Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 19/1/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BA CHI phần 3.18
xxv) Ba biên: Hữu thân biên, hữu thân tập biên, hữu thân diệt biên (tayo antā — sakkāyo anto, sakkāyasamudayo anto, sakkāyanirodho anto).
Biên – antā- là ranh phận hay hạn cuộc bao gồm cả hai giả lập và thực tánh.
Lằn ranh tự thân- sakkāyo anto – là hạn cuộc tạo nên ngã chấp của thân kiến là năm thủ uẩn như sắc uẩn là ta, ta là sắc uẩn hay mình thuộc giới trung lưu, là người trí thức…Cái tự nhận về bản thân cũng là hàng rào giam hãm do sở chấp.
Lằn ranh sanh khởi thân kiến - sakkāyasamudayo anto – là hạn cuộc tạo nên ngã chấp. Chấp thủ tự thân như món đồ gốm, nhân sanh khởi chấp kiến tự thân như ngườit thợ gốm. Người thợ gốm ấy chính là sự trầm luân sanh tử. Chính do dựa trên sự từng trãi và viễn kiến ở tương lai tạo nên hạn cuộc của thân kiến ngã chấp.
Giới vức đoạn diệt thân kiến - sakkāyanirodho anto - chính là đạo quả và niết bàn.
Tất cả kiến chấp bản thân đều tạo nên lằn ranh của hạn cuộc. Nguyên nhân tạo nên hạn cuộc đó chính là dựa trên cái từng biết, từng trãi nghiệm. Chứng ngộ niết bàn hay tâm đạo cho biết cái chư từng biết và hoá giải toàn bộ rào cản của thân kiến.
Nguyên văn sớ giải:
“tayo antā — sakkāyo anto, sakkāyasamudayo anto, sakkāyanirodho anto.tayo antāti tayo koṭṭhāsā. “kāyabandhanassa anto jīratī”tiādīsu (cūḷava. 278) hi antoyeva anto. “esevanto dukkhassā”tiādīsu (saṁ. ni. 2.51) parabhāgo anto. “antamidaṁ, bhikkhave, jīvikānan”ti (saṁ. ni. 3.80) ettha lāmakabhāvo anto. “sakkāyo kho, āvuso, paṭhamo anto”tiādīsu (a. ni. 6.61) koṭṭhāso anto. idha koṭṭhāso adhippeto. sakkāyoti pañcupādānakkhandhā. sakkāyasamudayoti P.3.992 tesaṁ nibbattikā purimataṇhā. sakkāyanirodhoti ubhinnaṁ appavattibhūtaṁ nibbānaṁ. maggo pana nirodhādhigamassa upāyattā nirodhe gahite gahitovāti veditabbo.
CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xxv) Ba biên (tayo antā) :
*Hữu thân biên (sakkāyo anto)
*Hữu thân tập biên (sakkāyasamudayo anto)
*Hữu thân diệt biên (sakkāyanirodho anto).
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
TT Giác Đẳng đúc kết phần trắc nghiệm
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1 : Câu nào sau đây liên quan đến hệ luỵ về ngã chấp theo Phật học?
A. Quan niệm “tôi là, tôi có ..” làm biểu hiện của ngã chấp /
B. Ngã chấp dù bất cứ hình thức nào cũng nằm trong 20 thân kiến (sắc uẩn là ta, ta là sắc uẩn, trong sắc uẩn có ta, trong ta có sắc uẩn, thọ uẩn …, tưởng uẩn …, hành uẩn … thức uẩn …) /
C. Chấp thủ về “cái tôi” luôn mang hai khía cạnh: đóng khung (tôi là thế nầy có nghĩa không phải thế kia ..) và đau khổ vì mẫn cảm /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 1: C
Trắc nghiệm 2. Câu nào sau đây được xem là đúng theo giáo lý duyên khởi?
A. Ngã chấp bắt nguồn từ vô minh và ái /
B. Sầu, bi, khổ, ưu, ai là trãi nghiệm của kiếp trầm luân /
C. Từ sanh hữu và nghiệp hữu chúng sanh tự đóng khung vào “tôi là, tôi có…) /
D. Cả ba câu trên
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2 : D
.
Trắc nghiệm 3. Điều nào sau đây là những điều “khó tiêu hoá” đối với tất cả phàm phu chúng ta?
A. Không ngã chấp mới là hạnh phúc thật sự, nói cách khác thì ngã chấp khiến chúng ta vui ít khổ nhiều /
B. Đoạn ái mới là chấm dứt nhân sanh khổ (không thích thú dính mắc thì có gì vui?) /
C. Sanh hữu dục giới dù ở mức độ nào cũng nghèo nàn so với sắc giới, sanh hữu sắc giới dù ở mức độ nào cũng nghèo nàn so với vô sắc giới, sanh hữu trong tam giới dù ở mức độ nào cũng nghèo nàn so với niết bàn/
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 3: D
Trắc nghiệm 4. Tại sao chúng ta luôn “tạo nên những lằn ranh” trong cuộc sống?
A. Vì quan niệm kiến chấp tự thân (sakkāyo) (như trong Anh ngữ có từ self-identification) /
B. Do có phân biệt nên có thương ghét (mặc dù trái cam không hẳn hơn trái táo)/
C. Chấp thủ cái riêng vì voô minh khiến chúng ta không thấy cái chung là những đặc tính phổ quát của tất cả chúng sanh trong ba cõi (những đặc tính đó là luôn thay đổi, khiếm khuyết không hoàn hảo / không có chủ quyền thật sự vì tập họp nhiều thành tố /
D. Cả ba câu trên đều đúng
_ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 4: D
Trắc nghiệm 5. Điều nào sau đây phù hợp cái nhìn của người tu Phật?
A. Tâm từ đối với vô lượng chúng sanh khiến chúng ta an lạc hơn ái luyến chỉ riêng một người /
B. Thấy bản chất vô thường khổ phổ quát chung cho vạn loại thì chúng ta bớt khổ hơn là nghĩ rằng ai cũng tốt chỉ có mình là khổ /
C. Thấy được rằng sở dĩ mình chấp thủ sắc, thinh, hương .. là do các căn mắt, tai… là của nhân loại. Thực thế thì tất cả đều tương đối. /
D. Cả ba cái nhìn trên
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 5 : D.
.
No comments:
Post a Comment