāya manasā.
Taggha tvaṃ, ambho purisa, tathā karissanti yathā taṃ pamattaṃ. Taṃ kho pana te
etaṃ pāpakammaṃ neva mātarā kataṃ na pitarā kataṃ na bhātarā kataṃ na bhaginiyā kataṃ na mittāmaccehi kataṃ na
ñātisālohitehi kataṃ na samaṇabrāhmaṇehi kataṃ na devatāhi kataṃ, tayāvetaṃ
pāpakammaṃ kataṃ, tvaññevetassa vipākaṃ paṭisaṃvedissasīti.
265. ''Tamenaṃ,
bhikkhave, yamo rājā tatiyaṃ devadūtaṃ samanuyuñjitvā samanugāhitvā
samanubhāsitvā catutthaṃ devadūtaṃ samanuyuñjati samanugāhati samanubhāsati :
'ambho purisa, na tvaṃ addasa manussesu catutthaṃ devadūtaṃ pātubhūtanti? so
evamāha : 'nāddasaṃ, bhanteti. ''Tamenaṃ, bhikkhave, yamo rājā evamāha : 'ambho
purisa, na tvaṃ addasa manussesu rājāno coraṃ āgucāriṃ gahetvā vividhā
kammakāraṇā kārente : kasāhipi tāḷente vettehipi tāḷente addhadaṇḍakehipi tāḷente
hatthampi chindante pādampi chindante hatthapādampi chindante kaṇṇampi
chindante nāsampi chindante kaṇṇanāsampi
chindante bilaṅgathālikampi karonte saṅkhamuṇḍikampi karonte rāhumukhampi
karonte jotimālikampi karonte hatthapajjotikampi karonte erakavattikampi karonte cīrakavāsikampi
karonte eṇeyyakampi karonte baḷisamaṃsikampi karonte kahāpaṇikampi karonte
khārāpatacchikampi karonte palighaparivattikampi karonte palālapīṭhakampi
karonte tattenapi telena osiñcante sunakhehipi khādāpente jīvantampi sūle
uttāsente asināpi sīsaṃ chindanteti? so evamāha : 'addasaṃ, bhanteti. ''Tamenaṃ,
bhikkhave, yamo rājā evamāha : 'ambho purisa, tassa te viññussa sato
mahallakassa na etadahosi : ye kira, bho, pāpakāni kammāni karonti te diṭṭheva
dhamme evarūpā vividhā kammakāraṇā karīyanti, kimaṅgaṃ [kimaṅga (sī. pī.)] pana
parattha ! handāhaṃ kalyāṇaṃ karomi kāyena vācāya manasāti? so evamāha :
'nāsakkhissaṃ, bhante, pamādassaṃ, bhanteti. ''Tamenaṃ, bhikkhave, yamo rājā
evamāha : 'ambho purisa, pamādavatāya na kalyāṇamakāsi kāyena vācāya manasā.
Taggha tvaṃ, ambho purisa, tathā karissanti yathā taṃ pamattaṃ. Taṃ kho pana te
etaṃ pāpakammaṃ neva mātarā kataṃ na pitarā kataṃ na bhātarā kataṃ na bhaginiyā
kataṃ na mittāmaccehi kataṃ na ñātisālohitehi kataṃ na samaṇabrāhmaṇehi kataṃ na devatāhi kataṃ, tayāvetaṃ pāpakammaṃ kataṃ,
tvaññevetassa vipākaṃ paṭisaṃvedissasīti.
266. ''Tamenaṃ,
bhikkhave, yamo rājā catutthaṃ devadūtaṃ samanuyuñjitvā samanugāhitvā
samanubhāsitvā pañcamaṃ devadūtaṃ samanuyuñjati
samanugāhati samanubhāsati : 'ambho purisa, na tvaṃ addasa manussesu
pañcamaṃ devadūtaṃ pātubhūtanti? so evamāha : 'nāddasaṃ, bhanteti. ''Tamenaṃ,
bhikkhave, yamo rājā evamāha : 'ambho purisa, na tvaṃ addasa manussesu itthiṃ
vā purisaṃ vā ekāhamataṃ vā dvīhamataṃ vā tīhamataṃ vā uddhumātakaṃ vinīlakaṃ
vipubbakajātanti? so evamāha : 'addasaṃ, bhanteti. ''Tamenaṃ , bhikkhave, yamo
rājā evamāha : 'ambho purisa, tassa te viññussa sato mahallakassa na etadahosi
: ahampi khomhi maraṇadhammo, maraṇaṃ anatīto. Handāhaṃ kalyāṇaṃ karomi kāyena
vācāya manasāti? so evamāha : 'nāsakkhissaṃ, bhante, pamādassaṃ, bhanteti.
''Tamenaṃ, bhikkhave, yamo rājā evamāha : 'ambho
purisa, pamādavatāya na kalyāṇamakāsi kāyena vācāya manasā. Taggha tvaṃ, ambho
purisa, tathā karissanti yathā taṃ pamattaṃ. Taṃ kho pana te etaṃ pāpakammaṃ
neva mātarā kataṃ na pitarā kataṃ na bhātarā kataṃ na bhaginiyā kataṃ na mittāmaccehi
kataṃ na ñātisālohitehi kataṃ na samaṇabrāhmaṇehi kataṃ na devatāhi kataṃ,
tayāvetaṃ pāpakammaṃ kataṃ, tvaññevetassa vipākaṃ paṭisaṃvedissasīti.
267. ''Tamenaṃ,
bhikkhave, yamo rājā pañcamaṃ devadūtaṃ samanuyuñjitvā samanugāhitvā
samanubhāsitvā tuṇhī hoti. Tamenaṃ, bhikkhave, nirayapālā pañcavidhabandhanaṃ nāma kammakāraṇaṃ karonti : tattaṃ ayokhilaṃ
hatthe gamenti, tattaṃ ayokhilaṃ dutiye
hatthe gamenti, tattaṃ ayokhilaṃ pāde gamenti, tattaṃ ayokhilaṃ dutiye
pāde gamenti, tattaṃ ayokhilaṃ majjheurasmiṃ
gamenti. So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva
kālaṃ karoti yāva na taṃ pāpakammaṃ byantīhoti. Tamenaṃ, bhikkhave, nirayapālā
saṃvesetvā kuṭhārīhi tacchanti - pe - tamenaṃ, bhikkhave, nirayapālā uddhaṃpādaṃ
adhosiraṃ gahetvā vāsīhi tacchanti - pe - tamenaṃ, bhikkhave, nirayapālā rathe
yojetvā ādittāya pathaviyā sampajjalitāya sajotibhūtāya sārentipi,
paccāsārentipi - pe - tamenaṃ, bhikkhave, nirayapālā mahantaṃ aṅgārapabbataṃ
ādittaṃ sampajjalitaṃ sajotibhūtaṃ āropentipi oropentipi - pe - tamenaṃ,
bhikkhave, nirayapālā uddhaṃpādaṃ adhosiraṃ gahetvā tattāya lohakumbhiyā
pakkhipanti ādittāya sampajjalitāya sajotibhūtāya. So tattha pheṇuddehakaṃ
paccati. So tattha pheṇuddehakaṃ paccamāno sakimpi uddhaṃ gacchati, sakimpi
adho gacchati, sakimpi tiriyaṃ gacchati. So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā
vedanā vedeti, na ca tāva kālaṅkaroti yāva na taṃ pāpakammaṃ byantīhoti. Tamenaṃ,
bhikkhave, nirayapālā mahāniraye pakkhipanti. So kho pana, bhikkhave,
mahānirayo :
''Catukkaṇṇo
catudvāro, vibhatto bhāgaso mito.
Ayopākārapariyanto, ayasā paṭikujjito..
''Tassa ayomayā bhūmi, jalitā tejasāyutā.
Samantā yojanasataṃ, pharitvā tiṭṭhati sabbadā ..
268. ''Tassa kho pana,
bhikkhave, mahānirayassa puratthimāya bhittiyā acci uṭṭhahitvā pacchimāya
bhittiyā paṭihaññati, pacchimāya bhittiyā acci uṭṭhahitvā puratthimāya
bhittiyā paṭihaññati, uttarāya bhittiyā
acci uṭṭhahitvā dakkhiṇāya bhittiyā paṭihaññati, dakkhiṇāya bhittiyā acci uṭṭhahitvā
uttarāya bhittiyā paṭihaññati, heṭṭhā acci uṭṭhahitvā upari paṭihaññati,
uparito acci uṭṭhahitvā heṭṭhā paṭihaññati. So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā
vedanā vedeti, na ca tāva kālaṅkaroti yāva na taṃ pāpakammaṃ byantīhoti.
''Hoti kho so, bhikkhave, samayo yaṃ
kadāci karahaci dīghassa addhuno accayena tassa mahānirayassa puratthimaṃ dvāraṃ
apāpurīyati [avāpurīyati (sī.)]. So tattha sīghena javena dhāvati. Tassa
sīghena javena dhāvato chavimpi ḍayhati, cammampi ḍayhati, maṃsampi ḍayhati,
nhārumpi ḍayhati, aṭṭhīnipi sampadhūpāyanti, ubbhataṃ tādisameva hoti. Yato ca
kho so, bhikkhave, bahusampatto hoti, atha taṃ dvāraṃ pidhīyati [pithīyati (sī.
syā. kaṃ. pī.)]. So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva
kālaṅkaroti yāva na taṃ pāpakammaṃ byantīhoti. ''Hoti kho so, bhikkhave, samayo
yaṃ kadāci karahaci dīghassa addhuno accayena tassa mahānirayassa pacchimaṃ
dvāraṃ apāpurīyati - pe - uttaraṃ dvāraṃ apāpurīyati - pe - dakkhiṇaṃ dvāraṃ
apāpurīyati . So tattha sīghena javena dhāvati. Tassa sīghena javena dhāvato
chavimpi ḍayhati, cammampi ḍayhati, maṃsampi ḍayhati, nhārumpi ḍayhati, aṭṭhīnipi
sampadhūpāyanti, ubbhataṃ tādisameva hoti. Yato ca kho so, bhikkhave,
bahusampatto hoti, atha taṃ dvāraṃ pidhīyati. So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā
vedanā vedeti, na ca tāva kālaṅkaroti yāva na taṃ pāpakammaṃ byantīhoti.
''Hoti kho so,
bhikkhave, samayo yaṃ kadāci karahaci dīghassa addhuno accayena tassa
mahānirayassa puratthimaṃ dvāraṃ apāpurīyati. So tattha sīghena javena dhāvati.
Tassa sīghena javena dhāvato chavimpi ḍayhati, cammampi ḍayhati, maṃsampi ḍayhati,
nhārumpi ḍayhati, aṭṭhīnipi sampadhūpāyanti, ubbhataṃ tādisameva hoti. So tena
dvārena nikkhamati.
269. ''Tassa kho pana,
bhikkhave, mahānirayassa samanantarā
sahitameva mahanto gūthanirayo. So tattha patati. Tasmiṃ kho pana,
bhikkhave, gūthaniraye sūcimukhā pāṇā chaviṃ chindanti, chaviṃ chetvā cammaṃ
chindanti, cammaṃ chetvā maṃsaṃ chindanti, maṃsaṃ chetvā nhāruṃ chindanti,
nhāruṃ chetvā aṭṭhiṃ chindanti, aṭṭhiṃ chetvā aṭṭhimiñjaṃ khādanti. So tattha
dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṅkaroti yāva na taṃ
pāpakammaṃ byantīhoti. ''Tassa kho pana,
bhikkhave, gūthanirayassa samanantarā sahitameva mahanto kukkulanirayo. So tattha patati. So tattha
dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṅkaroti yāva na taṃ
pāpakammaṃ byantīhoti. ''Tassa kho pana, bhikkhave, kukkulanirayassa
samanantarā sahitameva mahantaṃ simbalivanaṃ uddhaṃ [uccaṃ (syā. kaṃ.), ubbhato
(ka.)] yojanamuggataṃ soḷasaṅgulakaṇṭakaṃ [soḷasaṅgulakaṇḍakaṃ (sī.)] ādittaṃ
sampajjalitaṃ sajotibhūtaṃ. Tattha āropentipi oropentipi. So tattha dukkhā
tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṅkaroti yāva na taṃ pāpakammaṃ
byantīhoti. ''Tassa kho pana, bhikkhave, simbalivanassa samanantarā sahitameva
mahantaṃ asipattavanaṃ. So tattha pavisati. Tassa vāteritāni pattāni patitāni
hatthampi chindanti, pādampi chindanti, hatthapādampi chindanti, kaṇṇampi
chindanti, nāsampi chindanti, kaṇṇanāsampi chindanti. So tattha dukkhā tibbā
kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṅkaroti yāva na taṃ pāpakammaṃ
byantīhoti. ''Tassa kho pana, bhikkhave, asipattavanassa samanantarā sahitameva
mahatī khārodakā nadī [khārodikā nadī (sī.)]. So tattha patati. So tattha
anusotampi vuyhati , paṭisotampi vuyhati, anusotapaṭisotampi vuyhati. So tattha
dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṅkaroti yāva na taṃ
pāpakammaṃ byantīhoti.
270. ''Tamenaṃ,
bhikkhave, nirayapālā balisena uddharitvā
thale patiṭṭhāpetvā evamāhaṃsu :
'ambho purisa, kiṃ icchasīti? so evamāha : 'jighacchitosmi, bhanteti. Tamenaṃ,
bhikkhave, nirayapālā tattena ayosaṅkunā mukhaṃ vivaritvā ādittena
sampajjalitena sajotibhūtena tattaṃ lohaguḷaṃ mukhe pakkhipanti ādittaṃ
sampajjalitaṃ sajotibhūtaṃ. So tassa [taṃ tassa (ka.), tassa (sī. pī.)] oṭṭhampi
dahati [ḍayhati (sī. syā. kaṃ. pī.)], mukhampi dahati, kaṇṭhampi dahati, urampi
[udarampi (sī. syā. kaṃ.)] dahati, antampi antaguṇampi ādāya adhobhāgā
nikkhamati. So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti, na ca tāva kālaṅkaroti
yāva na taṃ pāpakammaṃ byantīhoti. ''Tamenaṃ , bhikkhave, nirayapālā evamāhaṃsu
: 'ambho purisa, kiṃ icchasīti? so evamāha : 'pipāsitosmi, bhanteti. Tamenaṃ,
bhikkhave, nirayapālā tattena ayosaṅkunā mukhaṃ vivaritvā ādittena
sampajjalitena sajotibhūtena tattaṃ tambalohaṃ mukhe āsiñcanti ādittaṃ
sampajjalitaṃ sajotibhūtaṃ. Taṃ tassa [ettha pana pāṭhabhedo natthi] oṭṭhampi
dahati, mukhampi dahati, kaṇṭhampi dahati, urampi dahati, antampi antaguṇampi
ādāya adhobhāgā nikkhamati. So tattha dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedeti,
na ca tāva kālaṅkaroti, yāva na taṃ pāpakammaṃ byantīhoti. Tamenaṃ, bhikkhave,
nirayapālā puna mahāniraye pakkhipanti. ''Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, yamassa rañño
etadahosi : 'ye kira , bho, loke pāpakāni akusalāni kammāni karonti te evarūpā
vividhā kammakāraṇā karīyanti. Aho vatāhaṃ manussattaṃ labheyyaṃ. Tathāgato ca
loke uppajjeyya arahaṃ sammāsambuddho. Tañcāhaṃ bhagavantaṃ payirupāseyyaṃ. So
ca me Bhagavā dhammaṃ deseyya. Tassa cāhaṃ bhagavato dhammaṃ
ājāneyyanti. Taṃ kho panāhaṃ, bhikkhave, nāññassa samaṇassa vā brāhmaṇassa vā
sutvā vadāmi, api ca yadeva sāmaṃ ñātaṃ sāmaṃ diṭṭhaṃ sāmaṃ viditaṃ tadevāhaṃ
vadāmīti.
271. Idamavoca Bhagavā. Idaṃ vatvāna [idaṃ vatvā (sī.
pī.) evamīdisesu ṭhānesu] sugato athāparaṃ etadavoca satthā :
''Coditā devadūtehi, ye pamajjanti māṇavā.
Te dīgharattaṃ socanti, hīnakāyūpagā narā..
''Ye ca kho devadūtehi, santo sappurisā idha.
Coditā nappamajjanti, ariyadhamme kudācanaṃ..
''Upādāne bhayaṃ disvā, jātimaraṇasambhave.
Anupādā vimuccanti, jātimaraṇasaṅkhaye..
''Te
khemappattā sukhino, diṭṭhadhammābhinibbutā.
Sabbaverabhayātītā, sabbadukkhaṃ [sabbadukkhā (ka.)]
upaccagunti..
Devadūtasuttaṃ niṭṭhitaṃ dasamaṃ.
Suññatavaggo niṭṭhito tatiyo.
Tassuddānaṃ :
Dvidhāva suññatā hoti, abbhutadhammabākulaṃ.
Aciravatabhūmijanāmo, anuruddhupakkilesaṃ.
Bālapaṇḍito devadūtañca te dasāti.
-ooOoo-
130. Devadūtasuttavaṇṇanā
261. Evaṃ me sutanti
devadūtasuttaṃ. Tattha dve agārātiādi assapurasutte vitthāritameva.
262. Nirayaṃ upapannāti
bhagavā katthaci nirayato paṭṭhāya desanaṃ devalokena osāpeti, katthaci
devalokato paṭṭhāya nirayena osāpeti. Sace saggasampattiṃ vitthāretvā
kathetukāmo hoti, nirayadukkhaṃ ekadesato katheti, tiracchānayonidukkhaṃ
pettivisayadukkhaṃ manussalokasampattiṃ ekadesato katheti, saggasampattimeva
vitthāreti. Sace nirayadukkhaṃ vitthāretvā kathetukāmo hoti,
devalokamanussalokesu sampattiṃ tiracchānayonipettivisayesu ca dukkhaṃ
ekadesato katheti, nirayadukkhameva vitthāreti. So imasmiṃ sutte nirayadukkhaṃ
vitthāretukāmo, tasmā devalokato paṭṭhāya desanaṃ nirayena osāpeti.
Devalokamanussalokasampattiyo tiracchānayonipettivisayadukkhāni ca ekadesato
kathetvā nirayadukkhameva vitthārena kathetuṃ tamenaṃ, bhikkhave, nirayapālātiādimāha.
Tattha ekacce therā ‘‘nirayapālā nāma natthi,
yantarūpaṃ viya kammameva kāraṇaṃ kāretī’’ti vadanti. Tesaṃ taṃ ‘‘atthi niraye
nirayapālāti, āmantā, atthi ca kāraṇikā’’tiādinā nayena abhidhamme (kathā. 866)
paṭisedhitameva. Yathā hi manussaloke kammakāraṇakārakā atthi, evameva niraye
nirayapālā atthīti. Yamassa raññoti yamarājā nāma vemānikapetarājā,
ekasmiṃ kāle dibbavimāne dibbakapparukkhadibbauyyānadibbanāṭakādisampattiṃ
anubhavati, ekasmiṃ kāle kammavipākaṃ, dhammiko rājā. Na cesa ekova hoti,
catūsu pana dvāresu cattāro janā honti. Nāddasanti attano santike
pesitassa kassaci devadūtassa abhāvaṃ sandhāya evaṃ vadati. Atha naṃ yamo
‘‘nāyaṃ bhāsitassa atthaṃ sallakkhetī’’ti ñatvā sallakkhāpetukāmo ambhotiādimāha.
Jātidhammoti jātisabhāvo, aparimutto
jātiyā, jāti nāma mayhaṃ abbhantareyeva atthīti. Parato jarādhammotiādīsupi
eseva nayo.
263. Paṭhamaṃ devadūtaṃ
samanuyuñjitvāti ettha daharakumāro atthato evaṃ vadati nāma ‘‘passatha,
bho, mayhampi tumhākaṃ viya hatthapādā atthi, sake panamhi muttakarīse
palipanno, attano dhammatāya uṭṭhahitvā nhāyituṃ na sakkomi, ahaṃ kiliṭṭhagattomhi,
nhāpetha manti vattumpi na sakkomi, jātitomhi aparimuttatāya ediso jāto. Na kho
panāhameva, tumhepi jātito aparimuttāva. Yatheva hi mayhaṃ, evaṃ tumhākampi jāti
āgamissati, iti tassā pure āgamanāva kalyāṇaṃ karothā’’ti. Tenesa devadūto nāma
jāto, vacanattho pana maghadevasutte vuttova.
Dutiyaṃ devadūtanti
etthāpi jarājiṇṇasatto atthato evaṃ vadati nāma – ‘‘passatha, bho, ahampi tumhe
viya taruṇo ahosiṃ ūrubalabāhubalajavanasampanno, tassa me tā
balajavanasampattiyo antarahitā, vijjamānāpi me hatthapādā hatthapādakiccaṃ na
karonti, jarāyamhi aparimuttatāya ediso jāto. Na kho panāhameva, tumhepi jarāya
aparimuttāva. Yatheva hi mayhaṃ, evaṃ tumhākampi jarā āgamissati, iti tassā
pure āgamanāva kalyāṇaṃ karothā’’ti. Tenesa devadūto nāma jāto.
Tatiyaṃ devadūtanti etthāpi
gilānasatto atthato eva vadati nāma – ‘‘passatha, bho, ahampi tumhe viya nirogo
ahosiṃ, somhi etarahi byādhinā abhihato sake muttakarīse palipanno, uṭṭhātumpi
na sakkomi, vijjamānāpi me hatthapādā hatthapādakiccaṃ na karonti, byādhitomhi
aparimuttatāya ediso jāto. Na kho panāhameva, tumhepi byādhito aparimuttāva.
Yatheva hi mayhaṃ, evaṃ tumhākaṃ byādhi āgamissati, iti tassa pure āgamanāva
kalyāṇaṃ karothā’’ti. Tenesa devadūto nāma jāto.
265. Catutthaṃ devadūtanti
ettha pana kammakāraṇā vā devadūtāti kātabbā kammakāraṇikā vā. Tattha pana
kammakāraṇapakkhe bāttiṃsa tāva kammakāraṇā atthato evaṃ vadanti nāma – ‘‘mayaṃ
nibbattamānā na rukkhe vā pāsāṇe vā nibbattāma, tumhādisānaṃ sarīre nibbattāma,
iti amhākaṃ pure nibbattitova kalyāṇaṃ karothā’’ti. Tenete devadūtā nāma jātā.
Kammakāraṇikāpi atthato evaṃ vadanti nāma – ‘‘mayaṃ dvattiṃsa kammakāraṇā
karontā na rukkhādīsu karoma, tumhādisesu sattesuyeva karoma, iti amhākaṃ
tumhesu pure kammakāraṇākaraṇatova kalyāṇaṃ karothā’’ti. Tenetepi devadūtā nāma
jātā.
266. Pañcamaṃ devadūtanti
ettha matakasatto atthato evaṃ vadati nāma – ‘‘passatha bho maṃ āmakasusāne chaḍḍitaṃ
uddhumātakādibhāvaṃ pattaṃ, maraṇatomhi aparimuttatāya ediso jāto. Na kho
panāhameva, tumhepi maraṇato aparimuttāva. Yatheva hi mayhaṃ, evaṃ tumhākampi
maraṇaṃ āgamissati, iti tassa pure āgamanāva kalyāṇaṃ karothā’’ti. Tenesa
devadūto nāma jāto.
Imaṃ pana devadūtānuyogaṃ ko labhati, ko na labhatīti?
Yena tāva bahuṃ pāpaṃ kataṃ, so gantvā niraye nibbattatiyeva. Yena pana parittaṃ
pāpakammaṃ kataṃ, so labhati. Yathā hi sabhaṇḍaṃ coraṃ gahetvā kattabbameva
karonti, na vinicchinanti. Anuvijjitvā gahitaṃ pana vinicchayaṭṭhānaṃ nayanti,
so vinicchayaṃ labhati. Evaṃsampadametaṃ. Parittapāpakammā hi attano
dhammatāyapi saranti, sāriyamānāpi saranti.
Tattha dīghajayantadamiḷo nāma attano dhammatāya sari.
So kira damiḷo sumanagirivihāre ākāsacetiyaṃ rattapaṭena pūjesi. Atha niraye
ussadasāmante nibbatto aggijālasaddaṃ sutvāva attano pūjitapaṭaṃ anussari, so
gantvā sagge nibbatto. Aparopi puttassa daharabhikkhuno khalisāṭakaṃ dento
pādamūle ṭhapesi, maraṇakālamhi paṭapaṭāti sadde nimittaṃ gaṇhi, sopi
ussadasāmante nibbatto jālasaddena taṃ sāṭakaṃ anussaritvā sagge nibbatto. Evaṃ
tāva attano dhammatāya kusalaṃ kammaṃ saritvā sagge nibbattatīti.
Attano dhammatāya asarante pana pañca devadūte
pucchati. Tattha koci paṭhamena devadūtena sarati, koci dutiyādīhi. Yo pana
pañcahipi na sarati, taṃ yamo rājā sayaṃ sāreti. Eko kira amacco
sumanapupphakumbhena mahācetiyaṃ pūjetvā yamassa pattiṃ adāsi, taṃ
akusalakammena niraye nibbattaṃ yamassa santikaṃ nayiṃsu. Tasmiṃ pañcahipi
devadūtehi kusale asarante yamo sayaṃ olokento disvā – ‘‘nanu tvaṃ mahācetiyaṃ
sumanapupphakumbhena pūjetvā mayhaṃ pattiṃ adāsī’’ti sāresi, so tasmiṃ kāle
saritvā devalokaṃ gato. Yamo pana sayaṃ oloketvāpi apassanto – ‘‘mahādukkhaṃ
nāma anubhavissati ayaṃ satto’’ti tuṇhī hoti.
267. Mahānirayeti
avīcimahānirayamhi. Kiṃ panassa pamāṇaṃ? Abbhantaraṃ āyāmena ca vitthārena ca
yojanasataṃ hoti. Lohapathavī lohachadanaṃ ekekā ca bhitti navanavayojanikā
hoti. Puratthimāya bhittiyā acci uṭṭhitā pacchimaṃ bhittiṃ gahetvā taṃ
vinivijjhitvā parato yojanasataṃ gacchati. Sesadisāsupi eseva nayo. Iti jālapariyantavasena
āyāmavitthārato aṭṭhārasayojanādhikāni tīṇi yojanasatāni, parikkhepato pana
navayojanasatāni catupaṇṇāsayojanāni, samantā pana ussadehi saddhiṃ
dasayojanasahassaṃ hoti.
268. Ubbhataṃ tādisameva
hotīti ettha akkantapadaṃ yāva aṭṭhito daḷhaṃ uddharitumeva na sakkā. Ayaṃ
panettha attho – heṭṭhato paṭṭhāya ḍayhati, uparito paṭṭhāya jhāyati, iti
akkamanakāle ḍayhamānaṃ paññāyati, uddharaṇakāle tādisameva, tasmā evaṃ vuttaṃ.
Bahusampattoti bahūni vassasatavassasahassāni sampatto.
Kasmā panesa narako avīcīti saṅkhaṃ gatoti. Vīci nāma
antaraṃ vuccati, tattha ca aggijālānaṃ vā sattānaṃ vā dukkhassa vā antaraṃ
natthi. Tasmā so avīcīti saṅkhaṃ gatoti. Tassa hi puratthimabhittito jālā uṭṭhitā
saṃsibbamānā yojanasataṃ gantvā pacchimabhittiṃ vinivijjhitvā parato yojanasataṃ
gacchati. Sesadisāsupi eseva nayo.
Imesaṃ channaṃ jālānaṃ majjhe nibbatto devadatto,
tassa yojanasatappamāṇo attabhāvo, dve pādā yāva gopphakā lohapathaviṃ paviṭṭhā,
dve hatthā yāva maṇibandhā lohabhittiyo paviṭṭhā, sīsaṃ yāva bhamukaṭṭhito
lohachadane paviṭṭhaṃ, adhobhāgena ekaṃ lohasūlaṃ pavisitvā kāyaṃ vinivijjhantaṃ
chadane paviṭṭhaṃ, pācīnabhittito nikkhantasūlaṃ hadayaṃ vinivijjhitvā
pacchimabhittiṃ paviṭṭhaṃ, uttarabhittito nikkhantasūlaṃ phāsukā vinivijjhitvā
dakkhiṇabhittiṃ paviṭṭhaṃ. Niccale tathāgatamhi aparaddhattā niccalova hutvā
paccatīti kammasarikkhatāya ediso jāto. Evaṃ jālānaṃ nirantaratāya avīci nāma.
Abbhantare panassa yojanasatike ṭhāne nāḷiyaṃ koṭṭetvā
pūritapiṭṭhaṃ viya sattā nirantarā, ‘‘imasmiṃ ṭhāne satto atthi, imasmiṃ
natthī’’ti na vattabbaṃ, gacchantānaṃ ṭhitānaṃ nisinnānaṃ nipannānaṃ anto
natthi, gacchante vā ṭhite vā nisinne vā nipanne vā aññamaññaṃ na bādhanti. Evaṃ
sattānaṃ nirantaratāya avīci.
Kāyadvāre pana cha upekkhāsahagatāni cittāni
uppajjanti, ekaṃ dukkhasahagataṃ. Evaṃ santepi yathā jivhagge cha madhubindūni ṭhapetvā
ekasmiṃ tambalohabindumhi ṭhapite anudahanabalavatāya tadeva paññāyati, itarāni
abbohārikāni honti, evaṃ anudahanabalavatāya dukkhamevettha nirantaraṃ, itarāni
abbohārikānīti. Evaṃ dukkhassa nirantaratāya avīci.
269. Mahantoti
yojanasatiko. So tattha patatīti eko pādo mahāniraye hoti, eko
gūthaniraye nipatati. Sūcimukhāti sūcisadisamukhā, te hatthigīvappamāṇā
ekadoṇikanāvāppamāṇā vā honti.
Kukkulanirayoti yojanasatappamāṇova
anto kūṭāgāramattavitaccitaaṅgārapuṇṇo ādittachārikanirayo, yattha patitapatitā
kudrūsakarāsimhi khittaphālavāsisilādīni viya heṭṭhimatalameva gaṇhanti.
Āropentīti ayadaṇḍehi pothentā
āropenti. Tesaṃ ārohanakāle te kaṇṭakā adhomukhā honti, orohanakāle uddhaṃmukhā.
Vāteritānīti kammamayena vātena
calitāni. Hatthampi chindantīti phalake maṃsaṃ viya koṭṭayamānāni
chindanti. Sace uṭṭhāya palāyati, ayopākāro samuṭṭhahitvā parikkhipati, heṭṭhā
khuradhārā samuṭṭhāti.
Khārodakā nadīti vetaraṇī nāma
tambalohanadī. Tattha ayomayāni kharavālika-pokkharapattāni, heṭṭhā khuradhārā
ubhosu tīresu vettalatā ca kusatiṇāni ca. So tattha dukkhā tibbā kharāti
so tattha uddhañca adho ca vuyhamāno pokkharapattesu chijjati. Siṅghāṭakasaṇṭhānāya
kharavālikāya kaṇṭakehi vijjhiyati, khuradhārāhi phāliyati, ubhosu tīresu
kusatiṇehi vilekhati, vettalatāhi ākaḍḍhiyati, tikkhasattīhi phāliyati.
270. Tattena ayosaṅkunāti
tena jigacchitomhīti vutte mahantaṃ lohapacchiṃ lohaguḷānaṃ pūretvā taṃ
upagacchanti, so lohaguḷabhāvaṃ ñatvā dante samphuseti, athassa te tattena
ayosaṅkunā mukhaṃ vivaranti, tambalohadhārehi mahantena lohakaṭāhena tambalohaṃ
upanetvā evamevaṃ karonti. Puna mahānirayeti evaṃ pañcavidhabandhanato
paṭṭhāya yāva tambalohapānā tambalohapānato paṭṭhāya puna
pañcavidhabandhanādīni kāretvā mahāniraye pakkhipanti. Tattha koci
pañcavidhabandhaneneva muccati, koci dutiyena, koci tatiyena, koci
tambalohapānena muccati, kamme pana aparikkhīṇe puna mahāniraye pakkhipanti.
Idaṃ pana suttaṃ gaṇhanto eko daharabhikkhu, –
‘‘bhante, ettakaṃ dukkhamanubhavitasattaṃ punapi mahāniraye pakkhipantī’’ti
āha. Āma, āvuso, kamme aparikkhīṇe punappunaṃ evaṃ karontīti. Tiṭṭhatu, bhante,
uddeso, kammaṭṭhānameva kathethāti kammaṭṭhānaṃ kathāpetvā sotāpanno hutvā
āgamma uddesaṃ aggahesi. Aññesampi imasmiṃ padese uddesaṃ ṭhapetvā arahattaṃ
pattānaṃ gaṇanā natthi. Sabbabuddhānañcetaṃ suttaṃ avijahitameva hoti.
271. Hīnakāyūpagāti
hīnakāyaṃ upagatā hutvā. Upādāneti taṇhādiṭṭhigahaṇe. Jātimaraṇasambhaveti
jātiyā ca maraṇassa ca kāraṇabhūte. Anupādāti catūhi upādānehi
anupādiyitvā. Jātimaraṇasaṅkhayeti jātimaraṇasaṅkhayasaṅkhāte nibbāne
vimuccanti.
Diṭṭhadhammābhinibbutāti
diṭṭhadhamme imasmiṃyeva attabhāve sabbakilesanibbānena nibbutā. Sabbadukkhaṃ
upaccagunti sabbadukkhātikkantā nāma honti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Devadūtasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.
Tatiyavaggavaṇṇanā niṭṭhitā.
-ooOoo-
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Thuật ngữ niraya dịch là “địa ngục” có chính xác chăng? - TT Pháp Đăng & TT Giác Đẳng
Thảo luận 2. Phải chăng theo bài kinh nầy thiên sứ chỉ cho những hiện tượng sanh, già, đau, chết?và Diêm vương là là chúng sanh có thật? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Xin có vài điểm so sánh giữa hai hình ảnh thiên sứ trong Phật Pháp và thiên sứ trong thần học Ki tô giáo - ĐĐ Nguyên Thông
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment