Tuesday, May 26, 2020

Bài học. Thứ Ba, ngày 26 tháng 5, 2020

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Pháp Đăng

GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  26/5/2020 


135. Tiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt
(Cùḷakammavibhaṅga Sutta) 

Chữ kammavibhaṅga nghĩa là phân tích về nghiệp. Bài kinh tiếp theo, kinh số 136, cũng phân tích về nghiệp nhưng dài hơn, do vậy bài nầy gọi là tiểu kinh. Quả của nghiệp vốn khó có thể nói đủ và nói hết. Nhưng một số điểm căn bản của nhân quả có thể giản lược như nội dung của bài kinh nầy. Subha là con của bà la môn Todeyya  nhờ Đức Phật mà biết được cảnh giới tái sanh của cha mình (…). Trong kinh nầy Subha đã bạch hỏi Đức Thế Gian Giải về nguyên nhân tại sao có người sống lâu, kẻ chết yểu; có người khoẻ mạnh, kẻ ương yếu; có người đẹp, kẻ xấu ; có người sang, kẻ hèn; có người giàu, kẻ nghèo; có người thông minh, kẻ thiểu trí.

1134. Hạnh nghiệp tạo nên sự dị biệt giữa con người với con người

Thanh niên Subha đến diện kiến Đức Thế Tôn và bạch hỏi nguyên nhân về sự bất bình đẳng trong xã hội loài người. Đức Phật dạy chính hạnh nghiệp tạo nên sự dị biệt:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ) Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Rồi thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh niên Subha Todeyyaputta bạch Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì giữa loài Người với nhau, khi họ là loài Người, lại thấy có người liệt, có người ưu?

Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi thấy có người đoản thọ, có người trường thọ; chúng tôi thấy có người nhiều bệnh, có người ít bệnh; chúng tôi thấy có người xấu sắc, có người đẹp sắc; chúng tôi thấy có người quyền thế nhỏ, có người quyền thế lớn; chúng tôi thấy có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn; chúng tôi thấy có người thuộc gia đình hạ liệt, có người thuộc gia đình cao quý; chúng tôi thấy có người trí tuệ yếu kém, có người có đầy đủ trí tuệ.

Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, giữa loài Người với nhau, khi họ là loài Người, lại thấy có người liệt, có người ưu?

-- Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu.


1135. Sự tương xứng giữa nhân và quả

Mặc dù quả của nghiệp vốn bất khả tư nghì (…) nhưng những tương ưng nhân quả có thể được nêu ra với những nét chính yếu:


-- Tôi không hiểu nghĩa một cách rộng rãi điều mà Tôn giả Gotama nói một cách vắn tắt, không có giải nghĩa rộng rãi. Lành thay nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho tôi để tôi có thể hiểu nghĩa một cách rộng rãi điều mà Tôn giả Gotama nói một cách vắn tắt, không có giải nghĩa rộng rãi.

-- Vậy này Thanh niên, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói:

-- Thưa vâng, Tôn giả.Thanh niên Subha Todeyyaputta vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu được đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy phải đoản mạng. Con đường ấy đưa đến đoản mạng, này Thanh niên, tức là sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loài hữu tình.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay đàn ông, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời, nếu người ấy đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy được trường thọ.

Con đường ấy đưa đến trường thọ, này Thanh niên, tức là từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, tánh hay não hại các loài hữu tình, với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu người ấy đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy phải bị nhiều bệnh hoạn. Con đường ấy đưa đến nhiều bệnh hoạn, này Thanh niên, tức là tánh hay não hại các loài hữu tình với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, tánh không hay não hại các loài hữu tình, với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao. Do nghiệp ấy thành đạt như vậy.. thiện thú... người ấy được ít bệnh hoạn. Con đường ấy đưa đến ít bệnh hoạn... tánh không não hại... hay với cây đao.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, phẫn nộ, nhiều phật ý, bị nói đến một chút thời bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối, và tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy... cõi dữ... xấu sắc. Con đường ấy đưa đến xấu sắc, này Thanh niên, tức là phẫn nộ... bất mãn.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không phẫn nộ, không nhiều phật ý, dầu cho bị nói đến nhiều, cũng không bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối, và không tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy.... thiện thú... đẹp sắc (pasadika: hoan hỷ) Con đường ấy đưa đến đẹp sắc, này Thanh niên, tức là không phẫn nộ... không bất mãn.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, tật đố, đối với người khác được quyền lợi, được tôn trọng, cung kính, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường, sanh tật đố, sanh tâm, ôm ấp tâm tật đố. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy... ác thú... quyền thế nhỏ. Con đường ấy đưa đến quyền thế nhỏ này thanh niên, tức là tật đố... ôm ấp tâm tật đố.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không có tật đố, đối với những người khác được quyền lợi, được tôn trọng, cung kính, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường, không sanh tật đố, sanh tâm, ôm ấp tâm tật đố. Do nghiệp ấy... thiện thú... quyền thế lớn. Con đường ấy đưa đến quyền thế lớn, này Thanh niên, tức là không tật đố... không ôm ấp tật đố.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, đồ ăn uống, y phục, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp ấy.. đọa xứ... tài sản nhỏ. Con đường đưa đến tài sản nhỏ. ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông có bố thí cho Sa-môn hay cho Bà-la- môn các đồ ăn uống... ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp ấy... thiện thú... nhiều tài sản. Con đường đưa đến nhiều tài sản... ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông ngạo nghễ, kiêu mạn, không đảnh lễ những người đáng đảnh lễ, không đứng dậy đối với người đáng đứng dậy, không mời ngồi những người đáng mời ngồi, không nhường chỗ đi cho những người đáng được nhường chỗ đi, không tôn trọng những người đáng tôn trọng, không cung kính những người đáng cung kính, không cúng dường những người đáng cúng dường. Do nghiệp ấy... đọa xứ... thuộc gia đình hạ liệt. Con đường đưa đến gia đình hạ liệt.. không cúng dường những người đáng cúng dường.
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không có ngạo nghễ quá mạn, đảnh lễ những người đáng đảnh lễ... cúng dường những người đáng cúng dường. Do nghiệp ấy... thiện thú... vào gia đình cao quý. Con đường đưa đến gia đình cao quý... cúng dường những người đáng cúng dường.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, không hỏi: "Thưa Tôn giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là phạm tội? Thế nào là không phạm tội? Thế nào là cần phải thực hành? Thế nào là không cần phải thực hành? Tôi đã làm gì để phải không lợi ích và đau khổ lâu dài? Hay tôi đã làm gì để được lợi ích và an lạc lâu dài? Do nghiệp ấy... đọa xứ... trí tuệ yếu kém. Con đường đưa đến trí tuệ yếu kém... lợi ích, hạnh phúc lâu dài?"

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, có hỏi: "Thưa Tôn giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện... lợi ích, an lạc lâu dài? Do nghiệp ấy... thiện thú... đầy đủ trí tuệ. Con đường đưa đến đầy đủ trí tuệ... lợi ích, an lạc lâu dài".

Ở đây, này Thanh niên, con đường đưa đến đoản thọ, dẫn đến đoản thọ, con đường đưa đến trường thọ, dẫn đến trường thọ; con đường đưa đến nhiều bệnh, dẫn đến nhiều bệnh; con đường đưa đến ít bệnh, dẫn đến ít bệnh; con đường đưa đến xấu sắc, dẫn đến xấu sắc; con đường đưa đến đẹp sắc, dẫn đến đẹp sắc; con đường đưa đến quyền thế nhỏ, dẫn đến quyền thế nhỏ; con đường đưa đến quyền thế lớn dẫn đến quyền thế lớn; con đường đưa đến tài sản nhỏ, dẫn đến tài sản nhỏ; con đường đưa đến tài sản lớn, dẫn đến tài sản lớn; con đường đưa đến gia đình hạ liệt, dẫn đến gia đình hạ liệt; con đường đưa đến gia đình cao quý, dẫn đến gia đình cao quý, con đường đưa đến trí tuệ yếu kém, dẫn đến trí tuệ yếu kém; con đường đưa đến đầy đủ trí tuệ, dẫn đến trí tuệ đầy đủ.

Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu.

Khi nghe nói vậy, thanh niên Subha Todeyyaputta nói với Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 135 [tóm tắt]
Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt
(Cūḷakammavibhaṅga Sutta)
(M.iii, 202)

Thanh niên Todeyyaputta hỏi đức Phật vì sao cùng là loài người, mà có người chết yểu, kẻ sống lâu, người nhiều bệnh, kẻ ít bệnh, người xấu xí, kẻ đẹp đẽ, người không có quyền thế, kẻ có quyền thế, người nghèo, kẻ giàu, người hạ liệt, kẻ cao sang, người ngu si, kẻ trí tuệ?

Đức Phật dạy, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, là quyến thuộc, là điểm tựa của chúng. Do nghiệp sai khác mà loài người có sai khác.

Những người chết yểu là do nghiệp sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu; khi thân hoại mạng chung nó sinh vào cõi dữ, đọa xứ hoặc nếu làm người thì chết yểu. Con đường đưa đến đoản mạng là sát sanh, tàn nhẫn. Còn người sống lâu là do từ bỏ sát sanh, có lòng từ. Khi thân hoại mạng chung, người này được sanh thiện thú, thiên giới, hoặc làm người thì sống lâu. Con đường đưa đến trường thọ là từ bỏ sát sanh, thương xót loài hữu tình.

Con đường đưa đến nhiều bệnh là não hại hữu tình. Con đường đưa đến ít bệnh là không não hại. Con đường đưa đến xấu sắc là phẫn nộ, bất mãn. Con đường đưa đến sắc đẹp là không phẫn nộ. Con đường đưa đến quyền nhỏ là tật đố, ganh tỵ người khác. Con đường đưa đến quyền lớn là không tật đố. Con đường đưa đến nghèo khó là không bố thí cúng dường, đưa đến giàu có là bố thí. Con đường đưa đến sự sanh vào một gia đình hạ liệt là ngạo mạn, không cung kính người đáng kính. Con đường đưa đến sự sanh vào gia đình cao sang là cung kính, không ngạo mạn. Con đường đưa đến trí tuệ yếu kém là không học hỏi pháp. Con đường đưa đến đầy đủ trí tuệ là thường học hỏi pháp. Do vậy, nghiệp phân chia các loài hữu tình có liệt, có ưu.

Thanh niên Todeyyaputta nghe giảng xong, xin quy y Phật, Pháp và chúng Tỷ-kheo Tăng.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 135 [dàn ý]
Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt
(Cūḷakammavibhaṅga Sutta)
(M.iii, 202)

A. Duyên khởi:

Thanh niên Todeyyaputta hỏi Thế Tôn sao lại có người đoản thọ, có người trường thọ, có người nhiều bệnh, có người ít bệnh, có người xấu sắc, có người đẹp sắc, có người quyền thế nhỏ, có người quyền thế lớn, có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn, có người thuộc gia đình hạ liệt, có người thuộc gia đình cao sang, có người có trí tuệ kém, có người có trí tuệ. Thế Tôn trả lời là do hạnh nghiệp. Người là chủ của nghiệp. Người là thừa tự của nghiệp. Theo yêu cầu, Thế Tôn giảng rộng ra vấn đề này.

B. Chánh kinh:

       i.            Con đường đưa đến đoản thọ và trường thọ: Sát sanh và từ bỏ sát sanh.

     ii.            Con đường đưa đến nhiều bệnh và ít bệnh: Não hại chúng sanh và từ bỏ não hại chúng sanh.

  iii.            Con đường đưa đến xấu sắc và đẹp sắc: Phẫn nộ và từ bỏ phẫn nộ.

  iv.            Con đường đưa đến quyền thế nhỏ và quyền thế lớn: Tật đố và từ bỏ tật đố.

     v.            Con đường đưa đến tài sản nhỏ và tài sản lớn: Không bố thí và có bố thí.

  vi.            Con đường đưa đến gia đình hạ liệt, gia đình cao sang: Kiêu mạn và từ bỏ kiêu mạn.

vii.            Con đường đưa đến trí tuệ yếu kém, trí tuệ đầy đủ: Không tìm hiểu và có tìm hiểu.

C. Kết luận:

Thanh niên Todeyyaputta tán thán Thế Tôn và xin quy y Phật, Pháp, Tăng.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 135 [toát yếu]
Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt
(Cūḷakammavibhaṅga Sutta)
(M.iii, 202)

I. Toát yếu

The Shorter Exposition of Action.

The Buddha explains how kamma accounts for the fortune and misfortune of beings.

Trình bày ngắn về nghiệp.

Phật giải thích nghiệp là nhân của may mắn và bất hạnh nơi hữu tình.

II. TÓM TẮT

Thanh niên Subha [1] Todeyya hỏi Phật do nguyên nhân gì, cùng sinh làm người mà không ai giống ai về thọ mạng [2] (người sống lâu kẻ chết yểu); về sức khỏe (người ít bệnh, kẻ nhiều bệnh); về dung sắc (người xấu kẻ đẹp); về uy quyền (người nhiều quyền kẻ ít quyền); về tài sản (người giàu kẻ nghèo); về thế cấp hay dòng dõi (người cao kẻ thấp); về trí tuệ (người thông minh kẻ ngu đần)... Phật dạy tất cả đều do nghiệp, con người là chủ nhân, là thừa tự của nghiệp. Chánh nghiệp đã phân chia hữu tình ra có hơn kém như vậy. Chết yểu là do nghiệp giết hại sinh vật, không có tâm từ bi đối với hữu tình. Sống lâu là do từ bỏ giết hại, có tâm từ bi. Ít bệnh là do không não hại chúng sinh. Nhiều bệnh là do kiếp trước thường não hại chúng sinh. Tướng mạo xinh đẹp là do không phẫn nộ bất mãn. Nhiều uy quyền là do không ganh tị với người được quyền lợi, được tôn kính. Ít uy quyền là do thói ganh tị. Giàu có là do đã bố thí cúng dường. Sinh vào gia đình cao quý là do thường tôn kính người đáng kính. Sinh vào gia đình hèn hạ là do ngạo mạn, không kính người đáng kính. Có trí tuệ là do thường đến gần các sa môn để học hỏi. Ngu đần là do không đến gần các sa môn để học hỏi.

Vậy con người có tình trạng thế nào là do họ đã đi con đường dẫn đến tình trạng ấy. Thanh niên nghe xong xin quy y Tam bảo.

III. Chú giải

1. Xem kinh 99. Theo sớ giải, thân phụ ông ta là bà-la- môn Todeyya do thói hà tiện đã tái sinh làm con chó ngay trong nhà ông. Phật cho Subha biết thế bằng cách khiến con chó moi lên kho tàng mà người cha đã chôn giấu lúc sinh tiền. Việc ấy đã làm Subha khởi tín tâm, thúc đẩy ông đến thỉnh vấn Phật về sự vận hành của nghiệp.

2. Nếu nghiệp giết hại quyết định cách tái sinh, thì nó sẽ dẫn đến tái sinh vào một đọa xứ. Nhưng nếu nhờ một thiện nghiệp mà được sinh làm người (và được làm người luôn là hậu quả của nghiệp lành), thì nghiệp giết hại sẽ khiến người này gặp nhiều nghịch cảnh đưa đến sự chết yểu.

IV. Pháp số

(không có)

V. Kệ tụng



Một thanh niên ngoại đạo
Ðến tịnh xá Kỳ viên
Hỏi Phật nguyên nhân gì
Người chẳng ai giống ai
Về thọ mạng, sức khỏe
Về dung sắc, quyền uy
Về tài sản, giai cấp
Cũng như về trí tuệ?
Phật dạy các hữu tình
Là chủ nhân của nghiệp
Là thừa tự của nghiệp.
Nghiệp phân chia hữu tình:
Chết yểu do giết hại
Không có tâm từ bi
Sống lâu do tâm từ
Và không ưa giết hại
Không não hại chúng sinh
Là nguyên nhân ít bệnh.
Thường não hại chúng sinh
Ðưa đến nhiều bệnh tật.
Người tướng mạo xinh đẹp
Do không hận không sân
Người tướng mạo xấu xí
Là do nhiều phẫn nộ
Nguyên nhân có uy quyền
Là không lòng ganh tị
Với người đáng tôn kính
Ít uy quyền là do
Cái thói ưa ganh tị.
Giàu có do bố thí
Nghèo do không cúng dường
Sinh dòng họ cao quý
Do kính người đáng kính
Vào gia đình hèn hạ
Do ngạo mạn kiêu căng
Làm người có trí tuệ
Do thường gần bậc trí
Ðể học hỏi nghĩa lý
Làm người mà ngu đần
Là do không học hỏi
Thân cận các sa môn.
Hiện tại như thế nào
Ðều do trong quá khứ
Ðã đi trên con đường
Dẫn đến tình trạng ấy.
Khi nghe Phật dạy xong
Thanh niên Tô-đây-gia
Xin quy y đức Phật,
Pháp và Tỷ kheo tăng.



Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

135. Cūḷakammavibhaṅgasuttaṃ
[subhasuttantipi vuccati] [Mūla]

289. Evaṃ   me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane, anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho subho māṇavo todeyyaputto yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho subho māṇavo todeyyaputto bhagavantaṃ etadavoca : ''ko nu kho, bho gotama, hetu ko paccayo yena manussānaṃyeva sataṃ manussabhūtānaṃ dissanti hīnappaṇītatā? dissanti hi, bho gotama, manussā appāyukā, dissanti dīghāyukā dissanti bavhābādhā [bahvābādhā (syā. kaṃ. ka.)], dissanti appābādhā dissanti dubbaṇṇā, dissanti vaṇṇavanto dissanti appesakkhā, dissanti mahesakkhā dissanti appabhogā, dissanti mahābhogā dissanti nīcakulīnā, dissanti uccākulīnā dissanti duppaññā, dissanti paññavanto [paññāvanto (sī. pī.)] . Ko nu kho, bho gotama, hetu ko paccayo yena manussānaṃyeva sataṃ manussabhūtānaṃ dissanti hīnappaṇītatāti? ''kammassakā , māṇava, sattā kammadāyādā kammayonī kammabandhū [kammayoni kammabandhu (sī.)] kammappaṭisaraṇā. Kammaṃ satte vibhajati yadidaṃ : hīnappaṇītatāyāti. Na kho ahaṃ imassa bhoto gotamassa saṃkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ ājānāmi. Sādhu  me bhavaṃ gotamo tathā dhammaṃ desetu yathā ahaṃ imassa bhoto gotamassa saṃkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ ājāneyyanti.

290. ''Tena hi, māṇava, suṇāhi, sādhukaṃ manasi karohi bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhoti kho subho māṇavo todeyyaputto bhagavato paccassosi. Bhagavā etadavoca : ''idha, māṇava, ekacco itthī vā puriso vā pāṇātipātī hoti luddo lohitapāṇi hatapahate niviṭṭho adayāpanno pāṇabhūtesu [sabbapāṇabhūtesu (sī. ka.)]. So tena kammena evaṃ samattena evaṃ samādinnena [samādiṇṇena (pī. ka.)] kāyassa  bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati. No ce kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati, sace manussattaṃ āgacchati yattha yattha paccājāyati appāyuko hoti. Appāyukasaṃvattanikā esā, māṇava, paṭipadā yadidaṃ : pāṇātipātī hoti luddo lohitapāṇi hatapahate niviṭṭho adayāpanno pāṇabhūtesu. ''Idha pana, māṇava, ekacco itthī vā puriso vā pāṇātipātaṃ pahāya pāṇātipātā paṭivirato hoti nihitadaṇḍo nihitasattho, lajjī dayāpanno sabbapāṇabhūtahitānukampī viharati. So tena kammena evaṃ samattena evaṃ samādinnena kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati. No ce kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati, sace manussattaṃ āgacchati  yattha yattha paccājāyati dīghāyuko hoti. Dīghāyukasaṃvattanikā esā, māṇava, paṭipadā yadidaṃ : pāṇātipātaṃ pahāya pāṇātipātā paṭivirato  hoti nihitadaṇḍo nihitasattho, lajjī dayāpanno sabbapāṇabhūtahitānukampī viharati.

291. ''Idha , māṇava, ekacco itthī vā puriso vā sattānaṃ viheṭhakajātiko hoti, pāṇinā vā leḍḍunā vā daṇḍena vā satthena vā. So tena kammena evaṃ samattena evaṃ samādinnena kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati. No ce kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati, sace manussattaṃ āgacchati yattha yattha paccājāyati bavhābādho hoti. Bavhābādhasaṃvattanikā esā, māṇava, paṭipadā yadidaṃ : sattānaṃ viheṭhakajātiko hoti pāṇinā vā leḍḍunā vā daṇḍena vā satthena vā. ''Idha pana, māṇava, ekacco itthī vā puriso vā sattānaṃ aviheṭhakajātiko hoti pāṇinā vā leḍḍunā vā daṇḍena vā satthena vā. So tena kammena evaṃ samattena evaṃ samādinnena kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati. No ce kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati, sace manussattaṃ āgacchati yattha yattha paccājāyati appābādho hoti. Appābādhasaṃvattanikā esā, māṇava, paṭipadā yadidaṃ  : sattānaṃ aviheṭhakajātiko hoti pāṇinā vā leḍḍunā vā daṇḍena vā satthena vā.

292. ''Idha, māṇava, ekacco itthī vā puriso vā kodhano hoti upāyāsabahulo. Appampi  vutto samāno abhisajjati kuppati byāpajjati patiṭṭhīyati kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti. So tena kammena evaṃ samattena evaṃ samādinnena kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati. No ce kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati, sace manussattaṃ āgacchati yattha yattha paccājāyati dubbaṇṇo hoti. Dubbaṇṇasaṃvattanikā esā, māṇava, paṭipadā yadidaṃ : kodhano hoti upāyāsabahulo appampi vutto samāno abhisajjati kuppati byāpajjati patiṭṭhīyati kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti. ''Idha pana, māṇava, ekacco itthī vā puriso vā akkodhano hoti anupāyāsabahulo bahumpi vutto samāno nābhisajjati na kuppati na byāpajjati na patiṭṭhīyati na kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti. So tena kammena evaṃ samattena evaṃ samādinnena kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati. No ce kāyassa bhedā paraṃ maraṇā  sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati, sace manussattaṃ āgacchati yattha yattha paccājāyati  pāsādiko hoti. Pāsādikasaṃvattanikā esā, māṇava, paṭipadā yadidaṃ : akkodhano hoti anupāyāsabahulo bahumpi vutto samāno nābhisajjati na kuppati na byāpajjati na patiṭṭhīyati na kopañca dosañca appaccayañca pātukaroti.
293. ''Idha, māṇava, ekacco itthī vā puriso vā issāmanako hoti paralābhasakkāragarukāramānanavandanapūjanāsu issati upadussati issaṃ bandhati. So tena kammena evaṃ samattena evaṃ samādinnena kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati. No ce kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati, sace manussattaṃ āgacchati yattha yattha paccājāyati appesakkho hoti. Appesakkhasaṃvattanikā esā, māṇava, paṭipadā yadidaṃ : issāmanako hoti paralābhasakkāragarukāramānanavandanapūjanāsu issati upadussati issaṃ bandhati. ''Idha  pana, māṇava, ekacco itthī vā puriso vā anissāmanako hoti paralābhasakkāragarukāramānanavandanapūjanāsu na issati na upadussati na issaṃ bandhati. So tena kammena evaṃ samattena evaṃ samādinnena kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati. No  ce kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati, sace manussattaṃ āgacchati yattha yattha paccājāyati mahesakkho hoti. Mahesakkhasaṃvattanikā esā, māṇava , paṭipadā yadidaṃ : anissāmanako hoti paralābhasakkāragarukāramānanavandanapūjanāsu na issati na upadussati na issaṃ bandhati.

294. ''Idha, māṇava, ekacco itthī vā puriso vā na dātā hoti samaṇassa vā brāhmaṇassa vā annaṃ pānaṃ vatthaṃ yānaṃ mālāgandhavilepanaṃ seyyāvasathapadīpeyyaṃ. So tena kammena evaṃ samattena evaṃ samādinnena kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati. No ce kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati, sace manussattaṃ āgacchati yattha yattha paccājāyati appabhogo hoti. Appabhogasaṃvattanikā esā, māṇava, paṭipadā yadidaṃ  : na dātā hoti samaṇassa vā brāhmaṇassa vā annaṃ pānaṃ vatthaṃ yānaṃ mālāgandhavilepanaṃ seyyāvasathapadīpeyyaṃ.
''Idha pana, māṇava, ekacco itthī vā puriso vā dātā hoti samaṇassa vā brāhmaṇassa vā annaṃ pānaṃ vatthaṃ yānaṃ mālāgandhavilepanaṃ seyyāvasathapadīpeyyaṃ. So tena kammena evaṃ samattena evaṃ samādinnena kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati. No ce kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati, sace manussattaṃ āgacchati yattha yattha paccājāyati mahābhogo hoti. Mahābhogasaṃvattanikā esā, māṇava, paṭipadā yadidaṃ : dātā hoti samaṇassa vā brāhmaṇassa vā annaṃ  pānaṃ vatthaṃ yānaṃ mālāgandhavilepanaṃ seyyāvasathapadīpeyyaṃ.

295. ''Idha, māṇava, ekacco itthī vā puriso vā thaddho hoti atimānī : abhivādetabbaṃ na abhivādeti, paccuṭṭhātabbaṃ na paccuṭṭheti, āsanārahassa na āsanaṃ deti, maggārahassa na maggaṃ deti, sakkātabbaṃ na sakkaroti, garukātabbaṃ na garukaroti, mānetabbaṃ na māneti, pūjetabbaṃ na pūjeti. So tena kammena evaṃ samattena evaṃ samādinnena kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati. No ce kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati, sace manussattaṃ āgacchati yattha yattha paccājāyati nīcakulīno hoti. Nīcakulīnasaṃvattanikā esā, māṇava, paṭipadā yadidaṃ : thaddho hoti atimānī abhivādetabbaṃ na abhivādeti, paccuṭṭhātabbaṃ na paccuṭṭheti, āsanārahassa na āsanaṃ deti, maggārahassa na maggaṃ deti, sakkātabbaṃ na sakkaroti, garukātabbaṃ na garukaroti, mānetabbaṃ na māneti, pūjetabbaṃ na pūjeti. ''Idha  pana, māṇava, ekacco itthī vā puriso vā atthaddho hoti anatimānī abhivādetabbaṃ abhivādeti, paccuṭṭhātabbaṃ paccuṭṭheti, āsanārahassa āsanaṃ deti, maggārahassa maggaṃ deti, sakkātabbaṃ sakkaroti, garukātabbaṃ garukaroti, mānetabbaṃ māneti, pūjetabbaṃ pūjeti. So tena kammena evaṃ samattena evaṃ samādinnena  kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati. No ce kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati, sace manussattaṃ  āgacchati yattha yattha paccājāyati uccākulīno hoti. Uccākulīnasaṃvattanikā esā, māṇava, paṭipadā yadidaṃ : atthaddho hoti anatimānī abhivādetabbaṃ abhivādeti, paccuṭṭhātabbaṃ paccuṭṭheti, āsanārahassa āsanaṃ deti, maggārahassa maggaṃ deti, sakkātabbaṃ sakkaroti, garukātabbaṃ garukaroti, mānetabbaṃ māneti, pūjetabbaṃ pūjeti.

296. ''Idha, māṇava, ekacco itthī vā puriso vā samaṇaṃ vā brāhmaṇaṃ vā upasaṅkamitvā na paripucchitā hoti : 'kiṃ, bhante, kusalaṃ, kiṃ akusalaṃ kiṃ sāvajjaṃ, kiṃ anavajjaṃ kiṃ sevitabbaṃ, kiṃ na sevitabbaṃ kiṃ me karīyamānaṃ dīgharattaṃ ahitāya dukkhāya hoti, kiṃ vā pana me karīyamānaṃ dīgharattaṃ hitāya sukhāya hotīti? so tena kammena evaṃ samattena evaṃ samādinnena kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati. No ce kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati, sace manussattaṃ āgacchati yattha yattha paccājāyati duppañño hoti. Duppaññasaṃvattanikā esā, māṇava, paṭipadā yadidaṃ : samaṇaṃ vā brāhmaṇaṃ vā upasaṅkamitvā na paripucchitā hoti : 'kiṃ, bhante, kusalaṃ, kiṃ akusalaṃ kiṃ sāvajjaṃ, kiṃ anavajjaṃ kiṃ sevitabbaṃ, kiṃ na sevitabbaṃ  kiṃ me karīyamānaṃ dīgharattaṃ ahitāya dukkhāya hoti, kiṃ vā pana me karīyamānaṃ dīgharattaṃ hitāya sukhāya hotīti? ''idha  pana, māṇava, ekacco itthī vā puriso vā samaṇaṃ vā brāhmaṇaṃ vā upasaṅkamitvā paripucchitā hoti : 'kiṃ, bhante, kusalaṃ, kiṃ akusalaṃ kiṃ sāvajjaṃ, kiṃ anavajjaṃ kiṃ sevitabbaṃ, kiṃ na sevitabbaṃ kiṃ me karīyamānaṃ dīgharattaṃ ahitāya dukkhāya hoti, kiṃ vā pana me karīyamānaṃ dīgharattaṃ hitāya sukhāya hotīti? so tena kammena evaṃ samattena evaṃ samādinnena kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati. No  ce kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati, sace manussattaṃ āgacchati yattha yattha paccājāyati mahāpañño hoti. Mahāpaññasaṃvattanikā esā, māṇava, paṭipadā yadidaṃ : samaṇaṃ vā brāhmaṇaṃ vā upasaṅkamitvā paripucchitā hoti : 'kiṃ, bhante, kusalaṃ, kiṃ akusalaṃ kiṃ sāvajjaṃ, kiṃ anavajjaṃ kiṃ sevitabbaṃ , kiṃ na sevitabbaṃ kiṃ me karīyamānaṃ dīgharattaṃ ahitāya dukkhāya hoti, kiṃ vā pana me karīyamānaṃ dīgharattaṃ hitāya sukhāya hotīti?

297. ''Iti kho, māṇava, appāyukasaṃvattanikā paṭipadā appāyukattaṃ upaneti, dīghāyukasaṃvattanikā paṭipadā dīghāyukattaṃ upaneti bavhābādhasaṃvattanikā paṭipadā bavhābādhattaṃ upaneti, appābādhasaṃvattanikā paṭipadā appābādhattaṃ upaneti dubbaṇṇasaṃvattanikā paṭipadā  dubbaṇṇattaṃ upaneti, pāsādikasaṃvattanikā paṭipadā pāsādikattaṃ upaneti appesakkhasaṃvattanikā paṭipadā appesakkhattaṃ upaneti, mahesakkhasaṃvattanikā paṭipadā mahesakkhattaṃ upaneti appabhogasaṃvattanikā paṭipadā appabhogattaṃ upaneti, mahābhogasaṃvattanikā paṭipadā mahābhogattaṃ upaneti nīcakulīnasaṃvattanikā paṭipadā nīcakulīnattaṃ upaneti, uccākulīnasaṃvattanikā paṭipadā uccākulīnattaṃ upaneti duppaññasaṃvattanikā paṭipadā duppaññattaṃ upaneti, mahāpaññasaṃvattanikā paṭipadā mahāpaññattaṃ upaneti. Kammassakā, māṇava, sattā kammadāyādā kammayonī kammabandhū kammappaṭisaraṇā. Kammaṃ satte vibhajati yadidaṃ : hīnappaṇītatāyāti. Evaṃ vutte, subho māṇavo todeyyaputto bhagavantaṃ etadavoca : ''abhikkantaṃ, bho gotama, abhikkantaṃ, bho gotama! seyyathāpi, bho gotama, nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṃ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṃ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṃ dhāreyya : 'cakkhumanto rūpāni dakkhantīti evamevaṃ bhotā gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Esāhaṃ bhavantaṃ gotamaṃ saraṇaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsakaṃ maṃ bhavaṃ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gatanti.

Cūḷakammavibhaṅgasuttaṃ niṭṭhitaṃ pañcamaṃ.

-ooOoo-

135. Cūḷakammavibhaṅgasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

289. Evaṃ me sutanti cūḷakammavibhaṅgasuttaṃ. Tattha subhoti so kira dassanīyo ahosi pāsādiko, tenassa aṅgasubhatāya subhotveva nāmaṃ akaṃsu. Māṇavoti pana taṃ taruṇakāle vohariṃsu, so mahallakakālepi teneva vohārena vohariyati. Todeyyaputtoti todeyyassa nāma pasenadirañño purohitabrāhmaṇassa putto. So kira sāvatthiyā avidūre tudigāmo nāma atthi, tassa adhipatittā todeyyoti saṅkhaṃ gato. Mahādhano pana hoti sattāsītikoṭivibhavo paramamaccharī, ‘‘dadato bhogānaṃ aparikkhayo nāma natthī’’ti cintetvā kassaci kiñci na deti. Vuttampi cetaṃ –
‘‘Añjanānaṃ khayaṃ disvā, vammikānañca sañcayaṃ;
Madhūnañca samāhāraṃ, paṇḍito gharamāvase’’ti.

Evaṃ adānameva sikkhāpesi. Dhuravihāre vasato sammāsambuddhassa yāguuḷuṅgamattaṃ vā bhattakaṭacchumattaṃ vā adatvā dhanalobhena kālaṃ katvā tasmiṃyeva ghare sunakho hutvā nibbatto. Subho taṃ sunakhaṃ ativiya piyāyati, attano bhuñjanakabhattaṃyeva bhojeti, ukkhipitvā varasayane sayāpeti. Atha bhagavā ekadivasaṃ paccūsasamaye lokaṃ volokento taṃ sunakhaṃ disvā – ‘‘todeyyabrāhmaṇo dhanalobhena attanova ghare sunakho hutvā nibbatto, ajja mayi subhassa gharaṃ gate maṃ disvā sunakho bhukkāraṃ karissati, athassāhaṃ ekaṃ vacanaṃ vakkhāmi, so ‘jānāti maṃ samaṇo gotamo’ti gantvā uddhanaṭṭhāne nipajjissati. Tatonidānaṃ subhassa mayā saddhiṃ eko kathāsallāpo bhavissati, so dhammaṃ sutvā saraṇesu patiṭṭhahissati, sunakho pana kālaṃ katvā niraye nibbattissatī’’ti imaṃ māṇavassa saraṇesu patiṭṭhānabhāvaṃ ñatvā bhagavā taṃ divasaṃ sarīrapaṭijagganaṃ katvā ekakova gāmaṃ pavisitvā nikkhante māṇave taṃ gharaṃ piṇḍāya pāvisi.

Sunakho bhagavantaṃ disvā bhukkāraṃ karonto bhagavato samīpaṃ gato. Tato naṃ bhagavā etadavoca – ‘‘todeyya tvaṃ pubbepi maṃ bho bhoti paribhavitvā sunakho jāto, idānipi bhukkāraṃ katvā avīciṃ gamissasī’’ti. Sunakho taṃ sutvā – ‘‘jānāti maṃ samaṇo gotamo’’ti vippaṭisārī hutvā gīvaṃ onāmetvā uddhanantare chārikāyaṃ nipanno. Manussā ukkhipitvā sayane sayāpetuṃ nāsakkhiṃsu. Subho āgantvā – ‘‘kenāyaṃ sunakho sayanā oropito’’ti āha. Manussā na kenacīti vatvā taṃ pavattiṃ ārocesuṃ. Māṇavo sutvā – ‘‘mama pitā brahmaloke nibbatto, todeyyo nāma sunakho natthi. Samaṇo pana gotamo pitaraṃ sunakhaṃ karoti, yaṃkiñci esa mukhāruḷhaṃ bhāsatī’’ti kujjhitvā bhagavantaṃ musāvādena niggahetukāmo vihāraṃ gantvā taṃ pavattiṃ pucchi.

Bhagavāpi tassa tatheva vatvā avisaṃvādanatthaṃ āha – ‘‘atthi pana te māṇava pitarā anakkhātaṃ dhana’’nti. Atthi, bho gotama, satasahassagghanikā suvaṇṇamālā satasahassagghanikā suvaṇṇapādukā satasahassagghanikā suvaṇṇapāti satasahassañca kahāpaṇanti. Gaccha taṃ sunakhaṃ appodakapāyāsaṃ bhojāpetvā sayane āropetvā īsakaṃ niddaṃ okkantakāle puccha, sabbaṃ te ācikkhissati. Atha naṃ jāneyyāsi ‘‘pitā me eso’’ti. Māṇavo – ‘‘sace saccaṃ bhavissati, dhanaṃ lacchāmi, no ce, samaṇaṃ gotamaṃ musāvādena niggaṇhissāmī’’ti dvīhipi kāraṇehi tuṭṭho gantvā tathā akāsi. Sunakho – ‘‘ñātomhi iminā’’ti roditvā huṃ hunti karonto dhananidhānaṭṭhānaṃ gantvā pādena pathaviṃ khaṇitvā saññaṃ adāsi, māṇavo dhanaṃ gahetvā – ‘‘bhavapaṭicchannaṃ nāma evaṃ sukhumaṃ paṭisandhiantaraṃ pākaṭaṃ samaṇassa gotamassa, addhā esa sabbaññū’’ti bhagavati pasannacitto cuddasa pañhe abhisaṅkhari. Aṅgavijjāpāṭhako kiresa, tenassa etadahosi – ‘‘idaṃ dhammapaṇṇākāraṃ gahetvā samaṇaṃ gotamaṃ pañhe pucchissāmī’’ti dutiyagamanena yena bhagavā tenupasaṅkami, tena puṭṭhapañhe pana bhagavā ekappahāreneva vissajjento kammassakātiādimāha.

Tattha kammaṃ etesaṃ sakaṃ attano bhaṇḍakanti kammassakā. Kammassa dāyādāti kammadāyādā, kammaṃ etesaṃ dāyajjaṃ bhaṇḍakanti attho. Kammaṃ etesaṃ yoni kāraṇanti kammayonī. Kammaṃ etesaṃ bandhūti kammabandhū, kammañātakāti attho. Kammaṃ etesaṃ paṭisaraṇaṃ patiṭṭhāti kammapaṭisaraṇā. Yadidaṃ hīnappaṇītatāyāti yaṃ idaṃ ‘‘tvaṃ hīno bhava, tvaṃ paṇīto, tvaṃ appāyuko, tvaṃ dīghāyuko…pe… tvaṃ duppañño bhava, tvaṃ paññavā’’ti evaṃ hīnappaṇītatāya vibhajanaṃ, taṃ na añño koci karoti, kammameva evaṃ satte vibhajatīti attho. Na māṇavo kathitassa atthaṃ sañjānāsi, ghanadussapaṭṭenassa mukhaṃ bandhitvā madhuraṃ purato ṭhapitaṃ viya ahosi. Mānanissito kiresa paṇḍitamānī, attanā samaṃ na passati. Athassa ‘‘kiṃ samaṇo gotamo katheti, yamahaṃ jānāmi, tadeva kathetīti ayaṃ māno mā ahosī’’ti mānabhañjanatthaṃ bhagavā ‘‘āditova duppaṭivijjhaṃ katvā kathessāmi, tato ‘nāhaṃ bho gotama jānāmi, vitthārena me pākaṭaṃ katvā kathethā’ti maṃ yācissati, athassāhaṃ yācitakāle kathessāmi, evañcassa sātthakaṃ bhavissatī’’ti duppaṭivijjhaṃ katvā kathesi.
Idāni so attano appaṭividdhabhāvaṃ pakāsento na kho ahantiādimāha.

290. Samattenāti paripuṇṇena. Samādinnenāti gahitena parāmaṭṭhena. Appāyukasaṃvattanikā esā, māṇava, paṭipadā yadidaṃ pāṇātipātīti yaṃ idaṃ pāṇātipātakammaṃ, esā appāyukasaṃvattanikā paṭipadāti.
Kathaṃ panesā appāyukataṃ karoti? Cattāri hi kammāni upapīḷakaṃ upacchedakaṃ janakaṃ upatthambhakanti. Balavakammena hi nibbattaṃ pavatte upapīḷakaṃ āgantvā atthato evaṃ vadati nāma – ‘‘sacāhaṃ paṭhamataraṃ jāneyyaṃ, na te idha nibbattituṃ dadeyyaṃ, catūsuyeva taṃ apāyesu nibbattāpeyyaṃ. Hotu, tvaṃ yattha katthaci nibbatta, ahaṃ upapīḷakakammaṃ nāma taṃ pīḷetvā nirojaṃ niyūsaṃ kasaṭaṃ karissāmī’’ti. Tato paṭṭhāya taṃ tādisaṃ karoti. Kiṃ karoti? Parissayaṃ upaneti, bhoge vināseti.

Tattha dārakassa mātukucchiyaṃ nibbattakālato paṭṭhāya mātu assādo vā sukhaṃ vā na hoti, mātāpitūnaṃ pīḷāva uppajjati. Evaṃ parissayaṃ upaneti. Dārakassa pana mātukucchimhi nibbattakālato paṭṭhāya gehe bhogā udakaṃ patvā loṇaṃ viya rājādīnaṃ vasena nassanti, kumbhadohanadhenuyo khīraṃ na denti, sūratā goṇā caṇḍā honti, kāṇā honti, khujjā honti, gomaṇḍale rogo patati, dāsādayo vacanaṃ na karonti, vāpitaṃ sassaṃ na jāyati, gehagataṃ gehe, araññagataṃ araññe nassati, anupubbena ghāsacchādanamattaṃ dullabhaṃ hoti, gabbhaparihāro na hoti, vijātakāle mātuthaññaṃ chijjati, dārako parihāraṃ alabhanto pīḷito nirojo niyūso kasaṭo hoti, idaṃ upapīḷakakammaṃ nāma.

Dīghāyukakammena pana nibbattassa upacchedakakammaṃ āgantvā āyuṃ chindati. Yathā hi puriso aṭṭhusabhagamanaṃ katvā saraṃ khipeyya tamañño dhanuto vimuttamattaṃ muggarena paharitvā tattheva pāteyya, evaṃ dīghāyukakammena nibbattassa upacchedakakammaṃ āyuṃ chindati. Kiṃ karoti? Corānaṃ aṭaviṃ paveseti, vāḷamacchodakaṃ otāreti, aññataraṃ vā pana saparissayaṭṭhānaṃ upaneti, idaṃ upacchedakakammaṃ nāma, ‘‘upaghātaka’’ntipi etasseva nāmaṃ.

Paṭisandhinibbattakaṃ pana kammaṃ janakakammaṃ nāma. Appabhogakulādīsu nibbattassa bhogasampadādikaraṇena upatthambhakakammaṃ upatthambhakakammaṃ nāma.

Imesu catūsu purimāni dve akusalāneva, janakaṃ kusalampi akusalampi, upatthambhakaṃ kusalameva. Tattha pāṇātipātakammaṃ upacchedakakammena appāyukasaṃvattanikaṃ hoti. Pāṇātipātinā vā kataṃ kusalakammaṃ uḷāraṃ na hoti, dīghāyukapaṭisandhiṃ janetuṃ na sakkoti. Evaṃ pāṇātipāto appāyukasaṃvattaniko hoti. Paṭisandhimeva vā niyāmetvā appāyukaṃ karoti, sanniṭṭhānacetanāya vā niraye nibbattati, pubbāparacetanāhi vuttanayena appāyuko hoti.

Dīghāyukasaṃvattanikā esā māṇava paṭipadāti ettha parittakammenapi nibbattaṃ pavatte etaṃ pāṇātipātā viratikammaṃ āgantvā atthato evaṃ vadati nāma – ‘‘sacāhaṃ paṭhamataraṃ jāneyyaṃ, na te idha nibbattituṃ dadeyyaṃ, devalokeyeva taṃ nibbattāpeyyaṃ. Hotu, tvaṃ yattha katthaci nibbatti, ahaṃ upatthambhakakammaṃ nāma thambhaṃ te karissāmī’’ti upatthambhaṃ karoti. Kiṃ karoti? Parissayaṃ nāseti, bhoge uppādeti.

          Tattha dārakassa mātukucchiyaṃ nibbattakālato paṭṭhāya mātāpitūnaṃ sukhameva sātameva hoti. Yepi pakatiyā manussāmanussaparissayā honti, te sabbe apagacchanti. Evaṃ parissayaṃ nāseti. Dārakassa pana mātukucchimhi nibbattakālato paṭṭhāya gehe bhogānaṃ pamāṇaṃ na hoti, nidhikumbhiyo puratopi pacchatopi gehaṃ pavaṭṭamānā pavisanti. Mātāpitaro parehi ṭhapitadhanassāpi sammukhībhāvaṃ gacchanti. Dhenuyo bahukhīrā honti, goṇā sukhasīlā honti, vappaṭṭhāne sassāni sampajjanti. Vaḍḍhiyā vā sampayuttaṃ, tāvakālikaṃ vā dinnaṃ dhanaṃ acoditā sayameva āharitvā denti, dāsādayo suvacā honti, kammantā na parihāyanti. Dārako gabbhato paṭṭhāya parihāraṃ labhati, komārikavejjā sannihitāva honti. Gahapatikule jāto seṭṭhiṭṭhānaṃ, amaccakulādīsu jāto senāpatiṭṭhānādīni labhati. Evaṃ bhoge uppādeti. So aparissayo sabhogo ciraṃ jīvatīti. Evaṃ apāṇātipātakammaṃ dīghāyukasaṃvattanikaṃ hoti.

Apāṇātipātinā vā kataṃ aññampi kusalaṃ uḷāraṃ hoti, dīghāyukapaṭisandhiṃ janetuṃ sakkoti, evampi dīghāyukasaṃvattanikaṃ hoti. Paṭisandhimeva vā niyāmetvā dīghāyukaṃ karoti. Sanniṭṭhānacetanāya vā devaloke nibbattati, pubbāparacetanāhi vuttanayena dīghāyuko hoti. Iminā nayena sabbapañhavissajjanesu attho veditabbo.

Viheṭhanakammādīnipi hi pavatte āgantvā atthato tatheva vadamānāni viya upapīḷanena nibbhogataṃ āpādetvā paṭijagganaṃ alabhantassa roguppādanādīhi vā, viheṭhakādīhi katassa kusalassa anuḷāratāya vā, āditova paṭisandhiniyāmanena vā, vuttanayeneva pubbāparacetanāvasena vā bahvābādhatādīni karonti, apāṇātipāto viya ca aviheṭhanādīnipi appābādhatādīnīti.

293. Ettha pana issāmanakoti issāsampayuttacitto. Upadussatīti issāvaseneva upakkosanto dussati. Issaṃ bandhatīti yavakalāpaṃ bandhanto viya yathā na nassati evaṃ bandhitvā viya ṭhapeti. Appesakkhoti appaparivāro, rattiṃ khitto viya saro na paññāyati, ucchiṭṭhahattho nisīditvā udakadāyakampi na labhati.

294. Na dātā hotīti macchariyavasena na dātā hoti. Tena kammenāti tena macchariyakammena.

295. Abhivādetabbanti abhivādanārahaṃ buddhaṃ vā paccekabuddhaṃ vā ariyasāvakaṃ vā. Paccuṭṭhātabbādīsupi eseva nayo. Imasmiṃ pana pañhavissajjane upapīḷakaupatthambhakakammāni na gahetabbāni. Na hi pavatte nīcakulinaṃ vā uccākulinaṃ vā sakkā kātuṃ, paṭisandhimeva pana niyāmetvā nīcakuliyaṃ kammaṃ nīcakule nibbatteti, uccākuliyaṃ kammaṃ uccākule.

296. Na paripucchitā hotīti ettha pana aparipucchanena niraye na nibbattati. Aparipucchako pana ‘‘idaṃ kātabbaṃ, idaṃ na kātabba’’nti na jānāti, ajānanto kātabbaṃ na karoti, akātabbaṃ karoti. Tena niraye nibbattati, itaro sagge. Iti kho, māṇava…pe… yadidaṃ hīnappaṇītatāyāti satthā desanaṃ yathānusandhiṃ pāpesi. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Cūḷakammavibhaṅgasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Subhasuttantipi vuccati.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

      Thảo luận 1. Tại sao theo Phật Pháp quả của nghiệp là một trong bốn điều bất khả tư nghì (acinteyya) ? Nếu không thể nghĩ bàn thì tại sao có những lúc vẫn được nói đến như trong bài kinh hôm nay? - TT Tuệ Siêu 

     Thảo luận 2. Chúng ta nên hiểu thế nào là tương xứng giữa nhân quả? Thí dụ cho cơm đến người ăn xin đâu phải sao nầy làm người ăn xin để được cho lại? - TT Tuệ Siêu 


    Thảo luận 3.  Tại sao có những trường hợp nhân quả thoạt nghe không tương xứng như bố thí thực phẩm là nhân sanh biện tài? Hay người thường nói lời vô ích nhảm nhí thì quả sanh ra thân thể còm cỏi? - TT Tuệ Siêu 

      Thảo luận 4. Có những người thường sát sanh nhưng mỗi tháng đều kiêng sát sanh vào những ngày giới ,vậy thì quả báo thế nào? - TT Tuệ Siêu 


      Thảo luận 5. Tại sao phước trí ở đây chỉ đề cập tới văn huệ? Hay trong Phật ngôn tiềm ẩn cả văn huệ, tư huệ và tu huệ? - TT Tuệ Siêu 





       

 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment