Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 17/1/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BA CHI phần 3.16
xxiii) Ba mạn: Thắng mạn, đẳng mạn, ty liệt mạn (tisso vidhā: seyyohamasmīti vidhā, sadisohamasmīti vidhā, hīnohamasmīti vidhā).
Mạn -vidhā - ở đây là sự tự thị dù ở tư thế cao hơn hay đồng đẳng hoặc thấp kém. Mạn là một thứ tâm lý đi với ngã chấp và so đo, chính vì vậy, không nên làm tưởng thuật ngữ nầy với cao mạn hay ngã mạn chỉ cho thái độ tự thị hơn người.
Thắng mạn - seyyohamasmīti vidhā – là thái độ tự thị từ vị thế thượng phong dù là cho mình hơn người, bằng người hoặc kém người thí dụ: “Làm sao họ bằng tôi được” (thắng mạn hơn người), “nói có giỏi lắm thì bằng tôi thôi” (thắng mạn bằng người), “Dù anh ấy học cao hơn tôi nhưng kiến thức vẫn kém xa) (thắng mạn thua người).
Đẳng mạn - sadisohamasmīti vidhā – là tự thị từ vị thế ngang bằng. Thí dụ: “Dù cô ấy sức học bằng tôi nhưng kinh nghiệm thực thế vẫn kém cạnh”(Đẳng mạn hơn người), “ông ấy giỏi cách mấy chỉ ngang cơ với tôi thôi” (Đẳng mạn bằng người”, “Dù anh ấy hơn tôi mặt đó nhưng bù lại tôi cũng có những ưu điểm khác nói chung là nửa cân tám lượng thôi” (Đẳng mạn thua người)
Ty mạn – hīnohamasmīti – là thái độ tự thị từ vị thế kém cỏi. Thí dụ: “Ông ấy hơn tôi là phải rồi nếu tôi sanh ra trong gia đình giàu có như ông ấy thì hơn ông ấy gấp mấy lần” (Ty mạn hơn người), “Mình tuy không giàu có nhưng đâu có thua ai (Ty mạn bằng người), “ông ấy hơn tôi thật nhưng có gì đáng nói vì họ là quan quyền mà (Ty mạn thua người).
Sự so sánh giữa người và người thường rất chủ quan và hay rơi vào tự thị. Một người có trí sẽ không lấy sự hơn thua làm trọng.
Chánh văn sớ giải:
vidhāsu “kathaṃvidhaṃ sīlavantaṃ vadanti, kathaṃvidhaṃ paññavantaṃ vadantī”tiādīsu (saṃ. ni. 1.95) ākārasaṇṭhānaṃ vidhā nāma. “ekavidhena ñāṇavatthu duvidhena ñāṇavatthū”tiādīsu (vibha. 751) koṭṭhāso. “seyyohamasmīti vidhā”tiādīsu (vibha. 920) māno vidhā nāma. idha so adhippeto. māno hi seyyādivasena vidahanato vidhāti vuccati. seyyohamasmīti iminā seyyasadisahīnānaṃ vasena tayo mānā vuttā. sadisahīnesupi eseva nayo.
ayañhi māno nāma seyyassa tividho, sadisassa tividho, hīnassa tividhoti navavidho hoti. tattha “seyyassa seyyohamasmī”ti māno rājūnañceva pabbajitānañca uppajjati.
rājā hi raṭṭhena vā dhanavāhanehi vā “ko mayā sadiso atthī”ti etaṃ mānaṃ karoti. pabbajitopi sīladhutaṅgādīhi “ko mayā sadiso atthī”ti etaṃ mānaṃ karoti. “seyyassa sadisohamasmī”ti mānopi etesaṃyeva uppajjati. rājā hi raṭṭhena vā dhanavāhanehi vā aññarājūhi saddhiṃ mayhaṃ kiṃ nānākaraṇanti etaṃ mānaṃ karoti. pabbajitopi sīladhutaṅgādīhipi aññena bhikkhunā mayhaṃ kiṃ nānākaraṇanti etaṃ mānaṃ karoti. “seyyassa hīnohamasmī”ti mānopi etesaṃyeva uppajjati. yassa hi rañño raṭṭhaṃ vā dhanavāhanādīni vā nātisampannāni honti, so mayhaṃ rājāti vohāramukhamattameva, kiṃ rājā nāma ahanti etaṃ mānaṃ karoti. pabbajitopi appalābhasakkāro ahaṃ dhammakathiko bahussuto mahātheroti kathāmattakameva, kiṃ dhammakathiko nāmāhaṃ kiṃ bahussuto kiṃ mahāthero yassa me lābhasakkāro natthīti etaṃ mānaṃ karoti.
“sadisassa seyyohamasmī”ti mānādayo amaccādīnaṃ uppajjanti. amacco vā hi raṭṭhiyo vā bhogayānavāhanādīhi ko mayā sadiso añño rājapuriso atthīti vā mayhaṃ aññehi saddhiṃ kiṃ nānākaraṇanti vā amaccoti nāmameva mayhaṃ, ghāsacchādanamattampi me natthi, kiṃ amacco nāmāhanti vā ete māne karoti.
“hīnassa seyyohamasmī”ti mānādayo dāsādīnaṃ uppajjanti. dāso hi mātito vā pitito vā ko mayā sadiso añño dāso nāma atthi, aññe jīvituṃ asakkontā kucchihetu dāsā jātā, ahaṃ pana paveṇīāgatattā seyyoti vā paveṇīāgatabhāvena ubhatosuddhikadāsattena asukadāsena nāma saddhiṃ kiṃ mayhaṃ nānākaraṇanti vā kucchivasenāhaṃ dāsabya upagato, mātāpitukoṭiyā pana me dāsaṭṭhānaṃ natthi, kiṃ dāso nāma ahanti vā ete māne karoti. yathā ca dāso, evaṃ pukkusacaṇḍālādayopi ete māne karontiyeva.
ettha ca seyyassa seyyohamasmīti, ca sadisassa sadisohamasmīti ca hīnassa hīnohamasmīti ca ime tayo mānā yāthāvamānā nāma arahattamaggavajjhā. sesā cha mānā ayāthāvamānā nāma paṭhamamaggavajjhā.
CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xxiii) Ba mạntisso vidhā:
*Thắng mạn, seyyohamasmīti vidhā
*đẳng mạn, sadisohamasmīti vidhā
*ty liệt mạn (hīnohamasmīti vidhā).
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Một người rất khiêm tốn lúc nào cũng thấy mình thấp hơn người khác thì đó có hẳn là nằm ngoài chữ mạn? - TT Pháp Tân
Thảo luận 3. Có trường hợp nào so sánh giữa người với mình mà không phải là mạn? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 4. Sự tự hào có giúp giảm thiểu mặc cảm tự ty hay chỉ là sự che đậy mặc cảm thấp kém? - ĐĐ Huy Niệm
Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment