Tuesday, January 29, 2019

Bài học. Thứ Ba ngày 29 tháng 1, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 29/1/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BA CHI phần 3.28

xxxvi) Ba loại người: Hữu học nhân, vô học nhân, phi hữu học phi vô học nhân (tayo puggalā — sekkho puggalo, asekkho puggalo, nevasekkhonāsekkho puggalo).

Từ vựng Phật học Hán Việt thường viết theo cổ văn. Nhiều ngữ nghĩa ngày xưa có cách dùng khác với hôm nay.
Chữ học – sekkho - chỉ cho sự đi tới trong hành trình giác ngộ giải thoát.
Bậc hữu học - sekkho puggalo – không phải là người có học mà là bậc thánh còn tiếp tục hành trình tu chứng tức các bậc thất lai, nhất lai, bất lai.
Bậc vô học - asekkho puggalo – không phải là người thất học mà là bậc thánh đã hoàn tất hành trình tu tập “những gì nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống” tức chư vị ứng cúng vô sanh.
Người phi hữu học phi vô học - nevasekkhonāsekkho puggalo – là tất cả phàm nhân.
Nên lưu ý trong Phật học thường đề cập đến “bốn đôi tám vị” tức bốn đạo, bốn quả. Một bậc sơ đạo khác với sơ quả nhưng chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi. Sau giây phút đoạn tận kiết sử (đạo) trở thành bậc đã đoạn tận kiết sử (quả). Gọi là người (puggala) chỉ là một cách nói. 
Nguyên văn sớ giải:
 puggalattike M.3.181 sattavidho purisapuggalo, tisso sikkhā sikkhatīti sekkho. khīṇāsavo sikkhitasikkhattā puna na sikkhissatīti asekkho. puthujjano sikkhāhi paribāhiyattā nevasekkho nāsekkho.
CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xxxvi) Ba loại người: Hữu học nhân, vô học nhân, phi hữu học phi vô học nhân (tayo puggalā — sekkho puggalo, asekkho puggalo, nevasekkhonāsekkho puggalo).



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1: Tại sao phàm nhân đương nhiên cần tinh tiến tu học nhưng không gọi là hữu học nhân? - ĐĐ Nguyên Thông


Thảo luận 2. Bậc thánh sơ quả được gọi là bậc nhập lưu hay dự lưu nghĩa là đã vào dòng thánh vức chắc chắn sẽ giải thoát vậy có cần cố gắng nữa chăng? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 3. Trong tiếng Việt thường hiểu học và tu (hay học và hành) là hai việc khác nhau. Trong Phật Pháp chữ học (sekkha) hay điều học (sikkhapada) có ý nghĩa như vậy chăng? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 4. Khổng tử quan niệm học mãi mà không biết chán hay mệt mõi là một đức tánh quý. Một người tu Phật có nên xem sự tu học là một hành trình vô tận? - ĐĐ Nguyên Thông - TT Pháp Đăng

Thảo luận 4. Khổng tử quan niệm học mãi mà không biết chán hay mệt mõi là một đức tánh quý. Một người tu Phật có nên xem sự tu học là một hành trình vô tận? -  TT Pháp Đăng

Thảo luận 5. Tại sao phải phân biệt giữa bậc thánh đạo và bậc thánh quả? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 6. ­Các bậc Thánh có cao có thấp , nhưng khen vị này che vị kia có hợp lý chăng ? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 7 - TT Pháp Đăng đúc kết phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment