Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 26/1/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BA CHI phần 3.25
xxxiii) Ba loại lửa khác: Lửa của người hiếu kính, lửa của người gia chủ, lửa của người cúng dường (cha mẹ, vợ con và các vị xuất gia) (aparepi tayo aggī — āhuneyyaggi, gahapataggi, dakkhiṇeyyaggi).
Lửa – aggi - ở trong đoạn nầy là lửa thiêng. Trong một số nền văn hoá có tín ngưỡng thờ lửa (bái hoả giáo). Đức Phật dạy có ba thứ lửa nên cung kính, đây là cách nói để cảm hoá.
Lửa đáng cung kính – āhuneyyaggi - mà theo Phật ngôn trong Tăng Chi Bộ Kinh “Ở đây, này Bà-la-môn, những người mẹ, những người cha của người ấy, này Bà-la-môn, đây gọi là lửa đáng cung kính. “
Lửa mà người gia chủ nên đặc biệt quan tâm – gahapataggi – mà theo Phật ngôn trong Tăng Chi Bộ Kinh “Ở đây, này Bà-la-môn, những người con, những người vợ, những người phục dịch, những người đưa tin, hoặc những người làm công cho người ấy, này Bà-la-môn, đây gọi là lửa gia chủ (cần quan tâm)”
Lửa đáng cúng dường - dakkhiṇeyyaggi - mà theo Phật ngôn trong Tăng Chi Bộ Kinh “Ở đây, này Bà-la-môn, những Sa-môn, Bà-la-môn nào từ bỏ kiêu mạn, phóng dật, sống kham nhẫn nhu hòa; mỗi người điều phục tự ngã; mỗi người an chỉ tự ngã; mỗi người lắng dịu tự ngã. Này Bà-la-môn, đây gọi là ngọn lửa đáng được cúng dường”.
Nguyên văn sớ giải:
āhuneyyaggītiādīsu āhunaṃ vuccati sakkāro, āhunaṃ arahantīti āhuneyyā. mātāpitaro hi puttānaṃ bahūpakāratāya āhunaṃ arahanti. tesu vippaṭipajjamānā puttā nirayādīsu nibbattanti. tasmā kiñcāpi mātāpitaro nānudahanti, anudahanassa pana paccayā honti. iti anudahanaṭṭhena āhuneyyaggīti vuccanti. svāyamattho mittavindakavatthunā dīpetabbo —
mittavindako hi mātarā “tāta, ajja uposathiko hutvā vihāre sabbarattiṃ dhammassavanaṃ suṇa, sahassaṃ te dassāmī”ti vutto dhanalobhena uposathaṃ samādāya vihāraṃ gantvā idaṃ ṭhānaṃ akutobhayanti sallakkhetvā dhammāsanassa heṭṭhā nipanno sabbarattiṃ niddāyitvā gharaṃ agamāsi. mātā pātova yāguṃ pacitvā upanāmesi. so sahassaṃ gahetvāva pivi. athassa etadahosi — “dhanaṃ saṃharissāmī”ti. so nāvāya samuddaṃ pakkhanditukāmo ahosi. atha naṃ mātā “tāta, imasmiṃ kule cattālīsakoṭidhanaṃ atthi, alaṃ gamanenā”ti nivāresi. so tassā vacanaṃ anādiyitvā gacchati eva. mātā purato aṭṭhāsi. atha naṃ kujjhitvā “ayaṃ mayhaṃ purato tiṭṭhatī”ti pādena paharitvā patitaṃ antaraṃ katvā agamāsi.
mātā uṭṭhahitvā “mādisāya mātari evarūpaṃ kammaṃ katvā gatassa te gataṭṭhāne sukhaṃ bhavissatīti evaṃsaññī nāma tvaṃ puttā”ti āha. tassa nāvaṃ āruyha gacchato sattame divase nāvā aṭṭhāsi. atha te manussā “addhā ettha pāpapuriso atthi salākaṃ dethā”ti āhaṃsu. salākā diyyamānā tasseva tikkhattuṃ pāpuṇāti. te tassa uḷumpaṃ datvā taṃ samudde pakkhipiṃsu. so ekaṃ dīpaṃ gantvā vimānapetīhi saddhiṃ sampattiṃ anubhavanto tāhi “purato purato mā agamāsī”ti vuccamānopi taddiguṇaṃ taddiguṇaṃ sampattiṃ passanto anupubbena khuracakkadharaṃ ekaṃ addasa. tassa taṃ cakkaṃ padumapupphaṃ viya upaṭṭhāsi. so taṃ āha — “ambho, idaṃ tayā piḷandhitaṃ padumaṃ mayhaṃ dehī”ti. “na idaṃ sāmi padumaṃ, khuracakkaṃ etan”ti. so “vañcesi maṃ, tvaṃ kiṃ mayā padumaṃ adiṭṭhapubban”ti vatvā tvaṃ lohitacandanaṃ vilimpitvā piḷandhanaṃ padumapupphaṃ mayhaṃ na dātukāmoti āha. so cintesi “ayampi mayā katasadisaṃ kammaṃ katvā tassa phalaṃ anubhavitukāmo”ti. atha naṃ “handa re”ti vatvā tassa matthake cakkaṃ pakkhipi. tena vuttaṃ —
“catubbhi aṭṭhajjhagamā, aṭṭhāhipi ca soḷasa.
soḷasāhi ca bāttiṃsa, atricchaṃ cakkamāsado.
icchāhatassa posassa, cakkaṃ bhamati matthake”ti. (jā. 1.1.104).
gahapatīti pana gehasāmiko vuccati. so mātugāmassa sayanavatthālaṅkārādianuppadānena bahūpakāro. taṃ aticaranto mātugāmo nirayādīsu nibbattati, tasmā sopi purimanayeneva anudahanaṭṭhena gahapataggīti vutto.
tattha vatthu — kassapabuddhassa kāle sotāpannassa upāsakassa bhariyā aticārinī ahosi. so taṃ paccakkhato disvā “kasmā tvaṃ evaṃ karosī”ti āha. sā “sacāhaṃ evarūpaṃ karomi, ayaṃ me sunakho viluppamāno khādatū”ti vatvā kālaṅkatvā kaṇṇamuṇḍakadahe vemānikapetī hutvā nibbattā. divā sampattiṃ anubhavati, rattiṃ dukkhaṃ. tadā bārāṇasīrājā migavaṃ caranto araññaṃ pavisitvā anupubbena kaṇṇamuṇḍakadahaṃ sampatto tāya saddhiṃ sampattiṃ anubhavati. sā taṃ vañcetvā rattiṃ dukkhaṃ anubhavati. so ñatvā “kattha nu kho gacchatī”ti piṭṭhito piṭṭhito gantvā avidūre ṭhito kaṇṇamuṇḍakadahato nikkhamitvā taṃ “paṭapaṭan”ti khādamānaṃ ekaṃ sunakhaṃ disvā asinā dvidhā chindi. dve ahesuṃ. puna chinne cattāro. puna chinne aṭṭha. puna chinne soḷasa ahesuṃ. sā “kiṃ karosi sāmī”ti āha. so “kiṃ idan”ti āha. sā “evaṃ akatvā kheḷapiṇḍaṃ bhūmiyaṃ niṭṭhubhitvā pādena ghaṃsāhī”ti āha. so tathā akāsi. sunakhā antaradhāyiṃsu. taṃ divasaṃ tassā kammaṃ khīṇaṃ. rājā vippaṭisārī hutvā gantuṃ āraddho. sā “mayhaṃ, sāmi, kammaṃ khīṇaṃ mā agamā”ti āha. rājā asutvāva gato.
dakkhiṇeyyaggīti ettha pana dakkhiṇāti cattāro paccayā, bhikkhusaṅgho dakkhiṇeyyo. so gihīnaṃ tīsu saraṇesu pañcasu sīlesu dasasu sīlesu mātāpitūpaṭṭhāne dhammikasamaṇabrāhmaṇaupaṭṭhāneti evamādīsu kalyāṇadhammesu niyojanena bahūpakāro, tasmiṃ micchāpaṭipannā gihī bhikkhusaṅghaṃ akkositvā paribhāsitvā nirayādīsu nibbattanti, tasmā sopi purimanayeneva anudahanaṭṭhena dakkhiṇeyyaggīti vutto. imassa panatthassa vibhāvanatthaṃ vimānavatthusmiṃ revatīvatthu vitthāretabbaṃ.
CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xxxiii) Ba loại lửa khác: Lửa của người hiếu kính, lửa của người gia chủ, lửa của người cúng dường (cha mẹ, vợ con và các vị xuất gia) (aparepi tayo aggī — āhuneyyaggi, gahapataggi, dakkhiṇeyyaggi).
.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Khi Đức Phật dạy người gia chủ nên quan tâm tới những người chung quanh “Ở đây, những người con, những người vợ, những người phục dịch, những người đưa tin, hoặc những người làm công cho người ấy. Đây gọi là lửa gia chủ (cần quan tâm)” thì sự cẩn trọng nầy có mang tín lý tôn giáo chăng? - TT Pháp Tân
Thảo luận 3. Trong câu Phật ngôn: “Ở đây, này Bà-la-môn, những Sa-môn, Bà-la-môn nào từ bỏ kiêu mạn; từ bỏ phóng túng; sống kham nhẫn nhu hòa; điều phục bản thân; an chỉ bản thân; lắng dịu bản thân. Đây gọi là ngọn lửa đáng được cúng dường” phải chăng những lời Phật dạy ở đây mô tả thế nào là đời sống tu hành chơn chánh trong cách nói cô đọng nhất? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 4. Trong Phật ngôn dạy về bảy thứ lửa: Này Bà-la-môn, ba ngọn lửa này cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa. Thế nào là ba? Lửa tham, lửa sân, lửa si. Ba lửa này, này Bà-la-môn, được cung kính, được tôn trọng, được cúng dường, phải đem lại chánh lạc. Thế nào là ba? Lửa đáng cung kính, lửa gia chủ, lửa đáng cúng dường. Còn lửa củi này, này Bà-la-môn, cần phải thường thường nhen đốt nó lên, cần phải thường thường chăm sóc duy trì, cần phải thường thường dập tắt, cần phải thường thường để một bên. - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 5. Cách dạy của Đức Phật về lửa là có phần ẩn dụ phải chăng là phương cách giáo hoá? - TT Pháp Tân
Thảo luận 6. Bà-la-môn Uggatasarìra tổ chức đại tế đàn cúng dường lửa. Nhân đó Đức Phật dạy về 7 thứ lửa đã nêu trên bao gồm lửa cần tránh xa, lửa đem lại chánh lạc và lửa dùng hằng ngày. Như vậy Đức Phật dạy gì về thờ lửa? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 7: TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment