Sunday, January 13, 2019

Bài học. Chủ Nhật ngày 13 tháng 1, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 13/1/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BA CHI phần 3.12

xix) Ba kiết sử: Thân kiến, nghi, giới cấm thủ.“tīṇi saṃyojanāni — sakkāyadiṭṭhi, vicikicchā, sīlabbataparāmāso.

Kiết sử hay thằng thúc dịch từ thuật ngữ saṃyojanā  có nghĩa là sự cột trói đối nghĩa với giải thoát (vimutti). Do bị cột trói nên chúng sanh ngập chìm trong đau khổ, tiếp tục luân hồi sanh tử và không thấy được ý nghĩa chân thực của cuộc sống.

Thân kiến là là ngã chấp đối với năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức uần là ta; ta là sắc, thọ, tưởng, hành, thức  uẩn;  trong các uẩn có ngã, trong ngã có các uẩn. 

Hoài nghi là sự phân vân ngờ vực khiến một chúng sanh bị giam chân không thể đi tới. Đó là những nghi hoặc đối với Tam Bảo, đối với nghiệp báo, đối với ba thời quá khứ, hiện tại, tương lai.  Đó là thái độ trù trừ chứ không phải là câu hỏi để tìm ra giải pháp cho vấn đề.

Giới cấm thủ là sự hành trì những điều không có cơ sở trí tuệ như tắm nước sông Hằng để rữa tội; kiêng cử dị đoan vì tin rằng dù sao có “có kiêng có lành”. Giới cấm thủ thường đi với tín ngưỡng dân gian và tìm thấy trong tất cả tôn giáo, ngay cả khi đi ngược lại với tín lý.

Chỉ có một vị chứng tri Niết bàn lần đầu tiên mới có khả năng đoạn tận ba kiết sử nầy nên sự cột trói nầy được gọi là pháp do thấy mà đoạn diệt (Dassanena pahātabbā dhammā) các vị A xà lê ngày trước có thí dụ như một người đang đi giữa chống hoang vu trong đêm đen bỗng tia chớp hiện lên thấy được ở xa là ngôi nhà (td cho Niết bàn) nên không còn chấp sai về vị trí của mình (thân kiến) xoá đi tất cả hoang mang (nghi hoặc) và thẳng hướng về phía trước để đến ngôi nhà chứ không còn có những hành động vô ích phí sức nào khác (giới cấm thủ)

Nguyên văn Sớ giải:

saṃyojanattike vaṭṭasmiṃ saṃyojayanti bandhantīti saṃyojanāni. sati rūpādibhede kāye diṭṭhi, vijjamānā vā kāye diṭṭhīti sakkāyadiṭṭhi. vicinanto etāya kicchati, na sakkoti sanniṭṭhānaṃ kātunti vicikicchā. sīlañca vatañca parāmasatīti sīlabbataparāmāso. atthato pana “rūpaṃ attato samanupassatī”tiādinā nayena āgatā vīsativatthukā diṭṭhi sakkāyadiṭṭhi nāma. “satthari kaṅkhatī”tiādinā nayena āgatā aṭṭhavatthukā vimati vicikicchā nāma. “idhekacco sīlena suddhi vatena suddhi sīlabbatena suddhīti sīlaṃ parāmasati, vataṃ parāmasati, sīlabbataṃ parāmasati. yā evarūpā diṭṭhi diṭṭhigatan”tiādinā nayena āgato vipariyesaggāho sīlabbataparāmāso nāma.

CHÁNH KINH

10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xix) Ba kiết sửtīṇi saṃyojanāni : 
       *Thân kiến, sakkāyadiṭṭhi

       *nghi, vicikicchā, 

       *giới cấm thủ. , sīlabbataparāmāso.



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm  1. Thông thường thì kinh sách ghi có 10 kiết sử , nhưng đề tài hôm nay chỉ có 3 kiết sử , 3 kiết sử nảy có đặc điểm nào sau đây : 
A/ Ba sợi dây cột trói bền chặt mà chỉ có sự chứng tri niết bàn lần đầu mới đoạn tận được , 
B/ Ba kiết sử này là những chấp thủ sai lầm trong cái nhìn . 
C Ba kiết sử bị đoạn tận bởi sơ đạo .
 D/ Ba câu trên đều đúng

TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 1 : D 

Trắc nghiệm 2. Thân kiến hiểu đúng tương ưng với điều nào sau đây? 
A. Tham chấp /
 B. Ngã chấp /
 C. Thế chấp /
 D. Tranh chấp

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 2 : A.

Trắc nghiệm 3. Hoài nghi kiết sử được hiểu với điều nào sau đây?
 A. Thắc mắc /
 B. nghi hoặc /
C. Không tin / 
D. khách quan


_ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 3 : B

Trắc nghiệm  4 . Hành động nào sau đây được xem là giới cấm thủ? 
A. Bi bệnh nên tìm sự chữa trị từ thầy thuốc
 B/ Bị bệnh nên sự ổn định nội bằng tụng kinh ngồi thiền . 
C/ Bị bệnh nên thay đổi phần mộ ông bà để cải thiện sức khõe / 
D. Bị bệnh nên thay đổi cách ăn uống

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 4 : C

Trắc nghiệm 5: Kiết sử được hiểu là những điều trói buột chúng sanh. Vậy thì cột trói có thể hiểu với điều nào sau đây ? 
A/ Không vượt khỏi chi phối của phiền nảo /
 B. không nhìn thấu triệt vì bị bao phủ bởi vô minh/ 
C. Không giải thoát khỏi biển khổ của trầm luân sanh tử / 
D. Cả ba câu trên đều đúng


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 5: D

Trắc nghiệm 6 . Tại sao thấy được niết bàn lần đầu mới có thể đoạn diệt được ba kiết sử thân kiến , hoài nghi, giới cấm thủ ? 
A/ Liệu chứng niết bàn nên không còn chấp sai về danh sắc nên không còn ngã chấp thân kiến . 
B/ Thấy rõ đường đi và điểm đến nên không còn hoài nghi . 
C/ Dã thấy rõ hành trình và cứu cánh nên không hoang phí năng lực vô ích vì giới cấm thủ /
 D. cả ba câu trên đều đúng


TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 6 : D 


No comments:

Post a Comment