Tuesday, January 8, 2019

Bài học. Thứ Ba ngày 8 tháng 1, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 8/1/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BA CHI phần 3.7

xiv) Ba giới khác: Sắc giới, vô sắc giới, tịch tịnh giới (aparāpi tisso dhātuyo: rūpadhātu, arūpadhātu, nirodhadhātu).

Hành trình tu chứng bao gồm những sự vượt thoát. Sắc giới (rūpadhātu) là pháp tánh của thiền sắc giới vượt thoát cương toả của dục giới; vô sắc giới (arūpadhātu) là pháp tính của thiền vô sắc vượt khỏi hạn cuộc của vật chất; tịch tịnh giới (nirodhadhātu) chỉ cho trạng thái của Niết bàn (nirodhadhātuyā nibbānaṁ kathita) - sự siêu xuất ba cõi. 

Con đường của thiền chỉ (samatha) đạt đến  sắc giới, vô sắc giới; trong lúc thiền quán (vipassana) trực chỉ  tịch tịnh giới. Sự thể nhập  sắc giới, vô sắc giới thuộc phạm trù tâm giải thoát; chứng đạt tịch tịnh giới thuộc tuệ giải thoát. Sắc giới, vô sắc giới thuộc hiệp thế hữu vi trong lúc tịch tịnh giới thuộc vô vi. Sự kết hợp cả ba có thể tìm thấy ở khả năng nhập diệt thọ tưởng định.

Dục giới là phạm trù để vượt thoát không phải thể nhập bởi hành giả tu tập nên không được kể ở đây.

Hành giả có thể chứng đạt tịch tịnh giới mà không qua sắc giới và vô sắc giới.


CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xiv) Ba giới khác (aparāpi tisso dhātuyo): 
      *Sắc giới (rūpadhātu, 
      *vô sắc giới (arūpadhātu), 
      *tịch tịnh giới (nirodhadhātu).



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Phải chăng sự ái chấp của chúng ta đối với một điều nào đó vì không biết được cái tốt hơn, đẹp hơn, an lạc hơn? - TT Pháp Đăng

Thảo luận : 2. Phải chăng sự quán sát vô thường, khổ não, vô ngã đối với sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn dẫn tới sự đọan ái đối với tất cả pháp hữu vi? - ĐĐ Pháp Tín


Thảo luận 3. Sự trưởng thành của một con người y cứ trên thể xác, học thức, bản lãnh. Sự trưởng thành của một người tu tập dựa trên điều gì? - TT Pháp Tân

Thảo luận 4: TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận và trắc nghiệm



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây khiến chúng ta không có được hạnh phúc của tâm giải thoát (các thiền chứng) và tuệ giải thoát (giác ngộ giải thoát)?
 A. Vì không hạp với chúng như món ăn lạ miệng / 
B. Vì chúng ta tu tập chưa đủ để thể nhập cảnh giới cao hơn /
 C. Vì đó là những thế giới xa vời không hiện thực /

 D. Vì thiền chỉ thích hợp với một thiểu số cá nhân nào đó thôi

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 1: B

Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây thường tạo nên “thiện duyên” để hướng cầu giải thoát?
 A. Sự gia hộ của chư Phật / 
B. Lời phát nguyện ứng nghiệm / 
C. Nhận thức sâu sắc hệ luỵ khổ đau trong cuộc sống /
 D. Tạo nhiều việc phước thiện


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 2 : C



No comments:

Post a Comment