Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 24/5/2020
131. Kinh Nhất Dạ Hiền Giả
(Bhaddekaratta Sutta)
Bhaddekaratta là cụm từ khiến các dịch giả khổ tâm tìm
ý nghĩa chính xác. Nghĩa đen của mệnh đề nầy là “Bậc trí của một đêm”. Đó là cách
nói mang tánh tỷ giảo như câu “Đồng quân nhân nhất dạ thoại, độc thắng thập niên
thư”. Trong lời dạy về sự quán chiếu thực tại của một vị tu tập minh sát không
hoài niệm, mong cầu hay dự phóng về “cái tôi” mà chỉ thấy tất cả là hiện tượng
kết cấu của pháp hữu vi luôn sanh diệt. Nhận thức nầy không còn trong giai đoạn
thực tập mà trở thành tâm thái tự nhiên của một người thật sự thấy và biết.
1129. Lời
kinh cô đọng
Đức Thế Tôn đã mô tả tâm thái của một bậc thành tựu
tuệ quán với ý nghĩa hàm xúc qua một bài kệ:
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ),
Jetavana (Kỳ-đà-lâm),
tại tịnh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy Thế Tôn gọi các
Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". --"Thưa vâng, bạch Thế
Tôn". Các vị Tỷ- kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng
cho các Ông: 'Nhứt dạ Hiền giả' (Bhaddekaratta), tổng thuyết và biệt
thuyết. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ thuyết giảng.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các
Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
1130. Ý nghĩa quảng diễn
Rồi Bậc Đạo Sư giảng dạy rộng rãi và chính
xác ý nghĩa của bài kệ:
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là truy tìm
quá khứ? Vị ấy nghĩ: "Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ",
và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thọ của tôi trong quá
khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là tưởng của
tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy
là hành của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy,
"Như vậy, là thức của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân
hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là truy tìm quá khứ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không
truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: "Như vậy là sắc của tôi trong quá
khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thọ
của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy;
"Như vậy là tưởng của tôi... Như vậy là hành của tôi... Như vậy
là thức của tôi trong quá khứ"; và không truy tìm sự hân hoan trong
ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không truy tìm quá khứ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào ước vọng
tương lai? Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi
trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng
như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân
hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy là tưởng của tôi... là hành của
tôi... Như vậy là thức của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân
hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là ước vọng trong tương lai.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không
ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là
sắc của tôi trong tương lai", và không truy tìm hân hoan trong ấy;
"Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai", và
không truy tìm hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là tưởng...
sẽ là hành... sẽ là thức của tôi trong tương lai, "và không truy tìm
hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là ước vọng trong tương
lai.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là bị
lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ vô văn
phàm phu không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh,
không tu tập pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân, không
thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân;
quán sắc là tự ngã, hay quán tự ngã là có sắc, hay quán sắc là trong tự
ngã, hay quán tự ngã là trong sắc; hay vị ấy quán thọ là tự ngã, hay quán
tự ngã là có thọ; hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong
thọ; hay vị ấy quán tưởng là tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay
vị ấy quán tưởng là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong tưởng; hay
vị ấy quán hành là tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là có hành, hay vị ấy
quán hành là trong tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là trong hành; hay vị ấy
quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức, hay quán thức là trong
tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bị
lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không bị
lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị Ða văn
Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập
pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc
Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã,
không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự
ngã trong sắc; không quán thọ... không quán tưởng... không quán hành...
không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức
trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là
không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Khi ta nói: "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ
giảng cho các Ông: 'Nhứt dạ Hiền giả', tổng thuyết và biệt
thuyết", chính duyên ở đây mà nói vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các
Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo
Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 131 [tóm tắt]
Kinh Nhứt
Dạ Hiền Giả
(Bhaddekaratta
Sutta)
(M.iii, 187)
Đức Phật giảng về thái độ của bậc
trí không tuy tìm các pháp quá khứ, không ước vọng tương lai và đối với
pháp hiện tại thì quán sát với trí tuệ. Người như vậy sẽ trở thành
bất động, không bị chi phối bởi ái và kiến. Đức Phật khuyên hãy nỗ
lực tu tập như vậy ngày đêm không mệt mỏi vì chết có thể đến bất
ngờ. Người an trú trong tuệ quán ấy xứng đáng là bậc hiền giả.
Truy tầm quá khứ là khi một người có
ý nghĩ: “Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ, như vậy là thọ...
tưởng... hành..., thức của tôi trong quá khứ” và nó tìm sự hân hoan trong
ý nghĩ ấy. Không truy tầm quá khứ là khi nó chỉ nghĩ như vậy, mà không
tìm sự hân hoan trong đó.
Ước vọng tương lai là khi có ý nghĩ
như sau về tương lai: “Mong rằng như vậy là sắc... thọ... tưởng...
hành... thức của tôi trong tương lai” và có sự hân hoan trong đó, không
ước vọng tương lai là khi chỉ nghĩ như vậy mà không có sự hân hoan
trong ý nghĩ ấy.
Kẻ vô văn phàm phu không tu tập Thánh
pháp, bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại, quán sắc là tự ngã, quán tự
ngã có sắc, quán sắc là trong tự ngã, quán tự ngã là trong sắc. Quán thọ,
tưởng, hành, thức cũng vậy, thành 20 tà kiến chấp ngã. Đó là bị lôi
cuốn vào các pháp hiện tại, không bị lôi cuốn là khi bậc đa văn Thánh đệ
tử thuần thục Thánh pháp, không quán sắc, thọ, tưởng, hành, thức là tự
ngã, không có 20 tà kiến nói trên về tự ngã. Như vậy là không bị lôi
cuốn vào trong các pháp hiện tại.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh
số 131 [dàn ý]
Kinh
Nhứt Dạ Hiền Giả
(Bhaddekaratta Sutta)
(M.iii, 187)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo
và nói sẽ giảng tổng thuyết và biệt thuyết về nhứt dạ hiền giả.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn giảng tổng thuyết nhứt dạ
hiền giả.
II. Biệt thuyết về nhứt dạ hiền giả:
1.Thế nào là truy tìm quá khứ và không truy tìm quá khứ.
2.Thế nào là ước vọng tương lai và không ước vọng tương
lai.
3. Thế
nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại và không bị lôi cuốn trong các pháp
hiện tại.
C. Kết luận:
Thế Tôn xác nhận do duyên ở đây nói lên bài kệ này.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh
số 131 [toát
yếu]
Kinh
Nhứt Dạ Hiền Giả
(Bhaddekaratta Sutta)
(M.iii, 187)
I.
Toát
yếu
Bhaddekaratta Sutta (One Fortunate Attachment);
Ānandabhaddekaratta Sutta (Ānanda and One Fortunate Attachment);
Mahakaccanabhaddekaratta Sutta (Maha Kaccana and One Fortunate Attachment);
Lomasakangiyabhaddekaratta Sutta (Lomasa - kangiya and One Fortunate
Attachment):
The four suttas all revolve around a stanza spoken by
the Buddha emphasising the need for present effort in developing insight into
things as they are.
Kinh Nhất dạ hiền giả; A-nan và kinh Nhất dạ
hiền;
Ðại Ca-chiên-diên và kinh Nhất dạ hiền;
Lomasakangiya và kinh Nhất dạ hiền:
Cả bốn kinh này đều xoay quanh một bài kệ Phật
thuyết, nhấn mạnh nhu yếu nỗ lực ngay trong hiện tại để phát triển
tuệ quán đi sâu vào các pháp hiện tại như chúng đang là.
II.
Tóm
tắt
Phật dạy một bài kệ rồi sau đó giảng rộng ý
nghĩa. Bài kệ đại ý dạy đừng truy tìm quá khứ [1], ước vọng
tương lai, vì quá khứ đã chấm dứt, tương lai chưa đến. Ðối với
các pháp hiện tại [2], hãy quán sát với trí tuệ [3] để không bị
lay chuyển [4]. Phải nhiệt tâm tu hành tuệ quán như vậy ngay hôm nay,
vì không thể biết ngày mai sẽ thế nào. Sự chết không hẹn trước,
không thể điều đình với nó. Người nào luôn luôn an trú trong tuệ
quán này với nhiệt tâm không mỏi mệt, kẻ ấy xứng đáng được gọi
là bậc Nhất dạ hiền [5].
Rồi Phật giảng rộng như sau. Truy tìm quá khứ
là nhớ miên man về sắc, thọ, tưởng, hành, thức của mình với sự
hân hoan. Không truy tìm là nghĩ trong quá khứ ta có sắc thọ tưởng
hành thức như vậy, nhưng không có hân hoan [6]. Ước vọng tương lai
là nghĩ đến năm uẩn của mình với tâm hân hoan. Không ước vọng tương
lai là nghĩ như trên nhưng không có hân hoan. Bị lôi cuốn [7] trong
các pháp hiện tại là khi phàm phu không tu học thánh pháp, xem sắc
là tự ngã, hoặc tự ngã có sắc, hoặc sắc trong tự ngã, hoặc xem tự
ngã ở trong sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng xem như vậy (gọi là
mười hai thân kiến). Không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại là
khi vị thánh đệ tử đa văn nhờ có tu tập thánh pháp nên đối với
năm uẩn thân tâm này, không xem là tự ngã.
III. Chú giải
1. Năm uẩn (tức bản thân) trong quá khứ.
2. Năm uẩn trong hiện tại.
3. Vipassati, thấy bằng trí tuệ, tuệ quán,
nghĩa là thấy rõ ba đặc tính vô thường khổ vô ngã.
4. Không bị lay chuyển trước vui khổ do ngã
chấp.
5. Bhaddekaratta, từ này rất khó hiểu,
được HT Minh Châu dịch theo danh từ là Nhất dạ hiền. Theo MA, chỉ cho
sự thành tựu tuệ quán (chú thích của HT Minh Châu). Theo Ñaṇamoli,
chỉ một vị yêu thích hạnh độc cư, và độc cư đây có nghĩa là tâm
độc cư chuyên nhất, không ở với một pháp thứ hai. Theo Bodhi, là
người có một sự bám víu tốt lành, là bám sát hạnh sống một
mình, tâm không ở chung với pháp nào khác. Hoặc (theo Bodhi) chỉ là
cái tên mà Phật đặt cho pháp tu thiền quán do Ngài giảng dạy.
6. Hân hoan vui thích là chứng tỏ còn tham.
7. Bị lôi cuốn vào các pháp (tự ngã) hiện
tại, do tham ái và tà kiến.
IV. Pháp số
(không có)
V. Kệ tụng
Phật
dạy bài kệ sau:
Quá
khứ không truy tìm
Tương
lai không ước vọng.
Quá
khứ đã đoạn tận
Tương lai lại chưa đến
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không lay chuyển
Tương lai lại chưa đến
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không lay chuyển
Biết
vậy, nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm
ngày không mệt mỏi,
Xứng
gọi Nhất dạ hiền,
Bậc
an tịnh trầm lặng.
Nói
xong bài kệ trên
Ngài
giải thích ý nghĩa:
Truy
tìm về quá khứ
Là nghĩ với hân hoan:
Là nghĩ với hân hoan:
Như
vậy, sắc của ta
Trong
thời gian đã qua.
Thọ,
tưởng, hành, thức ta
Ðã
từng là như vậy.
Không
truy tìm quá khứ
Là
khi nghĩ như trên
Mà trong tâm bình thản
Mà trong tâm bình thản
Không
thích thú hân hoan.
Ước
vọng về tương lai
Là
ước gì mai sau
Năm uẩn ta như vậy
Và khởi lên hân hoan.
Năm uẩn ta như vậy
Và khởi lên hân hoan.
Phàm
phu bị lôi cuốn
Trong
các pháp hiện tại
Vì
không tu thánh pháp
Xem
sắc là tự ngã,
Hoặc tự ngã có sắc,
Hoặc sắc trong tự ngã,
Hoặc tự ngã có sắc,
Hoặc sắc trong tự ngã,
Hoặc
ngã ở trong sắc
Với thọ, tưởng, hành, thức
Với thọ, tưởng, hành, thức
Cũng
đều xem như vậy
Cộng
hai mươi thân kiến.
Thánh
đệ tử đa văn
Nhờ
học pháp thánh nhân
Không
xem là tự ngã
Năm
uẩn thân tâm này.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
131.
Bhaddekarattasuttaṃ [Mūla]
272. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā
sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā
bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ.
Bhagavā etadavoca : ''bhaddekarattassa vo, bhikkhave, uddesañca vibhaṅgañca
desessāmi. Taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhanteti
kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca :
''Atītaṃ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṃ.
Yadatītaṃ pahīnaṃ taṃ, appattañca anāgataṃ..
''Paccuppannañca yo [yaṃ (nettipāḷi)] dhammaṃ, tattha
tattha vipassati.
Asaṃhīraṃ [asaṃhiraṃ (syā. kaṃ. ka.)] asaṃkuppaṃ, taṃ
vidvā manubrūhaye..
''Ajjeva kiccamātappaṃ [kiccaṃ ātappaṃ (sī. ka.)], ko
jaññā maraṇaṃ suve.
Na hi no saṅgaraṃ tena, mahāsenena maccunā..
''Evaṃ vihāriṃ ātāpiṃ, ahorattamatanditaṃ.
Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate muni [munīti
(sī. syā. kaṃ. pī.)]..
273. ''Kathañca , bhikkhave, atītaṃ
anvāgameti? 'evaṃrūpo ahosiṃ atītamaddhānanti
tattha nandiṃ samanvāneti, 'evaṃvedano ahosiṃ atītamaddhānanti tattha
nandiṃ samanvāneti, 'evaṃsañño ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ
samanvāneti, 'evaṃsaṅkhāro ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ samanvāneti,
'evaṃviññāṇo ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ samanvāneti : evaṃ kho,
bhikkhave, atītaṃ anvāgameti. ''Kathañca, bhikkhave, atītaṃ nānvāgameti? 'evaṃrūpo
ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ na samanvāneti, 'evaṃvedano ahosiṃ
atītamaddhānanti tattha nandiṃ na samanvāneti, 'evaṃsañño ahosiṃ
atītamaddhānanti tattha nandiṃ na
samanvāneti, 'evaṃsaṅkhāro ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ na
samanvāneti, 'evaṃviññāṇo ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ na samanvāneti
: evaṃ kho, bhikkhave, atītaṃ nānvāgameti.
274. ''Kathañca, bhikkhave, anāgataṃ paṭikaṅkhati? 'evaṃrūpo siyaṃ
anāgatamaddhānanti tattha nandiṃ samanvāneti, evaṃvedano siyaṃ - pe - evaṃsañño
siyaṃ... evaṃsaṅkhāro siyaṃ... evaṃviññāṇo siyaṃ anāgatamaddhānanti tattha
nandiṃ samanvāneti : evaṃ kho, bhikkhave, anāgataṃ paṭikaṅkhati. ''Kathañca,
bhikkhave, anāgataṃ nappaṭikaṅkhati? 'evaṃrūpo siyaṃ anāgatamaddhānanti tattha
nandiṃ na samanvāneti, evaṃvedano siyaṃ ... evaṃsañño siyaṃ... evaṃsaṅkhāro
siyaṃ... 'evaṃviññāṇo siyaṃ anāgatamaddhānanti tattha nandiṃ na samanvāneti :
evaṃ kho, bhikkhave, anāgataṃ nappaṭikaṅkhati.
275. ''Kathañca, bhikkhave, paccuppannesu dhammesu saṃhīrati? idha,
bhikkhave, assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī ariyadhammassa akovido
ariyadhamme avinīto sappurisānaṃ adassāvī sappurisadhammassa akovido
sappurisadhamme avinīto rūpaṃ attato samanupassati, rūpavantaṃ vā attānaṃ,
attani vā rūpaṃ, rūpasmiṃ vā attānaṃ vedanaṃ - pe - saññaṃ... saṅkhāre... viññāṇaṃ attato samanupassati, viññāṇavantaṃ vā attānaṃ
attani vā viññāṇaṃ, viññāṇasmiṃ vā attānaṃ : evaṃ kho, bhikkhave, paccuppannesu
dhammesu saṃhīrati. ''Kathañca , bhikkhave, paccuppannesu dhammesu na saṃhīrati?
idha, bhikkhave, sutavā ariyasāvako ariyānaṃ dassāvī ariyadhammassa kovido
ariyadhamme suvinīto sappurisānaṃ dassāvī sappurisadhammassa kovido
sappurisadhamme suvinīto na rūpaṃ attato samanupassati, na rūpavantaṃ vā attānaṃ,
na attani vā rūpaṃ, na rūpasmiṃ vā attānaṃ na vedanaṃ... na saññaṃ... na saṅkhāre...
na viññāṇaṃ attato samanupassati, na viññāṇavantaṃ vā attānaṃ, na attani vā
viññāṇaṃ, na viññāṇasmiṃ vā attānaṃ : evaṃ kho, bhikkhave, paccuppannesu
dhammesu na saṃhīrati.
''Atītaṃ
nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṃ.
Yadatītaṃ pahīnaṃ taṃ, appattañca anāgataṃ..
''Paccuppannañca
yo dhammaṃ, tattha tattha vipassati.
Asaṃhīraṃ asaṃkuppaṃ, taṃ vidvā manubrūhaye..
''Ajjeva kiccamātappaṃ, ko jaññā maraṇaṃ suve.
Na hi no saṅgaraṃ tena, mahāsenena maccunā..
''Evaṃ vihāriṃ ātāpiṃ, ahorattamatanditaṃ.
Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate munīti..
'''Bhaddekarattassa vo, bhikkhave, uddesañca vibhaṅgañca desessāmīti : iti yaṃ
taṃ vuttaṃ idametaṃ paṭicca vuttanti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te
bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.
Bhaddekarattasuttaṃ niṭṭhitaṃ paṭhamaṃ.
-ooOoo-
131. Bhaddekarattasuttavaṇṇanā
[Atthakathā]
272. Evaṃ me
sutanti bhaddekarattasuttaṃ. Tattha bhaddekarattassāti
vipassanānuyogasamannāgatattā bhaddakassa ekarattassa. Uddesanti mātikaṃ.
Vibhaṅganti vitthārabhājanīyaṃ.
Atītanti atīte
pañcakkhandhe. Nānvāgameyyāti taṇhādiṭṭhīhi nānugaccheyya. Nappaṭikaṅkheti
taṇhādiṭṭhīhi na pattheyya. Yadatītanti idamettha kāraṇavacanaṃ. Yasmā
yaṃ atītaṃ, taṃ pahīnaṃ niruddhaṃ atthaṅgataṃ, tasmā taṃ puna nānugaccheyya.
Yasmā ca yaṃ anāgataṃ, taṃ appattaṃ ajātaṃ anibbattaṃ, tasmā tampi na
pattheyya.
Tattha tatthāti
paccuppannampi dhammaṃ yattha yattheva uppanno, tattha tattheva ca naṃ
aniccānupassanādīhi sattahi anupassanāhi yo vipassati araññādīsu vā tattha
tattheva vipassati. Asaṃhīraṃ asaṃkuppanti idaṃ vipassanāpaṭivipassanādassanatthaṃ
vuttaṃ. Vipassanā hi rāgādīhi na saṃhīrati na saṃkuppatīti asaṃhīraṃ asaṃkuppaṃ,
taṃ anubrūhaye vaḍḍheyya, paṭivipasseyyāti vuttaṃ hoti. Atha vā nibbānaṃ rāgādīhi
na saṃhīrati na saṃkuppatīti asaṃhīraṃ asaṃkuppaṃ. Taṃ vidvā paṇḍito
bhikkhu anubrūhaye, punappunaṃ tadārammaṇaṃ taṃ taṃ phalasamāpattiṃ appento vaḍḍheyyāti
attho.
Tassa pana anubrūhantassa atthāya – ajjeva
kiccamātappanti kilesānaṃ ātāpanaparitāpanena ātappanti laddhanāmaṃ vīriyaṃ
ajjeva kātabbaṃ. Ko jaññā maraṇaṃ suveti sve jīvitaṃ vā maraṇaṃ vā ko
jānāti. Ajjeva dānaṃ vā dassāmi, sīlaṃ vā rakkhissāmi, aññataraṃ vā pana kusalaṃ
karissāmīti hi ‘‘ajja tāva papañco atthi, sve vā punadivase vā karissāmī’’ti
cittaṃ anuppādetvā ajjeva karissāmīti evaṃ vīriyaṃ kātabbanti dasseti. Mahāsenenāti
aggivisasatthādīni anekāni maraṇakāraṇāni tassa senā, tāya mahatiyā senāya
vasena mahāsenena evarūpena maccunā saddhiṃ ‘‘katipāhaṃ tāva āgamehi yāvāhaṃ
buddhapūjādiṃ attano avassayakammaṃ karomī’’ti. Evaṃ mittasanthavākārasaṅkhāto
vā, ‘‘idaṃ sataṃ vā sahassaṃ vā gahetvā katipāhaṃ āgamehī’’ti evaṃ
lañjānuppadānasaṅkhāto vā, ‘‘imināhaṃ balarāsinā paṭibāhissāmī’’ti evaṃ
balarāsisaṅkhāto vā saṅgaro natthi. Saṅgaroti hi
mittasanthavākāralañjānuppadānabalarāsīnaṃ nāmaṃ, tasmā ayamattho vutto.
Atanditanti analasaṃ uṭṭhāhakaṃ.
Evaṃ paṭipannattā bhaddo ekaratto assāti bhaddekaratto. Iti taṃ evaṃ paṭipannapuggalaṃ
‘‘bhaddekaratto aya’’nti. Rāgādīnaṃ santatāya santo buddhamuni
ācikkhati.
273. Evaṃrūpotiādīsu
kāḷopi samāno indanīlamaṇivaṇṇo ahosinti evaṃ manuññarūpavaseneva evaṃrūpo
ahosiṃ. Kusalasukhasomanassavedanāvaseneva evaṃvedano. Taṃsampayuttānaṃyeva
saññādīnaṃ vasena evaṃsañño evaṃsaṅkhāro evaṃviññāṇo ahosiṃ atītamaddhānanti.
Tattha nandiṃ samanvānetīti tesu rūpādīsu taṇhaṃ samanvāneti anupavatteti. Hīnarūpādivasena pana
evaṃrūpo ahosiṃ…pe… evaṃviññāṇo ahosinti na maññati.
Nandiṃ na samanvānetīti taṇhaṃ vā taṇhāsampayuttadiṭṭhiṃ vā nānupavattayati.
274. Evaṃrūpo
siyantiādīsupi taṃmanuññarūpādivaseneva taṇhādiṭṭhipavattasaṅkhātā
nandisamanvānayanāva veditabbā.
275. Kathañca,
bhikkhave, paccuppannesu dhammesu saṃhīratīti idaṃ ‘‘paccuppannañca yo
dhammaṃ, tattha tattha vipassati. Asaṃhīraṃ asaṃkuppa’’nti uddesassa
niddesatthaṃ vuttaṃ. Kāmañcettha ‘‘kathañca, bhikkhave, paccuppannaṃ dhammaṃ na
vipassatī’’tiādi vattabbaṃ siyā, yasmā pana asaṃhīrāti ca asaṃkuppāti ca
vipassanā vuttā, tasmā tassā eva abhāvañca bhāvañca dassetuṃ saṃhīratīti mātikaṃ
uddharitvā vitthāro vutto. Tattha saṃhīratīti vipassanāya abhāvato taṇhādiṭṭhīhi
ākaḍḍhiyati. Na saṃhīratīti vipassanāya bhāvena taṇhādiṭṭhīhi nākaḍḍhiyati.
Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Bhaddekarattasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.
-ooOoo-
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment