Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 16/1/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BA CHI phần 3.15
xxii) Ba cầu: Dục cầu, hữu cầu, phạm hạnh cầu ( “tisso esanā — kāmesanā, bhavesanā, brahmacariyesanā)
Tầm cầu – esanà – là sự theo đuổi chí hướng trong đời. Một người có khả năng tự biết hoài bão của mình thì có thề hiểu tại sao hành trình xuôi gió mặt nầy mà ngần ngại mặt kia.
Dục cầu – kāmesanā – là khuynh hướng tìm những gì thoả mãn thị dục như ăn, uống, ngủ nghỉ.. Tầm thường như quan niệm hiện sinh.
Hữu cầu – bhavesanā – khuynh hướng xây dựng và đánh bóng tự ngã như hoài bão mình sẽ trở thành người thế nầy, thế kia. Xa hơn nữa là ý tưởng mong kiếp lai sinh sẽ thành thiên chủ, chuyển luân vương…
Phạm hạnh cầu – brahmacariyesanā – là sự hướng cầu tịnh hoá thân tâm. Với người tu Phật là nguyện vọng giác ngộ giải thoát.
Những tầm cầu nầy dẫn đạo bởi thói quen - hay thường thân y duyên - từ nhiều kiếp. Một người tu tập cần hiểu rõ bản năng của chính mình để từ đó có phương pháp thích hợp thí dụ một người nặng về dục cầu nếu tu pháp quán bất tịnh hay người thiên về hữu cầu nếu thường quán pháp vô ngã thì sẽ cân bằng.
Chánh văn sớ giải:
kāmesanādīsu “tattha katamā kāmesanā? yo kāmesu kāmacchando kāmajjhosānaṁ, ayaṁ vuccati kāmesanā”ti evaṁ vutto kāmagavesanarāgo kāmesanā nāma. “tattha katamā bhavesanā? yo bhavesu M.3.172 bhavacchando bhavajjhosānaṁ, ayaṁ vuccati bhavesanā”ti evaṁ vutto bhavagavesanarāgo bhavesanā nāma. “tattha katamā brahmacariyesanā? sassato lokoti vā ... pe ... neva hoti na nahoti tathāgato parammaraṇāti vā, yā evarūpā diṭṭhi diṭṭhigataṁ vipariyesaggāho P.3.990, ayaṁ vuccati brahmacariyesanā”ti evaṁ vuttā diṭṭhigatikasammatassa brahmacariyassa gavesanadiṭṭhi brahmacariyesanā nāma. na kevalañca bhavarāgadiṭṭhiyova, tadekaṭṭhaṁ kammampi esanāyeva. vuttañhetaṁ “tattha katamā kāmesanā? kāmarāgo tadekaṭṭhaṁ akusalaṁ kāyakammaṁ vacīkammaṁ manokammaṁ, ayaṁ vuccati kāmesanā. tattha katamā bhavesanā? bhavarāgo tadekaṭṭhaṁ akusalaṁ kāyakammaṁ vacīkammaṁ manokammaṁ, ayaṁ vuccati bhavesanā. tattha katamā brahmacariyesanā? antaggāhikā diṭṭhi tadekaṭṭhaṁ akusalaṁ kāyakammaṁ vacīkammaṁ manokammaṁ, ayaṁ vuccati brahmacariyesanā”ti.
CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xxii) Ba cầu (tisso esanā) :
*Dục cầu (kāmesanā)
*hữu cầu (bhavesanā)
*phạm hạnh cầu (brahmacariyesanā)
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1: ý nghĩa chữ "tầm cầu"
TK Giac Dang : 161.I. Tầm Cầu (S.v,54)I. Thắng Trí1) ...2) — Này các Tỷ-kheo, có ba loại tầm cầu. Thế nào là ba? Tầm cầu về dục, tầm cầu về hữu, tầm cầu về Phạm hạnh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba tầm cầu. Chính do thắng tri ba tầm cầu này mà Thánh đạo tám ngành này được tu tập. Thế nào là Thánh đạo tám ngành được tu tập?
Thảo luận 2: Chữ bản năng trong cách nói thường thức có tương đồng với tập khí, hay thói quen huân tập nhiều đời? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Ý thức được khuynh hướng của bản thân như dục tầm cầu , hữu tầm cầu ... có lợi ích gì cho người tu tập ? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
Thảo luận 2: Chữ bản năng trong cách nói thường thức có tương đồng với tập khí, hay thói quen huân tập nhiều đời? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Ý thức được khuynh hướng của bản thân như dục tầm cầu , hữu tầm cầu ... có lợi ích gì cho người tu tập ? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment