Thursday, May 14, 2020

Bài học. Thứ Năm, ngày 14 tháng 5, 2020

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Pháp Đăng
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  14/5/2020 

123. Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp

Acchariya-abbhūta có nghĩa là hy hữu chưa từng có. Tên bài kinh được đặt theo nội dung nói về những sự kiện rất lạ lùng trong đời của Đức Thế Tôn, bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngoài những hiện tượng hãn hữu còn có sự tỉnh giác của một vị Phật mà không có một chúng sanh nào trên thế gian có được tương tự.

1100. Cảm nhận những kỳ diệu của Bậc Đạo Sư

Trong một lần đàm luận về Đức Phật, các tỳ kheo khởi tâm hoan hỷ sâu xa về những điềm hãn hữu xẩy ra đối với bậc chánh đẳng chánh giác:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Rồi một số rất đông Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực về, đang ngồi tụ họp trong thị giả đường (upatthanasala), câu chuyện này được khởi lên giữa chúng Tăng:

"Thật hy hữu thay chư Hiền! Thật vị tằng hữu thay chư Hiền, là đại thần thông lực, đại uy lực của Như Lai! Vì Ngài biết được chư Phật quá khứ, đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các hý luận, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt luân hồi, đã thoát ly mọi khổ: "Chư Thế Tôn ấy sanh tánh như vậy, danh tánh như vậy, tộc tánh như vậy, giới hạnh như vậy, pháp hạnh như vậy, tuệ hạnh như vậy, trú hạnh như vậy, chư Thế Tôn ấy giải thoát như vậy".

Khi được nghe nói như vậy, Tôn giả Ananda nói với các Tỷ-kheo ấy: "Thật hy hữu thay chư Hiền, Như Lai được đầy đủ các pháp hy hữu! Thật vị tằng hữu thay chư Hiền, Như Lai được đầy đủ các pháp vị tằng hữu!"

Và câu chuyện giữa các Tỷ-kheo ấy bị gián đoạn. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến thị giả đường, sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, nay các Ông ngồi nói chuyện gì? Câu chuyện gì giữa các Ông bị gián đoạn?

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, chúng con ngồi tụ họp tại thị giả đường, câu chuyện sau đây được khởi lên: "Hy hữu thay, chư Hiền! ... chư Thế Tôn ấy được giải thoát như vậy". Khi được nghe nói vậy, bạch Thế Tôn, Tôn giả Ananda nói với chúng con như sau: "Thật hy hữu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp hy hữu! Thật vị tằng hữu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp vị tằng hữu!" Câu chuyện này giữa chúng con, bạch Thế Tôn, bị gián đoạn. Rồi Thế Tôn đến.


1011. Những điều kỳ diệu về sự ra đời trong kiếp chót của Bậc Toàn giác.

Do sự mãn túc của ba la mật, chư bồ tát toàn giác trong kiếp chót và kiếp trước đó có sự tỉnh giác trong hành trình sanh tử, một điều mà không hạng chúng sanh nào khác có được:


Thế Tôn bảo Tôn giả Ananda:

-- Do vậy, này Ananda, hãy nói lên nhiều nữa, những đặc tánh hy hữu, vị tằng hữu của Như Lai.

-- Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Chánh niệm tỉnh giác, này Ananda, Bồ-tát sanh trong Thiên chúng (Kaya) Tusita". Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác Bồ-tát sanh trong Thiên chúng Tusita, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Chánh niệm tỉnh giác, này Ananda, Bồ-tát an trú trong Thiên chúng Tusita". Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát an trú trong Thiên chúng Tusita, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Chánh niệm tỉnh giác, này Ananda, Bồ-tát an trú tại Thiên chúng Tusita cho đến trọn thọ mạng". Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát an trú tại Thiên chúng Tusita cho đến trọn thọ mạng, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Chánh niệm, tỉnh giác này Ananda, Bồ-tát sau khi từ Thiên chúng Tusita mạng chung, nhập vào mẫu thai". Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát sau khi từ Thiên chúng Tusita mạng chung, nhập vào mẫu thai, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập vào mẫu thai, này Ananda, khi ấy một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới ở trên chư Thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên và thế giới ở dưới gồm các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến các thế giới ở giữa các thế giới, tối tăm, u ám không có nền tảng, những cảnh giới mà mặt trăng mặt trời với đại thần lực, với đại oai lực như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh sống tại những chỗ ấy nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Và mười ngàn thế giới này chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra ở thế giới. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn".

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ananda, bốn vị Thiên tử đến canh gác bốn phương trời và nói: "Không cho một ai, người hay không phải loài người được phiền nhiễu Bồ-tát, hay mẹ vị Bồ-tát". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn".

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ananda, mẹ Bồ-tát giữ giới một cách hồn nhiên, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không uống các thứ rượu nấu, rượu lên chất men". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu. là một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ananda, mẹ Bồ-tát không khởi dục tâm đối với một nam nhân nào, và mẹ Bồ-tát không bị xâm phạm bởi bất kỳ người đàn ông nào có nhiễm tâm". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ananda, mẹ vị Bồ-tát tận hưởng năm dục công đức đầy đủ, tận hưởng trọn năm dục công đức". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ananda, mẹ Bồ-tát không bị một bệnh tật gì. Bà sống với tâm hoan hỷ, với tâm khoan khoái. Bà thấy trong bào thai của mình vị Bồ-tát đầy đủ mọi bộ phận và chân tay. Này Ananda, ví như viên ngọc lưu ly, thanh tịnh, thuần nhất, có tám cạnh, khéo cắt, khéo dũa, trong sáng, không tỳ vết, hoàn hảo trong mọi phương diện. Rồi một sợi dây được xâu qua viên ngọc ấy, dây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng lợt. Nếu có người có mắt để viên ngọc trên bàn tay của mình, người ấy sẽ thấy rõ ràng: "Ðây là viên ngọc lưu ly, thanh tịnh, thuần nhất, có tám cạnh, khéo cắt, khéo dũa, trong sáng, không tỳ vết, hoàn hảo trong mọi phương diện. Ðây là sợi dây xâu qua, sợi dây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng lợt". Cũng vậy, này Ananda, khi Bồ-tát nhập mẫu thai, mẹ Bồ-tát không bị một bệnh tật gì. Bà sống với tâm hoan hỷ, với thân khoan khoái.
Bà thấy trong bào thai của mình vị Bồ-tát đầy đủ bộ phận và chân tay". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Sau khi sanh Bồ-tát bảy ngày, này Ananda, mẹ Bồ-tát mệnh chung và sanh lên cõi trời Ðâu suất". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Trong khi các người đàn bà khác, này Ananda, mang bầu thai trong bụng chín tháng hay mười tháng rồi mới sanh, mẹ Bồ-tát sanh Bồ-tát không phải như vậy. Mẹ Bồ-tát mang Bồ-tát trong bụng mười tháng rồi mới sanh". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Trong khi các người đàn bà khác, này Ananda, hoặc ngồi hoặc nằm mà sanh con, mẹ vị Bồ-tát sanh Bồ- tát không phải như vậy. Mẹ Bồ-tát đứng mà sanh Bồ-tát". Vì rằng bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ananda, chư Thiên đỡ lấy Ngài trước, sau mới đến loài người". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn là một hy hữu, một vi tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ananda, Bồ-tát không đụng đến đất. Có bốn Thiên tử đỡ lấy Ngài, đặt Ngài trước bà mẹ và thưa: "Hoàng hậu hãy hoan hỷ! Hoàng Hậu sanh một bậc vĩ nhân". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ananda, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch. Này Ananda, ví như một viên ngọc ma-ni bảo châu đặt trên một tấm vải Ba-la-nại. Viên ngọc không làm nhiễm ô tấm vải Ba-la-nại, tấm vải Ba-la-nai cũng không làm nhiễm ô hòn ngọc. Vì sao vậy? Vì cả hai đều thanh tịnh. Cũng vậy, này Ananda, khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ sự vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ananda, hai dòng nước từ hư không hiện ra, một dòng lạnh, một dòng nóng. Hai dòng nước ấy tắm rửa sạch sẽ cho Bồ-tát và cho bà mẹ". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Bồ-tát khi sanh ra, này Ananda, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che lên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương lên tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: "Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời! Ta là bậc cao nhất ở trên đời! Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ananda, khi ấy một hào quang vô lượng thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên, hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới trên chư Thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên, và thế giới ở dưới gồm các Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến các cảnh giới giữa các thế giới, tối tăm, u ám, không có nền tảng, những cảnh giới mà mặt trăng mặt trời với đại thần lực, đại oai lực như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh sống tại các chỗ ấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau mà nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Và mười ngàn thế giới này chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra ở thế giới. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

1012. Tất cả những hiện tượng kỳ diệu xẩy ra nơi Thế Tôn đều được Ngài tỉnh giác nhận biết

Theo sớ giải chư vị bồ tát toàn giác trong kiếp sau cùng đều có có năng nhận biết rõ về những hiện tượng phi thường xẩy ra ở bản thân:

-- Do vậy, này Ananda, hãy thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Như Lai. Ở đây, này Ananda, các cảm thọ khởi lên nơi Thế Tôn được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại; các tưởng được biết đến; các tầm khởi lên được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại. Này Ananda, hãy thọ trì việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Như Lai.

-- Vì rằng, bạch Thế Tôn, các cảm thọ khởi lên nơi Thế Tôn được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại; các tưởng được biết đến; các tầm khởi lên được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại. Bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Như Lai.

Tôn giả Ananda, nói như vậy. Bậc Ðạo Sư chấp nhận. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Ananda nói.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 123 [tóm tắt]
Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp
(Acchariyabhūtadhamma Sutta)
(M.iii, 118)

Kinh này nói đến 20 đặc tánh hy hữu, vị tằng hữu của Như Lai:

1. Chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát sanh trong Thiên chúng Tusitā (Đâu-suất-đà).

2. Chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát trú trong Thiên chúng ấy.

3. Chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát trú trong Thiên chúng Tusitā cho đến hết thọ mạng.

4. Sau khi mệnh chung từ Đâu-suất, chánh niệm tỉnh giác, Ngài nhập mẫu thai.

5. Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, có một vầng hào quang vô lượng chiếu sáng mười ngàn thế giới, mười ngàn thế giới này rung động mạnh.

6. Lúc Bồ-tát nhập thai, có bốn Thiên tử canh gác bốn phương trời bảo vệ Bồ-tát và mẹ.

7. Khi Bồ-tát nhập thai, mẹ Bồ-tát tự nhiên giữ năm giới trọn vẹn.

8. Khi Bồ-tát nhập thai, người mẹ không có dục tâm, không bị một nam nhân nào có nhiễm tâm xâm phạm đến.

9. Khi Bồ-tát nhập thai, mẹ Ngài tận hưởng năm dục.

10. Mẹ Bồ-tát khi hoài thai không có bệnh, thấy rõ bào thai trong mình đầy đủ bộ phận tay chân.

11. Sau khi sanh Bồ-tát bảy ngày, mẹ thác sinh lên Trời Đâu suất.

12. Mẹ Bồ-tát mang thai Bồ-tát mười tháng mới sinh.

13. Mẹ Bồ-tát đứng mà sanh Bồ-tát.

14. Khi sanh ra Bồ-tát được chư Thiên đỡ trước.

15. Vị Bồ-tát không chạm đất, được chư Thiên đỡ trao cho bà mẹ và nói: “Hoàng hậu hãy hoan hỷ. Hoàng hậu sanh một bậc vĩ nhân”.

16. Khi Bồ-tát sanh ra, Ngài được thanh tịnh, không bị nước nhớt làm ô nhiễm hay bất cứ loại máu mũ nào.

17. Có hai dòng nước nóng, lạnh từ hư không tắm cho Bồ-tát và người mẹ.

18. Khi sanh ra, Bồ-tát liền đứng vững, mặt hướng phía Bắc, đi bảy bước thốt lên lời: “Ta là bậc tối tôn, tối thượng trên đời. Nay là đời sống cuối cùng không còn phải tái sanh ở đời này nữa”.

19. Khi Bồ-tát sanh ra, có vầng hào quang chiếu sáng khắp các thế giới, mười ngàn thế giới chuyển động mạnh.

20. Sau khi Ānanda kể mười chín đặc tánh trên, đức Phật thêm: “Các cảm thọ khởi lên được Thế Tôn biết đến, biết chúng an trú và diệt, các tưởng và các tầm cũng vậy”.

Đó là 20 đặc tánh hy hữu, vị tằng hữu của Như Lai được Tôn giả Ānanda nói lên và được Thế Tôn ấn khả. Các Tỷ- kheo hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Ānanda.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-


Kinh số 123 [dàn ý]
Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp
(Acchariyabhūtadhamma Sutta)
(M.iii, 118)

A. Duyên khởi:

Các Tỷ-kheo và Tôn giả nanda tán thán đại uy lực của Như Lai. Đức Phật đến và được thuật rõ câu chuyện đang bàn luận, liền nói Tôn giả nanda nói lên những đặc tánh hy hữu của Như Lai.

B. Chánh kinh:

Tôn giả nanda nói lên 19 pháp hy hữu của Như Lai. Đức Phật bổ sung thêm một pháp thành ra 20 pháp.

I. Bốn pháp hy hữu khi Thế Tôn sanh ở cõi Đâu xuất, trú tại đấy và từ bỏ cõi ấy nhập mẫu thai.

II. Sáu pháp hy hữu khi Thế Tôn nhập mẫu thai (5-11).

III. Chín pháp hy hữu khi Thế Tôn từ mẫu thai sanh ra (11-19).

IV. Một pháp hy hữu sau khi đức Bồ tát đã sanh, Bồ tát biết các cảm thọ và các tưởng, các tầm sanh, an trú và biến hoại.

C. Kết luận:

Thế Tôn chấp nhận lời thuyết giảng của Tôn giả nanda và các Tỷ-kheo tín thọ lời Tôn giả nanda nói.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

page739image55391744



Kinh số 123 [dàn ý]
Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp
(Acchariyabhūtadhamma Sutta)
(M.iii, 118)
I. Toát yếu

Wonderful and Marvellous.

At a gathering of bhikkhus the venerable Ānanda recounts the wonderful and marvellous events that preceded and attended the birth of the Buddha.
Hy hữu và kỳ diệu.

Trong một buổi họp chúng, tôn giả A-nan thuật lại những sự cố ly kỳ mầu nhiệm trước và trong ngày Phật đản sanh.

II. Tóm tắt

Chúng tỷ kheo đang bàn tán về một thần lực của Phật là Ngài biết được chi tiết về chư Phật quá khứ [1]. Phật bèn dạy tôn giả A-nan trình bày những điều kỳ diệu hy hữu về đức Như Lai đúng như tôn giả đã được nghe từ chính kim khẩu của Thế Tôn:

1. Chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát sinh vào cung trời Ðâu- suất [2].

2. Chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát trú tại cung trời ấy đến hết thọ mạng.

3. Chánh niệm tỉnh giác, Ngài giáng hạ mẫu thai.

4. Khi Ngài mệnh chung tại cung trời Ðâu-suất thì có một ánh sáng vô lượng xuất hiện trên thế gian làm cho những cõi chúng sinh từ lâu sống trong bóng tối [3] tự nhiên nhờ ánh sáng ấy liền trông thấy lẫn nhau và tưởng là chúng mới xuất hiện lần đầu.

5. Khi đức Bồ-tát đã giáng hạ mẫu thai thì có bốn vị thiên nhân [4] canh gác bốn góc để hộ vệ Ngài và mẫu hậu, không một ai có thể làm hại mẹ hay con.

6. Khi đức Bồ-tát đã giáng hạ mẫu thai, bà mẹ tự nhiên sống đức hạnh, nghiêm trì ngũ giới.

7. Khi đức Bồ-tát đã giáng hạ mẫu thai, bà không có dục tưởng đối với đàn ông, và không kẻ nào có dục tâm có thể đến gần bà.

8. Khiđức Bồ-tát đã giáng hạ mẫu thai, bà thụ hưởng đầy đủ năm dục: không cảm thấy mệt mỏi gì, lại thấy được Bồ-tát trong bụng mình với đầy đủ tứ chi như thể là ngắm một viên ngọc khéo giũa đặt trên lòng bàn tay.

9. Bảy ngày sau khi sinh hạ Bồ-tát, bà mẹ chết [5] và tái sinh vào cõi Ðâu-suất.

10. Bồ-tát trú thai mẹ đúng mười tháng.

11. Mẹ Bồ-tát sinh trong lúc đứng thay vì nằm hoặc ngồi như các sản phụ khác.

12. Khi đức Bồ-tát ra khỏi bụng mẹ, thì chư thiên đón Ngài trước, sau mới đến người đỡ.

13. Khiđức Bồ-tát ra khỏi bụng mẹ, Ngài không chạm đất. Chư thiên đỡ lấy Ngài đưa cho bà mẹ mà nói: Bà hãy sung sướng vì một người con trai có đại oai thần lực đã đến với bà.

14. Khi đức Bồ-tát ra khỏi bụng mẹ, Ngài không bị lấm bẩn vì máu mủ hay bất cứ thứ gì bất tịnh.

15. Khi đức Bồ-tát ra khỏi bụng mẹ, có hai vòi nước tuôn xuống từ trên trời, một nóng một lạnh, để tắm cho hai mẹ con.

16. Vừa khi mới sinh ra, đức Bồ-tát đã đứng vững hai chân trên đất [6], đi bảy bước về phương Bắc, và được che với chiếc lọng trắng, Ngài nhìn bốn hướng và thốt lên lời của bậc Ðiều ngự sư: "Trên thế gian này Ta là tối thượng. Ðây là đời cuối cùng của Ta, từ nay không còn tái sinh nữa."

Sau khi tôn giả A-nan kể xong những điều kỳ diệu ấy, Phật thêm rằng còn một điều này nữa [7], là đối với đức Như Lai, các cảm thọ được biết đến lúc sinh khởi, lúc trú và diệt, các ý tưởng và tư duy cũng thế.

III. Chú giải

1. Khả năng này của Phật được Trường bộ kinh 14 đề cập trong những thông tin chi tiết về sáu vị Phật trước đức Thích ca Gotama.

2. Ðây ám chỉ sự tái sinh của đức Bồ-tát tại cung trời Ðâu-suất sau khi sinh làm người tên Vessantara và trước khi tái sinh vào cõi người làm thái tử Siddhartha Gotama.

3. Cứ ở khoảng giữa mỗi ba thế giới hệ lại có một khoảng trống tám ngàn do tuần, giống như khoảng trống giữa ba bánh xe bò hay ba cây cung đụng nhau. Chúng sinh sinh vào khoảng này là do ác nghiệp cực trọng như giết cha mẹ, giết thánh nhân, hoặc do thường xuyên làm nghề ác như giết súc vật.

4. Bốn vị trời này là Tứ thiên vương, những vị thống lĩnh cõi trời là Tứ thiên vương.
5. MA: Ðiều này xảy ra không phải lỗi ở sự sinh nở mà do bà mẹ đã chấm dứt thọ mạng; vì cái nơi mà Bồ-tát đã chiếm dụng (bào thai mẹ) thì không ai khác sử dụng được, như một điện thờ.

6. MA: Mỗi khía cạnh của biến cố này đều báo trước những sở đắc của đức Phật sau này. Vậy, sự việc Ngài đứng vững trên đất là điềm báo Ngài sẽ chứng các thần túc; mặt hướng về phương Bắc báo hiệu Ngài sẽ vượt trên thế tình; đi bảy bước là Ngài sẽ có được bảy giác chi; lọng trắng là Ngài sẽ đạt chiếc lọng giải thoát; nhìn quanh bốn hướng là Ngài sẽ có được minh trí vô ngại; những lời Ngài thốt ra báo hiệu Ngài sẽ chuyển bánh xe Pháp không ai có thể chuyển ngược lại. Lời tuyên bố Ðây là tái sinh cuối cùng báo hiệu Ngài sẽ nhập vô dư Niết-bàn, không còn quay lại cõi hữu.

7. Lời này dường như là một cách đức Phật kêu gọi ta chú ý đến cái phẩm chất mà Ngài xem là điều kỳ diệu đích thực.

IV. Pháp số

(không có)

V. Kệ tụng



‘Chúng tỷ kheo đang bàn
Một thần lực của Phật
Là biết đủ chi tiết
Về chư Phật trước kia.
Phật bèn dạy A-nan
Trình bày những kỳ diệu
Mà tôn giả được nghe
Từ kim khẩu đức Phật:
‘Bồ-tát lúc tái sinh
Vào cung trời Ðâu-suất
Và lúc ở cõi trời
Cho đến hết thọ mạng.
Giáng phàm nhập mẫu thai
Ðều chánh niệm tỉnh giác
Khi Bồ-tát đản sinh
Có ánh sáng nhiệm mầu
Soi ba ngàn thế giới
Những chúng sinh từ lâu
Bị sống trong u tối
Tự nhiên trông thấy nhau
Mới ngạc nhiên làm sao.

‘Lúc Bồ-tát nhập thai
Tứ thiên vương canh gác
Gìn giữ mẹ và con
Tránh xa mọi bất trắc.

‘Bà mẹ lúc hoài thai
Tự nhiên sống đức hạnh
Và nghiêm trì ngũ giới.
Tâm xa lìa dục tưởng
Nam nhân có lòng dục
Không thể đến gần bà.
Bà thụ hưởng đầy đủ
Sắc thanh hương vị xúc
Thân không bị mệt mỏi
Lại thấy được Bồ-tát
Ðang ở trong bụng mình
Có đầy đủ tứ chi
Như ngắm nhìn ngọc quý.

‘Bảy ngày sau sinh nở
Bà từ giã cõi trần
Và được tái sinh ngay
Vào cung trời Ðâu-suất.

‘Bồ-tát trú mẫu thai
Thời gian đúng mười tháng
Mẹ Bồ-tát lâm bồn
Trong lúc đứng vịn cây
Thay vì nằm hoặc ngồi
Như các bà sản phụ.

‘Khi Bồ-tát chào đời
Ðược chư thiên đón trước,
Sau mới đến loài người.
Khi ra khỏi bụng mẹ
Thân Ngài không chạm đất.
Chư thiên đỡ lấy Ngài
Ðưa cho bà mẹ xem
Kèm theo lời chúc tụng:
Mẫu hậu hãy vui mừng
Ðã sinh được người con
Có đại oai thần lực
Hơn tất cả thế gian.
Khi ra khỏi bụng mẹ,
Ngài không bị lấm bẩn
Vì những thế uế ô.
Lại có hai vòi rồng
Từ trời cao tuôn xuống
Nóng với lạnh hòa nhau
Ðể tắm con và mẹ.

‘Vừa khi mới sinh ra,
Ngài đã đứng vững được
Với hai chân trên đất
Bảy bước về phương Bắc
Ðược tàn lọng trắng che,
Ngài nhìn quanh bốn hướng
Và thốt lên lời rằng
Trên trời và dưới trời
Chỉ Ta là tối thượng
Thân này là thân cuối
Không còn thọ thân sau.

‘Nghe A-nan kể xong
Ðức Phật bèn bổ túc:
Ðối với đức Như Lai,
Tất cả các cảm thọ
Ðều được Ngài biết rõ
Trong cả ba giai đoạn
Trú diệt cũng như sinh.
Cũng vậy với tưởng, tư
Ngài luôn luôn giác tỉnh.
Ðây cũng điều kỳ diệu
Của đức Phật Thế Tôn.



Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

123. Acchariyaabbhutasuttaṃ [Mūla]

197. Evaṃ   me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho sambahulānaṃ bhikkhūnaṃ pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkantānaṃ upaṭṭhānasālāyaṃ sannisinnānaṃ sannipatitānaṃ ayamantarākathā udapādi : ''acchariyaṃ, āvuso, abbhutaṃ, āvuso, tathāgatassa mahiddhikatā mahānubhāvatā, yatra hi nāma tathāgato  atīte buddhe parinibbute chinnapapañce chinnavaṭume pariyādinnavaṭṭe sabbadukkhavītivatte jānissati [anussarissati jānissati (ka.)] : 'evaṃjaccā te bhagavanto ahesuṃ itipi, 'evaṃnāmā te bhagavanto ahesuṃ itipi, 'evaṃgottā te bhagavanto ahesuṃ itipi, 'evaṃsīlā te bhagavanto ahesuṃ itipi, 'evaṃdhammā te bhagavanto ahesuṃ itipi, 'evaṃpaññā te bhagavanto ahesuṃ itipi, 'evaṃvihārī te bhagavanto ahesuṃ itipi, 'evaṃvimuttā te bhagavanto ahesuṃ itipīti! evaṃ vutte, āyasmā ānando te bhikkhū etadavoca : ''acchariyā ceva, āvuso, tathāgatā acchariyadhammasamannāgatā ca abbhutā ceva, āvuso, tathāgatā abbhutadhammasamannāgatā cāti. Ayañca  hidaṃ tesaṃ bhikkhūnaṃ antarākathā vippakatā hoti.

198. Atha kho Bhagavā sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yenupaṭṭhānasālā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi . Nisajja kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''kāya nuttha, bhikkhave, etarahi kathāya sannisinnā, kā ca pana vo antarākathā vippakatāti? ''idha, bhante, amhākaṃ pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkantānaṃ upaṭṭhānasālāyaṃ sannisinnānaṃ sannipatitānaṃ ayamantarākathā udapādi : 'acchariyaṃ, āvuso, abbhutaṃ, āvuso, tathāgatassa mahiddhikatā mahānubhāvatā, yatra hi nāma tathāgato atīte buddhe parinibbute chinnapapañce chinnavaṭume pariyādinnavaṭṭe sabbadukkhavītivatte jānissati : evaṃjaccā te bhagavanto ahesuṃ itipi, evaṃnāmā... evaṃgottā... evaṃsīlā... evaṃdhammā.. evaṃpaññā... evaṃvihārī... evaṃvimuttā te bhagavanto ahesuṃ itipīti! evaṃ vutte, bhante, āyasmā ānando amhe etadavoca : 'acchariyā ceva, āvuso, tathāgatā acchariyadhammasamannāgatā ca, abbhutā  ceva, āvuso, tathāgatā abbhutadhammasamannāgatā cāti. Ayaṃ kho no, bhante, antarākathā vippakatā atha Bhagavā anuppattoti.

199. Atha kho Bhagavā āyasmantaṃ ānandaṃ āmantesi : ''tasmātiha taṃ, ānanda, bhiyyosomattāya paṭibhantu tathāgatassa acchariyā abbhutadhammāti [abbhutā dhammāti (?)]. ''Sammukhā  metaṃ, bhante, bhagavato sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'sato sampajāno, ānanda, bodhisatto tusitaṃ kāyaṃ upapajjīti. Yampi, bhante, sato sampajāno bodhisatto tusitaṃ kāyaṃ upapajji idaṃpāhaṃ , bhante, bhagavato acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremi. ''Sammukhā metaṃ, bhante, bhagavato sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'sato sampajāno, ānanda, bodhisatto tusite kāye aṭṭhāsīti. Yampi, bhante, sato sampajāno bodhisatto tusite kāye aṭṭhāsi idaṃpāhaṃ [idaṃpahaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)], bhante, bhagavato acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremi.

200. ''Sammukhā metaṃ, bhante, bhagavato sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'yāvatāyukaṃ, ānanda, bodhisatto tusite kāye aṭṭhāsīti. Yampi, bhante, yāvatāyukaṃ bodhisatto tusite kāye aṭṭhāsi idaṃpāhaṃ, bhante, bhagavato acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremi. ''Sammukhā metaṃ, bhante, bhagavato sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'sato sampajāno, ānanda, bodhisatto tusitā, kāyā cavitvā mātukucchiṃ okkamīti. Yampi, bhante , sato sampajāno bodhisatto tusitā kāyā cavitvā mātukucchiṃ okkami idaṃpāhaṃ, bhante, bhagavato acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremi.

201. ''Sammukhā metaṃ, bhante, bhagavato sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'yadā, ānanda, bodhisatto tusitā kāyā cavitvā mātukucchiṃ okkamati, atha sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya appamāṇo uḷāro obhāso loke pātubhavati atikkammeva devānaṃ devānubhāvaṃ. Yāpi tā lokantarikā aghā asaṃvutā andhakārā andhakāratimisā, yatthapime candimasūriyā evaṃmahiddhikā evaṃmahānubhāvā  ābhāya nānubhonti  tatthapi appamāṇo uḷāro obhāso loke pātubhavati atikkammeva devānaṃ devānubhāvaṃ. Yepi tattha sattā upapannā tepi tenobhāsena aññamaññaṃ sañjānanti : aññepi kira, bho, santi sattā idhūpapannāti. Ayañca dasasahassī lokadhātu saṅkampati sampakampati sampavedhati  appamāṇo ca uḷāro obhāso loke pātubhavati atikkammeva devānaṃ devānubhāvanti. Yampi, bhante - pe - idaṃpāhaṃ, bhante, bhagavato acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremi.

202. ''Sammukhā metaṃ, bhante, bhagavato sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'yadā, ānanda, bodhisatto mātukucchiṃ okkanto hoti, cattāro devaputtā catuddisaṃ ārakkhāya upagacchanti : mā naṃ bodhisattaṃ vā bodhisattamātaraṃ vā manusso vā amanusso vā koci vā viheṭhesīti. Yampi, bhante - pe - idaṃpāhaṃ, bhante, bhagavato acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremi.

203. ''Sammukhā metaṃ, bhante, bhagavato sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'yadā, ānanda, bodhisatto mātukucchiṃ okkanto hoti, pakatiyā sīlavatī bodhisattamātā hoti viratā pāṇātipātā viratā adinnādānā viratā kāmesumicchācārā viratā musāvādā viratā surāmerayamajjapamādaṭṭhānāti. Yampi, bhante - pe - idaṃpāhaṃ, bhante, bhagavato acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremi. ''Sammukhā  metaṃ, bhante, bhagavato sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'yadā , ānanda, bodhisatto mātukucchiṃ okkanto hoti, na bodhisattamātu purisesu mānasaṃ uppajjati kāmaguṇūpasaṃhitaṃ, anatikkamanīyā ca bodhisattamātā hoti kenaci purisena rattacittenāti. Yampi, bhante - pe - idaṃpāhaṃ, bhante, bhagavato acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremi. ''Sammukhā metaṃ, bhante, bhagavato sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'yadā, ānanda, bodhisatto mātukucchiṃ okkanto hoti, lābhinī bodhisattamātā hoti pañcannaṃ kāmaguṇānaṃ. Sā pañcahi kāmaguṇehi samappitā samaṅgībhūtā paricāretīti. Yampi, bhante - pe - idaṃpāhaṃ, bhante, bhagavato acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremi.

204. ''Sammukhā  metaṃ, bhante, bhagavato sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'yadā, ānanda, bodhisatto mātukucchiṃ okkanto hoti, na bodhisattamātu kocideva ābādho uppajjati sukhinī bodhisattamātā hoti akilantakāyā bodhisattañca bodhisattamātā tirokucchigataṃ  passati sabbaṅgapaccaṅgaṃ ahīnindriyaṃ. Seyyathāpi, ānanda, maṇi veḷuriyo subho jātimā aṭṭhaṃso suparikammakato. Tatrāssa suttaṃ āvutaṃ nīlaṃ vā pītaṃ vā lohitaṃ vā odātaṃ vā paṇḍusuttaṃ vā. Tamenaṃ cakkhumā puriso hatthe karitvā paccavekkheyya : ayaṃ kho maṇi veḷuriyo subho jātimā aṭṭhaṃso suparikammakato, tatridaṃ suttaṃ āvutaṃ nīlaṃ vā pītaṃ vā lohitaṃ vā odātaṃ vā paṇḍusuttaṃ vāti. Evameva kho, ānanda, yadā bodhisatto mātukucchiṃ okkanto hoti , na bodhisattamātu kocideva ābādho uppajjati sukhinī bodhisattamātā hoti akilantakāyā bodhisattañca bodhisattamātā tirokucchigataṃ passati sabbaṅgapaccaṅgaṃ ahīnindriyanti. Yampi, bhante - pe - idaṃpāhaṃ, bhante, bhagavato acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremi.

205. ''Sammukhā  metaṃ, bhante, bhagavato sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'sattāhajāte, ānanda, bodhisatte bodhisattamātā kālaṃ karoti, tusitaṃ kāyaṃ upapajjatīti. Yampi, bhante - pe - idaṃpāhaṃ, bhante, bhagavato acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremi. ''Sammukhā metaṃ, bhante, bhagavato sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'yathā kho panānanda, aññā itthikā nava vā dasa vā māse gabbhaṃ kucchinā pariharitvā vijāyanti, na hevaṃ bodhisattaṃ bodhisattamātā vijāyati. Daseva māsāni bodhisattaṃ bodhisattamātā kucchinā pariharitvā vijāyatīti. Yampi, bhante - pe - idaṃpāhaṃ, bhante, bhagavato acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremi. ''Sammukhā metaṃ, bhante, bhagavato sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'yathā kho panānanda, aññā itthikā nisinnā vā nipannā vā vijāyanti, na hevaṃ bodhisattaṃ bodhisattamātā vijāyati. Ṭhitāva bodhisattaṃ bodhisattamātā vijāyatīti. Yampi, bhante - pe - idaṃpāhaṃ, bhante, bhagavato acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremi. ''Sammukhā  metaṃ, bhante, bhagavato sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'yadā , ānanda, bodhisatto mātukucchimhā nikkhamati, devā naṃ paṭhamaṃ paṭiggaṇhanti pacchā manussāti. Yampi, bhante - pe - idaṃpāhaṃ, bhante, bhagavato acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremi.

206. ''Sammukhā  metaṃ, bhante, bhagavato sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'yadā, ānanda, bodhisatto mātukucchimhā nikkhamati, appattova bodhisatto pathaviṃ hoti, cattāro naṃ devaputtā paṭiggahetvā mātu purato ṭhapenti : attamanā, devi, hohi mahesakkho te putto uppannoti. Yampi, bhante - pe - idaṃpāhaṃ, bhante, bhagavato acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremi. ''Sammukhā metaṃ, bhante, bhagavato sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'yadā, ānanda, bodhisatto mātukucchimhā nikkhamati, visadova nikkhamati amakkhito udena [uddena (sī. syā. kaṃ. pī.)] amakkhito semhena amakkhito ruhirena amakkhito kenaci  asucinā suddho visado [visuddho (syā.)]. Seyyathāpi, ānanda, maṇiratanaṃ kāsike vatthe nikkhittaṃ neva maṇiratanaṃ kāsikaṃ vatthaṃ makkheti nāpi kāsikaṃ vatthaṃ maṇiratanaṃ makkheti. Taṃ kissa hetu? ubhinnaṃ suddhattā. Evameva kho, ānanda, yadā bodhisatto mātukucchimhā nikkhamati, visadova nikkhamati amakkhito udena amakkhito semhena amakkhito ruhirena amakkhito kenaci asucinā suddho visadoti. Yampi, bhante - pe - idaṃpāhaṃ, bhante, bhagavato acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremi. ''Sammukhā  metaṃ, bhante, bhagavato sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'yadā, ānanda, bodhisatto mātukucchimhā nikkhamati, dve udakassa dhārā antalikkhā pātubhavanti : ekā sītassa, ekā uṇhassa yena bodhisattassa udakakiccaṃ karonti mātu cāti. Yampi, bhante - pe - idaṃpāhaṃ, bhante, bhagavato acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremi.

207. ''Sammukhā  metaṃ, bhante, bhagavato sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'sampatijāto, ānanda, bodhisatto samehi pādehi pathaviyaṃ patiṭṭhahitvā uttarābhimukho sattapadavītihārena gacchati, setamhi chatte anudhāriyamāne, sabbā ca disā viloketi, āsabhiñca vācaṃ bhāsati : aggohamasmi lokassa, jeṭṭhohamasmi lokassa, seṭṭhohamasmi lokassa. Ayamantimā jāti , natthi dāni punabbhavoti. Yampi, bhante - pe - idaṃpāhaṃ, bhante, bhagavato acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremi. ''Sammukhā metaṃ, bhante, bhagavato sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'yadā, ānanda, bodhisatto mātukucchimhā nikkhamati, atha sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya appamāṇo uḷāro obhāso loke pātubhavati atikkammeva devānaṃ devānubhāvaṃ. Yāpi tā lokantarikā aghā asaṃvutā andhakārā andhakāratimisā yatthapime candimasūriyā evaṃmahiddhikā evaṃmahānubhāvā ābhāya nānubhonti tatthapi  appamāṇo uḷāro obhāso loke pātubhavati atikkammeva devānaṃ devānubhāvaṃ. Yepi tattha  sattā upapannā tepi tenobhāsena aññamaññaṃ sañjānanti : aññepi kira, bho, santi sattā idhūpapannāti. Ayañca dasasahassī lokadhātu saṅkampati sampakampati sampavedhati, appamāṇo ca uḷāro obhāso loke pātubhavati atikkammeva devānaṃ devānubhāvanti. Yampi, bhante - pe - idaṃpāhaṃ, bhante, bhagavato acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremīti.

208. ''Tasmātiha tvaṃ, ānanda, idampi tathāgatassa acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhārehi. Idhānanda, tathāgatassa viditā vedanā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṃ gacchanti viditā saññā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṃ gacchanti viditā vitakkā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṃ gacchanti. Idampi kho, tvaṃ, ānanda, tathāgatassa acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhārehīti. ''Yampi, bhante, bhagavato viditā vedanā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṃ gacchanti viditā saññā... viditā vitakkā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṃ gacchanti. Idaṃpāhaṃ, bhante, bhagavato acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremīti.
Idamavoca āyasmā ānando. Samanuñño satthā ahosi attamanā ca te bhikkhū āyasmato ānandassa bhāsitaṃ abhinandunti. Acchariyaabbhutasuttaṃ niṭṭhitaṃ tatiyaṃ.

-ooOoo-

123. Acchariyaabbhutasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

197. Evaṃ me sutanti acchariyaabbhutasuttaṃ. Tattha yatra hi nāmāti acchariyatthe nipāto. Yo nāma tathāgatoti attho. Chinnapapañceti ettha papañcā nāma taṇhā māno diṭṭhīti ime tayo kilesā. Chinnavaṭumeti ettha vaṭumanti kusalākusalakammavaṭṭaṃ vuccati. Pariyādinnavaṭṭeti tasseva vevacanaṃ. Sabbadukkhavītivatteti sabbaṃ vipākavaṭṭasaṅkhātaṃ dukkhaṃ vītivatte. Anussarissatīti idaṃ yatrāti nipātavasena anāgatavacanaṃ, attho panettha atītavasena veditabbo. Bhagavā hi te buddhe anussari, na idāni anussarissati. Evaṃjaccāti vipassīādayo khattiyajaccā, kakusandhādayo brāhmaṇajaccāti. Evaṃgottāti vipassīādayo koṇḍaññagottā, kakusandhādayo kassapagottāti. Evaṃsīlāti lokiyalokuttarasīlena evaṃsīlā. Evaṃdhammāti ettha samādhipakkhā dhammā adhippetā. Lokiyalokuttarena samādhinā evaṃsamādhinoti attho. Evaṃpaññāti lokiyalokuttarapaññāya evaṃpaññā. Evaṃvihārīti ettha pana heṭṭhā samādhipakkhānaṃ dhammānaṃ gahitattā vihāro gahitova, puna kasmā gahitameva gaṇhātīti ce, na idaṃ gahitameva. Idañhi nirodhasamāpattidīpanatthaṃ, tasmā evaṃnirodhasamāpattivihārīti ayamettha attho.

Evaṃvimuttāti ettha vikkhambhanavimutti tadaṅgavimutti samucchedavimutti paṭippassaddhivimutti nissaraṇavimuttīti pañcavidhā vimuttiyo. Tattha aṭṭha samāpattiyo sayaṃ vikkhambhitehi nīvaraṇādīhi vimuttattā vikkhambhanavimuttīti saṅkhaṃ gacchanti. Aniccānupassanādikā satta anupassanā sayaṃ tassa tassa paccanīkaṅgavasena paricattāhi niccasaññādīhi vimuttattā tadaṅgavimuttīti saṅkhaṃ gacchanti. Cattāro ariyamaggā sayaṃ samucchinnehi kilesehi vimuttattā samucchedavimuttīti saṅkhaṃ gacchanti. Cattāri sāmaññaphalāni maggānubhāvena kilesānaṃ paṭippassaddhante uppannattā paṭippassaddhivimuttīti saṅkhaṃ gacchanti. Nibbānaṃ sabbakilesehi nissaṭattā apagatattā dūre ṭhitattā nissaraṇavimuttīti saṅkhaṃ gataṃ. Iti imāsaṃ pañcannaṃ vimuttīnaṃ vasena evaṃvimuttāti evamettha attho veditabbo.

199. Tasmātihāti yasmā tvaṃ ‘‘tathāgatā acchariyā’’ti vadasi, tasmā taṃ bhiyyoso mattāya paṭibhantu tathāgatassa acchariyā abbhutadhammāti. Sato sampajānoti ettha dvesampajaññāni manussaloke devaloke ca. Tattha vessantarajātake brāhmaṇassa dve putte datvā punadivase sakkassa deviṃ datvā sakkena pasīditvā dinne aṭṭha vare gaṇhanto –
‘‘Ito vimuccamānāhaṃ, saggagāmī visesagū;
Anivattī tato assaṃ, aṭṭhametaṃ varaṃ vare’’ti. (jā. 2.22.2300) –
Evaṃ tusitabhavane me paṭisandhi hotūti varaṃ aggahesi, tato paṭṭhāya tusitabhavane uppajjissāmīti jānāti, idaṃ manussaloke sampajaññaṃ. Vessantarattabhāvato pana cuto puna tusitabhavane nibbattitvā nibbattosmīti aññāsi, idaṃ devaloke sampajaññaṃ.

Kiṃ pana sesadevatā na jānantīti? No na jānanti. Tā pana uyyānavimānakapparukkhe oloketvā devanāṭakehi tūriyasaddena pabodhitā ‘‘mārisa ayaṃ devaloko tumhe idha nibbattā’’ti sāritā jānanti. Bodhisatto paṭhamajavanavāre na jānāti, dutiyajavanato paṭṭhāya jānāti. Iccassa aññehi asādhāraṇajānanaṃ hoti.

Aṭṭhāsīti ettha kiñcāpi aññepi devā tattha ṭhitā ṭhitamhāti jānanti, te pana chasu dvāresu balavatā iṭṭhārammaṇena abhibhuyyamānā satiṃ vissajjetvā attano bhuttapītabhāvampi ajānantā āhārūpacchedena kālaṃ karonti. Bodhisattassa kiṃ tathārūpaṃ ārammaṇaṃ natthīti? No natthi. So hi sesadeve dasahi ṭhānehi adhiggaṇhāti, ārammaṇena pana attānaṃ maddituṃ na deti, taṃ ārammaṇaṃ abhibhavitvā tiṭṭhati. Tena vuttaṃ – ‘‘sato sampajāno, ānanda, bodhisatto tusite kāye aṭṭhāsī’’ti.

200. Yāvatāyukanti sesattabhāvesu kiṃ yāvatāyukaṃ na tiṭṭhattīti? Āma na tiṭṭhati. Aññadā hi dīghāyukadevaloke nibbatto tattha pāramiyo na sakkā pūretunti akkhīni nimīletvā adhimuttikālaṃkiriyaṃ nāma katvā manussaloke nibbattati. Ayaṃ kālaṅkiriyā aññesaṃ na hoti. Tadā pana adinnadānaṃ nāma natthi, arakkhitasīlaṃ nāma natthi, sabbapāramīnaṃ pūritattā yāvatāyukaṃ aṭṭhāsi.

Sato sampajāno tusitā kāyā cavitvā mātukucchiṃ okkamatīti evaṃ tāva sabbapāramiyo pūretvā tadā bodhisatto yāvatāyukaṃ aṭṭhāsi. Devatānaṃ pana – ‘‘manussagaṇanāvasena idāni sattahi divasehi cuti bhavissatī’’ti pañca pubbanimittāni uppajjanti – mālā milāyanti, vatthāni kilissanti, kacchehi sedā muccanti, kāye dubbaṇṇiyaṃ okkamati, devo devāsane na saṇṭhāti.

Tattha mālāti paṭisandhiggahaṇadivase piḷandhanamālā. Tā kira saṭṭhisatasahassādhikā sattapaṇṇāsa-vassakoṭiyo amilāyitvā tadā milāyanti. Vatthesupi eseva nayo. Ettakaṃ pana kālaṃ devānaṃ neva sītaṃ na uṇhaṃ hoti, tasmiṃ kāle sarīrato bindubinduvasena sedā muccanti. Ettakañca kālaṃ tesaṃ sarīre khaṇḍiccapāliccādivasena vivaṇṇatā na paññāyati, devadhītā soḷasavassuddesikā viya, devaputtā vīsativassuddesikā viya khāyanti. Maraṇakāle pana nesaṃ kilantarūpo attabhāvo hoti. Ettakañca nesaṃ kālaṃ devaloke ukkaṇṭhitā nāma natthi, maraṇakāle pana nissasanti vijambhanti, sake āsane nābhiramanti.

Imāni pana pubbanimittāni, yathā loke mahāpuññānaṃ rājarājamahāmattādīnaṃyeva ukkāpātabhūmicālacandaggāhādīni nimittāni paññāyanti, na sabbesaṃ, evameva mahesakkhānaṃ devatānaṃyeva paññāyanti, na sabbesaṃ. Yathā ca manussesu pubbanimittāni nakkhattapāṭhakādayova jānanti, na sabbe, evameva tānipi sabbe devā na jānanti, paṇḍitā eva pana jānanti. Tattha ye ca mandena kusalakammena nibbattā devaputtā, te tesu uppannesu – ‘‘idāni ko jānāti, kuhiṃ nibbattissāmā’’ti bhāyanti. Ye mahāpuññā, te – ‘‘amhehi dinnaṃ dānaṃ rakkhitaṃ sīlaṃ bhāvitaṃ bhāvanaṃ āgamma uparidevalokesu sampattiṃ anubhavissāmā’’ti na bhāyanti. Bodhisattopi tāni pubbanimittāni disvā ‘‘idāni anantare attabhāve buddho bhavissāmī’’ti na bhāyi. Athassa tesu nimittesu pātubhūtesu dasasahassacakkavāḷadevatā sannipatitvā – ‘‘mārisa tumhehi dasa pāramiyo pūrentehi na sakkasampattiṃ na mārabrahmacakkavattisampattiṃ patthentehi pūritā, lokanittharaṇatthāya pana buddhattaṃ patthayamānehi pūritā. So vo idāni kālo mārisa buddhattāya, samayo mārisa buddhattāyā’’ti yācanti.

Atha mahāsatto devatānaṃ paṭiññaṃ adatvāva kāladīpadesakulajanettiāyuparicchedavasena pañcamahāvilokanaṃ nāma vilokesi. Tattha ‘‘kālo nu kho, na kālo’’ti paṭhamaṃ kālaṃ vilokesi. Tattha vassasatasahassato uddhaṃ vaḍḍhitaāyukālo kālo nāma na hoti. Kasmā? Tadā hi sattānaṃ jātijarāmaraṇāni na paññāyanti, buddhānañca dhammadesanā nāma tilakkhaṇamuttā natthi, tesaṃ aniccaṃ dukkhaṃ anattāti kathentānaṃ ‘‘kiṃ nāmetaṃ kathentī’’ti neva sotuṃ na saddhātuṃ maññanti, tato abhisamayo na hoti, tasmiṃ asati aniyyānikaṃ sāsanaṃ hoti. Tasmā so akālo. Vassasatato ūnaāyukālopi kālo nāma na hoti. Kasmā? Tadā hi sattā ussannakilesā honti, ussannakilesānañca dinnovādo ovādaṭṭhāne na tiṭṭhati. Udake daṇḍarāji viya khippaṃ vigacchati. Tasmā sopi akālo. Satasahassato pana paṭṭhāya heṭṭhā vassasatato paṭṭhāya uddhaṃ āyukālo kālo nāma. Tadā ca vassasatakālo hoti. Atha mahāsatto ‘‘nibbattitabbakālo’’ti kālaṃ passi.

Tato dīpaṃ vilokento saparivāre cattāro dīpe oloketvā – ‘‘tīsu dīpesu buddhā na nibbattanti, jambudīpeyeva nibbattantī’’ti dīpaṃ passi.

Tato – ‘‘jambudīpo nāma mahā, dasayojanasahassaparimāṇo, katarasmiṃ nu kho padese buddhā nibbattantī’’ti desaṃ vilokento majjhimadesaṃ passi. Majjhimadeso nāma ‘‘puratthimāya disāya gajaṅgalaṃ nāma nigamo’’tiādinā nayena vinaye (mahāva. 259) vuttova. So pana āyāmato tīṇi yojanasatāni. Vitthārato aḍḍhatiyāni, parikkhepato navayojanasatānīti. Etasmiñhi padese cattāri aṭṭha soḷasa vā asaṅkhyeyyāni, kappasatasahassañca pāramiyo pūretvā sammāsambuddhā uppajjanti. Dve asaṅkhyeyyāni, kappasatasahassañca pāramiyo pūretvā paccekabuddhā uppajjanti, ekaṃ asaṅkhyeyyaṃ, kappasatasahassañca pāramiyo pūretvā sāriputtamoggallānādayo mahāsāvakā uppajjanti, catunnaṃ mahādīpānaṃ dvisahassānaṃ parittadīpānañca issariyādhipaccakārakacakkavattirājāno uppajjanti, aññe ca mahesakkhā khattiyabrāhmaṇagahapatimahāsālā uppajjanti. Idañcettha kapilavatthu nāma nagaraṃ, tattha mayā nibbattitabbanti niṭṭhamagamāsi.

Tato kulaṃ vilokento – ‘‘buddhā nāma lokasammate kule nibbattanti, idāni ca khattiyakulaṃ lokasammataṃ, tattha nibbattissāmi, suddhodano nāma rājā me pitā bhavissatī’’ti kulaṃ passi.

Tato mātaraṃ vilokento – ‘‘buddhamātā nāma lolā surādhuttā na hoti, kappasatasahassaṃ pūritapāramī jātito paṭṭhāya akhaṇḍapañcasīlā hoti, ayañca mahāmāyā nāma devī edisā. Ayaṃ me mātā bhavissati. Kittakaṃ panassā āyū’’ti āvajjanto – ‘‘dasannaṃ māsānaṃ upari satta divasānī’’ti passi.

Iti imaṃ pañcamahāvilokanaṃ viloketvā – ‘‘kālo me mārisā buddhabhāvāyā’’ti devatānaṃ saṅgahaṃ karonto paṭiññaṃ datvā ‘‘gacchatha tumhe’’ti tā devatā uyyojetvā tusitadevatāhi parivuto tusitapure nandanavanaṃ pāvisi. Sabbadevalokesu hi nandanavanaṃ atthiyeva. Tattha naṃ devatā – ‘‘ito cuto sugatiṃ gaccha, ito cuto sugatiṃ gacchā’’ti pubbekatakusalakammokāsaṃ sārayamānā vicaranti. So evaṃ devatāhi kusalaṃ sārayamānāhi parivuto tattha vicarantova cavi.

Evaṃ cuto cavāmīti pajānāti, cuticittaṃ na jānāti. Paṭisandhiṃ gahetvāpi paṭisandhicittaṃ na jānāti, imasmiṃ me ṭhāne paṭisandhi gahitāti evaṃ pana jānāti. Keci pana therā ‘‘āvajjanapariyāyo nāma laddhuṃ vaṭṭati, dutiyatatiyacittavāreyeva jānissatī’’ti vadanti. Tipiṭakamahāsīvatthero panāha – ‘‘mahāsattānaṃ paṭisandhi na aññesaṃ paṭisandhisadisā, koṭippattaṃ tesaṃ satisampajaññaṃ. Yasmā pana teneva cittena taṃ cittaṃ ñātuṃ na sakkā, tasmā cuticittaṃ na jānāti. Cutikkhaṇepi cavāmīti pajānāti, paṭisandhiṃ gahetvāpi paṭisandhicittaṃ na jānāti, asukasmiṃ ṭhāne paṭisandhi gahitāti pajānāti, tasmiṃ kāle dasasahassī kampatī’’ti. Evaṃ sato sampajāno mātukucchiṃ okkamanto pana ekūnavīsatiyā paṭisandhicittesu mettāpubbabhāgassa somanassa-sahagata-ñāṇasampayutta-asaṅkhārika-kusalacittassa sadisamahāvipākacittena paṭisandhiṃ gaṇhi. Mahāsīvatthero pana ‘‘upekkhāsahagatenā’’ti āha.

Paṭisandhiṃ gaṇhanto pana āsāḷhīpuṇṇamāyaṃ uttarāsāḷhanakkhattena aggahesi. Tadā kira mahāmāyā pure puṇṇamāya sattamadivasato paṭṭhāya vigatasurāpānaṃ mālāgandhavibhūsanasampannaṃ nakkhattakīḷaṃ anubhavamānā sattame divase pāto vuṭṭhāya gandhodakena nhāyitvā sabbālaṅkāravibhūsitā varabhojanaṃ bhuñjitvā uposathaṅgāni adhiṭṭhāya sirīgabbhaṃ pavisitvā sirīsayane nipannā niddaṃ okkamamānā idaṃ supinaṃ addasa – ‘‘cattāro kira naṃ mahārājāno sayaneneva saddhiṃ ukkhipitvā anotattadahaṃ netvā ekamantaṃ aṭṭhaṃsu. Atha nesaṃ deviyo āgantvā manussamalaharaṇatthaṃ nhāpetvā dibbavatthaṃ nivāsetvā gandhehi vilimpetvā dibbapupphāni piḷandhitvā tato avidūre rajatapabbato, tassa anto kanakavimānaṃ atthi, tasmiṃ pācīnato sīsaṃ katvā nipajjāpesuṃ. Atha bodhisatto setavaravāraṇo hutvā tato avidūre eko suvaṇṇapabbato, tattha caritvā tato oruyha rajatapabbataṃ abhiruhitvā uttaradisato āgamma kanakavimānaṃ pavisitvā mātaraṃ padakkhiṇaṃ katvā dakkhiṇapassaṃ phāletvā kucchiṃ paviṭṭhasadiso ahosi.

Atha pabuddhā devī taṃ supinaṃ rañño ārocesi. Rājā pabhātāya rattiyā catusaṭṭhimatte brāhmaṇapāmokkhe pakkosāpetvā haritūpalittāya lājādīhi katamaṅgalasakkārāya bhūmiyā mahārahāni āsanāni paññāpetvā tattha nisinnānaṃ brāhmaṇānaṃ sappimadhusakkarābhisaṅkhārassa varapāyāsassa suvaṇṇarajatapātiyo pūretvā suvaṇṇarajatapātītiheva paṭikujjitvā adāsi, aññehi ca ahatavatthakapilagāvīdānādīhi te santappesi. Atha nesaṃ sabbakāmasantappitānaṃ supinaṃ ārocāpetvā – ‘‘kiṃ bhavissatī’’ti pucchi. Brāhmaṇā āhaṃsu – ‘‘mā cintayi mahārāja, deviyā te kucchimhi gabbho patiṭṭhito, so ca kho purisagabbho, na itthigabbho, putto te bhavissati. So sace agāraṃ ajjhāvasissati, rājā bhavissati cakkavattī. Sace agārā nikkhamma pabbajissati, buddho bhavissati loke vivaṭṭacchado’’ti. Evaṃ sato sampajāno bodhisatto tusitakāyā cavitvā mātukucchiṃ okkamati.

Tattha sato sampajānoti iminā catutthāya gabbhāvakkantiyā okkamatīti dasseti. Catasso hi gabbhāvakkantiyo.

‘‘Catasso imā, bhante, gabbhāvakkantiyo. Idha, bhante, ekacco asampajāno mātukucchiṃ okkamati, asampajāno mātukucchismiṃ ṭhāti, asampajāno mātukucchimhā nikkhamati, ayaṃ paṭhamā gabbhāvakkanti.

Puna caparaṃ, bhante, idhekacco sampajāno mātukucchiṃ okkamati, asampajāno mātukucchismiṃ ṭhāti, asampajāno mātukucchimhā nikkhamati, ayaṃ dutiyā gabbhāvakkanti.

Puna caparaṃ, bhante, idhekacco sampajāno mātukucchiṃ okkamati, sampajāno mātukucchismiṃ ṭhāti, asampajāno mātukucchimhā nikkhamati, ayaṃ tatiyā gabbhāvakkanti.

Puna caparaṃ, bhante, idhekacco sampajāno mātukucchiṃ okkamati, sampajāno mātukucchismiṃ ṭhāti, sampajāno mātukucchimhā nikkhamati, ayaṃ catutthā gabbhāvakkantī’’ti (dī. ni. 3.147).

Etāsu paṭhamā lokiyamanussānaṃ hoti, dutiyā asītimahāsāvakānaṃ, tatiyā dvinnaṃ aggasāvakānaṃ paccekabodhisattānañca. Te kira kammajavātehi uddhaṃpādā adhosirā anekasataporise papāte viya yonimukhe tāḷacchiggalena hatthī viya ativiya sambādhena yonimukhena nikkhamamānā anantaṃ dukkhaṃ pāpuṇanti. Tena nesaṃ ‘‘mayaṃ nikkhamāmā’’ti sampajānatā na hoti. Catutthā sabbaññubodhisattānaṃ. Te hi mātukucchismiṃ paṭisandhiṃ gaṇhantāpi jānanti, tattha vasantāpi jānanti. Nikkhamanakālepi nesaṃ kammajavātā uddhaṃpāde adhosire katvā khipituṃ na sakkonti, dve hatthe pasāretvā akkhīni ummīletvā ṭhitakāva nikkhamanti.

201. Mātukucchiṃ okkamatīti ettha mātukucchiṃ okkanto hotīti attho. Okkante hi tasmiṃ evaṃ hoti, na okkamamāne. Appamāṇoti buddhappamāṇo, vipuloti attho. Uḷāroti tasseva vevacanaṃ. Devānubhāvanti ettha devānaṃ ayamānubhāvo – nivatthavatthassa pabhā dvādasa yojanāni pharati, tathā sarīrassa, tathā alaṅkārassa, tathā vimānassa, taṃ atikkamitvāti attho.

Lokantarikāti tiṇṇaṃ tiṇṇaṃ cakkavāḷānaṃ antarā ekeko lokantarikā hoti, tiṇṇaṃ sakaṭacakkānaṃ pattānaṃ vā aññamaññaṃ āhacca ṭhapitānaṃ majjhe okāso viya. So pana lokantarikanirayo parimāṇato aṭṭhayojanasahasso hoti. Aghāti niccavivaṭā. Asaṃvutāti heṭṭhāpi appatiṭṭhā. Andhakārāti tamabhūtā. Andhakāratimisāti cakkhuviññāṇuppattinivāraṇato andhabhāvakaraṇatimisena samannāgatā. Tattha kira cakkhuviññāṇaṃ na jāyati. Evaṃmahiddhikāti candimasūriyā kira ekappahāreneva tīsu dīpesu paññāyanti, evaṃmahiddhikā. Ekekāya disāya navanavayojanasatasahassāni andhakāraṃ vidhamitvā ālokaṃ dassenti, evaṃ mahānubhāvā. Ābhāya nānubhontīti attano pabhāya nappahonti. Te kira cakkavāḷapabbatassa vemajjhena caranti, cakkavāḷapabbatañca atikkamma lokantarikanirayo, tasmā te tattha ābhāya nappahonti.

Yepi tattha sattāti yepi tasmiṃ lokantaramahāniraye sattā upapannā. Kiṃ pana kammaṃ katvā te tattha uppajjantīti? Bhāriyaṃ dāruṇaṃ mātāpitūnaṃ dhammikasamaṇabrāhmaṇānañca upari aparādhaṃ aññañca divase divase pāṇavadhādisāhasikakammaṃ katvā uppajjanti tambapaṇṇidīpe abhayacoranāgacorādayo viya. Tesaṃ attabhāvo tigāvutiko hoti, vaggulīnaṃ viya dīghanakhā honti. Te rukkhe vagguliyo viya nakhehi cakkavāḷapāde lagganti. Yadā pana saṃsappantā aññamaññassa hatthapāsaṃ gatā honti, atha ‘‘bhakkho no laddho’’ti maññamānā tattha vāvaṭā viparivattitvā lokasandhārakaudake patanti. Vāte paharante madhukaphalāni viya chijjitvā udake patanti. Patitamattā ca accantakhāre udake piṭṭhapiṇḍi viya vilīyanti.

Aññepi kira bho santi sattāti – ‘‘yathā mayaṃ mahādukkhaṃ anubhavāma, evaṃ aññepi kira sattā idaṃ dukkhaṃ anubhavantā idhūpapannā’’ti taṃ divasaṃ passanti. Ayaṃ pana obhāso ekayāgupānamattampi na tiṭṭhati, yāvatā niddāyitvā pabuddho ārammaṇaṃ vibhāveti, tattakaṃ kālaṃ hoti. Dīghabhāṇakā pana ‘‘accharāsaṅghāṭamattameva vijjubhāso viya niccharitvā kiṃ idanti bhaṇantānaṃyeva antaradhāyatī’’ti vadanti. Saṅkampatīti samantato kampati. Itaradvayaṃ purimapasseva vevacanaṃ. Puna appamāṇo cātiādi nigamanatthaṃ vuttaṃ.

202. Cattāro devaputtā catuddisaṃ ārakkhāya upagacchantīti ettha cattāroti catunnaṃ mahārājūnaṃ vasena vuttaṃ, dasasahassacakkavāḷe pana cattāro cattāro katvā cattālīsadasasahassā honti. Tattha imasmiṃ cakkavāḷe mahārājāno khaggahatthā āgantvā bodhisattassa ārakkhaṇatthāya upagantvā sirīgabbhaṃ paviṭṭhā, itare gabbhadvārato paṭṭhāya avaruddhapaṃsupisācakādiyakkhagaṇe paṭikkamāpetvā yāva cakkavāḷā ārakkhaṃ gaṇhiṃsu.

Kimatthaṃ panāyaṃ rakkhā āgatā? Nanu paṭisandhikkhaṇe kalalakālato paṭṭhāya sacepi koṭisatasahassā mārā koṭisatasahassaṃ sineruṃ ukkhipitvā bodhisattassa vā bodhisattamātuyā vā antarāyakaraṇatthaṃ āgaccheyyuṃ, sabbe antarāva antaradhāyeyyuṃ. Vuttampi cetaṃ bhagavatā ruhiruppādavatthusmiṃ – ‘‘aṭṭhānametaṃ, bhikkhave, anavakāso, yaṃ parūpakkamena tathāgataṃ jīvitā voropeyya. Anupakkamena, bhikkhave, tathāgatā parinibbāyanti. Gacchatha tumhe, bhikkhave, yathāvihāraṃ, arakkhiyā, bhikkhave, tathāgatā’’ti (cūḷava. 341). Evametaṃ, na parūpakkamena tesaṃ jīvitantarāyo atthi. Santi kho pana amanussā virūpā duddasikā, bheravarupā pakkhino, yesaṃ rūpaṃ disvā saddaṃ vā sutvā bodhisattamātu bhayaṃ vā santāso vā uppajjeyya, tesaṃ nivāraṇatthāya rakkhaṃ aggahesuṃ. Apica kho bodhisattassa puññatejena sañjātagāravā attano gāravacoditāpi te evamakaṃsu.

Kiṃ pana te antogabbhaṃ pavisitvā ṭhitā cattāro mahārājāno bodhisattamātuyā attānaṃ dassenti na dassentīti? Nahānamaṇḍanabhojanādisarīrakiccakāle na dassenti, sirīgabbhaṃ pavisitvā varasayane nipannakāle pana dassenti. Tattha kiñcāpi amanussadassanaṃ nāma manussānaṃ sappaṭibhayaṃ hoti, bodhisattamātā pana attano ceva puttassa ca puññānubhāvena te disvā na bhāyati, pakatiantepurapālakesu viya assā tesu cittaṃ uppajjati.

203. Pakatiyā sīlavatīti sabhāveneva sīlasampannā. Anuppanne kira buddhe manussā tāpasaparibbājakānaṃ santike vanditvā ukkuṭikaṃ nisīditvā sīlaṃ gaṇhanti, bodhisattamātāpi kāladevilassa isino santike gaṇhāti. Bodhisatte pana kucchigate aññassa pādamūle nisīdituṃ nāma na sakkā, samāsane nisīditvā gahitasīlampi avaññā kāraṇamattaṃ hoti. Tasmā sayameva sīlaṃ aggahesīti vuttaṃ hoti.

Purisesūti bodhisattassa pitaraṃ ādiṃ katvā kesuci manussesu purisādhippāyacittaṃ nuppajjati. Tañca kho bodhisatte gāravena, na pahīnakilesatāya. Bodhisattamātu rūpaṃ pana sukusalāpi sippikā potthakammādīsupi kātuṃ na sakkonti, taṃ disvā purisassa rāgo nuppajjatīti na sakkā vattuṃ. Sace pana taṃ rattacitto upasaṅkamitukāmo hoti, pādā na vahanti, dibbasaṅkhalikā viya bajjhanti. Tasmā ‘‘anatikkamanīyā’’tiādi vuttaṃ.

Pañcannaṃ kāmaguṇānanti pubbe ‘‘kāmaguṇūpasaṃhita’’nti purisādhippāyavasena vatthupaṭikkhepo kathito, idha ārammaṇappaṭilābho dassito. Tadā kira ‘‘deviyā evarūpo putto kucchismiṃ uppanno’’ti, sutvā samantato rājāno mahagghaābharaṇatūriyādivasena pañcadvārārammaṇavatthubhūtaṃ paṇṇākāraṃ pesenti, bodhisattassa ca bodhisattamātuyā ca katakammassa ussannattā lābhasakkārassa pamāṇaparicchedo nāma natthi.

204. Akilantakāyāti yathā aññā itthiyo gabbhabhārena kilamanti, hatthapādā uddhumātakādīni pāpuṇanti, na evaṃ tassā koci kilamatho ahosi. Tirokucchigatanti antokucchigataṃ. Kalalādikālaṃ atikkamitvā sañjātaaṅgapaccaṅgaṃ ahīnindriyabhāvaṃ upagataṃyeva passati. Kimatthaṃ passati? Sukhavāsatthaṃ. Yatheva hi mātā puttena saddhiṃ nisinnā vā nipannā vā ‘‘hatthaṃ vā pādaṃ vā olambantaṃ ukkhipitvā saṇṭhapessāmī’’ti sukhavāsatthaṃ puttaṃ oloketi, evaṃ bodhisattamātāpi yaṃ taṃ mātu uṭṭhānagamanaparivattananisajjādīsu uṇhasītaloṇikatittakakaṭukāhāraajjhoharaṇakālesu ca gabbhassa dukkhaṃ uppajjati, atthi nu kho me taṃ puttassāti sukhavāsatthaṃ bodhisattaṃ olokayamānā pallaṅkaṃ ābhujitvā nisinnaṃ bodhisattaṃ passati. Yathā hi aññe antokucchigatā pakkāsayaṃ ajjhottharitvā āmāsayaṃ ukkhipitvā udarapaṭalaṃ piṭṭhito katvā piṭṭhikaṇṭakaṃ nissāya ukkuṭikā dvīsu muṭṭhīsu hanukaṃ ṭhapetvā deve vassante rukkhasusire makkaṭā viya nisīdanti, na evaṃ bodhisatto. Bodhisatto pana piṭṭhikaṇṭakaṃ piṭṭhito katvā dhammāsane dhammakathiko viya pallaṅkaṃ ābhujitvā puratthābhimukho nisīdati. Pubbe katakammaṃ panassā vatthuṃ sodheti, suddhe vatthumhi sukhumacchavilakkhaṇaṃ nibbattati. Atha naṃ kucchigataṃ taco paṭicchādetuṃ na sakkoti, olokentiyā bahi ṭhito viya paññāyati. Tamatthaṃ upamāya vibhāvento seyyathāpītiādimāha. Bodhisatto pana antokucchigato mātaraṃ na passati. Na hi antokucchiyaṃ cakkhuviññāṇaṃ uppajjati.

205. Kālaṃ karotīti na vijātabhāvapaccayā, āyuparikkhayeneva. Bodhisattena vasitaṭṭhānañhi cetiyakuṭisadisaṃ hoti aññesaṃ aparibhogaṃ, na ca sakkā bodhisattamātaraṃ apanetvā aññaṃ aggamahesiṭṭhāne ṭhapetunti tattakaṃyeva bodhisattamātu āyuppamāṇaṃ hoti, tasmā tadā kālaṃ karoti. Katarasmiṃ pana vaye kālaṃ karotīti? Majjhimavaye. Paṭhamavayasmiñhi sattānaṃ attabhāve chandarāgo balavā hoti, tena tadā sañjātagabbhā itthī taṃ gabbhaṃ anurakkhituṃ na sakkonti, gabbho bahvābādho hoti. Majjhimavayassa pana dve koṭṭhāse atikkamma tatiyakoṭṭhāse vatthuṃ visadaṃ hoti, visade vatthumhi nibbattā dārakā arogā honti. Tasmā bodhisattamātāpi paṭhamavaye sampattiṃ anubhavitvā majjhimavayassa tatiyakoṭṭhāse vijāyitvā kālaṃ karoti.

Nava vā dasa vāti ettha vā-saddena vikappanavasena satta vā aṭṭha vā ekādasa vā dvādasa vāti evamādīnampi saṅgaho veditabbo. Tattha sattamāsajāto jīvati, sītuṇhakkhamo pana na hoti. Aṭṭhamāsajāto na jīvati, sesā jīvanti.

Ṭhitāvāti ṭhitāva hutvā. Mahāmāyāpi devī upavijaññā ñātikulagharaṃ gamissāmīti rañño ārocesi. Rājā kapilavatthuto devadahanagaragāmimaggaṃ alaṅkārāpetvā deviṃ suvaṇṇasivikāya nisīdāpesi. Sakalanagaravāsino sakyā parivāretvā gandhamālādīhi pūjayamānā deviṃ gahetvā pāyiṃsu. Sā devadahanagarassa avidūre lumbinisālavanuyyānaṃ disvā uyyānavicaraṇatthāya cittaṃ uppādetvā rañño saññaṃ adāsi. Rājā uyyānaṃ paṭijaggāpetvā ārakkhaṃ saṃvidahāpesi. Deviyā uyyānaṃ paviṭṭhamattāya kāyadubbalyaṃ ahosi, athassā maṅgalasālamūle sirīsayanaṃ paññāpetvā sāṇiyā parikkhipiṃsu. Sā antosāṇiṃ pavisitvā sālasākhaṃ hatthena gahetvā aṭṭhāsi. Athassā tāvadeva gabbhavuṭṭhānaṃ ahosi.

Devā naṃ paṭhamaṃ paṭiggaṇhantīti khīṇāsavā suddhāvāsabrahmāno paṭiggaṇhanti. Kathaṃ? Sūtivesaṃ gaṇhitvāti eke. Taṃ pana paṭikkhipitvā idaṃ vuttaṃ – tadā bodhisattamātā suvaṇṇakhacitaṃ vatthaṃ nivāsetvā macchakkhisadisaṃ dukūlapaṭaṃ yāva pādantāva pārupitvā aṭṭhāsi. Athassā sallahukaṃ gabbhavuṭṭhānaṃ ahosi dhammakaraṇato udakanikkhamanasadisaṃ. Atha te pakatibrahmaveseneva upasaṅkamitvā paṭhamaṃ suvaṇṇajālena paṭiggahesuṃ. Tesaṃ hatthato manussā dukūlacumbaṭakena paṭiggahesuṃ. Tena vuttaṃ – ‘‘devā naṃ paṭhamaṃ paṭiggaṇhanti pacchā manussā’’ti.

206. Cattāro naṃ devaputtāti cattāro mahārājāno. Paṭiggahetvāti ajinappaveṇiyā paṭiggahetvā. Mahesakkhoti mahātejo mahāyaso lakkhaṇasampannoti attho.

Visadova nikkhamatīti yathā aññe sattā yonimagge laggantā bhaggavibhaggā nikkhamanti, na evaṃ nikkhamati, alaggo hutvā nikkhamatīti attho. Udenāti udakena. Kenaci asucināti yathā aññe sattā kammajavātehi uddhaṃpādā adhosirā yonimagge pakkhittā sataporisanarakapapātaṃ patantā viya tāḷacchiddena nikkaḍḍhiyamānā hatthī viya mahādukkhaṃ anubhavantā nānāasucimakkhitāva nikkhamanti, na evaṃ bodhisatto. Bodhisattañhi kammajavātā uddhaṃpādaṃ adhosiraṃ kātuṃ na sakkonti. So dhammāsanato otaranto dhammakathiko viya nisseṇito otaranto puriso viya ca dve hatthe ca pāde ca pasāretvā ṭhitakova mātukucchisambhavena kenaci asucinā amakkhitova nikkhamati.

Udakassa dhārāti udakavaṭṭiyo. Tāsu sītā suvaṇṇakaṭāhe patati, uṇhā rajatakaṭāhe. Idañca pathavītale kenaci asucinā asammissaṃ tesaṃ pānīyaparibhojanīyaudakañceva aññehi asādhāraṇaṃ kīḷanaudakañca dassetuṃ vuttaṃ. Aññassa pana suvaṇṇarajataghaṭehi āhariyamānaudakassa ceva haṃsavaṭṭakādipokkharaṇigatassa ca udakassa paricchedo natthi.

207. Sampatijātoti muhuttajāto. Pāḷiyaṃ pana mātukucchito nikkhantamatto viya dassito, na pana evaṃ daṭṭhabbaṃ. Nikkhantamattañhi taṃ paṭhamaṃ brahmāno suvaṇṇajālena paṭiggaṇhiṃsu, tesaṃ hatthato cattāro mahārājāno maṅgalasammatāya sukhasamphassāya ajinappaveṇiyā, tesaṃ hatthato manussā dukūlacumbaṭakena, manussānaṃ hatthato muccitvā pathaviyaṃ patiṭṭhito.

Setamhi chatte anudhāriyamāneti dibbasetacchatte anudhāriyamāne. Ettha ca chattassa parivārāni khaggādīni pañca rājakakudhabhaṇḍānipi āgatāneva. Pāḷiyaṃ pana rājagamane rājā viya chattameva vuttaṃ. Tesu chattameva paññāyati, na chattaggāhakā. Tathā khagga-tālavaṇṭa-morahatthaka-vāḷabījani-uṇhīsamattāyeva paññāyanti, na tesaṃ gāhakā. Sabbāni kira tāni adissamānarūpā devatā gaṇhiṃsu. Vuttampi cetaṃ –
‘‘Anekasākhañca sahassamaṇḍalaṃ,
Chattaṃ marū dhārayumantalikkhe;
Suvaṇṇadaṇḍā vipatanti cāmarā,
Na dissare cāmarachattagāhakā’’ti. (su. ni. 693);

Sabbā ca disāti idaṃ sattapadavītihārūpari ṭhitassa viya sabbadisānuvilokanaṃ vuttaṃ, na kho panevaṃ daṭṭhabbaṃ. Mahāsatto hi manussānaṃ hatthato muccitvā puratthimadisaṃ olokesi, anekacakkavāḷasahassāni ekaṅgaṇāni ahesuṃ. Tattha devamanussā gandhamālādīhi pūjayamānā – ‘‘mahāpurisa idha tumhehi sadisopi natthi, kuto uttaritaro’’ti āhaṃsu. Evaṃ catasso disā, catasso anudisā, heṭṭhā, uparīti dasapi disā anuviloketvā attanā sadisaṃ adisvā ayaṃ uttarā disāti sattapadavītihārena agamāsīti evamettha attho daṭṭhabbo. Āsabhinti uttamaṃ. Aggoti guṇehi sabbapaṭhamo. Itarāni dve padāni etasseva vevacanāni. Ayamantimā jāti, natthi dāni punabbhavoti padadvayena imasmiṃ attabhāve pattabbaṃ arahattaṃ byākāsi.

Ettha ca samehi pādehi pathaviyaṃ patiṭṭhānaṃ catuiddhipādapaṭilābhassa pubbanimittaṃ, uttarābhimukhabhāvo mahājanaṃ ajjhottharitvā abhibhavitvā gamanassa pubbanimittaṃ, sattapadagamanaṃ sattabojjhaṅgaratanapaṭilābhassa pubbanimittaṃ, dibbasetacchattadhāraṇaṃ vimutticchattapaṭilābhassa pubbanimittaṃ, pañcarājakakudhabhaṇḍāni pañcahi vimuttīhi vimuccanassa pubbanimittaṃ, disānuvilokanaṃ anāvaraṇañāṇapaṭilābhassa pubbanimittaṃ, āsabhīvācābhāsanaṃ appaṭivattiyadhammacakkappavattanassa pubbanimittaṃ. ‘‘Ayamantimā jātī’’ti sīhanādo anupādisesāya nibbānadhātuyā parinibbānassa pubbanimittanti veditabbaṃ. Ime vārā pāḷiyaṃ āgatā, sambahulavāro pana āgato, āharitvā dīpetabbo.

Mahāpurisassa hi jātadivase dasasahassilokadhātu kampi. Dasasahassilokadhātumhi devatā ekacakkavāḷe sannipatiṃsu. Paṭhamaṃ devā paṭiggahiṃsu, pacchā manussā. Tantibaddhā vīṇā cammabaddhā bheriyo ca kenaci avāditā sayameva vajjiṃsu, manussānaṃ andubandhanādīni khaṇḍākhaṇḍaṃ bhijjiṃsu. Sabbarogā ambilena dhotatambamalaṃ viya vigacchiṃsu, jaccandhā rūpāni passiṃsu. Jaccabadhirā saddaṃ suṇiṃsu, pīṭhasappī javanasampannā ahesuṃ, jātijaḷānampi eḷamūgānaṃ sati patiṭṭhāsi, videse pakkhandanāvā supaṭṭanaṃ pāpuṇiṃsu, ākāsaṭṭhakabhūmaṭṭhakaratanāni sakatejobhāsitāni ahesuṃ, verino mettacittaṃ paṭilabhiṃsu, avīcimhi aggi nibbāyi. Lokantare āloko udapādi, nadīsu jalaṃ na pavatti, mahāsamuddesu madhurasadisaṃ udakaṃ ahosi, vāto na vāyi, ākāsapabbatarukkhagatā sakuṇā bhassitvā pathavīgatā ahesuṃ, cando atiroci, sūriyo na uṇho na sītalo nimmalo utusampanno ahosi, devatā attano attano vimānadvāre ṭhatvā apphoṭanaseḷanacelukkhepādīhi mahākīḷaṃ kīḷiṃsu, cātuddīpikamahāmegho vassi, mahājanaṃ neva khudā na pipāsā pīḷesi, dvārakavāṭāni sayameva vivariṃsu, pupphūpagaphalūpagā rukkhā pupphaphalāni gaṇhiṃsu, dasasahassilokadhātu ekaddhajamālā ahosīti.

Tatrāpissa dasasahassilokadhātukampo sabbaññutañāṇapaṭilābhassa pubbanimittaṃ, devatānaṃ ekacakkavāḷe sannipāto dhammacakkappavattanakāle ekappahārena sannipatitvā dhammapaṭiggaṇhanassa pubbanimittaṃ, paṭhamaṃ devatānaṃ paṭiggahaṇaṃ catunnaṃ rūpāvacarajjhānānaṃ paṭilābhassa pubbanimittaṃ. Pacchā manussānaṃ paṭiggahaṇaṃ catunnaṃ arūpajjhānānaṃ paṭilābhassa pubbanimittaṃ, tantibaddhavīṇānaṃ sayaṃ vajjanaṃ anupubbavihārapaṭilābhassa pubbanimittaṃ, cammabaddhabherīnaṃ vajjanaṃ mahatiyā dhammabheriyā anussāvanassa pubbanimittaṃ, andubandhanādīnaṃ chedo asmimānasamucchedassa pubbanimittaṃ, sabbarogavigamo sabbakilesavigamassa pubbanimittaṃ, jaccandhānaṃ rūpadassanaṃ dibbacakkhupaṭilābhassa pubbanimittaṃ, jaccabadhirānaṃ saddassavanaṃ dibbasotadhātupaṭilābhassa pubbanimittaṃ, pīṭhasappīnaṃ javanasampadā catuiddhipādādhigamassa pubbanimittaṃ, jaḷānaṃ satipatiṭṭhānaṃ catusatipaṭṭhānapaṭilābhassa pubbanimittaṃ, videsapakkhandanāvānaṃ supaṭṭanasampāpuṇanaṃ catupaṭisambhidādhigamassa pubbanimittaṃ, ratanānaṃ sakatejobhāsitattaṃ yaṃ lokassa dhammobhāsaṃ dassessati tassa pubbanimittaṃ.

Verīnaṃ mettacittapaṭilābho catubrahmavihārapaṭilābhassa pubbanimittaṃ, avīcimhi agginibbānaṃ ekādasaagginibbānassa pubbanimittaṃ, lokantarāloko avijjandhakāraṃ vidhamitvā ñāṇālokadassanassa pubbanimittaṃ, mahāsamuddassa madhuratā nibbānarasena ekarasabhāvassa pubbanimittaṃ, vātassa avāyanaṃ dvāsaṭṭhidiṭṭhigatabhindanassa pubbanimittaṃ, sakuṇānaṃ pathavīgamanaṃ mahājanassa ovādaṃ sutvā pāṇehi saraṇagamanassa pubbanimittaṃ, candassa ativirocanaṃ bahujanakantatāya pubbanimittaṃ, sūriyassa uṇhasītavivajjanautusukhatā kāyikacetasikasukhuppattiyā pubbanimittaṃ, devatānaṃ vimānadvāresu apphoṭanādīhi kīḷanaṃ buddhabhāvaṃ patvā udānaṃ udānassa pubbanimittaṃ, cātuddīpikamahāmeghavassanaṃ mahato dhammameghavassanassa pubbanimittaṃ, khudāpīḷanassa abhāvo kāyagatāsatiamatapaṭilābhassa pubbanimittaṃ, pipāsāpīḷanassa abhāvo vimuttisukhena sukhitabhāvassa pubbanimittaṃ, dvārakavāṭānaṃ sayameva vivaraṇaṃ aṭṭhaṅgikamaggadvāravivaraṇassa pubbanimittaṃ, rukkhānaṃ pupphaphalagahaṇaṃ vimuttipupphehi pupphitassa ca sāmaññaphalabhārabharitabhāvassa ca pubbanimittaṃ, dasasahassilokadhātuyā ekaddhajamālatā ariyaddhajamālāmālitāya pubbanimittanti veditabbaṃ. Ayaṃ sambahulavāro nāma.

Ettha pañhe pucchanti – ‘‘yadā mahāpuriso pathaviyaṃ patiṭṭhahitvā uttarābhimukho gantvā āsabhiṃ vācaṃ bhāsati, tadā kiṃ pathaviyā gato, udāhu ākāsena? Dissamāno gato, udāhu adissamāno? Acelako gato, udāhu alaṅkatappaṭiyatto? Daharo hutvā gato, udāhu mahallako? Pacchāpi kiṃ tādisova ahosi, udāhu puna bāladārako’’ti? Ayaṃ pana pañho heṭṭhā lohapāsāde saṅghasannipāte tipiṭakacūḷābhayattherena vissajjitova. Thero kirettha niyati pubbekatakamma-issaranimmānavādavasena taṃ taṃ bahuṃ vatvā avasāne evaṃ byākāsi – ‘‘mahāpuriso pathaviyaṃ gato, mahājanassa pana ākāse gacchanto viya ahosi. Dissamāno gato, mahājanassa pana adissamāno viya ahosi. Acelako gato, mahājanassa pana alaṅkatappaṭiyattova upaṭṭhāsi. Daharova gato, mahājanassa pana soḷasavassuddesiko viya ahosi. Pacchā pana bāladārakova ahosi, na tādiso’’ti. Evaṃ vutte parisā cassa ‘‘buddhena viya hutvā bho therena pañho kathito’’ti attamanā ahosi. Lokantarikavāro vuttanayo eva.

Viditāti pākaṭā hutvā. Yathā hi sāvakā nahānamukhadhovanakhādanapivanādikāle anokāsagate atītasaṅkhāre nippadese sammasituṃ na sakkonti, okāsapattayeva sammasanti, na evaṃ buddhā. Buddhā hi sattadivasabbhantare vavatthitasaṅkhāre ādito paṭṭhāya sammasitvā tilakkhaṇaṃ āropetvāva vissajjenti, tesaṃ avipassitadhammo nāma natthi, tasmā ‘‘viditā’’ti āha. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Acchariyaabbhutasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

       Thảo luận 1. Tại sao chư vị bồ tát toàn giác trong kiếp áp chót đều sanh về cõi Đâu Suất? - TT Pháp Đăng 


       Thảo luận 2. Tại sao chánh niệm tỉnh giác là phẩm chất đặc biệt kỳ diệu được đề cập nhiều trong tiến trình sanh tử của bồ tát? - TT Pháp Tân


Thảo luận 3. Trong câu nói của Đức Đại bồ tát khi vừa sanh ra đời với bản dịch chữ Hán: Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn..." câu nói đó được hiểu thế nào và kinh điển Pali? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
      


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment