Thursday, January 10, 2019

Bài học. Thứ Năm ngày 10 tháng 1, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 10/1/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BA CHI phần 3.9

xvi) Ba ái: Dục ái, hữu ái, vô hữu ái. “tisso taṇhā — kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā.

Ái - taṇhā – là một đề tài lớn và quan trọng trong Phật học. Ái được định nghĩa là sự khao khát không bao giời có thể thoả mãn. Ái được xem là nguyên nhân của đau khổ và đôi khi liên hệ tới kiến chấp.

Dục ái - kāmataṇhā là ái chấp với những gì khả ái, khả ý. Thường được hiểu là sự ham thích trực tiếp đối với sắc, thinh, hương, vị, xúc.

Hữu ái - bhavataṇhā , và phi hữu ái - vibhavataṇhā được hiểu với nhiều dị biệt.

Đa số các vị thọ trì A Tỳ Đàm, và ngay cả bản sớ giải, thì hữu ái đi với thường kiến và vô hữu ái đi với đoạn kiến (kāmataṇhāti pañcakāmaguṇiko rāgo. rūpārūpabhavesu pana rāgo jhānanikantisassatadiṭṭhisahagato rāgo bhavavasena patthanā bhavataṇhā. ucchedadiṭṭhisahagato rāgo vibhavataṇhā. apica ṭhapetvā pacchimaṃ taṇhādvayaṃ sesataṇhā kāmataṇhā nāma. yathāha “tattha katamā bhavataṇhā? bhavadiṭṭhisahagato rāgo sārāgo cittassa sārāgo. ayaṃ vuccati bhavataṇhā. tattha katamā vibhavataṇhā? ucchedadiṭṭhisahagato rāgo sārāgo cittassa sārāgo, ayaṃ vuccati vibhavataṇhā). Giải thích như vậy có vấn đề ở chỗ là nếu thế thì vị thánh a na hàm (tam quả) đã đoạn tận dục ái và, tất nhiên không có tà kiến, đồng nghĩa với sự đoạn tận cả ba thứ ái (Vị a na hàm vẫn còn sắc ái và vô sắc ái).

Một số các vị thiền sư danh tiếng giải thích ba loại ái nhưng những phản ứng tâm lý: dục ái là sự yêu thích đối với những căn trần thích hợp, hữu ái là mong có được trong tương lai, hữu ái là mong không có nữa trong tương lai đối với những gì ngoài ý muốn. Hai trường hợp thường đưa ra là:

Một người thích ăn đồ cay. Có người mang thức ăn Thái đến thì thích thú đó là dục ái, mong tương lai sẽ có nữa là hữu ái và mong là sẽ không ai mang những đồ ăn bơ sữa (như đồ Tây) là vô hữu ái.

Một người chuộng sắc đẹp ngoại hình là dục ái, muốn mình sẽ trẻ trung mãi là hữu ái, không muốn sống lâu vì khi già sẽ xấu đi là vô hữu ái.

Một số các thiền sư cũng nói tới ba thái độ: dính mắc (dục ái), muốn như thế nầy (hữu ái), muống đừng như thế kia (phi hữu ái).

Riêng dục ái thì bản sớ giải và  nhiều học giả qua niệm là sự đắm nhiễm với năm dục trưởng dưỡng là sắc, thinh, hương, vị, xúc (kāmataṇhāti pañcakāmaguṇiko rāgo) nhưng một số khác thì giải thích đó là sự ham muốn trực tiếp với cảnh có thể hay không có liên hệ tới năm cảnh dục (như vui với lời khen chẳng hạn) 

CHÁNH KINH

10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..

xvi) Ba ái (tisso taṇhā) : 
      *Dục ái (kāmataṇhā)

      *hữu ái (bhavataṇhā)

      *vô hữu ái (vibhavataṇhā)



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận . ĐĐ Nguyên Thông chia sẽ kinh nghiệm trải qua trong cuộc đời như thế nào để diệt tham ái

Thảo luận 2. Xin giải thích sự khác biệt giữa ái và thủ? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 3. Hữu ái và phi hữu ái có nhất thiết đi chung với thường kiến và đoạn kiến? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. Một vị A Na Hàm không còn dục ái, và không thể có tà kiến (nghĩa là không còn hữu ái và phi hữu ái) như vậy phải chăng là không còn cả ba thứ ái/ như vậy dù đoạn tận dục ái, hữu ái và phi hữu ái thì vẫn còn sắc ái và vô sắc ái? - TT Tuệ Siêu



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment