Tuesday, May 19, 2020

Bài học. Thứ Ba, ngày 19 tháng 5, 2020

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Quyền
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  19/5/2020 

127. Kinh A-Na-Luật (Anuruddha Sutta) 

Tôn giả Anuruddha là một bậc đại đệ tử Phật được xác chứng là đệ nhất về thiên nhãn. Pañcakaṅga là một công trình sư xây cất của vua Pasenadi. Một lần Pañcakaṅga thỉnh bốn vị tỳ kheo dẫn đầu là Tôn giả Anuruddha về nhà trai tăng. Trong dịp nầy một câu hỏi được nêu lên về sự khác biệt giữa tâm thiền biến mãn và thiền vô lượng tâm. Những câu trả lời làm mọi người thoả mãn.


1120. Nghe dường như giống kỳ thật rất khác

Người tu tập tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả) lấy vô lượng chúng sanh làm đối tượng có khác biệt với người tu tập thắng xứ kasina từ một điểm biến mãn rộng lớn:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà viên), chỗ tinh xá của ông Anāthapindika (Cấp cô độc). Rồi thợ mộc Pañcakaṅga bảo một người.

-- Hãy đến, này Người kia, hãy đi đến Tôn giả Anuruddha (A-na-luật), nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Anuruddha và thưa như sau: "Thưa Tôn giả, thợ mộc Pañcakaṅga cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Anuruddha, và thưa: Mong rằng Tôn giả Anuruddha cùng ba vị nữa, ngày mai nhận lời dùng bữa ăn với thợ mộc Pañcakaṅga. Mong rằng Tôn giả Anuruddha đến thật sớm, vì thợ mộc Pañcakaṅga có nhiều công việc, có nhiều bổn phận phải làm đối với vua".

-- Thưa vâng, Tôn giả.

Người ấy vâng đáp thợ mộc Pañcakaṅga, đi đến Tôn giả Anuruddha, sau khi đến đảnh lễ Tôn giả Anuruddha, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy thưa Tôn giả Anuruddha:

-- Thợ mộc Pañcakaṅga cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Anuruddha và thưa như sau: "Thưa Tôn giả, mong rằng Tôn giả Anuruddha với ba vị nữa ngày mai đến dùng bữa ăn với thợ mộc Pañcakaṅga. Thưa Tôn giả, mong rằng Tôn giả Anuruddha đến cho thật sớm, vì thợ mộc Pañcakaṅga có nhiều công việc, có nhiều bổn phận phải làm đối với vua".

Tôn giả Anuruddha im lặng nhận lời. Rồi Tôn giả Anuruddha, sau khi đêm ấy đã mãn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ thợ mộc Pañcakaṅga, sau khi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi thợ mộc Pañcakaṅga tự tay mời mọc và làm cho thỏa mãn Tôn giả Anuruddha với các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mền. Và sau khi Tôn giả Anuruddha đã ăn xong, đã cất tay khỏi bình bát, thợ mộc Pañcakaṅga lấy một ghế thấp rồi ngồi xuống một bên, Ngồi xuống một bên, thợ mộc Pañcakaṅga thưa cùng Tôn giả Anuruddha:
-- Ở đây, thưa Tôn giả, các Trưởng lão Tỷ-kheo đến và nói như sau: "Này Gia chủ, hãy tu tập vô lượng tâm giải thoát". Có một số vị Trưởng lão lại nói như sau: "Này Gia chủ, hãy tu tập đại hành tâm giải thoát". Thưa Tôn giả, vô lượng tâm giải thoát và đại hành tâm giải thoát, các pháp này vừa khác nghĩa vừa khác văn, hay đồng nghĩa, chỉ khác biệt về văn?

-- Này Gia chủ, hãy nói lên những điều gì Ông nghĩ về vấn đề này; nhờ vậy, vấn đề này sẽ trở thành xác thật cho Ông.

-- Thưa Tôn giả, con nghĩ như sau: "Vô lượng tâm giải thoát và đại hành tâm giải thoát, các pháp này đồng nghĩa nhưng khác văn".

-- Này Gia chủ, vô lượng tâm giải thoát và đại hành tâm giải thoát, những pháp này vừa khác nghĩa vừa khác văn. Do vậy, này "Cư sĩ, đây cần phải hiểu đúng với pháp môn, nghĩa là các pháp này vừa khác nghĩa vừa khác văn.

Và này Cư sĩ, thế nào là vô lượng tâm giải thoát? Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi, với tâm câu hữu với hỷ, an trú biến mãn, một phương với tâm câu hữu với xả, ... quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là vô lượng tâm giải thoát.

Này Cư sĩ, thế nào là đại hành tâm giải thoát? Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo, cho đến một gốc cây, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền). Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là đại hành tâm giải thoát. Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo cho đến hai hay ba gốc cây, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền). Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là đại hành tâm giải thoát. Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo cho đến một ruộng làng an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền). Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là đại hành tâm giải thoát. Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo cho đến hai hay ba ruộng làng, an trú biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền). Như vây, này Cư sĩ được gọi là đại hành tâm giải thoát. Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo cho đến một đại vương quốc, an trú biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền). Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là đại hành tâm giải thoát. Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo cho đến hai hay ba đại vương quốc an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền). Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là đại hành tâm giải thoát. Do vậy, này Cư sĩ, đây cần phải hiểu đúng với pháp môn này, nghĩa là các pháp này vừa khác nghĩa, vừa khác văn.

1121. Thiền tâm sai biệt, sanh hữu sai biệt

Có khi thiền chứng đồng đẳng nhưng khả năng biến mãn sai biệt nên cảnh giới tái sanh cũng không tương đồng:


Này Cư sĩ, có bốn hữu sanh này (bhavūppattiyo: bốn sự sanh khởi cho một đời sống mới). Thế nào là bốn? Ở đây, này Cư sĩ, có người, với hào quang hạn lượng (parittābhā) an trú, biến mãn và thấm nhuần. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh cọng trú với chư Thiểu Quang thiên. Ở đây, này Cư sĩ, có người với hào quang vô lượng, an trú, biến mãn và thấm nhuần. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh cọng trú với chư Vô Lượng Quang thiên. Ở đây, này Cư sĩ có người với hào quang tạp nhiễm, an trú biến mãn và thấm nhuần. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh cọng trú với chư Tạp Nhiễm Quang thiên. Ở đây, này Cư sĩ, có người với hào quang thanh tịnh an trú, biến mãn và thấm nhuần. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Biến Tịnh Quang thiên. Này Cư sĩ, có bốn loại hữu sanh này.

Có thời, này Cư sĩ, chư Thiên kia tập họp tại một chỗ. Khi các vị này tập họp tại một chỗ, có thấy sự sai khác về màu sắc, không có thấy sự sai khác về hào quang. Ví như, này Cư sĩ, có người cầm nhiều cây đèn dầu đi vào trong một nhà. Khi các cây đèn dầu ấy được đem vào trong nhà, có thấy sự sai khác về ngọn lửa, nhưng không có thấy sự sai khác về ánh sáng. Cũng vậy, này Cư sĩ, có thời chư Thiên kia tập họp tại một chỗ. Khi các vị này tập họp tại một chỗ, có thấy sự sai khác về màu sắc, không có thấy sự sai khác về hào quang.

Có thời, này Cư sĩ, chư Thiên ấy, đi ra khỏi từ chỗ kia. Khi chư Thiên ấy đi ra khỏi từ chỗ kia, có thấy sự sai khác về màu sắc và cũng có thấy sự sai khác về hào quang. Ví như, này Cư sĩ, có người đem nhiều cây đèn dầu ra khỏi ngôi nhà ấy, khi các cây đèn dầu ấy được đem ra khỏi ngôi nhà kia, có thấy sự sai khác về màu sắc và cũng có thấy sự sai khác về ánh sáng. Cũng vậy, này Cư sĩ, có thời chư Thiên ấy đi ra khỏi từ chỗ kia. Khi chư Thiên ấy đi ra khỏi từ chỗ kia, có thấy sự sai khác về màu sắc và cũng có thấy sự sai khác về hào quang.

Này Cư sĩ, chư Thiên ấy không có nghĩ: "Ðây là thường còn, thường trú, thường hằng cho chúng tôi". Nhưng chỗ nào chư Thiên ấy an trú, tại chỗ ấy, chư Thiên kia sống trong thoải mái. Ví như, này Cư sĩ, khi các con ruồi bị mang đi trong đòn gánh hay trong cái giỏ, chúng nó không có nghĩ: "Ðây là sự thường còn, thường trú hay thường hằng cho chúng tôi". Nhưng chỗ nào, chỗ nào các con ruồi kia an trú, tại chỗ ấy các con ruồi ấy sống trong thoải mãi. Cũng vậy, này Cư sĩ, chư Thiên ấy không có nghĩ: "Ðây là thường còn, thường trú hay thường hằng cho chúng tôi". Nhưng chỗ nào, chỗ nào chư Thiên ấy an trú, tại chỗ ấy, chư Thiên kia sống trong thoải mái.

1122. Từ câu hỏi chung đến câu hỏi riêng tư

Một trong ba tỳ kheo đi chung với tôn giả Anuruddha là tỳ kheo Abhiya Kaccana đã nêu lên những câu hỏi về pháp y cứ trên những gì được giảng giải. Sau đó đã hỏi một câu về sự tiếp xúc trực tiếp của Tôn giả Anuruddha với các phạm thiên. Câu nầy có liên quan tới giới luật (…) để sự tuyên bố đắc pháp thượng nhân. Tôn giả Anuruddha đã trả lời với cách thận trọng:


Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Abhiya Kaccāna thưa với Tôn giả Anuruddha:
-- Tốt lành thay, Tôn giả Anuruddha! Ở đây, tôi có câu này cần phải hỏi thêm. Thưa Tôn giả, chư Thiên có hào quang, tất cả đều có hào quang có hạn lượng? Hay là ở đây có một số chư Thiên có hào quang vô lượng?

-- Này Hiền giả Kaccāna, tùy theo trường hợp, ở đây một số chư Thiên có hào quang có hạn lượng, nhưng ở đây cũng có một số chư Thiên có hào quang vô lượng.

-- Thưa Tôn giả Anuruddha, do nhân gì, do duyên gì, dầu cho chư Thiên ấy được sanh khởi trong một Thiên chúng, lại có một số chư Thiên có hào quang hạn lượng và có một số chư Thiên khác có hào quang vô lượng?

-- Này Hiền giả Kaccāna, ở đây Ta sẽ hỏi Hiền giả. Nếu Hiền giả kham nhẫn, Hiền giả sẽ trả lời. Này Hiền giả Kaccāna, Hiền giả nghĩ thế nào? Tỷ-kheo cho đến một gốc cây, an trú biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), và Tỷ-kheo cho đến hai hay ba gốc cây, an trú biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm này, sự tu tập tâm nào rộng lớn hơn?

-- Thưa Tôn giả, Tỷ-kheo cho đến hai hay ba gốc cây, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm này rộng lớn hơn.

-- Này Hiền giả Kaccāna, Hiền giả nghĩ thế nào? Tỷ-kheo cho đến hai hay ba gốc cây, an trú biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), và Tỷ-kheo, cho đến một ruộng làng, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền) trong hai sự tu tập tâm này, sự tu tập tâm nào rộng lớn hơn?

-- Thưa Tôn giả, Tỷ-kheo cho đến một ruộng làng, an trú, biến mãn, và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm này rộng lớn hơn.

-- Này Hiền giả Kaccāna, Tỷ-kheo cho đến hai hay ba ruộng làng, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), và Tỷ-kheo cho đến một đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền) trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm này rộng lớn hơn?

-- Thưa Tôn giả, Tỷ-kheo, cho đến một đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (Trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm này rộng lớn hơn.
-- Này Hiền giả Kaccāna, Tỷ-kheo cho đến một đại vương, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), và Tỷ-kheo cho đến hai hay ba một đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm nào rộng lớn hơn?

-- Thưa Tôn giả Anuruddha, Tỷ-kheo cho đến hai hay ba đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần rộng lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm này rộng lớn hơn.

-- Này Hiền giả Kaccāna, Hiền giả nghĩ thế nào? Tỷ-kheo cho đến hai hay ba đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), và Tỷ-kheo cho đến giải đất tận hải biên, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm nào rộng lớn hơn?

-- Thưa Tôn giả, Tỷ-kheo cho đến giải đất tận hải biên, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm này rộng lớn hơn.

-- Này Hiền giả Kaccāna, do nhân này, do duyên này, giữa các chư Thiên ấy được sanh khởi trong một Thiên chúng, có một số chư Thiên có hào quang có hạn lượng nhưng có một số chư Thiên có hào quang vô lượng.

-- Lành thay, Tôn giả Anuruddha ! Tôi có một câu cần phải hỏi thêm nữa. Thưa Tôn giả, về hào quang chư Thiên, có phải tất cả hào quang là tạp nhiễm hay có một số chư Thiên có hào quang thanh tịnh?

-- Tùy theo trường hợp, này Hiền giả Kaccāna, ở đây có một số chư Thiên có hào quang tạp nhiễm, nhưng ở đây cũng có một số chư Thiên có hào quang thanh tịnh.

-- Thưa Tôn giả Anuruddha, do nhân gì, do duyên gì, trong chư Thiên ấy được sanh khởi trong một Thiên chúng, có một số hào quang tạp nhiễm, nhưng có một số chư Thiên có hào quang thanh tịnh?

Này Hiền giả Kaccāna, Ta sẽ cho Hiền giả một ví dụ. Nhờ ví dụ ở đây, người có trí hiểu được ý nghĩa của lời nói. Ví như, này Hiền giả Kaccāna, một cây đèn đang cháy với dầu không được sạch sẽ, với tim đèn cũng không được sạch sẽ. Vì dầu không được sạch sẽ, và cũng vì tim đèn không được sạch sẽ, nên cây đèn cháy rất lu mờ. Cũng vậy, này Hiền giả Kaccāna, ở đây Tỷ-kheo an trú biến mãn và thấm nhuần với hào quang tạp nhiễm. Thân dâm hạnh của vị ấy không được khéo chấm dứt, hôn trầm thụy miên không được khéo đoạn trừ, trạo cử hối quá không được khéo nhiếp phục. Vì không được khéo chấm dứt thân dâm hạnh, vì không khéo đoạn trừ hôn trầm thụy miên, vì không khéo nhiếp phục trạo cử hối quá, nên vị ấy được cháy lên một cách lu mờ. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh cọng trú với chư Thiên có hào quang tạp nhiễm.

Ví như, này Hiền giả Kaccāna, một ngọn đèn dầu được dốt cháy, với dầu sạch sẽ và với tim đèn cũng được sạch sẽ. Do dầu được sạch sẽ và cũng do tim đèn được sạch sẽ, nên cây đèn ấy được cháy không có mù mờ. Cũng vậy, này Hiền giả Kaccāna, ở đây Tỷ-kheo an trú biến mãn và thấm nhuần với hào quang thanh tịnh, thân dâm hạnh của vị này được khéo chấm dứt, hôn trầm thụy miên được khéo đoạn trừ, trạo cử hối quá được khéo nhiếp phục. Do thân dâm hạnh được khéo chấm dứt, do hôn trầm thụy miên được khéo đoạn trừ, do trạo cử hối quá được khéo nhiếp phục, vị ấy được cháy lên không có mù mờ. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh cọng trú với chư Thiên có hào quang thanh tịnh.

Này Hiền giả Kaccāna, do nhân này, do duyên này, giữa chư Thiên ấy sanh khởi cùng trong một Thiên chúng, có một số chư Thiên có hào quang tạp nhiễm, nhưng có một số chư Thiên có hào quang thanh tịnh.

Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Abhiya Kaccāna thưa với Tôn giả Anuruddha:

-- Thật lành thay, Tôn giả Anuruddha! Thưa Tôn giả, Tôn giả Anuruddha không có nói như sau: "Như vậy tôi nghe", hay "Sự việc đúng như vậy". Trái lại, thưa Tôn giả, Tôn giả Anuruddha chỉ nói: "Chư Thiên này là như vậy và chư Thiên kia là như vậy". Thưa Tôn giả, tôi nghĩ như sau: "Tôn giả Anuruddha chắc chắn đã sống từ trước, đã đàm thoại từ trước, đã đàm luận từ trước với chư Thiên ấy".

-- Này Hiền giả Kaccana, lời nói này của Hiền giả đến gần như thử thách tôi phải tuyên bố, nhưng tôi sẽ trả lời cho Hiền giả. Này Hiền giả Kaccana, đã từ lâu, tôi đã sống từ trước, đã đàm thoại từ trước, đã đàm luận từ trước với chư Thiên ấy.
Khi nghe nói vậy, Tôn giả Abhiya Kaccāna nói với thợ mộc Pañcakaṅga:

-- Thật lợi ích thay cho Ông, này Cư sĩ, rằng Ông đã đoạn trừ được điều nghi ngờ từ trước, và cũng được dịp nghe pháp môn này.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-
Kinh số 127 [tóm tắt]
Kinh A-Na-Luật
(Anuruddha Sutta)
(M.iii, 144)

Thợ mộc Pañcakaṅga hỏi Tôn giả A-na-luật về sự khác nhau giữa vô lượng tâm giải thoát và đại hành tâm giải thoát. Tôn giả giải thích:

Vô lượng tâm giải thoát là an trú biến mãn mười phương với tâm câu hữu với từ, bi, hỷ, xả, quảng đại vô biên không hận, không sân.

Đại hành tâm giải thoát là tu thiền định, an trú biến mãn và thấm nhuần phạm vi một gốc cây, hai ba gốc, cho đến một làng, hai ba làng, một đại vương quốc, hai ba đại vương quốc....

Nhờ tu tập như vậy, sau khi thân hoại mạng chung có thể sanh vào bốn loại chư Thiên như sau. Có người cộng trú với Thiểu quang thiên, với hào quang có hạn lượng. Có người cộng trú với Vô lượng quang thiên, hào quang vô lượng. Có người cộng trú với Tạp nhiễm quang thiên, có hào quang tạp nhiễm. Có người cộng trú với Biến tịnh quang thiên, hào quang thanh tịnh. Những vị chư Thiên đủ loại này có lúc tụ họp lại với nhau tại một chỗ, khi ấy có thấy sự khác nhau về màu sắc mà không thấy sự sai khác về ánh sáng hào quang. Ví như nhiều ngọn đèn được cầm vào trong một cái nhà, thì chỉ thấy sự sai khác nhau giữa những ngọn đèn, còn ánh sáng thì hòa chung với nhau tất cả, nên không có sự sai khác. Những vị chư Thiên này sau khi tập họp, bỏ ra đi, thì khi ấy vừa có sự sai khác về màu sắc, vừa sai khác về ánh sáng của các vùng hào quang nơi họ, như từng ngọn đèn bung ra khỏi nhà thì thấy có ngọn sáng nhiều, có ngọn sáng ít. Nhưng các vị chư Thiên không nghĩ đây là thường còn, thường trú cho chúng tôi, nhưng tại chỗ nào các vị ấy an trú, chúng sống thoải mái ở chỗ ấy.

Nguyên nhân sự khác nhau giữa chư Thiên, có vị có hào quang hạn lượng, có vị có hào quang vô lượng là do khi tu tập, có vị an trú tâm thiền định với phạm vi hẹp, hay với vị phạm vi rộng lớn vô biên. Nguyên nhân của sự tạp nhiễm hay thanh tịnh của hào quang cũng là do khi tu tập thiền định có xen lẫn tham dục, hôn trầm, trạo cử, hay không xen lẫn. Ví như ngọn đèn dầu sáng tỏ, nếu dầu trong, không cặn và tim bấc sạch sẽ. Ngọn đèn lu mờ, nếu dầu đục, có cặn, tim bấc không sạch.

Khi được nghe như vậy, Tôn giả Kaccāna nói lên ý nghĩ của mình: “Chắc chắn Tôn giả A-na-luật đã từng sống với chư Thiên và đàm luận với chúng”. Tôn giả A- na-luật xác nhận như vậy.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-


Kinh số 127 [dàn ý]
Kinh A-Na-Luật
(Anuruddha Sutta)
(M.iii, 144)

A. Duyên khởi:

Đại ý kinh này thuật lại cuộc nói chuyện giữa Tôn giả Anuruddha với thợ mộc Pañcakanga và với Tôn giả Abhiya Kaccāna về vấn đề chư thiên và hào quang của chư thiên.

B. Chánh Kinh:

a.  Cuộc đàm đạo giữa Tôn giả Anuruddha với thợ mộc Pañcakaṅga:

1.     Vấn đề thứ nhất: Sự sai khác giữa vô lượng tâm giải thoát và đại hành tâm giải thoát.

2.     Vấn đề thứ hai: Có bốn loại hữu sanh và sự sai khác giữa chư thiên về màu sắc và hào quang:

b.     Cuộc đàm thoại của Tôn giả Anuruddha với Tôn giả Abhiya Kaccāna.

1.     Vấn đề thứ nhất: Chư thiên có hào quang hạn lượng và chư thiên có hào quang vô lượng.

2.     Vấn đề thứ hai: Chư thiên có hào quang tạp nhiễm và chư thiên có hào quang thanh tịnh.

3.     Vấn đề thứ ba: Sự liên hệ giữa chư thiên và Tôn giả Anuruddha.

C. Kết luận:
Tôn giả Abhiya Kaccāna tán thán thợ mộc Pañcakaṅga được lợi ích nhờ nghe kinh này.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 127 [toát yếu]
Kinh A-Na-Luật
(Anuruddha Sutta)
(M.iii, 144)

I. Toát yếu

The Venerable Anuruddha clarifies the difference between the immeasurable deliverance of mind and the exalted deliverance of mind.

Tôn giả A-na-luật thuyết minh sự khác nhau giữa tâm giải thoát vô lượng và tâm giải thoát đại hành.

II. Tóm tắt

Tôn giả A-na-luật giảng cho thợ mộc Ngũ Phần về sự khác nhau giữa hai loại tâm giải thoát [1] là Vô lượng và Ðại hành. Cũng đều quán từ bi hỷ xả (bốn phạm trú) nhưng đại hành tâm [2] là tâm biến mãn từ một gốc cây rộng dần ra cho đến một làng, một nước. Còn Vô lượng tâm giải thoát là biến mãn tâm từ bi hỷ xả đến khắp mười phương thế giới, vô lượng vô biên, không hận không sân. Do khi tu thiền, phát nguyện biến mãn ánh sáng có hạn hoặc vô hạn, có tạp nhiễm hoặc thanh tịnh, mà khi thân hoại mạng chung, sinh vào bốn loại tái sinh [3] là các cõi trời Thiểu quang, Vô lượng quang và Thiểu tịnh, Vô lượng tịnh [4].

Ðại hành tâm đưa đến tái sinh vào các cõi trời thiểu quang. Vô lượng tâm đưa đến tái sinh vào các cõi trời vô lượng quang. Do khi tu thiền, chưa đốt cháy [5] được hôn trầm trạo hối mà khi chết sinh vào cõi có ánh sáng tạp nhiễm. Quang (ánh sáng) và sắc (màu sắc) mỗi vị trời ở các cõi ấy khác nhau, nhưng khi họ nhóm họp thì ánh sáng hòa lẫn mặc dù màu sắc mỗi ánh sáng khác nhau; như khi hàng ngàn ngọn đèn thắp sáng đặt trong phòng thì ánh sáng chỉ có một. Khi họ giải tán thì quang và sắc mỗi vị trời đều khác, như khi từng người bưng cây đèn của mình đi ra khỏi phòng thì màu sắc và ánh sáng của mỗi ngọn một khác. Sở dĩ cõi trời có thiểu tịnh (ít sạch), vô lượng tịnh (sạch vô cùng) là do khi tu thiền tâm có tạp nhiễm (xen lẫn các vọng tưởng) hay hoàn toàn thanh tịnh.

Như ngọn đèn được thắp với dầu cặn, bấc dơ, bình dầu và bóng dơ thì không sáng bằng ngọn đèn được thắp với dầu trong, bấc sạch, bình dầu và bóng đều sạch sẽ.

Khi nghe tôn giả A-na-luật giảng cho thợ mộc Ngũ phần, tôn giả Abhiya Kaccāna (Ca-chiên-diên) bình phẩm: Bộ ông đã lên các cõi trời ấy rồi chắc [6]. Tôn giả A-na-luật cho biết từ lâu Ngài đã cộng trú với chư thiên ấy. Tôn giả Ca-chiên-diên chúc mừng thợ mộc đã được nghe pháp từ tôn giả A-na-luật.

III. Chú giải

1. Trong kinh số 43 cũng như kinh này, vô lượng tâm giải thoát (appamānā  cetovimutti) được giải thích là bốn phạm trú. Vì mỗi phạm trú đều được diễn tả với từ ngữ quảng đại, nên có lẽ Pañcakaṅga đã lầm cho hai thứ giải thoát này đồng nghĩa.

2. MA: Vị ấy bao quát một vùng bằng gốc cây, tướng của kasina (biến xứ) mình đang quán, rồi trú tâm trên tướng ấy, biến mãn nó bằng tâm thiền quảng đại. Cũng cách giải thích này áp dụng cho các trường hợp sau đó.

3. MA: Giáo lý này cốt hiển thị những loại tái sinh khác nhau nhờ đắc đại hành tâm giải thoát.

4. Theo MA, không có những cõi trời riêng biệt gọi là cõi có ánh sáng còn ô nhiễm (thiểu quang) và cõi ánh sáng thuần tịnh, mà cả hai đều là những cách phân loại vi tế trong hai cõi trời có ánh sáng hữu hạn (Thiểu quang thiên) và vô hạn (Vô lượng quang thiên). Tái sinh vào cõi trời có ánh sáng hữu hạn là do đắc nhị thiền với tướng kasina hữu hạn, tái sinh vào cõi trời Vô lượng quang cũng nhờ đắc nhị thiền nhưng với tướng kasina đã được khai triển rộng ra. Tái sinh vào cõi trời có ánh sáng còn ô nhiễm là tái sinh của những người chưa làm chủ được thiền chứng, chưa thanh lọc nó khỏi các pháp chướng ngại. Tái sinh vào cõi trời có ánh sáng thuần tịnh là dành cho những người đã có được sự làm chủ và sự thanh lọc nói trên.

5. Ở đây có sự chơi chữ, vì động từ Pāli jhāyati có hai nghĩa: thiền định và đốt cháy; mặc dù Phạn ngữ Sanskrit có hai động từ khác nhau; kshāyati là đốt cháy, dhyāyati là thiền định.

6. Những lời lẽ của Abhiya khiếm nhã vì đi sâu vào kinh nghiệm riêng tư của A-na-luật. MA nói trong khi viên mãn các pháp tu ba la mật vào các đời quá khứ, Ngài đã xuất gia làm sa môn, đắc các thiền chứng và đã trải qua ba trăm kiếp liên tục sinh vào cõi Phạm thiên. Do đó mà Ngài trả lời như vậy.

IV. Pháp số

(không có)

V. Kệ tụng



Thợ mộc tên Ngũ Phần
Hỏi Ngài A-na-luật
Về những chỗ khác nhau
Giữa Ðại hành, Vô lượng

Quán từ bi hỷ xả
Trải tâm có giới hạn
Từ phạm vi gốc cây
Cho đến một làng, nước
Rồi biến mãn dần ra
Gọi là tâm đại hành.

Còn loại tâm vô lượng
Là biến mãn từ, bi
Khắp mười phương thế giới
Ðến tất cả muôn loài
Vô biên không sân hận.

Do trong khi tu thiền
Trải tâm có giới hạn
Hoặc trải rộng vô biên
Mà kết quả tái sinh
Cõi trời cũng bốn hạng
Thiểu quang, Vô lượng quang.
Thiểu tịnh, Vô lượng tịnh.

Ðại hành tâm tái sinh
Vào chư thiên ít sáng
Vô lượng tâm tái sinh
Vào vô lượng quang thiên.
Tâm thiền còn tạp nhiễm
Sinh vào trời Thiểu tịnh
Tâm thiền không tạp nhiễm
Sinh Biến tịnh, Vô lượng

Quang và sắc khác nhau
Mỗi vị trời một vẻ.
Khi chư thiên nhóm họp
Sắc khác, sáng hòa chan
Giống như ở trong phòng
Ngàn bóng đèn dầu đốt
Thì ánh sáng chỉ một
Dù mỗi ngọn khác nhau.
Khi chư thiên giải tán
Thì quang, sắc muôn vẻ
Như giữa trời đêm thâu
Mỗi người cầm đèn dầu.

Tái sinh cõi Thiểu tịnh
Do thiền tâm tạp nhiễm
(lẫn trạo hối hôn trầm).
Vào cõi vô lượng tịnh
Do thiền tâm thuần khiết.
Ví như ngọn đèn dầu
Ðược thắp với dầu cặn
Bình, bóng, bấc đều dơ,
Thì ngọn đèn ít sáng.

Tôn giả A-bhi-ya (Kaccāna):
Nghe Ngài nói như vậy
Chắc đã từng lên trời?
Tôn giả A-na-luật:
Quả thế tôi từ lâu
Cộng trú với chư thiên.
Tôn giả Ca-chiên-diên
Vui thay cho thợ mộc
Ðã được nghe việc này.



Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-






















127. Anuruddhasuttaṃ

229. Evaṃ   me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho pañcakaṅgo thapati aññataraṃ purisaṃ āmantesi : ''ehi tvaṃ, ambho purisa, yenāyasmā anuruddho tenupasaṅkama upasaṅkamitvā mama vacanena āyasmato anuruddhassa  pāde sirasā vandāhi [vandāhi, evañca vadehi (sī. pī.)] : 'pañcakaṅgo, bhante, thapati āyasmato anuruddhassa pāde sirasā vandatīti evañca vadehi [evañca vadeti (sī. pī.)] : 'adhivāsetu kira, bhante, āyasmā anuruddho pañcakaṅgassa thapatissa svātanāya attacatuttho bhattaṃ yena ca kira, bhante, āyasmā anuruddho pagevataraṃ āgaccheyya pañcakaṅgo, bhante, thapati [pañcakaṅgo thapati (sī. pī.)] bahukicco bahukaraṇīyo rājakaraṇīyenāti. ''Evaṃ, bhanteti kho so puriso pañcakaṅgassa thapatissa paṭissutvā yenāyasmā anuruddho tenupasaṅkami upasaṅkamitvā āyasmantaṃ anuruddhaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho so puriso āyasmantaṃ anuruddhaṃ etadavoca : ''pañcakaṅgo, bhante, thapati āyasmato anuruddhassa pāde sirasā vandati, evañca vadeti : 'adhivāsetu kira, bhante, āyasmā anuruddho pañcakaṅgassa thapatissa svātanāya attacatuttho bhattaṃ yena ca kira, bhante, āyasmā anuruddho pagevataraṃ āgaccheyya pañcakaṅgo, bhante, thapati bahukicco bahukaraṇīyo rājakaraṇīyenāti. Adhivāsesi kho  āyasmā anuruddho tuṇhībhāvena.

230. Atha  kho āyasmā anuruddho tassā rattiyā accayena pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya yena pañcakaṅgassa thapatissa nivesanaṃ tenupasaṅkami upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi. Atha kho pañcakaṅgo thapati āyasmantaṃ anuruddhaṃ paṇītena khādanīyena bhojanīyena sahatthā santappesi sampavāresi. Atha kho pañcakaṅgo thapati āyasmantaṃ anuruddhaṃ bhuttāviṃ onītapattapāṇiṃ aññataraṃ nīcaṃ āsanaṃ gahetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho pañcakaṅgo thapati āyasmantaṃ anuruddhaṃ etadavoca : ''idha maṃ, bhante, therā bhikkhū upasaṅkamitvā evamāhaṃsu : 'appamāṇaṃ, gahapati, cetovimuttiṃ  bhāvehīti [appamāṇā gahapati cetovimutti bhāvetabbāti (ka.)]. Ekacce therā evamāhaṃsu : 'mahaggataṃ, gahapati, cetovimuttiṃ bhāvehīti. Yā cāyaṃ, bhante, appamāṇā cetovimutti yā ca mahaggatā cetovimutti : ime dhammā nānatthā ceva nānābyañjanā  ca, udāhu ekatthā byañjanameva nānanti? ''tena hi, gahapati, taṃ yevettha paṭibhātu. Apaṇṇakante ito bhavissatīti. ''Mayhaṃ kho, bhante, evaṃ hoti : 'yā cāyaṃ appamāṇā cetovimutti yā ca mahaggatā cetovimutti ime dhammā ekatthā byañjanameva nānanti. ''Yā cāyaṃ, gahapati, appamāṇā cetovimutti yā ca mahaggatā cetovimutti ime dhammā nānatthā ceva nānābyañjanā ca . Tadamināpetaṃ, gahapati, pariyāyena veditabbaṃ yathā ime dhammā nānatthā ceva nānābyañjanā ca. ''Katamā ca, gahapati, appamāṇā cetovimutti? idha, gahapati, bhikkhu mettāsahagatena cetasā ekaṃ disaṃ pharitvā viharati, tathā dutiyaṃ tathā tatiyaṃ tathā catutthaṃ iti uddhamadho tiriyaṃ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṃ lokaṃ mettāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharati. Karuṇāsahagatena cetasā... muditāsahagatena cetasā... upekkhāsahagatena cetasā ekaṃ disaṃ pharitvā viharati, tathā dutiyaṃ tathā tatiyaṃ tathā catutthaṃ iti uddhamadho tiriyaṃ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṃ lokaṃ upekkhāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharati. Ayaṃ vuccati, gahapati, appamāṇā cetovimutti.

231. ''Katamā  ca, gahapati, mahaggatā cetovimutti? idha, gahapati, bhikkhu yāvatā ekaṃ rukkhamūlaṃ mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati. Ayaṃ vuccati, gahapati, mahaggatā cetovimutti. Idha pana, gahapati, bhikkhu yāvatā dve vā tīṇi vā rukkhamūlāni mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati. Ayampi [ayaṃ (syā. kaṃ. ka.)] vuccati, gahapati, mahaggatā cetovimutti. Idha pana, gahapati, bhikkhu yāvatā ekaṃ gāmakkhettaṃ mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati. Ayampi vuccati, gahapati, mahaggatā cetovimutti. Idha pana, gahapati , bhikkhu yāvatā dve  vā tīṇi vā gāmakkhettāni mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati. Ayampi vuccati, gahapati, mahaggatā cetovimutti. Idha pana, gahapati, bhikkhu yāvatā ekaṃ mahārajjaṃ mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati. Ayampi vuccati, gahapati, mahaggatā cetovimutti. Idha pana, gahapati, bhikkhu yāvatā dve vā  tīṇi vā mahārajjāni mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati. Ayampi vuccati, gahapati, mahaggatā cetovimutti. Idha pana, gahapati, bhikkhu yāvatā samuddapariyantaṃ pathaviṃ mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati. Ayampi vuccati, gahapati, mahaggatā cetovimutti. Iminā kho etaṃ, gahapati, pariyāyena veditabbaṃ yathā ime dhammā nānatthā ceva nānābyañjanā ca.

232. ''Catasso kho imā gahapati, bhavūpapattiyo. Katamā catasso? idha, gahapati, ekacco 'parittābhāti pharitvā adhimuccitvā viharati. So kāyassa bhedā paraṃ maraṇā parittābhānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjati. Idha pana, gahapati, ekacco 'appamāṇābhāti pharitvā adhimuccitvā viharati. So kāyassa bhedā paraṃ maraṇā appamāṇābhānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjati. Idha pana, gahapati, ekacco 'saṃkiliṭṭhābhāti pharitvā adhimuccitvā viharati. So kāyassa bhedā paraṃ maraṇā saṃkiliṭṭhābhānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjati. Idha pana, gahapati, ekacco 'parisuddhābhāti pharitvā adhimuccitvā  viharati. So kāyassa bhedā paraṃ maraṇā parisuddhābhānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjati. Imā kho, gahapati, catasso bhavūpapattiyo. ''Hoti kho so, gahapati, samayo, yā tā devatā ekajjhaṃ sannipatanti, tāsaṃ ekajjhaṃ sannipatitānaṃ vaṇṇanānattañhi kho paññāyati no ca ābhānānattaṃ . Seyyathāpi, gahapati, puriso sambahulāni telappadīpāni ekaṃ gharaṃ paveseyya. Tesaṃ ekaṃ gharaṃ pavesitānaṃ accinānattañhi kho paññāyetha, no ca ābhānānattaṃ evameva kho, gahapati, hoti kho so samayo, yā tā devatā ekajjhaṃ sannipatanti  tāsaṃ ekajjhaṃ sannipatitānaṃ vaṇṇanānattañhi kho paññāyati, no ca ābhānānattaṃ. ''Hoti kho so, gahapati, samayo, yā tā devatā tato vipakkamanti, tāsaṃ tato vipakkamantīnaṃ vaṇṇanānattañceva paññāyati ābhānānattañca. Seyyathāpi, gahapati, puriso tāni sambahulāni telappadīpāni tamhā gharā nīhareyya. Tesaṃ tato nīhatānaṃ [nīharantānaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] accinānattañceva paññāyetha ābhānānattañca evameva kho, gahapati, hoti kho so samayo, yā  tā devatā tato vipakkamanti, tāsaṃ tato vipakkamantīnaṃ vaṇṇanānattañceva paññāyati ābhānānattañca. ''Na kho, gahapati, tāsaṃ devatānaṃ evaṃ hoti : 'idaṃ amhākaṃ niccanti  vā dhuvanti vā sassatanti vā, api ca yattha yattheva tā [yā (ka.)] devatā abhinivisanti tattha tattheva tā devatā abhiramanti. Seyyathāpi, gahapati, makkhikānaṃ kājena vā piṭakena vā harīyamānānaṃ na evaṃ hoti : 'idaṃ amhākaṃ niccanti vā dhuvanti vā sassatanti vā, api ca yattha yattheva tā [yā (ka.)] makkhikā abhinivisanti tattha tattheva tā makkhikā abhiramanti evameva kho, gahapati, tāsaṃ devatānaṃ na evaṃ hoti : 'idaṃ amhākaṃ niccanti vā dhuvanti vā sassatanti vā, api ca yattha yattheva tā devatā abhinivisanti tattha tattheva tā devatā abhiramantīti.

233. Evaṃ vutte, āyasmā sabhiyo kaccāno [kaccāyano (sī.)] āyasmantaṃ anuruddhaṃ etadavoca : ''sādhu, bhante anuruddha! atthi ca me ettha uttariṃ paṭipucchitabbaṃ. Yā tā, bhante, devatā ābhā sabbā tā parittābhā udāhu santettha ekaccā devatā appamāṇābhāti? ''tadaṅgena kho, āvuso kaccāna, santettha ekaccā devatā parittābhā, santi panettha ekaccā devatā appamāṇābhāti. ''Ko nu kho, bhante anuruddha, hetu ko paccayo yena tāsaṃ devatānaṃ ekaṃ devanikāyaṃ upapannānaṃ  santettha  ekaccā devatā parittābhā, santi panettha ekaccā devatā appamāṇābhāti? ''tena hāvuso kaccāna, taṃyevettha paṭipucchissāmi. Yathā te khameyya tathā naṃ byākareyyāsi. Taṃ kiṃ maññasi, āvuso kaccāna , yvāyaṃ bhikkhu yāvatā ekaṃ rukkhamūlaṃ 'mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati, yocāyaṃ [yopāyaṃ (ka.)] bhikkhu yāvatā dve vā tīṇi vā rukkhamūlāni 'mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati : imāsaṃ ubhinnaṃ cittabhāvanānaṃ katamā cittabhāvanā mahaggatatarāti? ''yvāyaṃ, bhante, bhikkhu yāvatā dve vā tīṇi vā rukkhamūlāni 'mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati : ayaṃ imāsaṃ ubhinnaṃ cittabhāvanānaṃ mahaggatatarāti. ''Taṃ  kiṃ maññasi, āvuso kaccāna, yvāyaṃ bhikkhu yāvatā dve vā tīṇi vā rukkhamūlāni 'mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati, yocāyaṃ bhikkhu yāvatā ekaṃ gāmakkhettaṃ 'mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati : imāsaṃ ubhinnaṃ cittabhāvanānaṃ katamā cittabhāvanā mahaggatatarāti? ''yvāyaṃ, bhante, bhikkhu yāvatā ekaṃ gāmakkhettaṃ 'mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati : ayaṃ imāsaṃ ubhinnaṃ cittabhāvanānaṃ mahaggatatarāti. ''Taṃ kiṃ maññasi, āvuso kaccāna, yvāyaṃ bhikkhu yāvatā ekaṃ gāmakkhettaṃ 'mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati, yocāyaṃ bhikkhu yāvatā dve vā tīṇi vā gāmakkhettāni 'mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati : imāsaṃ ubhinnaṃ cittabhāvanānaṃ katamā cittabhāvanā mahaggatatarāti? ''yvāyaṃ, bhante, bhikkhu yāvatā dve vā tīṇi vā gāmakkhettāni 'mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati  : ayaṃ imāsaṃ ubhinnaṃ cittabhāvanānaṃ mahaggatatarāti. ''Taṃ kiṃ maññasi, āvuso kaccāna, yvāyaṃ bhikkhu yāvatā dve vā tīṇi vā gāmakkhettāni 'mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā  viharati, yocāyaṃ bhikkhu yāvatā ekaṃ mahārajjaṃ 'mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati : imāsaṃ ubhinnaṃ cittabhāvanānaṃ katamā cittabhāvanā  mahaggatatarāti? ''yvāyaṃ, bhante, bhikkhu yāvatā ekaṃ mahārajjaṃ 'mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati : ayaṃ imāsaṃ ubhinnaṃ cittabhāvanānaṃ mahaggatatarāti. ''Taṃ kiṃ maññasi, āvuso kaccāna, yvāyaṃ bhikkhu yāvatā ekaṃ mahārajjaṃ 'mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati, yocāyaṃ bhikkhu yāvatā dve vā tīṇi vā mahārajjāni 'mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati : imāsaṃ ubhinnaṃ cittabhāvanānaṃ katamā cittabhāvanā mahaggatatarāti? ''yvāyaṃ, bhante, bhikkhu yāvatā dve vā tīṇi vā mahārajjāni 'mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati : ayaṃ imāsaṃ ubhinnaṃ cittabhāvanānaṃ mahaggatatarāti. ''Taṃ  kiṃ maññasi, āvuso kaccāna, yvāyaṃ bhikkhu yāvatā dve vā tīṇi vā mahārajjāni 'mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati, yocāyaṃ bhikkhu yāvatā samuddapariyantaṃ pathaviṃ 'mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati : imāsaṃ ubhinnaṃ cittabhāvanānaṃ katamā cittabhāvanā mahaggatatarāti? ''yvāyaṃ, bhante, bhikkhu yāvatā samuddapariyantaṃ  pathaviṃ 'mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharati : ayaṃ imāsaṃ ubhinnaṃ cittabhāvanānaṃ mahaggatatarāti? ''ayaṃ kho, āvuso kaccāna, hetu ayaṃ paccayo, yena tāsaṃ devatānaṃ ekaṃ devanikāyaṃ upapannānaṃ santettha ekaccā devatā parittābhā, santi panettha ekaccā devatā appamāṇābhāti.

234. ''Sādhu, bhante anuruddha! atthi ca me ettha uttariṃ paṭipucchitabbaṃ. Yāvatā [yā tā (ka.)], bhante, devatā ābhā sabbā tā saṃkiliṭṭhābhā udāhu santettha ekaccā devatā parisuddhābhāti? ''tadaṅgena  kho, āvuso kaccāna, santettha ekaccā devatā saṃkiliṭṭhābhā, santi panettha ekaccā devatā parisuddhābhāti. ''Ko nu kho, bhante, anuruddha, hetu ko paccayo, yena tāsaṃ devatānaṃ ekaṃ devanikāyaṃ upapannānaṃ santettha ekaccā devatā saṃkiliṭṭhābhā, santi panettha ekaccā devatā parisuddhābhāti? ''tena , hāvuso kaccāna, upamaṃ te karissāmi. Upamāyapidhekacce [upamāyamidhekacce (ka.)] viññū purisā bhāsitassa atthaṃ ājānanti. Seyyathāpi, āvuso kaccāna, telappadīpassa jhāyato telampi aparisuddhaṃ vaṭṭipi aparisuddhā. So telassapi aparisuddhattā vaṭṭiyāpi aparisuddhattā andhandhaṃ viya jhāyati evameva kho, āvuso kaccāna, idhekacco bhikkhu 'saṃkiliṭṭhābhāti pharitvā adhimuccitvā viharati, tassa kāyaduṭṭhullampi na suppaṭippassaddhaṃ hoti, thinamiddhampi na susamūhataṃ hoti , uddhaccakukkuccampi na suppaṭivinītaṃ hoti. So kāyaduṭṭhullassapi na suppaṭippassaddhattā thinamiddhassapi na susamūhatattā uddhaccakukkuccassapi na suppaṭivinītattā andhandhaṃ viya jhāyati. So kāyassa bhedā paraṃ maraṇā saṃkiliṭṭhābhānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjati. Seyyathāpi, āvuso kaccāna, telappadīpassa jhāyato telampi parisuddhaṃ vaṭṭipi parisuddhā. So telassapi parisuddhattā vaṭṭiyāpi parisuddhattā na andhandhaṃ viya jhāyati evameva kho, āvuso kaccāna, idhekacco bhikkhu 'parisuddhābhāti pharitvā adhimuccitvā viharati. Tassa kāyaduṭṭhullampi suppaṭippassaddhaṃ hoti, thinamiddhampi susamūhataṃ hoti, uddhaccakukkuccampi  suppaṭivinītaṃ hoti. So kāyaduṭṭhullassapi suppaṭippassaddhattā thinamiddhassapi susamūhatattā uddhaccakukkuccassapi suppaṭivinītattā na andhandhaṃ viya jhāyati. So kāyassa bhedā paraṃ maraṇā parisuddhābhānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjati. Ayaṃ  kho, āvuso kaccāna, hetu ayaṃ paccayo yena tāsaṃ devatānaṃ ekaṃ devanikāyaṃ upapannānaṃ santettha ekaccā devatā saṃkiliṭṭhābhā, santi panettha ekaccā devatā parisuddhābhāti.

235. Evaṃ vutte, āyasmā sabhiyo kaccāno āyasmantaṃ anuruddhaṃ etadavoca : ''sādhu, bhante anuruddha! na, bhante, āyasmā anuruddho evamāha : 'evaṃ me sutanti vā 'evaṃ arahati bhavitunti vā atha ca pana, bhante, āyasmā anuruddho 'evampi tā devatā , itipi tā devatātveva bhāsati. Tassa mayhaṃ, bhante, evaṃ hoti : 'addhā āyasmatā anuruddhena tāhi devatāhi saddhiṃ sannivutthapubbañceva sallapitapubbañca sākacchā ca samāpajjitapubbāti. ''Addhā kho ayaṃ, āvuso kaccāna, āsajja upanīya vācā bhāsitā, api ca te ahaṃ byākarissāmi : 'dīgharattaṃ kho me, āvuso  kaccāna, tāhi devatāhi saddhiṃ sannivutthapubbañceva sallapitapubbañca sākacchā ca samāpajjitapubbāti. Evaṃ vutte, āyasmā sabhiyo kaccāno pañcakaṅgaṃ thapatiṃ etadavoca : ''lābhā te, gahapati, suladdhaṃ te, gahapati, yaṃ tvañceva taṃ kaṅkhādhammaṃ pahāsi [pajahasi (ka.)], mayañcimaṃ [yampimaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] dhammapariyāyaṃ alatthamhā savanāyāti.

Anuruddhasuttaṃ niṭṭhitaṃ sattamaṃ.

-ooOoo-







127. Anuruddhasuttavaṇṇanā

230. Evaṃ me sutanti anuruddhasuttaṃ. Tattha evamāhaṃsūti tassa upāsakassa aphāsukakālo ahosi, tadā upasaṅkamitvā evamāhaṃsu. Apaṇṇakanti avirādhitaṃ. Ekatthāti appamāṇāti vā mahaggatāti vā jhānameva cittekaggatāyeva evaṃ vuccatīti imaṃ sandhāya evamāha.

231. Yāvatā ekaṃ rukkhamūlaṃ mahaggatanti pharitvā adhimuccitvā viharatīti ekarukkhamūlapamāṇaṭṭhānaṃ kasiṇanimittena ottharitvā tasmiṃ kasiṇanimitte mahaggatajjhānaṃ pharitvā adhimuccitvā viharati. Mahaggatanti panassa ābhogo natthi, kevalaṃ mahaggatajjhānapavattivasena panetaṃ vuttaṃ. Esa nayo sabbattha. Iminā kho etaṃ gahapati pariyāyenāti iminā kāraṇena. Ettha hi appamāṇāti vuttānaṃ brahmavihārānaṃ nimittaṃ na vaḍḍhati, ugghāṭanaṃ na jāyati, tāni jhānāni abhiññānaṃ vā nirodhassa vā pādakāni na honti, vipassanāpādakāni pana vaṭṭapādakāni bhavokkamanāni ca honti. ‘‘Mahaggatā’’ti vuttānaṃ pana kasiṇajjhānānaṃ nimittaṃ vaḍḍhati, ugghāṭanaṃ jāyati, samatikkamā honti, abhiññāpādakāni nirodhapādakāni vaṭṭapādakāni bhavokkamanāni ca honti. Evamime dhammā nānatthā, appamāṇā mahaggatāti evaṃ nānābyañjanā ca.

232. Idāni mahaggatasamāpattito nīharitvā bhavūpapattikāraṇaṃ dassento catasso kho imātiādimāha. Parittābhāti pharitvā jānantassa ayamābhogo atthi, parittābhesu pana devesu nibbattikāraṇaṃ jhānaṃ bhāvento evaṃ vutto. Esa nayo sabbattha. Parittābhā siyā saṃkiliṭṭhābhā honti siyā parisuddhābhā, appamāṇābhā siyā saṃkiliṭṭhābhā honti siyā parisuddhābhā. Kathaṃ? Suppamatte vā sarāvamatte vā kasiṇaparikammaṃ katvā samāpattiṃ nibbattetvā pañcahākārehi āciṇṇavasibhāvo paccanīkadhammānaṃ suṭṭhu aparisodhitattā dubbalameva samāpattiṃ vaḷañjitvā appaguṇajjhāne ṭhito kālaṃ katvā parittābhesu nibbattati, vaṇṇo panassa paritto ceva hoti saṃkiliṭṭho ca. Pañcahi panākārehi āciṇṇavasibhāvo paccanīkadhammānaṃ suṭṭhu parisodhitattā suvisuddhaṃ samāpattiṃ vaḷañjitvā paguṇajjhāne ṭhito kālaṃ katvā parittābhesu nibbattati, vaṇṇo panassa paritto ceva hoti parisuddho ca. Evaṃ parittābhā siyā saṃkiliṭṭhābhā honti siyā parisuddhābhā. Kasiṇe pana vipulaparikammaṃ katvā samāpattiṃ nibbattetvā pañcahākārehi āciṇṇavasibhāvoti sabbaṃ purimasadisameva veditabbaṃ. Evaṃ appamāṇābhā siyā saṃkiliṭṭhābhā honti siyā parisuddhābhāti.


Vaṇṇanānattanti sarīravaṇṇassa nānattaṃ. No ca ābhānānattanti āloke nānattaṃ na paññāyati. Accinānattanti dīgharassaaṇuthūlavasena acciyā nānattaṃ.
Yattha yatthāti uyyānavimānakapparukkhanadītīrapokkharaṇītīresu yattha yattha. Abhinivisantīti vasanti. Abhiramantīti ramanti na ukkaṇṭhanti. Kājenāti yāgubhattatelaphāṇitamacchamaṃsakājesu yena kenaci kājena. ‘‘Kācenāti’’pi pāṭho, ayameva attho. Piṭakenāti pacchiyā. Tattha tatthevāti sappimadhuphāṇitādīnaṃ sulabhaṭṭhānato loṇapūtimacchādīnaṃ ussannaṭṭhānaṃ nītā ‘‘pubbe amhākaṃ vasanaṭṭhānaṃ phāsukaṃ, tattha sukhaṃ vasimhā, idha loṇaṃ vā no bādhati pūtimacchagandho vā sīsarogaṃ uppādetī’’ti evaṃ cittaṃ anuppādetvā tattha tattheva ramanti.

234. Ābhāti ābhāsampannā. Tadaṅgenāti tassā bhavūpapattiyā aṅgena, bhavūpapattikāraṇenāti attho. Idāni taṃ kāraṇaṃ pucchanto ko nu kho, bhantetiādimāha.

Kāyaduṭṭhullanti kāyālasiyabhāvo. Jhāyatoti jalato.

235. Dīgharattaṃ kho meti thero kira pāramiyo pūrento isipabbajjaṃ pabbajitvā samāpattiṃ nibbattetvā nirantaraṃ tīṇi attabhāvasatāni brahmaloke paṭilabhi, taṃ sandhāyetaṃ āha. Vuttampi cetaṃ –
‘‘Avokiṇṇaṃ tīṇi sataṃ, yaṃ pabbajiṃ isipabbajjaṃ;
Asaṅkhataṃ gavesanto, pubbe sañcaritaṃ mama’’nti.
Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Anuruddhasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

-ooOoo-

II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Tại sao tu tập tứ vô lượng tâm gọi là phạm trú (  bràhmavihara)? - TT Tuệ Siêu

 Thảo luận 2. Có chăng trường hợp một người vừa có tâm từ bi chân thực với người này mà lại vẫn có tâm sân hận với người khác ? - TT Tuệ Siêu 


      Thảo luận  3. Nuôi dưỡng tâm vô lượng khách quan ( như đời thường của từ , bi. hỷ xã) và tâm biến mãn chủ quan ( từ tâm định đối với các thắng xứ kasina) thì sự tu tập nào dễ dàng hơn? - TT Pháp Tân

      Thảo luận 4. Theo Phật học thì tâm vô lượng khiến cảnh vô lượng hay cảnh vô lượng khiến tâm vô lượng ? - TT Pháp Đăng

          Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận 
       
      


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment