Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 12/1/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BA CHI phần 3.11
xviii) Ba ái khác: Sắc ái, vô sắc ái, diệt ái - aparāpi tisso taṇhā — rūpataṇhā, arūpataṇhā, nirodhataṇhā.
Ái - taṇhā - ở trong nhiều ngữ cảnh của kinh điển có nghĩa là khát vọng với ba đặc điểm: quá thích thú thứ gì đó; do chán nản cái nầy mong cầu cái kia; khao khát mà không bao giờ thoả mãn như tánh cầu toàn chẳng hạn.
Sắc ái (rūpataṇhā) trong đề tài nầy là ái chấp đối với sắc giới là khát vọng thể nhập thiền sắc giới để từ bỏ sự giao động của dục giới.
Vô sắc ái (arūpataṇhā) trong đề tài nầy là ái chấp đối với vô sắc giới là khát vọng thể nhập thiền vô sắc giới để từ bỏ bản chất hạn cuộc của sắc giới.
Diệt ái (nirodhataṇhā) ở đây không phải là nguyện vọng tha thiết đối với Niết bàn hay sự diệt khổ mà là sự khao khát chấm dứt hiện hữu theo quan niệm đoạn kiến. Có thể hiểu là một thứ cực đoan tâm lý thí dụ như một người buồn nản chỉ muốn “mình sẽ không hiện hữu ở cõi đời nầy nữa” dù kiếp trầm luân vẫn tiếp nối.
Đối ngược với ba thứ ái nầy có thể hiểu qua câu nói của tôn giá Sàriputta khi hỏi tại sao một bậc giải thoát không sớm viên tịch thì Ngài trả lời: “tôi không ham muốn sự sống cũng không tha thiết sự chết chỉ không khao khát trái cây xanh phải rụng”. Đó là một trạng thái tự tại không truy cầu.
Nguyên văn Sớ giải:
rūpataṇhādīsu rūpabhave chandarāgo rūpataṇhā. arūpabhave chandarāgo arūpataṇhā. ucchedadiṭṭhisahagato rāgo nirodhataṇhā.
CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xviii) Ba ái khác (aparāpi tisso taṇhā) :
*Sắc ái (rūpataṇhā)
*vô sắc ái (arūpataṇhā)
*diệt ái (nirodhataṇhā)
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 3. Khao khát của diệt ái (nirodhatanha) và mong cầu chấm dứt sanh tử(nekkhama) khác biệt thế nào? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment