Friday, January 11, 2019

Bài học. Thứ Sáu ngày 11 tháng 1, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 11/1/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BA CHI phần 3.10

xvii) Ba ái khác: Dục ái, sắc ái, vô sắc ái - aparāpi tisso taṇhā — kāmataṇhā, rūpataṇhā, arūpataṇhā.


Ba loại ái ở bài học trước là dục ái, hữu ái, vô hữu ái nói lên thái độ của ái chấp trong lúc ba loại ái của bài học nầy liên quan tới cảnh giới – và từ đó có câu “tam giới như hoả trạch”.

Dục ái là ái nhiễm đối vói tâm, cảnh, cõi đối với dục giới là cảnh giới liên hệ tới thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Cõi dục bao gồm 4 cảnh khổ, cõi người và 6 cõi trời dục giới. Những dục lạc trong cõi nầy sanh khởi do phước nghiệp quá khứ.

Sắc ái là ái nhiễm đối với thiền sắc giới và cảnh giới phạm thiên sắc giới. Cõi sắc giới gồm 16 cõi phạm thiên sắc giới. Tâm sắc giới (theo kinh tạng) năm trong bốn loại tâm thiền sơ, nhị, tam, tứ.

Vô sắc ái là ái nhiễm đối vối thiền vô sắc và cảnh giới phạm thiên vô sắc. Bốn tầng thiền vô sắc là không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng. Cõi vô sắc gồm bốn cõi có tên tương ứng với bốn tầng thiền.

Ba loại ái là dục ái, sắc ái, vô sắc ái năm trong mười kiết sử trói buộc chúng sanh vào trầm luân sanh tử. Đoạn tận dục ái không còn tái sanh vào cõi dục, đoạn tận sắc ái và vô sắc ái thì hoàn toàn chấm dứt sanh tử.


CHÁNH KINH

10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xvii) Ba ái khác (aparāpi tisso taṇhā) : 

       * Dục ái (kāmataṇhā) 

       * sắc ái (rūpataṇhā) 

       * vô sắc ái (arūpataṇhā).


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận  1. : Tại sao khi Đức Phật dạy về Tứ Đế hay nguyên nhân sanh khổ, chính là dục ái , hữu ái và phi hữu ái mà không là dục ái , sắc ái , vô sắc ái ? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. : Hai thuật ngữ tham (lobha) và ái (tanha) , thì từ nào nghĩa rộng hơn trong Phật học - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 3. Phật Pháp có chấp nhận là một người đã đoạn tận dục ái, sắc ái, vô sắc ái nhưng vẫn luân hồi trong ba cõi? - TT Pháp Tân

Thảo luận 4. Nếu tâm dục gioi sanh khởi trong nhiều cõi , làm nhiều việc…. Vậy lấy chuẩn mực gì để định nghĩa dục giới ? - TT Tuệ Siêu


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây đươc xem là đúng trong Phật học ?
A/ tâm tục sinh dục giới dẩn đi thọ sanh vào cõi dục giới /
 B Tâm dục giới chỉ sanh khởi trong cõi dục giới /
 C/ Tâm dục giới chỉ sanh khởi nơi chúng sanh cõi dục giới / 
D. Tâm dục giới chỉ biết năm cảnh , sắc , thinh , khí , vị xúc

_ TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 1 : A

Trắc nghiệm  2. Ở điểm nào sau đây , tâm dục giới có thể được xem làhơn tâm sắc giới và tâm vô sắc ?
 A/ năng lực của định tam muội mạnh hơn , 
B/ Phước báu thù thắng hơn / 
C/ Biết nhiều cảnh và làm nhiều việc hơn /
 D/ An lạc hơn


TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 2: C

No comments:

Post a Comment