Sunday, January 6, 2019

Bài học. Chủ Nhật ngày 6 tháng 1, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 6/1/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BA CHI phần 3.5

Có ba trạng thái của vọng tâm là:
Dục vọng (kàma) hay yêu thích tức sự dính mắc đối với khoái lạc
Sân hận (byāpāda) hay sự ghét bỏ đối với những gì không hài lòng
Oán hại (vihiṃsā) hay ý nghĩ tổn hại chúng sanh vì sự cay đắng trong lòng
Theo kinh Đế Thích Vấn Đạo (Sakkapañhā sutta) thì chính dục vọng và sân hận là nguyên nhân của hận thù, Khi quá thích hay quá ghét thì dẫn đến tranh chấp hơn thua và muôn ngàn hệ luỵ.
Tầm (Vitakka) là sự hướng tâm dù trong khoảnh khắc ngắn hay khuynh hướng cố hữu.
Tư duy (Saṅkappa) ở đây chỉ cho ý nghĩ nung nấu trong lòng
Tưởng (saññā) là nhận thức dựa trên những gì trãi nghiệm.
Giới (dhātu) ở đây chỉ cho nguyên tố hay yếu tố tác thành sự việc
Bất thiện (akusala) trong đoạn nầy chỉ cho những gì đi với dục vọng, sân hận và oán hại.
Thiện (kusala) chỉ cho những gì ly dục, ly sân, ly hại.
Những pháp nầy được giảng trong “chánh tư duy” của bát chánh đạo nhưng các đề tài trong bài kinh nầy nói lên nhiều khía cạnh tế nhị về mặt tâm lý. 
Ba phiền não dục vọng, sân hận, oán hại ở đây cần được hiểu là “đậm đặc” hơn sự ưa thích hay bực bội bình thường. Đối với người tu thiền thì không thể thanh tịnht tâm ý nếu không có khả năng xua tan ba tà tư duy.




CHÁNH KINH
v) Ba bất thiện tầm: Dục tầm, sân tầm, hại tầm. “tayo akusalavitakkā — kāmavitakko, byāpādavitakko, vihiṃsāvitakko.

vi) Ba thiện tầm: Ly dục tầm, vô sân tầm, vô hại tầm.“tayo kusalavitakkā — nekkhammavitakko, abyāpādavitakko, avihiṃsāvitakko.
vii) Ba bất thiện tư duy: Dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy.“tayo akusalasaṅkappā — kāmasaṅkappo, byāpādasaṅkappo, vihiṃsāsaṅkappo.
viii) Ba thiện tư duy: Ly dục tư duy, vô sân tư duy, vô hại tư duy.“tayo kusalasaṅkappā — nekkhammasaṅkappo, abyāpādasaṅkappo, avihiṃsāsaṅkappo.
ix) Ba bất thiện tưởng: Dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng.“tisso akusalasaññā — kāmasaññā, byāpādasaññā, vihiṃsāsaññā.
x) Ba thiện tưởng: Ly dục tưởng, vô sân tưởng, vô hại tưởng.“tisso kusalasaññā — nekkhammasaññā, abyāpādasaññā, avihiṃsāsaññā.
xi) Ba bất thiện giới: Dục giới, sân giới, hại giới.“tisso akusaladhātuyo — kāmadhātu, byāpādadhātu, vihiṃsādhātu.
xii) Ba thiện giới: Ly dục giới, vô sân giới, vô hại giới.“tisso kusaladhātuyo — nekkhammadhātu, abyāpādadhātu, avihiṃsādhātu. 


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

TT Giác Đẳng đúc kết phần trắc nghiệm



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Một người thường tìm lỗi người khác để bực bội có thể thuộc về điều nào sau đây?
 A. Sân tưởng / 
B. Dục tư duy /
 C. Hại tưởng / 
D. Sân bản chất

TT Giác Đẳng cho đáp án trắc nghiệm 1: D

Trắc nghiệm 2. Một người tu thiền nhưng thường nhớ nghĩ tới những dục lạc đã trãi qua, trạng thái đó thuộc về điều nào sau đây? 
A. Dục tưởng / 
B. Sân tư duy / 
C. Vô hại bản chất /
 D. Vô sân tưởng


TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 2: A

Trắc nghiệm 3. Một người sống trong ý nghĩ nung nấu bởi hận thù và luôn tìm cách trả thù có thể thuộc về điều nào sau đây?
 A. Sân bản chất / 
B. Hại tư duy / 
C. Sân tưởng / 
D. Dục tầm

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3: B

Trắc nghiệm 4. Một tu sĩ sống trong chùa nghĩ có chuyện bực bội với một Phật tử nhưng nghĩ tới công đức của người ấy đã làm nên tâm thanh thản nhẹ nhàng. Cách suy nghĩ đó có thể gọi là điều nào sau đây? 
A. Dục tầm / 
B. Ly sân tầm / 
C. Bất hại tầm /
 D. Sân bản chất


TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 4: B


 Trắc nghiệm 5. Một người vốn có nhiều tâm bi mẫn nên không nuôi thù chuốc oán với ai có thể gọi đó là ? 
A. Dục tưởng /
 B. Sân tư duy / 
C. Vô hại bản chất /
 D. Vô sân tưởng

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 5: D


Trắc nghiệm 6. Nhận thức hiện tại qua cái nhìn gay gắt, phê phán do kinh nghiệm quá khứ trạng thái đó thuộc về điều nào sau đây?
 A. Dục tưởng /
 B. Sân tư duy / 
C. Vô hại bản chất /
 D. sân tưởng


TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 6: D

No comments:

Post a Comment