Thursday, January 24, 2019

Bài học. Thứ Năm ngày 24 tháng 1, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 24/1/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BA CHI phần 3.23

xxx) Ba điều Như Lai không cần gìn giữ: Này các Hiền giả, Như Lai thanh tịnh thiện hành về thân. Như Lai không có ác về thân mà Như Lai phải gìn giữ: "Chớ để người khác biết việc này về Ta". Này các Hiền giả, Như Lai thanh tịnh thiện hành về miệng. Như Lai không có ác hạnh về miệng mà Như Lai phải gìn giữ: "Chớ để người khác biết việc này về Ta". Này các Hiền giả, Như Lai thanh tịnh thiện hành về ý. Như Lai không có ác hạnh về ý mà Như Lai phải gìn giữ: "Chớ để người khác biết việc này về Ta".“tīṇi tathāgatassa arakkheyyāni — parisuddhakāyasamācāro āvuso tathāgato, natthi tathāgatassa kāyaduccaritaṁ, yaṁ tathāgato rakkheyya — ‘mā me idaṁ paro aññāsī’ti. parisuddhavacīsamācāro āvuso, tathāgato, natthi tathāgatassa vacīduccaritaṁ, yaṁ tathāgato rakkheyya — ‘mā me idaṁ paro aññāsī’ti. parisuddhamanosamācāro, āvuso, tathāgato, natthi tathāgatassa manoduccaritaṁ yaṁ tathāgato rakkheyya — ‘mā me idaṁ paro aññāsī’ti.

Đức Phật toàn giác như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Gotama là những bậc đoạn tận phiền não, và hơn hẳn hàng thinh văn thánh đệ tử, chư Phật không còn những thói quen lưu lại từ kiếp trước (đôi khi cũng gọi là tiền khiên tật). Các ngài hoàn thanh tịnh trong hành động của thân, ngôn từ, và ý nghĩ. Sự thanh tịnh tuyệt đối đó gọi là tịnh đức (visuddhiguna). Bản chất thanh tịnh đó là đặc điểm tự nhiên của chư Phật toàn giác. Chính vì thế các Ngài không cần phải cẩn trọng gìn giữ đối với tam nghiệp.

Nguyên văn Sớ giải:
arakkheyyānīti na rakkhitabbāni. tīsu dvāresu paccekaṁ rakkhaṇakiccaṁ natthi, sabbāni satiyā eva rakkhitānīti dīpeti. natthi tathāgatassāti. “idaṁ nāma me sahasā uppannaṁ kāyaduccaritaṁ, imāhaṁ yathā me paro na jānāti P.3.993, tathā rakkhāmi, paṭicchādemī”ti evaṁ rakkhitabbaṁ natthi tathāgatassa kāyaduccaritaṁ. sesesupi eseva nayo. kiṁ pana sesakhīṇāsavānaṁ kāyasamācārādayo aparisuddhāti? no aparisuddhā. na pana tathāgatassa viya parisuddhā. appassutakhīṇāsavo hi kiñcāpi lokavajjaṁ nāpajjati, paṇṇattiyaṁ pana akovidattā vihārakāraṁ kuṭikāraṁ sahagāraṁ sahaseyyanti evarūpā kāyadvāre āpattiyo āpajjati. sañcarittaṁ padasodhammaṁ uttarichappañcavācaṁ bhūtārocananti evarūpā vacīdvāre āpattiyo āpajjati. upanikkhittasādiyanavasena manodvāre rūpiyappaṭiggāhaṇāpattiṁ āpajjati, dhammasenāpatisadisassāpi hi khīṇāsavassa manodvāre saupārambhavasena manoduccaritaṁ uppajjati eva.
.CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xxx) Ba điều Như Lai không cần gìn giữ: Này các Hiền giả, Như Lai thanh tịnh thiện hành về thân. Như Lai không có ác về thân mà Như Lai phải gìn giữ: "Chớ để người khác biết việc này về Ta". Này các Hiền giả, Như Lai thanh tịnh thiện hành về miệng. Như Lai không có ác hạnh về miệng mà Như Lai phải gìn giữ: "Chớ để người khác biết việc này về Ta". Này các Hiền giả, Như Lai thanh tịnh thiện hành về ý. Như Lai không có ác hạnh về ý mà Như Lai phải gìn giữ: "Chớ để người khác biết việc này về Ta".“tīṇi tathāgatassa arakkheyyāni — parisuddhakāyasamācāro āvuso tathāgato, natthi tathāgatassa kāyaduccaritaṁ, yaṁ tathāgato rakkheyya — ‘mā me idaṁ paro aññāsī’ti. parisuddhavacīsamācāro āvuso, tathāgato, natthi tathāgatassa vacīduccaritaṁ, yaṁ tathāgato rakkheyya — ‘mā me idaṁ paro aññāsī’ti. parisuddhamanosamācāro, āvuso, tathāgato, natthi tathāgatassa manoduccaritaṁ yaṁ tathāgato rakkheyya — ‘mā me idaṁ paro aññāsī’ti.



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Tại sao những bậc thánh đệ tử đã đoạn tận phiền não vẫn không hoàn toàn thanh tịnh như bậc Chánh Đẳng Giác? 

Thảo luận 2. Thế nào tiền khiên tật? và tại sao các bậc thánh đệ tử A la hán vẫn còn? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Tại sao có những trường hợp mà các bậc thánh đệ tử A la hán vẫn còn bị khiển trách về sở hành?  - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. Phải chăng có những trường hợp sự thanh tịnh liên quan đến tri kiến? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 5 . Phật giáo Đại thừa quan niệm rằng chư thinh văn A la hán đã đoạn phiền não nhưng vẫn còn ích kỷ. Tam Tạng Pali giải thích sao điểm nầy? - TT Tuệ Siêu



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment