Tuesday, January 22, 2019

Bài học. Thứ Ba ngày 22 tháng 1, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 22/1/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BA CHI phần 3.21

xxviii) Ba tụ: Tà định tụ, chánh định tụ, bất định tụ.“tayo rāsī — micchattaniyato rāsi, sammattaniyato rāsi, aniyato rāsi.

Chữ tụ -ràsì- ở đây có nghĩa là nhóm, hay sự tích tập. Chữ định -niyata - ở đây chỉ cho sự cố định hay bất định.
Nhóm cố định thuộc tà - micchattaniyato rāsi - chỉ cho năm ngũ nghịch đại tội chắc chắn tạo sanh báo nghiệp trong khổ cảnh địa ngục.
Nhóm cố định thuộc chánh - sammattaniyato rāsi - chỉ cho bốn thánh đạo chắc chắn thành tựu bốn quả tiếp theo. 
Nhóm bất định - aniyato rāsi - chỉ cho những pháp ngoài hai nhóm cố định kể trên.
Trong hiện tượng nhân quả phần lớn có tính bất định nghĩa là sự trổ quả tùy thuộc vào nhiều yếu tố như hạt giống gieo xuống có đâm chồi sanh tược cần nhiều điều kiện. Tuy vậy về cả hai phương diện chánh hay tà đều có những cố định.
Tánh cách bất định của nhân quả là một khía cạnh quan trọng trong vũ trụ quan Phật giáo.
Chữ tà và chánh ở đây của là một điểm thú vị thay vì nói thiện hay bất thiện.

Nguyên văn Sớ giải:

micchattaniyatoti micchāsabhāvo hutvā niyato. niyatamicchādiṭṭhiyā saddhiṁ ānantariyakammassetaṁ nāmaṁ. sammāsabhāve niyato sammattaniyato. catunnaṁ ariyamaggānametaṁ nāmaṁ. na niyatoti aniyato. avasesānaṁ dhammānametaṁ nāmaṁ.

CHÁNH KINH

10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.

Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xxviii) Ba tụ (tayo rāsī ):
         * Tà định tụ, (micchattaniyato rāsi)

         * chánh định tụ (sammattaniyato rāsi)

         * bất định tụ (aniyato rāsi).



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1.Trong sớ giải nêu rõ ngũ nghịch đại tội đi chung với tà kiến (niyatamicchādiṭṭhiyā saddhiṁ ānantariyakammassetaṁ nāmaṁ) điều đó có ý nghĩa gì? Nếu một người vì tranh giành một món đồ với cha ruột của mình vì lòng tham lỡ làm chết cha thì có nằm trong ngũ nghịch đại tội? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Các nhà học Phật Đại thừa vẫn nhìn nhận ngũ nghịch đại tội. Nhưng một số bác bỏ quan điểm là có chuyện người làm thân Phật chảy máu nên “lý giải” rằng: Làm thân Đức Phật chảy máu (là phá hoại tượng Phật, ảnh Phật) (xuất Phật thân huyết, sa. tathāgatasyāntike duṣṭacittarudhirotpadana). Cách giải thích đó có gì không ổn theo Tam tạng Pàli? - TT  Pháp Tân

Thảo luận 3. Khi người ta nói điều gì về nghiệp báo thường “khẳng định” đã tạo nghiệp thì chắc chắn gặt quả. Tuy nhiên theo Tam tạng Pali thì có trường hợp cố định, có trường hợp bất định. Xin giải rõ trường hợp bất định của nghiệp - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 4. Ngũ nghịch đại tội và quả sanh vào địa ngục vô gián là nhân quả. Trong trường hợp tâm đạo siêu thế sanh khởi tiếp theo là tâm quả siêu thế có gọi là nhân quả chăng? - TT Tuệ Siêu



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment