Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 17/5/2020
125. Kinh Ðiều Ngự Ðịa
(Dantabhùmi Sutta)
Dantabhūmi có nghĩa là mức độ thuần hoá. Từ nầy
theo sau từ dantakāraṇaṃ - huấn luyện. Vương tử Jayesana muốn hiểu về sự tu tập
ly dục giải thoát nên ba lần thỉnh cầu sa di Aciravata giảng giải. Sau nhiều lần
từ chối nhưng không được vị sa di đành nói lên những gì mình đã học hiểu. Câu
trả lời của vị sa di không thuyết phục được vi vương tử. Sau đó vị sa di trình câu
chuyện lên Bậc Đạo Sư. Đức Thế Tôn đã dạy một người sống trong dục lạc rất khó
hiểu đạo giải thoát nhưng Ngài cũng nêu ra những thí dụ mà vị sa di có thể dùng
để giải thích khi được hỏi. Sau đó Đức Phật dạy chi tiết về hành trình đạt đến
cảnh giới thuần hóa nội tâm.
1104. Kẻ nặng
mùi tục luỵ không thể hiểu đạo giải thoát
Một vị vương tử trầm mình trong dục lạc thế tục lại
tham vấn ý nghĩa đạo xuất thế khiến cho câu hỏi trở nên khó cho người hỏi cũng
như người đáp:
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn ở Rajagaha (Vương
Xá). Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc (Kalandakanivapa).
Lúc bấy giờ, Sa-di Aciravata (Tân Học
Sa-môn) đang ở tại am thất Aranna. Rồi vương tử Jayasena trong khi tản
bộ du hành, đi đến Sa-di Aciravata, sau khi đến nói lên với Sa-di Aciravata
những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi
thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, vương tử
Jayasena nói với Sa-di Aciravata:
-- Tôn giả Aggivessana, tôi có nghe như
sau: "Ở đây Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sẽ
được nhứt tâm".
-- Sự việc là vậy, này Vương tử! Sự
việc là vậy, này Vương tử! Ở đây, Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt
tâm, tinh cần sẽ chứng được nhứt tâm.
-- Thật là tốt lành nếu Tôn giả
Aggivessana thuyết pháp cho tôi như đã được nghe, như đã được học.
-- Này Vương tử, tôi không có thể
thuyết pháp cho Vương tử như đã được nghe, như đã được học. Nếu nay
tôi thuyết pháp cho Vương tử như đã được nghe, như đã được học, và
nếu Vương tử không hiểu lời tôi nói, như vậy sẽ làm tôi mệt mỏi, làm
tôi phiền muộn.
-- Tôn giả Aggivessana, hãy thuyết pháp
cho tôi như đã được nghe, như đã được học! Rất có thể, tôi sẽ hiểu ý
nghĩa lời nói của Tôn giả Aggivessana.
-- Này Vương tử, tôi sẽ thuyết pháp
cho Vương tử như đã được nghe, như đã được học. Nếu Vương tử có
thể hiểu ý nghĩa lời nói của tôi, như vậy là tốt đẹp. Nếu Vương tử
không thể hiểu lời nói của tôi, hãy dừng lại trên sự trạng của mình,
chớ có hỏi tôi thêm nữa!
-- Tôn giả Aggivessana, hãy thuyết pháp
cho tôi như đã được nghe, như đã được học! Nếu tôi có thể hiểu được
ý nghĩa lời nói của Tôn giả Aggivessana, như vậy là tốt đẹp. Nếu tôi
không có thể hiểu được ý nghĩa lời nói của Tôn giả Aggivessana, tôi sẽ
dừng lại trên sự trạng của tôi, ở đây, tôi sẽ không hỏi Tôn giả
Aggivessana thêm nữa.
Rồi Sa-di Aciravata thuyết pháp cho
vương tử Jayasena như đã được nghe, như đã được học. Khi được nghe
vậy, Vương tử nói với Sa-di Aciravata như sau:
-- Sự việc không phải là như vậy, Tôn
giả Aggivessana; trường hợp không phải là như vậy, rằng Tỷ- kheo sống
không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần lại có thể chứng đắc nhất tâm.
Rồi Vương tử Jayasena sau khi nói lên
với Sa-di Aciravata sự việc không phải như vậy và trường hợp không
phải như vậy, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.
1105. Lời dạy của Bậc Đạo Sư
Khi nghe câu chuyện trên Đức Phật dạy về
hai thí dụ có sức thuyết phục hơn:
Rồi Sa-di Aciravata, sau khi vương tử
Jayasena ra đi không bao lâu, liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ
Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Sa-di Aciravata kể lại
cho Thế Tôn tất cả cuộc đàm thoại với vương tử Jayasena.
Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Sa-di
Aciravata:
-- Như vậy, này Aggivessana, nào có lợi
ích gì? Vương tử Jayasenna sống giữa các dục, thọ hưởng các dục, bị
tư tưởng dục nhai nghiến, bị nhiệt não dục thiêu đốt, tha thiết truy
cầu dục, lại có thể biết, có thể thấy, hay có thể chứng (quả vị)
chỉ có ly dục mới biết được, chỉ có ly dục mới thấy được. Chỉ có
ly dục mới đạt được, hay chỉ có ly dục mới chứng được; sự kiện
như vậy không xảy ra.
Này Aggivessana, ví như giữa các con
voi, con ngựa hay con bò được dạy điều phục có hai con voi, hai con ngựa
hay hai con bò được dạy điều phục, được khéo huấn luyện; và có hai con
voi, hai con ngựa hay hai con bò không được khéo điều phục, không được
khéo huấn luyện. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Hai con voi, hai con
ngựa hay hai con bò, được khéo điều phục, được khéo huấn luyện, các
con ấy có thể đi đến khả năng điều phục (dantakaranam), có thể đạt
đến điều phục địa không?
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
-- Còn hai con voi, hai con ngựa hay hai
con bò được dạy điều phục, nhưng không được khéo điều phục, không
được khéo huấn luyện, các con ấy không được điều phục, có thể đi đến
khả năng điều phục, không được điều phục có thể đạt đến điều phục
địa, như hai con voi, hai con ngựa hay hai con bò được khéo điều phục,
được khéo huấn luyện kia không?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Cũng vậy, này Aggivessana, vương
tử Jayasena sống giữa các dục, thọ hưởng các dục, bị tư tưởng dục
nhai nghiến, bị nhiệt não dục thiêu đốt, tha thiết truy cầu dục, lại
có thể biết, có thể thấy, hay có thể chứng (quả vị) chỉ có ly dục
mới biết được, chỉ có ly dục mới thấy được, chỉ có ly dục mới đạt
được, chỉ có ly dục mới chứng được, sự kiện như vậy không xảy ra.
Ví như, này Aggivessana, một hòn núi
lớn không xa làng hay thị trấn. Và có hai người bạn, tay trong tay đi ra
khỏi làng hay thị trấn ấy, và đi đến hòn núi kia. Sau khi đến, một
người bạn đứng dưới chân núi, còn người bạn kia leo lên đỉnh núi.
Người bạn đứng dưới chân núi ấy có thể nói với người bạn đứng trên
đỉnh núi: "Này Bạn thân, Bạn đứng trên đỉnh núi, Bạn thấy những
gì?" Người kia nói: "Này Bạn thân, đứng trên đỉnh núi tôi thấy
các vườn khả ái, các khu rừng khả ái, các đất bằng khả ái, các ao hồ
khả ái". Người kia nói: "Không có sự kiện này, này Bạn thân,
không có trường hợp này, Bạn đứng trên đỉnh núi lại có thể thấy các
khu vườn khả ái, khu rừng khả ái, các đất bằng khả ái, các ao hồ khả
ái".
Rồi người bạn đã đứng trên đỉnh núi,
sau khi đi xuống chân núi, nắm tay bạn, khiến bạn trèo lên đỉnh núi, để
bạn nghỉ thở một thời gian, rồi nói: "Này Bạn thân, nay Bạn có
thể thấy gì, khi Bạn đứng trên đỉnh núi?" Và người bạn ấy có thể
nói: "Này Bạn thân, nay đứng trên đỉnh núi, tôi thấy các khu vườn
khả ái, các khu rừng khả ái, các đất bằng khả ái, các ao hồ khả
ái". Người kia có thể nói như sau: "Vừa rồi, này Bạn thân,
chúng tôi hiểu Bạn nói: "Không thể có sự kiện này, này Bạn thân,
không thể có trường hợp này, Bạn đứng trên đỉnh núi lại có thể thấy
các khu vườn khả ái... các ao hồ khả ái". Nhưng nay chúng tôi hiểu
Bạn nói: "Này Bạn thân, nay đứng trên đỉnh núi, tôi thấy các khu
vườn khả ái... các ao hồ khả ái". Người kia nói như sau: "Này
Bạn thân, vì tôi bị che khuất bởi sườn núi này, nên không thấy được
những điều đáng thấy".
Cũng vậy, nhưng to lớn hơn, này
Aggivessana, là Vương tử Jayasena, bị che khuất, bị chận đứng, bị
chướng ngại, bị bao vây bởi vô minh uẩn này. Vương tử Jayasena sống
giữa các dục, thọ hưởng các dục, bị tư tưởng dục nhai nghiến, bị
nhiệt não dục thiêu đốt, tha thiết truy cầu dục, lại có thể biết, có
thể thấy hay có thể chứng (quả vị) chỉ có ly dục mới biết được,
chỉ có ly dục mới thấy được, chỉ có ly dục mới đạt được, chỉ có ly
dục mới chứng được; sự kiện như vậy không xảy ra.
Nếu hai ví dụ này được Ông đề cập
cho Vương tử Jayasena, thời Vương tử Jayasena tự nhiên tin tưởng Ông
và khi đã tin tưởng, sẽ hành động đúng theo cung cách một người đã tin
tưởng Ông.
-- Nhưng làm sao, bạch Thế Tôn, hai ví
dụ này khởi đến từ nơi con cho Vương tử Jayasena, khởi lên một cách
tự nhiên, từ trước chưa từng được nghe, như Thế Tôn được?
1106. Con đường thuần hoá tự thân
Phật pháp dạy con đường chuyển hoá qua
giáo dục, một phương cách áp dụng vào đời sống:
-- Ví như, này Aggivessana, một vị vua
Sát-đế-lỵ đã quán đảnh bảo người nài voi: "Này Tượng sư, hãy
cưỡi con vương tượng, đi vào rừng vó voi; khi Ông thấy con voi rừng,
hãy cột nó lại vào cổ con vương tượng". -- "Thưa vâng, Ðại
vương". Này Aggivessana, người tượng sư vâng theo lời vị vua
Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, cỡi con vương tượng, vào trong rừng có
voi, thấy con voi rừng, cột (con voi rừng ấy) vào cổ con vương tượng.
Con vương tượng kéo nó ra chỗ ngoài trời. Cho đến như vậy, này
Aggivessana, con voi rừng được đi đến chỗ ngoài trời. Nhưng này
Aggivessana, con voi rừng còn có sự tham luyến tức là đối với rừng có
voi.
Người tượng sư tâu với vị vua
Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh về con voi rừng ấy. "Tâu Ðại
vương, con voi rừng đã ra chỗ ngoài trời". Rồi vị vua Sát-đế-lỵ
đã làm lễ quán đảnh bảo người điều phục voi: "Hãy đến, này người
Ðiều phục voi, hãy điều phục con voi rừng này bằng cách điều phục nếp
sống rừng của nó, bằng cách điều phục tâm tư rừng núi, bằng cách điều
phục sự ưu tư, mệt nhọc, nhiệt não đối với rừng núi của nó bằng
cách làm cho nó thích thú với thôn làng, và bằng cách làm cho nó quen thuộc
với nếp sống loài người".
-- "Thưa vâng, tâu Ðại
vương". Này Aggivessana, người điều phục voi vâng theo lời vua
Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, đóng một cọc trụ lớn vào đất, cột cổ
con voi rừng, để điều phục nếp sống rừng của nó, để điều phục tâm
tư rừng núi, để điều phục sự suy tư, mệt nhọc, nhiệt não của rừng
núi, để làm cho nó thích thú với thôn làng và làm cho nó quen thuộc với
nếp sống loài người.
Rồi người điều phục voi lại nói với
nó bằng những lời nhẹ nhàng, đẹp tai, thân tình, đi đến tâm, thanh nhã,
khiến nhiều người vui thích, khiến nhiều người hoan hỷ. Và này
Aggivessana, con voi rừng khi được nói với những lời nhẹ nhàng, đẹp
tai, thân tình, đi đến tâm, thanh nhã, khiến nhiều người vui thích, khiến
nhiều người hoan hỷ, liền nghe, lóng tai, trú tâm vào học hỏi (anna).
Tiếp đến người điều phục voi đem cỏ và nước cho con voi rừng. Này
Aggivessana, khi con voi rừng nhận cỏ và nước, người điều phục voi
mới nghĩ: "Nay con voi rừng sẽ sống".
Rồi người điều phục voi khiến (con
voi rừng) làm thêm một động tác khác: "Này Bạn, nhặt lên! Này Bạn, đặt
xuống!" Này Aggivessana, sau khi con vương tượng vâng theo lời
người điều phục voi, làm đúng theo lời dạy nhặt lên, đặt xuống rồi,
người điều phục voi khiến nó làm thêm một động tác khác: "Này Bạn,
đi tới! Này Bạn đi lui!" Này Aggivessana, sau khi con vương tượng
vâng theo lời người điều phục voi, làm đúng theo lời dạy đi tới, đi lui
rồi, người điều phục voi khiến nó làm thêm một động tác khác: "Này
Bạn, đứng dậy! Này Bạn, ngồi xuống!" Này Aggivessana, sau khi con
vương tượng vâng theo lời người điều phục voi, làm đúng theo lời
dạy, đứng dậy, ngồi xuống rồi, người điều phục voi khiến nó làm thêm
một động tác khác tên gọi "bất động". Nó cột cái khiên bằng
gỗ vào cái vòi của con vật to lớn, và một người tay cầm ngọn giáo
ngồi trên cổ, và xung quanh một số người tay cầm ngọn giáo đứng bao
vây. Và người điều phục voi, tay cầm một ngọn giáo với cán cây dài,
đứng ở phía trước. Con voi ấy làm động tác bất động, không có di động
chân trước, không có di động chân sau, không có di động thân trước, không
có di động thân sau, không di động đầu, không có di động tai, không có di động
ngà, không có di động vòi. Con vương tượng là con voi có thể nhẫn chịu
đao, kiếm, tên, búa chém bắn, nhẫn chịu tiếng vang động của trống lớn,
trống nhỏ, tù và, (như là) vàng ròng tẩy sạch các tỳ vết nhơ bẩn,
xứng đáng vua (dùng), một sở hữu của vua, một biểu tượng của vua.
Cũng vậy, này Aggivessana, ở đây, Như
Lai xuất hiện ở đời là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện
Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân
Sư, Phật, Thế Tôn. Như Lai sau khi riêng tự chứng ngộ với thượng trí,
thế giới này là Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, gồm cả thế giới
này với Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhơn, lại tuyên bố điều Ngài đã chứng
ngộ.
Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện,
hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa, Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy
đủ thanh tịnh.
Người gia trưởng hay con người gia
trưởng, hay một người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nghe pháp ấy, sau khi
nghe pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín
ngưỡng ấy, người ấy suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy những
triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng
khoáng như hư không. Thật không dễ gì cho một người sống ở gia đình có
thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng
bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ
bỏ gia đình, sống không gia đình". Một thời gian sau, người ấy bỏ
tài sản nhỏ, hay bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ, hay bỏ bà
con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ
gia đình, sống không gia đình. Cho đến đây, này Aggivessana, là vị Thánh đệ
tử đi đến chỗ ngoài trời. Nhưng này Aggivessana, các vị Thiên, Nhân có
tham ái này, tức là năm dục công đức.
Rồi Như Lai huấn luyện thêm cho (vị đệ
tử) ấy: "Hãy đến, này Tỷ-kheo, hãy giữ giới, sống chế ngự với
sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy
nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong học
pháp!" Này Aggivessana, sau khi vị Thánh đệ tử đã giữ giới, sống
chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi
chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu
học trong học pháp, Như Lai lại huấn luyện thêm cho đệ tử ấy: "Hãy
đến, này Tỷ-kheo, hãy bảo hộ các căn! Khi mắt thấy sắc, chớ có nắm
giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì
nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện
pháp khởi lên, hãy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thiệt
hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm
vị, thân cảm xúc, ý nhận thức các pháp, chớ có nắm giữ tướng chung,
chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì ý căn không được
chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, hãy chế
ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thiệt hành sự hộ trì ý căn".
Này Aggivessana, sau khi Thánh đệ tử đã
hộ trì các căn, Như Lai huấn luyện thêm vị Thánh đệ tử ấy: "Hãy
đến, này Tỷ-kheo, hãy tiết độ trong ăn uống, chơn chánh giác sát thọ
dụng món ăn, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để
trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, chỉ để thân này được duy
trì, được bảo dưỡng, khỏi bị gia hại, để chấp trì Phạm hạnh, nghĩ
rằng: "Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên
các cảm thọ mới. Và ta sẽ không phạm lỗi lầm, sống được an ổn".
Này Aggivessana, sau khi vị Thánh đệ tử
đã tiết độ trong ăn uống, Như Lai lại huấn luyện thêm vị ấy:
"Hãy đến, này Tỷ-kheo, hãy chú tâm cảnh giác! Ban ngày khi đi kinh hành
và trong khi đang ngồi, hãy gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp.
Ban đêm trong canh một, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, hãy gột
sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp. Ban đêm trong canh giữa, hãy nằm
xuống phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, chân gác trên chân với
nhau, chánh niệm tỉnh giác, hướng niệm đến lúc ngồi dậy. Ban đêm canh
cuối, khi đã thức dậy trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, hãy gột
sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp".
Này Aggivessana, sau khi Thánh đệ tử đã
chú tâm cảnh giác, Như Lai huấn luyện thêm vị ấy: "Hãy đến, này
Tỷ-kheo, hãy thành tựu chánh niệm tỉnh giác! Khi đi tới khi đi lui đều
tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi
duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh
giác; khi ăn uống nhai nuốt đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện
đều tỉnh giác; khi đi đứng ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh
giác".
Này Aggivessana, sau khi vị Thánh đệ tử
đã thành tựu chánh niệm tỉnh giác, Như Lai lại huấn luyện thêm vị ấy:
"Hãy đến, này Tỷ-kheo, hãy lựa một trú xứ thanh vắng, khu rừng,
gốc cây, ngọn núi, chỗ hoang vu, hang núi, bãi tha ma, khóm rừng, ngoài
trời, đống rơm!"
Vị ấy lựa chọn một trú xứ thanh
vắng, khu rừng, gốc cây, ngọn núi, chỗ hoang vu, hang núi, bãi tha ma,
khóm rừng, ngoài trời, đống rơm. Vị ấy sau khi ăn xong, trên đường
khất thực trở về, ngồi xuống, kiết- già, giữ lưng cho thẳng, trú niệm
trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái,
gột rửa tâm hết tham ái, từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân
hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết
sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy
miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa
tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống không
trạo cử hối quá, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử hối
quá. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống với tâm thoát khỏi nghi ngờ, không
phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.
Vị ấy sau khi đoạn trừ năm triền cái
này, những triền cái làm ô nhiễm tâm tư, làm yếu ớt trí tuệ, vị ấy
sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để điều phục
tham ưu ở đời, quán thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên tâm... quán
pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để điều phục tham
ưu ở đời.
Ví như, này Aggivessana, một người
điều phục voi đóng một cọc trụ lớn vào đất, cột cổ con voi rừng để
điều phục nếp sống rừng của nó, để điều phục tâm tư rừng núi của
nó, để điều phục sự ưu tư mệt nhọc nhiệt não của rừng núi, để làm
cho nó thích thú với thôn làng và làm cho nó quen thuộc với nếp sống loài
người; cũng vậy, này Aggivessana, bốn niệm xứ này là những dây cột tâm
tư để điều phục tánh cư sĩ, để điều phục tâm tư cư sĩ, để điều
phục sự ưu tư mệt nhọc nhiệt não của các cư sĩ, để đạt được chánh
lý (naya), để chứng ngộ Niết-bàn.
Rồi Như Lai huấn luyện thêm vị ấy:
-- Hãy đến, này Tỷ-kheo, hãy trú quán
thân trên thân, và chớ có suy tư trên tầm liên hệ đến thân; hãy trú quán
thọ trên các cảm thọ, và chớ có suy tư trên tầm liên hệ đến cảm thọ;
hãy trú quán tâm trên tâm, chớ có suy tư trên tầm liên hệ đến tâm; hãy trú
quán pháp trên các pháp, và chớ có suy tư trên tầm liên hệ đến các pháp.
Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú
Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ,
nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm
sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú
Thiền thứ ba. Vị ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước,
chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong
sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững
chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến túc mạng trí. Vị ấy
nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn
đời, năm đời, hai mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một
trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều
thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này,
dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ
khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi tại chỗ
kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này,
dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ
khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại
chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây". Như vậy vị ấy nhớ đến những
đời sống quá khứ, cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong
sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững
chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến sanh tử trí của chúng
sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết
của chúng sanh. Vị ấy tuệ tri rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao
sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do
hạnh nghiệp của họ. Vị ấy nghĩ rằng: "Thật sự những vị chúng
sanh này thành tựu những ác hạnh về thân, thành tựu những ác hạnh về
lời nói, thành tựu những ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà
kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại
mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những
vị chúng sanh này thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những
thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ
báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến,
những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện
thú, Thiên giới, trên đời này". Như vậy, vị ấy với thiên nhãn
thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy tuệ
tri rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ
thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.
Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong
sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững
chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy tuệ
tri như thật: "Ðây là Khổ", tuệ tri như thật: "Ðây là Khổ
tập", tuệ tri như thật: "Ðây là Khổ diệt", tuệ tri như
thật: "Ðây là con Ðường đưa đến khổ diệt" tuệ tri như thật:
"Ðây là những lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là nguyên
nhân của các lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là sự diệt
trừ các lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là con Ðường đưa
đến sự diệt trừ các lậu hoặc".
Nhờ biết như vậy, thấy như vậy, tâm
vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu.
Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy khởi lên sự hiểu biết: "Ta
đã giải thoát". Vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã
thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có trở lui đời sống
này nữa".
Tỷ-kheo kham nhẫn lạnh, nóng, đói,
khát, sự xúc chạm của muỗi, ruồi, gió, mặt trời và các loài bò sát, các
ác ngữ, các lời nói chửi mắng, vị ấy sống quen kham nhẫn với những
cảm thọ về thân, thống khổ, đau nhói, đau đớn, kịch liệt, bất khoái,
không thích ý, đau đớn đến chết, được gột sạch về uế nhiễm tham, sân,
si. Vị ấy xứng đáng được cúng dường, cung kính, tôn trọng, chấp tay,
là vô thượng phước điền trên đời.
Nếu, này Aggivessana, một con vương
tượng tuổi già chết đi, không được điều phục, không được huấn luyện,
thời con vương tượng tuổi già được gọi là đã chết với cái chết
không được điều phục. Nếu, này Aggivessana, một con vương tượng tuổi
bậc trung; nếu, này Aggivessana, một con vương tượng tuổi trẻ chết
đi, không được điều phục, không được huấn luyện, thời con vương
tượng tuổi trẻ được gọi là đã chết với cái chết không được điều
phục. Cũng vậy, này Aggivessana, nếu vị Trưởng lão Tỷ-kheo chết với lậu
hoặc chưa đoạn tận, thời Trưởng lão Tỷ-kheo được gọi là đã chết
với cái chết không được điều phục. Nếu, này Aggivessana, một Tỷ-kheo
trung niên; nếu, này Aggivessana, một Tỷ-kheo thiếu niên chết với lậu hoặc
chưa đoạn tân, thời Tỷ-kheo thiếu niên được gọi là đã chết với cái
chết không được điều phục.
Nếu, này Aggivessana, một con vương
tượng tuổi già khéo điều phục, khéo huấn luyện chết đi, thời con
vương tượng tuổi già được gọi là đã chết với cái chết được điều
phục. Nếu, này Aggivessana, một con vương tượng tuổi bậc trung, nếu,
này Aggivessana, một con vương tượng tuổi trẻ khéo điều phục, khéo
huấn luyện chết đi, thời con vương tượng tuổi trẻ được gọi là đã
chết với cái chết đã được điều phục. Cũng vậy, này Aggivessana, nếu một
Trưởng lão Tỷ-kheo với lậu hoặc đã đoạn tận chết đi, thời Trưởng
lão Tỷ-kheo được gọi là đã chết, với cái chết được điều phục. Nếu,
này Aggivessana, một trung niên Tỷ- kheo; nếu, này Aggivessana, một thiếu
niên Tỷ-kheo, với lậu hoặc đã đoạn tận chết đi, thời vị thiếu niên
Tỷ-kheo được gọi là đã chết, với cái chết đã được điều phục.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sa-di
Aciravata hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo
Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 125 [tóm tắt]
Kinh Điều Ngự Địa
(Dantabhūmi Sutta)
(M.iii, 128)
Sa-di Aciravata thuật lại cho Thế Tôn cuộc đàm
thoại với Vương tử Jayasena, con vua Bimbisāra, trong đó Sa-di không
thể làm cho Vương tử tin được rằng vị Tỷ-kheo nhờ sống không
phóng dật nhiệt tâm, tinh cần lại có thể chứng đắc nhất tâm. Đức
Thế Tôn bảo Sa-di rằng dĩ nhiên Vương tử, người sống giữa các
dục vọng, bị tư tưởng dục vọng thiêu đốt, thì không thể thấy
biết hay chứng đắc những gì chỉ có ly dục mới thấy biết, chứng đắc.
Cũng như con voi, ngựa hay bò được khéo điều phục mới có thể đạt
đến điều phục địa. Lại ví như người ở dưới chân núi không thể
thấy biết những gì người đứng trên đỉnh núi thấy biết. Cũng vậy,
Vương tử bị ngọn núi vô minh còn to lớn hơn che khuất nên không
thể thấy hay chứng được quả vị chỉ có ly dục mới thấy được,
chứng được.
Đức Thế Tôn nhân đấy đề cập đến những giai
đoạn luyện voi để ví với những giai đoạn điều phục con người từ
địa vị phàm phu đến thánh vị. Người điều phục voi của vua cột cổ
con voi rừng vào cái cọc để điều phục nếp sống rừng của nó, điều
phục tâm tư rừng rú, sự ưu tư, mệt nhọc, nhiệt não của núi rừng,
làm cho nó thích thú với thôn làng và quen thuộc với nếp sống loài
người. Kế đó, người luyện voi lại nói với nó bằng những lời nhẹ
nhàng đẹp tai, thân tình, thanh nhã, làm cho nó ưa nghe, lóng tai,
chú tâm vào sự học hỏi. Tiếp đến người ấy đem cỏ và nước cho con
voi rừng. Khi nó đã nhận cỏ và nước, người kia biết nó sẽ sống
và bắt đầu dạy nó làm những động tác: “Này bạn, nhặt lên. Này
bạn, đặt xuống” – “Này bạn, đi tới. Này bạn, đi lui” – “Này bạn,
đứng dậy. Này bạn, ngồi xuống”. Sau khi con voi vâng theo lời người
nài làm tất cả những động tác ấy, người nài liền dạy nó một
động tác nữa gọi là “bất động”, làm cho nó không di động bất cứ
một thân phần nào trên cơ thể: Chân trước, chân sau, thân trước,
thân sau, đầu, tai, ngà, đuôi, vòi. Nó trở thành con vương tượng
có thể nhẫn chịu đao, kiếm, tên, búa chém, bắn, nhẫn chịu tiếng
vang động của trống lớn, tù và, xứng đáng là biểu tượng của vua.
Cũng vậy, Như Lai điều phục một người đáng
điều phục bằng những phương pháp sau:
1. Đầu tiên vị Tỷ-kheo giữ giới, sống phòng hộ
với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy nguy
hiểm trong những lỗi nhỏ.
2. Kế đến, vị ấy tập hộ trì các căn môn: mắt,
tai, mũi, lưỡi, thân, ý, khi tiếp xúc với sáu đối tượng: sắc,
thanh,.. không nắm giữ tướng chung, tướng riêng. Chế ngự những
nguyên nhân làm cho tham ái, ưu, bi khởi lên khi sáu căn tiếp xúc
với sáu trần mà không được chế ngự.
3. Vị Tỷ-kheo được dạy phải tiết độ trong ăn
uống, không vì đam mê trang sức mà chỉ để khỏi đói khát làm trở
ngại phạm hạnh.
4. Vị ấy tập luyện sự chú tâm cảnh giác trong
bốn uy nghi, gột sạch tâm trí khỏi chướng ngại pháp.
5. Vị ấy tập chánh niệm tỉnh giác, biết rõ mọi
động tác như đi tới, đi lui, nhìn thẳng, nhìn quanh, co tay, duỗi tay,
ăn uống, nhai, nếm, nói, im lặng.
6. Vị ấy tập thiền định ở chỗ vắng, ngồi kiết
già an trú chánh niệm trước mặt, từ bỏ mọi tham ái, sống với tâm
không sân hận, từ mãn xót thương tất cả hữu tình. Vị ấy gột rửa
tâm khỏi năm triền cái; sống quán thân trên thân, quán thọ trên
các cảm thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên các pháp, nhiệt
tâm tỉnh giác chánh niệm để điều phục tham ưu ở đời. Vị ấy chứng
Sơ thiền cho đến Tứ thiền và cuối cùng là A-la-hán quả, nhờ pháp
quán bốn Niệm xứ được thuần thục.
7. Vị ấy kham nhẫn lạnh, nóng, đói, khát và tất
cả những cảm thọ khốc liệt khó chịu về thân, gột sạch những uế
nhiễm tham, sân, si, trở thành bậc xứng đáng được cúng dường, là
phước điền vô thượng của thế gian.Đức Thế Tôn kết luận, con vương
tượng già, trung niên hay trẻ chết mà không được điều phục thì
gọi là đã chết với cái chết chưa được điều phục. Vị Trưởng lão
Tỷ-kheo trung niên hay niên thiếu Tỷ-kheo cũng vậy, chết với lậu
hoặc chưa đoạn tận gọi là chết với cái chết chưa được điều phục.
Ngược lại, nếu con vương tượng già, trung, trẻ khéo huấn luyện
chết đi được gọi là chết với cái chết được điều phục. Như vị
Trưởng lão Tỷ-kheo, trung niên, niên thiếu Tỷ-kheo khéo điều phục
chết đi, được gọi là đã chết với cái chết đã được điều phục vì
lậu hoặc đã được đoạn tận nơi vị ấy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy, Sa-di Aciravata
hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh
số 125
[dàn ý]
Kinh Điều Ngự Địa
(Dantabhūmi Sutta)
(M.iii, 128)
A. Duyên khởi:
Sa-di Aciravata thuyết
pháp cho vương tử Jayasena về đề tài vị Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm
tinh cần chứng được nhứt tâm nhưng vương tử Jayasena không chấp nhận và bỏ đi.
Sa-di Aciravata thuật lại sự việc này cho Thế Tôn và Thế Tôn thuyết giảng kinh
này.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn dạy vương tử Jayasena sống
giữa các dục, thọ hưởng các dục, không thể thấy, biết, đạt và chứng quả vị ly dục.
Thế Tôn dùng 2 ví dụ
để chứng minh điều này.
II. Bốn giai đoạn: một người nài điều
phục con voi:
1. Kéo con voi từ trong rừng rậm ra
ngoài trời, nó vẫn còn tham luyến rừng có voi.
2. Điều phục nếp sống tâm tư rừng
núi của nó bằng cách làm cho nó quen thuộc thôn làng và nếp sống loài người.
3. Dạy cho con voi các động tác cần
thiết như nhặt lên, đặt xuống, đi tới, đi lui, đứng, ngồi rồi bất động.
4. Con voi trở thành con vương tượng
kham nhẫn lạnh, nóng, chiến trận, không còn uế nhiễm.
III. Thế Tôn điều phục đệ tử qua 4
giai đoạn:
1. Nghe pháp xuất gia.
2. Giữ giới, hộ trì các căn, tiết độ
trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, chánh niệm tỉnh giác.
3. Tu thiền, lựa một chỗ thanh vắng,
đoạn 5 triền cái, quán 4 niệm xứ để điều phục tâm tánh của cư sĩ, tu tập và chứng
4 thiền.
4. Tu tuệ, kham nhẫn lạnh nóng, đói
khát, các khổ thọ khốc liệt, đoạn được tham sân si, trở thành vô thượng phước
điền ở đời.
IV. Thế nào là con voi chết đi không
được điều phục. Thế nào là vị Tỷ-kheo chết đi không được điều phục. Thế nào là
con voi chết đi được điều phục. Thế nào là vị Tỷ-kheo chết đi được điều phục.
C. Kết luận:
Sa-di Aciravata hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh
số 125
[toát yếu]
Kinh Điều Ngự Địa
(Dantabhūmi Sutta)
(M.iii, 128)
I.
Toát yếu
Grade of the Tamed.
By analogy with the taming of an elephant, the Buddha
explains how he tames his disciples.
Cấp độ huấn luyên.
Phật giảng cách huấn luyện đệ tử với ẩn dụ
luyện voi.
II. Tóm tắt
Vương tử Jayasena [1] đến xin Sa di Aciravata dạy
cho mình Pháp ông đã được nghe, theo đó, một tỷ kheo nhiệt tâm tinh
cần có thể đắc định. Sa di từ chối, nhưng trước sự năn nỉ của
vương tử, ông bảo tôi sẽ nói Pháp mà tôi đã được nghe và học,
nhưng nếu ông không hiểu ý nghĩa thì cũng không được hỏi. Vương
tử bằng lòng. Sau khi nghe sa di nói Pháp, vương tử bảo làm gì có
chuyện một tỷ kheo không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần lại có thể
đắc định, và vương tử ra về. Sa di đến hầu Phật, thuật lại mọi
sự.
Phật dạy dĩ nhiên vì Jayasena đang sống trong
dục lạc, bị dục lạc nhai nghiến nên không thể hiểu những gì cần
phải xa lìa các dục mới hiểu được. Rồi Phật lấy ví dụ con voi [2]
chưa được thuần hóa không thể đạt đến địa vị chỉ có thể đạt bởi
voi thuần; và ví dụ về một người đứng trên đỉnh núi tả phong cảnh
trên đỉnh cho một kẻ đang đứng dưới chân núi, kẻ sau này vì bị
ngọn núi che tầm mắt nên không thể thấy gì và sẽ cho người đứng
trên là nói dóc. Cũng vậy vương tử đối với sa di là như con voi
rừng với con voi đã luyện, như người đứng dưới núi với kẻ đứng trên
đỉnh. Khi người ở dưới cũng leo lên đỉnh thì sẽ thấy như bạn
mình đã thấy, và biết mình đã bị chướng ngại nên không thấy
được. Nhưng chướng ngại của vương tử lại còn nặng nề hơn nhiều,
vì ông ta bị đống vô minh che khuất khi sống với dục lạc, và không
thể thấy những gì cần được thấy nhờ ly dục. Và Phật bảo sa di:
Nếu ông đưa ra hai ví dụ ấy thì chắc vương tử sẽ nghe theo ông,
và cư xử phải phép. Sa di bạch Phật: Hai ví dụ này chính con cũng
mới được nghe lần đầu, thì làm sao con có thể nói với ông vương
tử một cách tự nhiên như Thế Tôn dạy?
Khi ấy Phật giảng rộng ẩn dụ luyện voi để ví
với sự đào luyện một người từ cương vị phàm phu cho đến bậc
thánh. Như một vị vua bảo người thợ rừng cỡi trên một thớt voi
chúa đi vào rừng, và khi trông thấy con voi nào thì cột nó vào cổ
con voi chúa mà kéo ra khỏi rừng. Sau đó vua bảo người luyện voi hãy
điều phục con voi mới tóm được ấy, cho hết những thói rừng rú của
nó. Làm cho nó hết buồn sầu vì nhớ rừng và thích thú với làng
mạc. Người luyện voi dùng lời khả ái dạy nó dần dần cho đến khi
nó làm được những động tác nhặt lên, để xuống, đi tới đi lui đứng
lên ngồi xuống và cuối cùng là tập cho nó bất động toàn thân, mặc
cho bao nhiêu sự tấn công từ ngoài. Khi ấy con voi trở thành vương
tượng kham nhẫn được mọi đau đớn do gươm giáo tên đạn và những
tiếng động chát chúa. Nó trở thành xứng đáng cho vua dùng. Cũng
vậy, một tỷ kheo sau khi xuất gia từ bỏ gia đình, được Phật huấn
luyện giữ giới, hộ trì căn, tiết độ ăn uống, chú tâm cảnh giác
gột sạch tâm khỏi chướng ngại pháp, chánh niệm tỉnh giác trong các
uy nghi, chọn chỗ vắng ngồi thiền gột trừ năm triền cái, quán 4
niệm xứ để điều phục tham ưu liên hệ thế tục [3], cuối cùng chứng
sơ thiền, nhị thiền [4] đến tứ thiền. Sau khi đắc một thiền chứng
trong số này, vị ấy hướng tâm đến lậu tận và đắc quả A-la-hán.
Vị tỷ kheo khi ấy nhẫn nhục chịu được nóng lạnh đói khát, từ bỏ
tất cả tham sân si và lầm lỗi, xứng đáng sự lễ bái cúng dường
của thế nhân. Như một con voi không được điều phục lúc sống thì
khi chết, nó chết một cái chết không được điều phục, bất kể con
voi ấy trẻ hay già. Một tỷ kheo cũng vậy.
III. CHÚ
GIẢI
1. Theo MA, thái tử là con vua
Bimbisāra.
2. Ẩn dụ giống như kinh 90.
3. Ðể ý ở đây, bốn niệm xứ
được giải thích ở chỗ thông thường dành cho bốn thiền.
4. Vì sự trình bày ở đây bắt
đầu bằng thiền thứ hai, nên đoạn trước đấy về tu bốn niệm xứ phải
được ngầm hiểu là bao quát thiền thứ nhất.
IV. Pháp số
(không có)
V. Kệ tụng
‘Vương tử Jayasena
Hỏi Sa di
ở rừng
Thế nào
với nhiệt tâm
Tinh cần
không phóng dật
Thì có
thể đắc định
Xin đại đức nói nghe.
Xin đại đức nói nghe.
‘Sa di bảo vương tử:
Tôi sẽ nói cho ông
Nhưng nếu ông không hiểu
Tôi sẽ nói cho ông
Nhưng nếu ông không hiểu
Ðừng hỏi
nữa mất công.
Sa di nói Pháp xong
Vương tử không tin nhận
Sa di nói Pháp xong
Vương tử không tin nhận
Cho chỉ là
nói dóc
Và đứng
dậy bỏ đi.
‘Sa di đến hầu Phật
Thuật lại
hết sự tình.
Phật dạy
lẽ đương nhiên
Kẻ sống
trong dục lạc
Bị năm
dục nhai nghiến
Làm sao
hiểu những gì
Muốn hiểu
cần yểm ly
Và lánh xa
năm dục.
Như voi đã
được luyện
Cư xử
khác voi rừng
Như người
dưới chân núi
Không thấy
cảnh bao la.
Vương tử
bị chướng ngại
To tát hơn
cả núi
Là năm
dục lôi kéo
Và đống
lớn vô minh.
Nếu ông
ví dụ vậy
Vương tử
sẽ tin ngay
Và khi đã
tin ông
Sẽ hành xử đúng cách.
Sẽ hành xử đúng cách.
‘Nhưng bạch đức
Thế Tôn
Làm sao con nói được
Khi con chỉ
được nghe
Ví dụ ấy lần đầu?
Ví dụ ấy lần đầu?
Khi ấy
Phật giảng rộng
Về ẩn dụ luyện voi
Tương tự cách đào luyện
Về ẩn dụ luyện voi
Tương tự cách đào luyện
Phàm phu
thành bậc thánh.
‘Như vua bảo thợ săn
Cỡi tượng vương vào rừng
Cỡi tượng vương vào rừng
Thấy voi hãy tóm cổ
Dẫn ra khỏi rừng sâu
Rồi lại bảo anh nài
Luyện voi thành thuần thục.
Dẫn ra khỏi rừng sâu
Rồi lại bảo anh nài
Luyện voi thành thuần thục.
Trước hết
bỏ thói rừng
Thích thú
với làng mạc
Dần tập
nhiều động tác
Cuối cùng
tập đứng yên
Toàn thân thành bất động
Trước mọi sự tấn công
Bấy giờ
voi xứng đáng
Báu vật của vua dùng.
‘Thiện nam tử xuất gia
Ra khỏi
nhà thế tục,
Giữ giới,
hộ trì căn,
Uống ăn
có tiết độ,
Cảnh giác
các lỗi lầm
Ðứng đi
trong chánh niệm
Chọn chỗ
vắng thiền tư
Gột trừ
năm triền cái
Quán bốn
chỗ tưởng niệm
Và chứng
đắc bốn thiền.
Sau khi
được thiền chứng
Hướng tâm
đến lậu tận.
Vị tỷ kheo
khi ấy
Nhẫn chịu
mọi thử thách
Từ bỏ tham
sân si
Ðáng lễ bái cúng dường
Ðáng lễ bái cúng dường
Bất kể trẻ hay già
Người sống không điều phục
Người sống không điều phục
Chết với tâm hoang mang
Của kẻ thiếu tỉnh thức
Dù thượng, trung, hạ tọa
Dù thượng, trung, hạ tọa
Người sống có điều phục
Chết với tâm an nhiên
Như một người giác tỉnh.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
125.
Dantabhūmisuttaṃ [Mula]
213. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā
rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena aciravato
samaṇuddeso araññakuṭikāyaṃ viharati. Atha kho jayaseno rājakumāro jaṅghāvihāraṃ
anucaṅkamamāno anuvicaramāno yena aciravato samaṇuddeso tenupasaṅkami upasaṅkamitvā
aciravatena samaṇuddesena saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ
vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho jayaseno rājakumāro
aciravataṃ samaṇuddesaṃ etadavoca : ''sutaṃ metaṃ, bho aggivessana : 'idha
bhikkhu appamatto ātāpī pahitatto viharanto phuseyya cittassa ekaggatanti.
'Evametaṃ, rājakumāra, evametaṃ, rājakumāra. Idha bhikkhu appamatto ātāpī
pahitatto viharanto phuseyya cittassa ekaggatanti. 'Sādhu me bhavaṃ aggivessano
yathāsutaṃ yathāpariyattaṃ dhammaṃ desetūti. 'Na kho te ahaṃ, rājakumāra, sakkomi
yathāsutaṃ yathāpariyattaṃ dhammaṃ desetuṃ. Ahañca hi te, rājakumāra, yathāsutaṃ
yathāpariyattaṃ dhammaṃ deseyyaṃ, tvañca me bhāsitassa atthaṃ na ājāneyyāsi so
mamassa kilamatho, sā mamassa vihesāti. 'Desetu
me bhavaṃ aggivessano yathāsutaṃ yathāpariyattaṃ dhammaṃ. Appevanāmāhaṃ
bhoto aggivessanassa bhāsitassa atthaṃ
ājāneyyanti. 'Deseyyaṃ kho te ahaṃ, rājakumāra, yathāsutaṃ yathāpariyattaṃ
dhammaṃ. Sace me tvaṃ bhāsitassa atthaṃ ājāneyyāsi, iccetaṃ kusalaṃ no ce me
tvaṃ bhāsitassa atthaṃ ājāneyyāsi, yathāsake tiṭṭheyyāsi, na maṃ tattha uttariṃ
paṭipuccheyyāsīti. 'Desetu me bhavaṃ aggivessano yathāsutaṃ yathāpariyattaṃ
dhammaṃ. Sace ahaṃ bhoto aggivessanassa bhāsitassa atthaṃ ājānissāmi
[ājāneyyāmi (ka.)], iccetaṃ kusalaṃ no ce ahaṃ bhoto aggivessanassa bhāsitassa
atthaṃ ājānissāmi, yathāsake tiṭṭhissāmi [tiṭṭheyyāmi (ka.)], nāhaṃ tattha
bhavantaṃ aggivessanaṃ uttariṃ paṭipucchissāmīti.
214. Atha kho aciravato samaṇuddeso
jayasenassa rājakumārassa yathāsutaṃ yathāpariyattaṃ dhammaṃ desesi. Evaṃ
vutte, jayaseno rājakumāro aciravataṃ samaṇuddesaṃ etadavoca : ''aṭṭhānametaṃ, bho aggivessana, anavakāso
yaṃ bhikkhu appamatto ātāpī pahitatto viharanto phuseyya cittassa ekaggatanti.
Atha kho jayaseno rājakumāro aciravatassa samaṇuddesassa aṭṭhānatañca
anavakāsatañca pavedetvā uṭṭhāyāsanā pakkāmi. Atha kho aciravato samaṇuddeso
acirapakkante jayasene rājakumāre yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā
bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho aciravato samaṇuddeso
yāvatako ahosi jayasenena rājakumārena saddhiṃ kathāsallāpo taṃ sabbaṃ
bhagavato ārocesi. Evaṃ vutte, Bhagavā
aciravataṃ samaṇuddesaṃ etadavoca : ''taṃ kutettha, aggivessana, labbhā. Yaṃ taṃ
nekkhammena ñātabbaṃ nekkhammena daṭṭhabbaṃ nekkhammena pattabbaṃ nekkhammena
sacchikātabbaṃ taṃ vata jayaseno rājakumāro kāmamajjhe vasanto kāme
paribhuñjanto kāmavitakkehi khajjamāno kāmapariḷāhena pariḍayhamāno
kāmapariyesanāya ussuko [ussukko
(sabbattha)] ñassati vā dakkhati vā sacchi vā karissatīti : netaṃ ṭhānaṃ
vijjati.
215. ''Seyyathāpissu, aggivessana, dve hatthidammā vā assadammā vā godammā
vā sudantā suvinītā, dve hatthidammā vā assadammā vā godammā vā adantā avinītā.
Taṃ kiṃ maññasi, aggivessana, ye te dve hatthidammā vā assadammā vā godammā vā
sudantā suvinītā, api nu te dantāva dantakāraṇaṃ gaccheyyuṃ, dantāva dantabhūmiṃ
sampāpuṇeyyunti? ''evaṃ, bhante. ''Ye pana te dve hatthidammā vā assadammā vā
godammā vā adantā avinītā, api nu te adantāva dantakāraṇaṃ gaccheyyuṃ, adantāva
dantabhūmiṃ sampāpuṇeyyuṃ, seyyathāpi te dve hatthidammā vā assadammā vā
godammā vā sudantā suvinītāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Evameva kho, aggivessana,
yaṃ taṃ nekkhammena ñātabbaṃ nekkhammena daṭṭhabbaṃ nekkhammena pattabbaṃ
nekkhammena sacchikātabbaṃ taṃ vata jayaseno rājakumāro kāmamajjhe vasanto
kāme paribhuñjanto kāmavitakkehi khajjamāno kāmapariḷāhena pariḍayhamāno
kāmapariyesanāya ussuko ñassati vā dakkhati vā sacchi vā karissatīti : netaṃ ṭhānaṃ
vijjati.
216. ''Seyyathāpi , aggivessana, gāmassa vā nigamassa vā avidūre
mahāpabbato. Tamenaṃ dve sahāyakā tamhā gāmā vā nigamā vā nikkhamitvā
hatthavilaṅghakena yena so pabbato tenupasaṅkameyyuṃ upasaṅkamitvā eko sahāyako
heṭṭhā pabbatapāde tiṭṭheyya, eko sahāyako uparipabbataṃ āroheyya. Tamenaṃ heṭṭhā
pabbatapāde ṭhito sahāyako uparipabbate ṭhitaṃ sahāyakaṃ evaṃ vedayya : 'yaṃ,
samma, kiṃ tvaṃ passasi uparipabbate ṭhitoti? so evaṃ vadeyya : 'passāmi kho
ahaṃ, samma, uparipabbate ṭhito ārāmarāmaṇeyyakaṃ vanarāmaṇeyyakaṃ bhūmirāmaṇeyyakaṃ
pokkharaṇīrāmaṇeyyakanti. ''So evaṃ vadeyya : 'aṭṭhānaṃ kho etaṃ, samma ,
anavakāso yaṃ tvaṃ uparipabbate ṭhito passeyyāsi ārāmarāmaṇeyyakaṃ vanarāmaṇeyyakaṃ
bhūmirāmaṇeyyakaṃ pokkharaṇīrāmaṇeyyakanti. Tamenaṃ uparipabbate ṭhito sahāyako
heṭṭhimapabbatapādaṃ orohitvā taṃ sahāyakaṃ bāhāyaṃ gahetvā uparipabbataṃ
āropetvā muhuttaṃ assāsetvā evaṃ vadeyya : 'yaṃ, samma, kiṃ tvaṃ passasi
uparipabbate ṭhitoti? so evaṃ vadeyya : 'passāmi kho ahaṃ, samma, uparipabbate ṭhito
ārāmarāmaṇeyyakaṃ vanarāmaṇeyyakaṃ bhūmirāmaṇeyyakaṃ pokkharaṇīrāmaṇeyyakanti .
''So evaṃ vadeyya : 'idāneva kho te, samma, bhāsitaṃ : mayaṃ evaṃ ājānāma : aṭṭhānaṃ
kho etaṃ samma, anavakāso yaṃ tvaṃ uparipabbate ṭhito passeyyāsi ārāmarāmaṇeyyakaṃ
vanarāmaṇeyyakaṃ bhūmirāmaṇeyyakaṃ pokkharaṇīrāmaṇeyyakanti. Idāneva ca pana te
bhāsitaṃ mayaṃ evaṃ ājānāma : 'passāmi kho ahaṃ, samma, uparipabbate ṭhito
ārāmarāmaṇeyyakaṃ vanarāmaṇeyyakaṃ bhūmirāmaṇeyyakaṃ pokkharaṇīrāmaṇeyyakanti.
So evaṃ vadeyya : 'tathā hi panāhaṃ, samma, iminā mahatā pabbatena āvuto [āvaṭo
(sī. aṭṭha0 pī.), āvuṭo (syā. kaṃ. ka.)] daṭṭheyyaṃ nāddasanti. ''Ato mahantatarena, aggivessana, avijjākhandhena
jayaseno rājakumāro āvuto nivuto [nivuṭo (syā. kaṃ. pī. ka.)] ophuṭo [ovuto
(sī.), ovuṭo (syā. kaṃ. pī.)] pariyonaddho. So vata yaṃ taṃ nekkhammena ñātabbaṃ
nekkhammena daṭṭhabbaṃ nekkhammena pattabbaṃ nekkhammena sacchikātabbaṃ taṃ
vata jayaseno rājakumāro kāmamajjhe vasanto kāme paribhuñjanto kāmavitakkehi
khajjamāno kāmapariḷāhena pariḍayhamāno kāmapariyesanāya ussuko ñassati vā
dakkhati vā sacchi vā karissatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati . Sace kho taṃ,
aggivessana, jayasenassa rājakumārassa imā dve upamā paṭibhāyeyyuṃ [paṭibhāseyyuṃ
(sī. syā. kaṃ. pī.)], anacchariyaṃ te jayaseno rājakumāro pasīdeyya, pasanno ca
te pasannākāraṃ kareyyāti. ''Kuto pana maṃ, bhante, jayasenassa rājakumārassa
imā dve upamā paṭibhāyissanti [paṭibhāsissanti (sī. syā. kaṃ. pī.)] anacchariyā
pubbe assutapubbā, seyyathāpi
bhagavantanti?
217. ''Seyyathāpi , aggivessana, rājā khattiyo muddhāvasitto nāgavanikaṃ
āmanteti : 'ehi tvaṃ, samma nāgavanika, rañño nāgaṃ abhiruhitvā nāgavanaṃ
pavisitvā āraññakaṃ nāgaṃ atipassitvā rañño nāgassa gīvāyaṃ upanibandhāhīti.
'Evaṃ, devāti kho, aggivessana, nāgavaniko rañño khattiyassa muddhāvasittassa
paṭissutvā rañño nāgaṃ abhiruhitvā nāgavanaṃ pavisitvā āraññakaṃ nāgaṃ
atipassitvā rañño nāgassa gīvāyaṃ upanibandhati. Tamenaṃ rañño nāgo abbhokāsaṃ
nīharati. Ettāvatā kho, aggivessana, āraññako nāgo abbhokāsaṃ gato hoti.
Etthagedhā [etagedhā (sī. pī.)] hi, aggivessana, āraññakā nāgā yadidaṃ :
nāgavanaṃ. Tamenaṃ nāgavaniko rañño khattiyassa muddhāvasittassa ārocesi :
'abbhokāsagato kho [kho te (syā. kaṃ. ka.)], deva, āraññako nāgoti. Atha kho
aggivessana, tamenaṃ rājā khattiyo muddhāvasitto hatthidamakaṃ āmantesi : 'ehi
tvaṃ, samma hatthidamaka, āraññakaṃ nāgaṃ damayāhi āraññakānañceva sīlānaṃ
abhinimmadanāya āraññakānañceva sarasaṅkappānaṃ abhinimmadanāya āraññakānañceva
darathakilamathapariḷāhānaṃ abhinimmadanāya gāmante abhiramāpanāya manussakantesu
sīlesu samādapanāyāti [samādāpanāyāti (?)].
'''Evaṃ ,
devāti kho, aggivessana, hatthidamako rañño khattiyassa muddhāvasittassa paṭissutvā
mahantaṃ thambhaṃ pathaviyaṃ nikhaṇitvā āraññakassa nāgassa gīvāyaṃ
upanibandhati āraññakānañceva sīlānaṃ
abhinimmadanāya āraññakānañceva sarasaṅkappānaṃ abhinimmadanāya āraññakānañceva
darathakilamathapariḷāhānaṃ abhinimmadanāya gāmante abhiramāpanāya
manussakantesu sīlesu samādapanāya. Tamenaṃ hatthidamako yā sā vācā nelā kaṇṇasukhā
pemanīyā hadayaṅgamā porī bahujanakantā bahujanamanāpā tathārūpāhi vācāhi
samudācarati. Yato kho, aggivessana, āraññako nāgo hatthidamakassa yā sā vācā
nelā kaṇṇasukhā pemanīyā hadayaṅgamā porī bahujanakantā bahujanamanāpā tathārūpāhi vācāhi samudācariyamāno
sussūsati, sotaṃ odahati, aññā cittaṃ upaṭṭhāpeti tamenaṃ hatthidamako uttari
tiṇaghāsodakaṃ anuppavecchati. ''Yato
kho, aggivessana, āraññako nāgo hatthidamakassa tiṇaghāsodakaṃ paṭiggaṇhāti,
tatra hatthidamakassa evaṃ hoti : 'jīvissati kho [nu kho (sī. ka.)] dāni āraññako
[rañño (sī. pī.)] nāgoti. Tamenaṃ hatthidamako uttari kāraṇaṃ kāreti : 'ādiya,
bho, nikkhipa, bhoti. Yato kho, aggivessana, āraññako nāgo hatthidamakassa
ādānanikkhepe vacanakaro hoti ovādappaṭikaro, tamenaṃ hatthidamako uttari kāraṇaṃ
kāreti : 'abhikkama, bho, paṭikkama, bhoti. Yato kho, aggivessana, āraññako
nāgo hatthidamakassa abhikkamapaṭikkamavacanakaro hoti ovādappaṭikaro, tamenaṃ
hatthidamako uttari kāraṇaṃ kāreti : 'uṭṭhaha, bho, nisīda, bhoti. Yato kho,
aggivessana, āraññako nāgo hatthidamakassa uṭṭhānanisajjāya vacanakaro hoti ovādappaṭikaro, tamenaṃ
hatthidamako uttari āneñjaṃ nāma kāraṇaṃ kāreti, mahantassa phalakaṃ soṇḍāya
upanibandhati, tomarahattho ca puriso uparigīvāya nisinno hoti, samantato ca
tomarahatthā purisā parivāretvā ṭhitā honti, hatthidamako ca dīghatomarayaṭṭhiṃ
gahetvā purato ṭhito hoti. So āneñjaṃ kāraṇaṃ kāriyamāno neva purime pāde
copeti na pacchime pāde copeti, na purimakāyaṃ copeti na pacchimakāyaṃ copeti,
na sīsaṃ copeti, na kaṇṇe copeti, na dante copeti , na naṅguṭṭhaṃ copeti, na soṇḍaṃ
copeti. So hoti āraññako nāgo khamo sattippahārānaṃ asippahārānaṃ usuppahārānaṃ
sarapattappahārānaṃ [parasatthappahārānaṃ (sī.), parasattuppahārānaṃ (syā. kaṃ.
pī.)] bheripaṇavavaṃsasaṅkhaḍiṇḍimaninnādasaddānaṃ -[bheripaṇavasaṅkhatiṇavaninnādasaddānaṃ (pī.)] sabbavaṅkadosanihitaninnītakasāvo
rājāraho rājabhoggo rañño aṅganteva saṅkhaṃ gacchati.
218. ''Evameva kho, aggivessana, idha
tathāgato loke uppajjati arahaṃ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato
lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṃ buddho Bhagavā.
So imaṃ lokaṃ sadevakaṃ samārakaṃ sabrahmakaṃ sassamaṇabrāhmaṇiṃ pajaṃ
sadevamanussaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedeti. So dhammaṃ deseti ādikalyāṇaṃ
majjhekalyāṇaṃ pariyosānakalyāṇaṃ sātthaṃ sabyañjanaṃ, kevalaparipuṇṇaṃ
parisuddhaṃ brahmacariyaṃ pakāseti. Taṃ dhammaṃ suṇāti gahapati vā gahapatiputto vā aññatarasmiṃ vā kule
paccājāto. So taṃ dhammaṃ sutvā tathāgate saddhaṃ paṭilabhati. So tena saddhāpaṭilābhena
samannāgato iti paṭisañcikkhati : 'sambādho gharāvāso rajāpatho, abbhokāso
pabbajjā. Nayidaṃ sukaraṃ agāraṃ ajjhāvasatā ekantaparipuṇṇaṃ ekantaparisuddhaṃ
saṅkhalikhitaṃ brahmacariyaṃ carituṃ. Yaṃnūnāhaṃ kesamassuṃ ohāretvā kāsāyāni
vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṃ pabbajeyyanti. ''So aparena samayena appaṃ vā bhogakkhandhaṃ
pahāya mahantaṃ vā bhogakkhandhaṃ pahāya appaṃ vā ñātiparivaṭṭaṃ pahāya mahantaṃ
vā ñātiparivaṭṭaṃ pahāya kesamassuṃ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā
agārasmā anagāriyaṃ pabbajati. Ettāvatā kho, aggivessana, ariyasāvako abbhokāsagato
hoti. Etthagedhā hi, aggivessana, devamanussā yadidaṃ : pañca kāmaguṇā. Tamenaṃ
tathāgato uttariṃ vineti : 'ehi tvaṃ, bhikkhu, sīlavā hohi, pātimokkhasaṃvarasaṃvuto
viharāhi ācāragocarasampanno, aṇumattesu vajjesu bhayadassāvī, samādāya sikkhassu
sikkhāpadesūti. ''Yato kho, aggivessana, ariyasāvako sīlavā hoti, pātimokkhasaṃvarasaṃvuto
viharati ācāragocarasampanno aṇumattesu vajjesu
bhayadassāvī, samādāya sikkhati sikkhāpadesu, tamenaṃ tathāgato uttariṃ
vineti : 'ehi tvaṃ, bhikkhu, indriyesu guttadvāro hohi, cakkhunā rūpaṃ disvā mā
nimittaggāhī - pe - (yathā gaṇakamoggallānasuttante, evaṃ
vitthāretabbāni.)
219. ''So ime pañca nīvaraṇe
pahāya cetaso upakkilese paññāya
dubbalīkaraṇe kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke
abhijjhādomanassaṃ. Vedanāsu - pe - citte - pe - dhammesu dhammānupassī
viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. Seyyathāpi,
aggivessana, hatthidamako mahantaṃ thambhaṃ pathaviyaṃ nikhaṇitvā āraññakassa
nāgassa gīvāyaṃ upanibandhati āraññakānañceva sīlānaṃ abhinimmadanāya
āraññakānañceva sarasaṅkappānaṃ abhinimmadanāya āraññakānañceva
darathakilamathapariḷāhānaṃ abhinimmadanāya gāmante abhiramāpanāya
manussakantesu sīlesu samādapanāya evameva kho, aggivessana, ariyasāvakassa ime
cattāro satipaṭṭhānā cetaso upanibandhanā honti gehasitānañceva sīlānaṃ
abhinimmadanāya gehasitānañceva sarasaṅkappānaṃ abhinimmadanāya gehasitānañceva
darathakilamathapariḷāhānaṃ abhinimmadanāya ñāyassa adhigamāya nibbānassa
sacchikiriyāya.
220. ''Tamenaṃ tathāgato uttariṃ vineti : 'ehi tvaṃ, bhikkhu, kāye
kāyānupassī viharāhi , mā ca kāmūpasaṃhitaṃ vitakkaṃ vitakkesi. Vedanāsu...
citte... dhammesu dhammānupassī viharāhi, mā ca kāmūpasaṃhitaṃ vitakkaṃ
vitakkesīti. ''So vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso
ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ - pe -
tatiyaṃ jhānaṃ... catutthaṃ jhānaṃ
upasampajja viharati. So evaṃ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe
vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte pubbenivāsānussatiñāṇāya
cittaṃ abhininnāmeti. So anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati, seyyathidaṃ :
ekampi jātiṃ dvepi jātiyo - pe - iti sākāraṃ sauddesaṃ anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ
anussarati.
221. ''So evaṃ samāhite citte
parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite
āneñjappatte sattānaṃ cutūpapātañāṇāya cittaṃ abhininnāmeti. So dibbena
cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passati cavamāne upapajjamāne
hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe, sugate duggate - pe - yathākammūpage satte
pajānāti. ''So evaṃ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe
vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte āsavānaṃ khayañāṇāya
cittaṃ abhininnāmeti. So 'idaṃ dukkhanti yathābhūtaṃ pajānāti, 'ayaṃ
dukkhasamudayoti yathābhūtaṃ pajānāti, 'ayaṃ dukkhanirodhoti yathābhūtaṃ
pajānāti, 'ayaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadāti yathābhūtaṃ pajānāti 'ime
āsavāti yathābhūtaṃ pajānāti, 'ayaṃ āsavasamudayoti yathābhūtaṃ pajānāti, 'ayaṃ
āsavanirodhoti yathābhūtaṃ pajānāti, 'ayaṃ āsavanirodhagāminī paṭipadāti
yathābhūtaṃ pajānāti. Tassa evaṃ jānato
evaṃ passato kāmāsavāpi cittaṃ vimuccati, bhavāsavāpi cittaṃ vimuccati,
avijjāsavāpi cittaṃ vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. 'Khīṇā jāti,
vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyāti pajānāti. ''So
hoti bhikkhu khamo sītassa uṇhassa jighacchāya pipāsāya ḍaṃsamakasavātātapasarīsapasamphassānaṃ duruttānaṃ durāgatānaṃ vacanapathānaṃ,
uppannānaṃ sārīrikānaṃ vedanānaṃ
dukkhānaṃ tibbānaṃ kharānaṃ kaṭukānaṃ asātānaṃ amanāpānaṃ pāṇaharānaṃ
adhivāsakajātiko hoti sabbarāgadosamohanihitaninnītakasāvo āhuneyyo pāhuneyyo
dakkhiṇeyyo añjalikaraṇīyo anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa.
222. ''Mahallako cepi, aggivessana, rañño nāgo adanto avinīto kālaṅkaroti,
'adantamaraṇaṃ [adantaṃ maraṇaṃ (ka.)] mahallako rañño nāgo kālaṅkatotveva saṅkhaṃ
gacchati majjhimo cepi, aggivessana, rañño nāgo. Daharo cepi, aggivessana,
rañño nāgo adanto avinīto kālaṅkaroti , 'adantamaraṇaṃ daharo rañño nāgo kālaṅkatotveva
saṅkhaṃ gacchati evameva kho, aggivessana, thero cepi bhikkhu akhīṇāsavo kālaṅkaroti,
'adantamaraṇaṃ thero bhikkhu kālaṅkatotveva saṅkhaṃ gacchati majjhimo cepi,
aggivessana, bhikkhu. Navo cepi, aggivessana, bhikkhu akhīṇāsavo kālaṅkaroti,
'adantamaraṇaṃ navo bhikkhu kālaṅkatotveva saṅkhaṃ gacchati.
''Mahallako cepi, aggivessana, rañño nāgo sudanto
suvinīto kālaṅkaroti, 'dantamaraṇaṃ mahallako rañño nāgo kālaṅkatotveva saṅkhaṃ
gacchati majjhimo cepi, aggivessana, rañño nāgo... daharo cepi, aggivessana,
rañño nāgo sudanto suvinīto kālaṅkaroti, 'dantamaraṇaṃ daharo rañño nāgo kālaṅkatotveva
saṅkhaṃ gacchati evameva kho, aggivessana, thero cepi bhikkhu khīṇāsavo kālaṅkaroti,
'dantamaraṇaṃ thero bhikkhu kālaṅkatotveva saṅkhaṃ gacchati majjhimo cepi,
aggivessana, bhikkhu. Navo cepi, aggivessana, bhikkhu khīṇāsavo kālaṅkaroti,
'dantamaraṇaṃ navo bhikkhu kālaṅkatotveva saṅkhaṃ gacchatīti. Idamavoca Bhagavā.
Attamano aciravato samaṇuddeso bhagavato bhāsitaṃ abhinandīti.
Dantabhūmisuttaṃ niṭṭhitaṃ pañcamaṃ.
-ooOoo-
125.
Dantabhūmisuttavaṇṇanā [Atthakathā]
213. Evaṃ me sutanti dantabhūmisuttaṃ.
Tattha araññakuṭikāyanti tasseva veḷuvanassa ekasmiṃ vivittaṭṭhāne
padhānakammikānaṃ bhikkhūnaṃ atthāya katasenāsane. Rājakumāroti
bimbisārassa putto orasako.
Phuseyyāti labheyya. Ekaggatanti evaṃ paṭipanno
samāpattiṃ nāma labhati, jhānaṃ nāma labhatīti idaṃ mayā sutanti vadati. Kilamathoti
kāyakilamatho. Vihesāti sveva kilamatho vutto. Yathāsake tiṭṭheyyāsīti
attano ajānanakoṭṭhāseyeva tiṭṭheyyāsīti.
214. Desesīti cittekaggataṃ nāma evaṃ labhati,
samāpattiṃ evaṃ nibbattetīti appanāupacāraṃ pāpetvā ekakasiṇaparikammaṃ
kathesi. Pavedetvāti pakāsetvā.
Nekkhammena ñātabbanti kāmato nissaṭaguṇena
ñātabbaṃ. Kāmato nissaṭaguṇe ṭhitena puggalena ekaggaṃ nāma jānitabbanti
adhippāyenetaṃ vuttaṃ. Sesāni tasseva vevacanāni. Kāme paribhuñjantoti
duvidhepi kāme bhuñjamāno.
215. Hatthidammā vā assadammā vā godammā vāti
ettha adantahatthidammādayo viya cittekaggarahitā puggalā daṭṭhabbā.
Dantahatthiādayo viya cittekaggasampannā. Yathā adantahatthidammādayo kūṭākāraṃ
akatvā dhuraṃ achaḍḍetvā dantagamanaṃ vā gantuṃ, dantehi vā pattabbaṃ bhūmiṃ
pāpuṇituṃ na sakkonti, evameva cittekaggarahitā sampannacittekaggehi
nibbattitaguṇaṃ vā nibbattetuṃ pattabhūmiṃ vā pāpuṇituṃ na sakkonti.
216. Hatthavilaṅghakenāti hatthena hatthaṃ
gahetvā.
Daṭṭheyyanti passitabbayuttakaṃ. Āvutoti āvarito. Nivutoti
nivārito. Ophuṭoti onaddho.
217. Nāgavanikanti hatthipadopame (ma. ni. 1.288
ādayo) nāgavanacarako puriso ‘‘nāgavaniko’’ti vutto, idha hatthisikkhāya kusalo
hatthiṃ gahetuṃ samattho. Atipassitvāti disvā. Etthagedhāti
etasmiṃ pavattagedhā. Sarasaṅkappānanti dhāvanasaṅkappānaṃ. Manussakantesu
sīlesu samādapanāyāti ettha yadā nāgo itthipurisehi kumārakumārikāhi soṇḍādīsu
gahetvā upakeḷayamāno vikāraṃ na karoti sukhāyati, tadānena manussakantāni
sīlāni samādinnāni nāma honti.
Pemanīyāti tāta rājā te pasanno maṅgalahatthiṭṭhāneva ṭhapessati,
rājārahāni bhojanādīni labhissasīti evarūpī nāgehi piyāpitabbā kathā. Sussūsatīti
taṃ pemanīyakathaṃ sotukāmo hoti. Tiṇaghāsodakanti tiṇaghāsañceva
udakañca, tiṇaghāsanti ghāsitabbaṃ tiṇaṃ, khāditabbanti attho.
Paṇavoti ḍiṇḍimo. Sabbavaṅkadosanihitaninnītakasāvoti
nihitasabbavaṅkadoso ceva apanītakasāvo ca. Aṅganteva saṅkhaṃ gacchatīti
aṅgasamo hoti.
219. Gehasitasīlānanti pañcakāmaguṇanissitasīlānaṃ.
Ñāyassāti aṭṭhaṅgikamaggassa.
222. Adantamaraṇaṃ mahallako rañño nāgo kālaṅkatoti rañño mahallako nāgo adantamaraṇaṃ mato kālaṃ kato hoti, adantamaraṇaṃ kālaṃkiriyaṃ nāma kariyatīti ayamettha attho. Esa nayo sabbattha. Sesaṃ uttānamevāti.
Papañcasūdaniyā
majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Dantabhūmisuttavaṇṇanā niṭṭhitā.
-ooOoo-
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Theo Phật pháp thì câu “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” thì có thể hay không có thể chấp nhận ở phương diện nào? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 2. Tại sao những lời dạy về sự tu tập thường mang tánh cách tiệm tiến nhưng trong kinh lại ghi nhiều trường hợp “hoát nhiên đại ngộ”? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 3. Chúng ta có nên cố gắng trả lời cho tất cả thắc mắc? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
Thảo luận 1. Theo Phật pháp thì câu “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” thì có thể hay không có thể chấp nhận ở phương diện nào? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 2. Tại sao những lời dạy về sự tu tập thường mang tánh cách tiệm tiến nhưng trong kinh lại ghi nhiều trường hợp “hoát nhiên đại ngộ”? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 3. Chúng ta có nên cố gắng trả lời cho tất cả thắc mắc? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment