Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 7/1/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BA CHI phần 3.6
xiii) Ba giới khác: Dục giới, sắc giới, vô sắc giới.(aparāpi tisso dhātuyo — kāmadhātu, rūpadhātu, arūpadhātu).
Trong thuật ngữ Phật học Hán Việt từ “giới” có nhiều đồng âm dị nghĩa như giới hạnh (sìla), cảnh giới (avacara), ranh giới (sìmà)… chữ giới dùng để dịch trong đề tài hôm nay từ Phạn ngữ dhàtu nghĩa là nguyên chất, bản chất, nguyên tố.
Dục giới (kàmadhàtu) là bản chất thuộc năm giác quan biết cảnh dục là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Năm cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc gọi là năm dục trưởng dưỡng vì là cảnh làm tăng trưởng lòng dục.
Sắc giới (rùpadhàtu) là bản chất thuộc cảnh giới của tam muội định y cứ trên chiếu kiến nghiệp xứ sắc làm đề mục định. Để vượt khỏi cương toả của dục hành giả tu tập thuần thục tầm, tứ, hỷ, lạc, định. Quang tướng là sự tế nhị nhất của vật chất và chính vì vậy tạo nên nhuyễn thể của tâm và cảnh trong sắc giới.
Vô sắc giới (arùpadhàtu) là bản chất thuộc tâm cảnh trừu tượng hoàn toàn vượt khỏi vật chất gồm không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng.
Ba giới nầy không nằm trong hạn cuộc của không gian có nghĩa là một chúng sanh trong cõi dục vẫn đạt được thiền chứng sắc giới và vô sắc giới. Một chúng sanh có thể có cả ba tâm dục giới, sắc giới và vô sắc giới do vậy cũng không phải là cách phân loại đơn giản. Về mặt nầy Vi Diệu Pháp có những giải thích sâu rộng. Người học bình thường cần vượt khỏi những quan niệm đóng khung. Sự hiểu biết về các dhàtu cho hành giả cái nhìn xác thực về giáo lý vô ngã.
CHÁNH KINH
xiii) Ba giới khác (aparāpi tisso dhātuyo) :
*Dục giới (kāmadhātu),
*sắc giới (rūpadhātu),
*vô sắc giới (arūpadhātu)
Trong thuật ngữ Phật học Hán Việt từ “giới” có nhiều đồng âm dị nghĩa như giới hạnh (sìla), cảnh giới (avacara), ranh giới (sìmà)… chữ giới dùng để dịch trong đề tài hôm nay từ Phạn ngữ dhàtu nghĩa là nguyên chất, bản chất, nguyên tố.
Dục giới (kàmadhàtu) là bản chất thuộc năm giác quan biết cảnh dục là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Năm cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc gọi là năm dục trưởng dưỡng vì là cảnh làm tăng trưởng lòng dục.
Sắc giới (rùpadhàtu) là bản chất thuộc cảnh giới của tam muội định y cứ trên chiếu kiến nghiệp xứ sắc làm đề mục định. Để vượt khỏi cương toả của dục hành giả tu tập thuần thục tầm, tứ, hỷ, lạc, định. Quang tướng là sự tế nhị nhất của vật chất và chính vì vậy tạo nên nhuyễn thể của tâm và cảnh trong sắc giới.
Vô sắc giới (arùpadhàtu) là bản chất thuộc tâm cảnh trừu tượng hoàn toàn vượt khỏi vật chất gồm không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng.
Ba giới nầy không nằm trong hạn cuộc của không gian có nghĩa là một chúng sanh trong cõi dục vẫn đạt được thiền chứng sắc giới và vô sắc giới. Một chúng sanh có thể có cả ba tâm dục giới, sắc giới và vô sắc giới do vậy cũng không phải là cách phân loại đơn giản. Về mặt nầy Vi Diệu Pháp có những giải thích sâu rộng. Người học bình thường cần vượt khỏi những quan niệm đóng khung. Sự hiểu biết về các dhàtu cho hành giả cái nhìn xác thực về giáo lý vô ngã.
CHÁNH KINH
xiii) Ba giới khác (aparāpi tisso dhātuyo) :
*Dục giới (kāmadhātu),
*sắc giới (rūpadhātu),
*vô sắc giới (arūpadhātu)
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
TT Giác Đẳng đúc kết phần trắc nghiệm
TT Giác Đẳng đúc kết phần trắc nghiệm
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Bản chất của dục giới (kāmadhātu) bao gồm điều nào sau đây?
A. Đa sự, hỗn độn vì liên hệ tới năm giác quan thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác /
B. Vì có sự tương phản cảnh tốt cảnh xấu nên luôn đi với năm pháp: tham dục, sân, hôn thuỵ, trạo hối, hoài nghi /
C. Gắn liền với năm dục trưởng dưỡng (kàmaguna) /
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 1: D
Trắc nghiệm 2. Bản chất của sắc giới (rūpadhātu) bao gồm điều nào sau đây?
A. Sự thuần thục năm chi thiền tầm, tứ, hỷ, lạc, định đối trị năm pháp cái (tham dục, sân, hôn thuỵ, trạo hối, hoài nghi) /
B. Ấn tượng quang tướng và hào quang là dạng tế nhị nhất của vật chất /
C. Tam muội định tạo nên năng lực siêu nhiên của sắc giới /
D. Cả ba câu a, b, c đều đúng
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 2:D
Trắc nghiệm 3. Bản chất của vô giới có thể nằm trong câu nào sau đây?
A. Ý niệm trừu tượng /
B. Hoàn toàn vượt khỏi vật chất (dù là ấn tượng) /
C. Dù là tư duy điều vô hạn vẫn hữu hạn /
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3: D
Trắc nghiệm 4. Câu nào sau đây được xem là đúng theo Phật học?
A. Cả ba giới Dục giới (kāmadhātu), sắc giới (rūpadhātu), vô sắc giới (arūpadhātu) đều có giới hạn /
B. Cả ba giới đều có tự tánh riêng không thể theo ý muốn hoàn toàn /
C. Nếu chưa đoạn tận kiết sử thì dù trong giới nào cũng thối chuyển /
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 4:
Trắc nghiệm 3. Bản chất của vô giới có thể nằm trong câu nào sau đây?
A. Ý niệm trừu tượng /
B. Hoàn toàn vượt khỏi vật chất (dù là ấn tượng) /
C. Dù là tư duy điều vô hạn vẫn hữu hạn /
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3: D
Trắc nghiệm 4. Câu nào sau đây được xem là đúng theo Phật học?
A. Cả ba giới Dục giới (kāmadhātu), sắc giới (rūpadhātu), vô sắc giới (arūpadhātu) đều có giới hạn /
B. Cả ba giới đều có tự tánh riêng không thể theo ý muốn hoàn toàn /
C. Nếu chưa đoạn tận kiết sử thì dù trong giới nào cũng thối chuyển /
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 4:
No comments:
Post a Comment