Wednesday, January 23, 2019

Bài học. Thứ Tư ngày 23 tháng 1, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng và TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 23/1/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BA CHI phần 3.22

xxix) Ba nghi: Ðối với vấn đề thuộc quá khứ nghi ngờ, do dự, không quyết định, không hài lòng; đối với các vấn đề thuộc tương lai, nghi ngờ, do dự, không quyết định, không hài lòng; đối với các vấn đề hiện tại nghi ngờ, do dự, không quyết định, không hài lòng. (tayo tamā {tisso kaṅkhā (bahūsu) aṭṭhakathā oloketabbā} — atītaṁ vā addhānaṁ ārabbha kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati, anāgataṁ vā addhānaṁ ārabbha kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati, etarahi vā paccuppannaṁ addhānaṁ ārabbha kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati.) (Bản dịch chữ Hán: Tam hắc ám: quan ư quá khứ thế đích hoài nghi, do dự, bất tín giải, bất xác tín, quan ư vị lai thế đích hoài nghi, do dự, bất tín giải, bất xác tín, quan ư hiện tại thế đích hoài nghi, do dự, bất tín giải, bất xác tín).

Chữ tamā nguyên nghĩa là bóng tối được chú thích chỉ cho nghi hoặc nói rõ hơn là hoài nghi tam thế. Một trong những nền tảng của vô minh chính là do sự ảo giác tạo nên bởi thời gian. Nói chính xác thì với một người tu tập chánh niệm thì chỉ giây phút hiện tại nhưng đang thở vô hay đang thở ra là rõ ràng. Những sự việc đã, đang và sẽ xẩy ra nằm ngoài chánh niệm hầu hết là suy diễn. Vấn đề không dừng lại ở đây. Khi suy tư về cái không chắc, không rõ tạo nên sự phân vân, hoang mang. Từ hoang mang tạo nên lo lắng, trăn trở và tiếp nối sau đó là bao nhiêu biến chứng tâm lý, mà hầu hết, là không an lạc như một người tìm đường trong bóng đêm không ánh sáng.

Không hành giả tu tập nào không bị nghi hoặc chi phối. Hoài nghi tam thế là điều cần nhận thức vì chúng ta luôn luôn muốn biết nhưng do giới hạn tầm nhìn vì thời gian nên sản sinh nhiều phiền não.

Nguyên văn Sớ giải:

tayo tamāti “tamandhakāro sammoho avijjogho mahābhayo”ti vacanato avijjā tamo nāma. idha pana avijjāsīsena vicikicchā vuttā. ārabbhāti āgamma. kaṅkhatīti kaṅkhaṁ uppādeti. vicikicchatīti vicinanto kicchaṁ āpajjati, sanniṭṭhātuṁ na sakkoti. nādhimucchatīti tattha adhimucchituṁ na sakkoti. na sampasīdatīti taṁ ārabbha pasādaṁ āropetuṁ na sakkoti

.CHÁNH KINH

10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xxix) Ba nghi: Ðối với vấn đề thuộc quá khứ nghi ngờ, do dự, không quyết định, không hài lòng; đối với các vấn đề thuộc tương lai, nghi ngờ, do dự, không quyết định, không hài lòng; đối với các vấn đề hiện tại nghi ngờ, do dự, không quyết định, không hài lòng. 

(tayo tamā {tisso kaṅkhā (bahūsu) aṭṭhakathā oloketabbā} — atītaṁ vā addhānaṁ ārabbha kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati, anāgataṁ vā addhānaṁ ārabbha kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati, etarahi vā paccuppannaṁ addhānaṁ ārabbha kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati.)



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Xin cho thí dụ cụ thể về hoài nghi quá khứ, hoài nghi hiện tại và hoài nghi vị lai

Thảo luận 2. Nếu không tìm ra được câu trả lời đích xác về quá khứ, hiện tại, vị lai thì nên làm gì để không rơi vào nghi hoặc? - TT Pháp Tân

Thảo luận 3. Nghi hoặc có phải là một ác pháp? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 4. Phải chăng để tìm câu trả lời cho những câu hỏi thì sẽ không bao giờ hết những câu hỏi?

Thảo luận 5. Đức Phật dạy những câu chuyện tiền thân phải chăng cũng là cách nói về quá khứ? Chúng ta có cần thiết để biết kiếp trước mình thế nào chăng? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 6. Một bài thơ :

Đời ta không biết xuất nguyên đâu?
Bao độ trầm luân ? mấy khổ sầu?
Sanh tử ra vào trong mấy nẻo?
Là ai hiện hữu giữa hoang dâu?
Có lúc ta ngồi ta lắng hỏi
Trần gian ai tạo? lạc hay sầu?
Rồi đây mai mốt sau khi chết
Có còn? Hay mất? sẽ đi đâu? 
(Thiện Quả - Nguyễn Văn Điều)


Những câu hỏi trong bài thơ có thể gọi là hoài nghi tam thế chăng?



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment