Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 3/1/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BA CHI phần 3.2
1. vô tham thiện căn - alobho kusalamūlaṁ
2. vô sân thiện căn - adoso kusalamūlaṁ
3. vô si thiện căn - amoho kusalamūlaṁ.
Thoạt nhìn sơ qua thì ba thiện căn đối ngược với ba bất thiện căn như sự cân xứng. Kỳ thật thì người học Phật nên nhận ra nhiều ý nghĩa tiềm ẩn.
* Bất thiện căn chỉ tồn tại trong tâm bất thiện - thuộc về dục giới trong lúc ba thiện căn không phải chỉ có mặt trong tâm thiện dục giới mà cả sắc giới, vô sắc giới và luôn cả tâm siêu thế. Giới vức khác biệt mang ý nghĩa khác biệt.
* Ba thiện căn không phải chỉ có mặt trong các tâm thiện mà còn có mặt trong những tâm quả thiện, tâm duy tác - những thứ tâm tịnh hảo nhưng không phải là tâm thiện.
* Trong lúc si bất thiện căn có mặt trong tất cả tâm bất thiện thì vô si thiện căn (trí tuệ) không có mặt trong tất cả tâm thiện hay tâm tịnh hảo.
* Ba bất thiện căn được gọi với thuật ngữ xác định (tham, sân, si) trong lúc ba thiện căn được gọi với phủ định từ (không tham, không sân, không si thay vì xả, từ, trí)
* Ba bất thiện căn chỉ có trong tâm bất thiện. Tâm quả dẫn đi tái sanh nếu là sanh làm chúng sanh khổ thì THIẾU CĂN THIỆN, mà chúng sanh an lạc là CÓ CĂN THIỆN.
Với những điểm trên có thể nói không thể hiểu ba thiện căn đơn giản là đối lập hay đối xứng với bất thiện căn mà cần đặt lại toàn bộ nhận thức của vấn đề.
CHÁNH KINH
ii) Ba thiện căn (tīṇi kusalamūlāni) :
vô tham thiện căn - alobho kusalamūlaṁ
vô sân thiện căn - adoso kusalamūlaṁ
vô si thiện căn - amoho kusalamūlaṁ.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Tại sao ba bất thiện căn được gọi với thuật ngữ xác định (tham, sân, si) trong lúc ba thiện căn được gọi với phủ định từ thí dụ vô si thay vì trí tuệ? - TT Pháp Tân
Thảo luận 2. : Tại sao trong phạm trù trí tuệ thì có ba trạng thái vô si (trí tuệ), ly trí (vắng mặt của trí) và si ám (sự mê mờ) thế thì tại sao hai phạm trù đầu tiên không có trạng thái thứ ba thí dụ tham, không tham, xả ly hoặc sân, không sân và từ ái? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Tại sao ba căn thiện có mặt trong tâm tục sinh, hộ kiếp trong lúc ba căn bất thiện lại không? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3b. Sự miễn nhiễm là năng động hay thụ động thí dụ một người đã bị bệnh đậu mùa thì sau đó sẽ không bị nữa? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Đối với bậc A La Hán đã vượt ngoài thiện ác thì trong tâm duy tác vẫn có ba căn thiện điều nầy có ý nghĩa gì trong quan niệm thường thức? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 5. Có thể nào một người có trạng thái vô sân mà không có tâm từ? hay có trạng thái tâm vô tham nhưng không có buông xả? - TT Tuệ Siêu
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment