Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 14/1/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BA CHI phần 3.13
xx) Ba lậu: Dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu - tayo āsavā: kāmāsavo, bhavāsavo, avijjāsavo.
Lậu – àsavà – có nghĩa là chảy thấm, rò rĩ, làm ung thối. Như mái nhà bị nước thấm vào hay như một bộ máy cầm quyền bị hủ hoá bởi hối lộ. Lậu hoặc chỉ cho những phiền não có ảnh hưởng lớn toàn bộ hiện tượng luân hồi. Chính lậu hoặc khiến giòng sanh tử tiếp diễn từ vô lượng kiếp.
Dục lậu lả sự hủ hoá của tâm do ái nhiễm cảnh khá ái khả lạc.
Hữu lậu là sự hủ hoá của tâm do tác động của khát vọng hiện hữu “tôi sẽ là...”
Vô minh lậu là sự ảnh hưởng sâu rộng toàn diện của sự bất tri.
Đối với sự tồn tại của giòng sanh tử thì các lậu hoặc như nguồn năng lượng vô tận. Những lậu hoặc nầy giống như bệnh ung thư làm hư thối tâm trí với bao nhiêu ảnh hưởng tế nhị khó nhận khó biết.
Nguyên văn Sớ giải:
tayo āsavāti ettha cirapārivāsiyaṭṭhena vā āsavanaṭṭhena vā āsavā. tattha “purimā, bhikkhave, koṭi na paññāyati avijjāya, ito pubbe avijjā nāhosi, atha pacchā samabhavī”ti, “purimā, bhikkhave, koṭi na paññāyati bhavataṇhāya bhavadiṭṭhiyā, ito pubbe bhavadiṭṭhi nāhosi, atha pacchā samabhavī”ti evaṃ tāva cirapārivāsiyaṭṭhena āsavā veditabbā. cakkhuto rūpe savati āsavati sandati pavattati. sotato sadde. ghānato gandhe. jivhāto rase. kāyato phoṭṭhabbe. manato dhamme savati āsavati sandati pavattatīti evaṃ āsavanaṭṭhena āsavāti veditabbā.
CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xx) Ba lậu (tayo āsavā):
*Dục lậu (kāmāsavo),
*hữu lậu (bhavāsavo),
*vô minh lậu (avijjāsa).
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Mong muốn tương lai “mình sẽ là người tốt” điều đó có nằm trong hữu lậu? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 3 : Tại sao chánh niệm được xem là trạng thái ít bị chi phối bởi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 4. Đa số chúng ta quan niệm rằng phiền não chỉ xảy ra ở giây phút nào đó nhưng phải chăng toàn bộ đời sống chúng ta bị chi phối bởi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 5 Nếu kiếp trầm luân là sản phẩm của dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu thì sự luân hồi có đáng hoan hỷ? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 6 : Nếu hiện tại buồn chán thi mộng tưởng về tương lai tươi đẹp có giúp chúng ta hạnh phúc hơn? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 7. Đối với sự chi phối rộng lớn của các lậu hoặc thì chúng ta có thể làm được gì? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 8. Có thể chăng để nhìn trực tiếp “mặt mũi” của vô minh? - ĐĐ Nguyên Thông
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment