Monday, January 28, 2019

Bài học. Thứ Hai ngày 28 tháng 1, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 28/1/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BA CHI phần 3.27

xxxv) Ba hành: Phước hành, phi phước hành, bất động hành (tayo saṅkhārā — puññābhisaṅkhāro, apuññābhisaṅkhāro , āneñjābhisaṅkhāro).

Hành - saṅkhāra – là một thuật ngữ  quan trọng mang nhiều ý nghĩa khác nhau mà người học Phật cần cẩn thận. Hành ở đây chỉ cho sự tạo tác của nghiệp giống như trong cụm từ “vô minh duyên hành”.
Phúc hành - puññābhisaṅkhāro - chỉ cho nghiệp lành tạo quả phúc trong cõi vật chất bao gồm cõi an lạc dục giới và cõi sắc giới.
Phi phúc hành - apuññābhisaṅkhāro - chỉ cho nghiệp bất thiện cho quả trong cõi khổ, tất nhiên nằm trong dục giới.
Bất động hành - āneñjābhisaṅkhāro - chỉ cho nghiệp lành cho quả trong cõi phi vật chất hay vô sắc giới.
Bản chất tự nhiên của vật chất là giao động dù là dục giới hay sắc giới. Trong cõi sắc giới dù tế nhị hơn vẫn là vật chất. Sự giao động nầy là điều kiện tất yếu của vật thể một điều mà khoa học ngày nay khám phá cho dù ở dạng thể tế nhị như ánh sáng vẫn tồn tại quan dạng vi ba. Tâm thức nếu vượt khỏi hạn cuộc của vật chất, ở đây chỉ cho vô sắc giới, là một trạng thái āneñja (bất động) đối nghĩa với sự giao động của vật chất.



Nguyên văn sớ giải:
 tayo saṅkhārāti sahajātadhamme ceva samparāye phaladhamme ca saṅkharonti rāsī karontīti saṅkhārā. abhisaṅkharotīti abhisaṅkhāro. puñño abhisaṅkhāro puññābhisaṅkhāro.
“tattha katamo puññābhisaṅkhāro? kusalā cetanā kāmāvacarā rūpāvacarā dānamayā sīlamayā bhāvanāmayā”ti evaṁ vuttānaṁ aṭṭhannaṁ kāmāvacarakusalamahācittacetanānaṁ, pañcannaṁ rūpāvacarakusalacetanānañcetaṁ adhivacanaṁ. ettha ca dānasīlamayā aṭṭheva cetanā honti. bhāvanāmayā terasāpi. yathā hi paguṇaṁ dhammaṁ sajjhāyamāno ekaṁ dve anusandhiṁ gatopi na jānāti, pacchā āvajjanto jānāti, evameva kasiṇaparikammaṁ M.3.180 karontassa paguṇajjhānaṁ paccavekkhantassa ñāṇavippayuttāpi bhāvanā hoti. tena vuttaṁ “bhāvanāmayā terasāpī”ti.
 tattha dānamayādīsu “dānaṁ ārabbha dānamadhikicca yā uppajjati P.3.998 cetanā sañcetanā cetayitattaṁ, ayaṁ vuccati dānamayo puññābhisaṅkhāro. sīlaṁ ārabbha, bhāvanaṁ ārabbha, bhāvanamadhikicca yā uppajjati cetanā sañcetanā cetayitattaṁ, ayaṁ vuccati bhāvanāmayo puññābhisaṅkhāro”ti ayaṁ saṅkhepadesanā.
cīvarādīsu pana catūsu paccayesu rūpādīsu vā chasu ārammaṇesu annādīsu vā dasasu dānavatthūsu taṁ taṁ dentassa tesaṁ uppādanato paṭṭhāya pubbabhāge, pariccāgakāle, pacchā somanassacittena anussaraṇe cāti tīsu kālesu pavattā cetanā dānamayā nāma. sīlapūraṇatthāya pana pabbajissāmīti vihāraṁ gacchantassa, pabbajantassa manorathaṁ matthakaṁ pāpetvā pabbajito vatamhi sādhu sādhūti āvajjantassa, pātimokkhaṁ saṁvarantassa, cīvarādayo paccaye paccavekkhantassa, āpāthagatesu rūpādīsu cakkhudvārādīni saṁvarantassa, ājīvaṁ sodhentassa ca pavattā cetanā sīlamayā nāma.
 paṭisambhidāyaṁ vuttena vipassanāmaggena “cakkhuṁ aniccato dukkhato anattato bhāventassa ... pe ... manaṁ. rūpe. dhamme. cakkhuviññāṇaṁ ... pe ... manoviññāṇaṁ. cakkhusamphassaṁ ... pe ... manosamphassaṁ. cakkhusamphassajaṁ vedanaṁ ... pe ... manosamphassajaṁ vedanaṁ. rūpasaññaṁ V.3.164, jarāmaraṇaṁ aniccato dukkhato anattato bhāventassa pavattā cetanā bhāvanāmayā nāmā”ti ayaṁ vitthārakathā.
apuñño ca so abhisaṅkhāro cāti apuññābhisaṅkhāro. dvādasākusalacittasampayuttānaṁ cetanānaṁ etaṁ adhivacanaṁ. vuttampi cetaṁ “tattha katamo apuññābhisaṅkhāro? akusalacetanā kāmāvacarā, ayaṁ vuccati apuññābhisaṅkhāro”ti. āneñjaṁ niccalaṁ santaṁ vipākabhūtaṁ arūpameva abhisaṅkharotīti āneñjābhisaṅkhāro. catunnaṁ arūpāvacarakusalacetanānaṁ etaṁ adhivacanaṁ. yathāha “tattha katamo āneñjābhisaṅkhāro? kusalacetanā arūpāvacarā, ayaṁ vuccati āneñjābhisaṅkhāro”ti. hañci cakkhāyatanaṃ rūpakkhandhena saṅgahitanti ayaṃ gaṇanasaṅgaho, so idha adhippeto. tasmā tividhena rūpasaṅgahoti tīhi koṭṭhāsehi rūpagaṇanāti attho.
sanidassanādīsu attānaṃ ārabbha pavattena cakkhuviññāṇasaṅkhātena saha nidassanenāti sanidassanaṃ. cakkhupaṭihananasamatthato saha paṭighenāti sappaṭighaṃ. taṃ atthato rūpāyatanameva. cakkhuviññāṇasaṅkhātaṃ nāssa nidassananti anidassanaṃ. sotādipaṭihananasamatthato saha paṭighenāti sappaṭighaṃ. taṃ atthato cakkhāyatanādīni nava āyatanāni. vuttappakāraṃ nāssa nidassananti anidassanaṃ. nāssa paṭighoti appaṭighaṃ. taṃ atthato ṭhapetvā dasāyatanāni avasesaṃ sukhumarūpaṃ. 

CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xxxv) Ba hành: Phước hành, phi phước hành, bất động hành (tayo saṅkhārā — puññābhisaṅkhāro, apuññābhisaṅkhāro , āneñjābhisaṅkhāro).



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

TT Giác Đẳng đúc kết phần trắc nghiệm


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm  1 Chữ hành - saṅkhāra - - của bài học hôm nay nằm trong ý nghĩa của câu nào sau đây?
 A. Hành trong sắc, thọ, tưởng, hành thức /
 B. Hành trong pháp học, pháp hành, pháp thành /
 C. Hành trong vô mình duyên hành, hành duyên thức / 
D. Hành trong câu “tất cả pháp hành đều vô thường”

TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 1 :C

Trắc nghiệm 2. Chữ phước – puñña – trong bài học nầy nói chính xác thuộc về phạm vi nào sau đây? 
A. Phước hữu lậu, phước vô lậu / 
B. Phước báu trong cõi dục giới và sắc giới / 
C. Phước huệ song tu / 
D. Phước lộc thọ

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm  2: B

Trắc nghiệm 3. Chữ bất động (āneñja) trong bài học nầy chỉ cho điều nào sau đây? 
A. Chỉ cho tâm giải thoát đoạn tận kiết sử /
 B. Chỉ cho tâm không bị chi phối bởi tám ngọn gió đời /
 C. Chỉ cho phúc nghiệp thuộc vô sắc giới (phi vật chất) /
 C. Chỉ cho phước báu cõi vô tưởng

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 3 : C

Trắc nghiệm 4. Câu nào sau đây được xem là chính xác theo Phật học? 
A. Cả ba phước hành, phi phước hành, bất động hành đều chịu sự tác động của vô minh /
B. Cả ba phước hành, phi phước hành, bất động hành đều tạo quả luân hồi sanh tử /
 C. Cả hai câu A và B đều đúng / 

D. Cả hai câu A và B đều sai

TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 4 :C.

 Trắc nghiệm 5. Pháp nào sau đây không nằm trong cả ba phạm trù Phước hành, phi phước hành, bất động hành? 
A. Niết bàn /
 B. Thiện pháp / 
C. Thiền định /
 D. Cả ba điều trên

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 5: A

Trắc nghiệm 6. Nếu cha mẹ dạy con: sự sung túc vật chất đáng có nhưng không bằng tài năng vì vật chất có thể bị cướp đoạt hay khánh tận; có tài năng nhưng cũng không bằng trí tuệ hiểu biết vì tài năng có thể khiến con người lầm lạc. Những lời dạy đó có thể nhận định với điều nào sau đây?
 A. Tiền bạc không đáng có / 
B. Tài tình chi lắm cho trời đất ghen / 
C. Trí tuệ là sự nghiệp cao cả /
 D. Sống ở đời không có gì bền vững đáng gầy dựng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 6: C



Trắc nghiệm 7. Đề tài hôm nay cho chúng ta bài học nào sau đây?
 A. Khi học Phật pháp các từ vựng cần định nghĩa rõ ràng dựa theo ngữ cảnh /
 B. Nghĩa lý Phật Pháp không thể dùng kiến thức suông của thế gian để luận bàn /
C. Giác ngộ giải thoát mới là cứu cánh đích thực của lời Phật dạy /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 7: D


No comments:

Post a Comment