Thursday, October 31, 2019

Bài học. Thứ Năm ngày 31 tháng 10, 2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng SưĐĐ Huy Niệm
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 30/10/2019 
10. Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta)(tiếp theo)

156. Quán sát cơ phận của thân được dạy thế nào?

“Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu". Này các Tỷ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: "Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu".

Những phần của thân thể được dạy ở đây vốn nằm trong môn học thường thức của Ấn Độ từ ngàn xưa. Bản kinh nguyên thuỷ nêu 31 như trên về sau các bản sớ giải thêm phần với phần 32 là “óc”. (Trước kia óc được tính chung với tuỷ)

157. Quán sát cơ phận của thân được dạy thế nào?

Người tu tập quán sát cơ phận thân thể rất cần một vị thầy có kinh nghiệm hướng dẫn. 
Những cơ phận được nhận diện theo các đặ điểm sau: (1) theo màu sắc, (2) đặc tính, (3)  hình dạng, (4) phương hướng, (5) vị trí, (6) giới hạn. (Những điều nầy quá dài đề nêu ở đây. Thanh Tịnh Đạo là một tài liệu tốt cho phần nầy)
Bước đầu của pháp quán sát nầy thường bắt đầu từ quán ngoại thân có như quán sát tử thi...giống trường hợp người học sinh vật bằng những bộ xương cách trí.

158. Quán sát thể trược theo thiền chỉ (samatha) khác biệt thế nào so với thiền quán (vipassana) hay tứ niệm xứ?

Đặc điểm của thiền chỉ khi dạy về những pháp tuỳ quán như niệm thí, niệm chư thiên, niệm chết, niệm bất tịnh... là tạo nên một thứ cảm xúc mạnh, dĩ nhiên là cảm xúc lành mạnh, và duy trì cảm xúc đó thành định lực.
Trong pháp hành  tứ niệm xứ hành giả không có chủ tâm tạo nên cảm xúc mà chỉ đơn thuần quán sát. Trên căn bản nầy thì hành giả bén nhạy trong sự ghi nhận (cái gì đang hiện khởi và hiện hữu) và nhận rõ (với kiến thức đã trang bị sẳn). Trong pháp tứ niệm xứ không có suy diễn dù y cứ trên kiến văn về Phật Pháp.

159. Quán sát tứ đại được dạy thế nào?

“ Tỷ-kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại". Này các Tỷ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đổ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại".
Bốn đại là khái niệm căn bản về vật chất trong Phật học. Bốn đại được định nghĩa và hiểu với nhiều cách khác nhau tuỳ theo ngữ cảnh.
Bốn đại ở đây nên được hiểu là:
Địa đại gồm tất cả vật thể cứng mềm như tóc, lông, móng, răng, da...
Thuỷ đại gồm tất cả vật thuộc thể loãng như mật, đàm, mủ, máu..
Hoả đại gồm tất cả nhiệt lượng nóng lạnh như hơi ấm châu thân, hơi ấm tiêu hoá..
Phong đại gồm tất hiện tượng khí luân lưu như hơi thở..

160. Những hiện tượng vật chất của thế giới chung quanh như sông, núi.. có nằm trong cảnh giới của quán sát và tứ đại?

Mặc dù tứ đại là căn bản chung của vật chất nhưng ở đây đơn thuần nằm trong phạm vi “thân của mình và thân của chúng sanh khác” chứ không đi xa hơn. Nói cách khác thân quán niệm xứ là quán sát về sắc uẩn, một trong năm thủ uẩn đối tượng của ngã chấp, chứ không chú trọng nghiên cứu về khoa học tự nhiên.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành




 III Trắc Nghiệm

Wednesday, October 30, 2019

Bài học. Thứ Tư ngày 30 tháng 10, 2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: Không giảng sư, đạo tràng để băng giảng cũ

GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 30/10/2019 
10. Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta)(tiếp theo)

156. Quán sát cơ phận của thân được dạy thế nào?

“Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu". Này các Tỷ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: "Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu".

Những phần của thân thể được dạy ở đây vốn nằm trong môn học thường thức của Ấn Độ từ ngàn xưa. Bản kinh nguyên thuỷ nêu 31 như trên về sau các bản sớ giải thêm phần với phần 32 là “óc”. (Trước kia óc được tính chung với tuỷ)

157. Quán sát cơ phận của thân được dạy thế nào?

Người tu tập quán sát cơ phận thân thể rất cần một vị thầy có kinh nghiệm hướng dẫn. 
Những cơ phận được nhận diện theo các đặ điểm sau: (1) theo màu sắc, (2) đặc tính, (3)  hình dạng, (4) phương hướng, (5) vị trí, (6) giới hạn. (Những điều nầy quá dài đề nêu ở đây. Thanh Tịnh Đạo là một tài liệu tốt cho phần nầy)
Bước đầu của pháp quán sát nầy thường bắt đầu từ quán ngoại thân có như quán sát tử thi...giống trường hợp người học sinh vật bằng những bộ xương cách trí.

158. Quán sát thể trược theo thiền chỉ (samatha) khác biệt thế nào so với thiền quán (vipassana) hay tứ niệm xứ?

Đặc điểm của thiền chỉ khi dạy về những pháp tuỳ quán như niệm thí, niệm chư thiên, niệm chết, niệm bất tịnh... là tạo nên một thứ cảm xúc mạnh, dĩ nhiên là cảm xúc lành mạnh, và duy trì cảm xúc đó thành định lực.
Trong pháp hành  tứ niệm xứ hành giả không có chủ tâm tạo nên cảm xúc mà chỉ đơn thuần quán sát. Trên căn bản nầy thì hành giả bén nhạy trong sự ghi nhận (cái gì đang hiện khởi và hiện hữu) và nhận rõ (với kiến thức đã trang bị sẳn). Trong pháp tứ niệm xứ không có suy diễn dù y cứ trên kiến văn về Phật Pháp.

159. Quán sát tứ đại được dạy thế nào?

“ Tỷ-kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại". Này các Tỷ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đổ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại".
Bốn đại là khái niệm căn bản về vật chất trong Phật học. Bốn đại được định nghĩa và hiểu với nhiều cách khác nhau tuỳ theo ngữ cảnh.
Bốn đại ở đây nên được hiểu là:
Địa đại gồm tất cả vật thể cứng mềm như tóc, lông, móng, răng, da...
Thuỷ đại gồm tất cả vật thuộc thể loãng như mật, đàm, mủ, máu..
Hoả đại gồm tất cả nhiệt lượng nóng lạnh như hơi ấm châu thân, hơi ấm tiêu hoá..
Phong đại gồm tất hiện tượng khí luân lưu như hơi thở..

160. Những hiện tượng vật chất của thế giới chung quanh như sông, núi.. có nằm trong cảnh giới của quán sát và tứ đại?

Mặc dù tứ đại là căn bản chung của vật chất nhưng ở đây đơn thuần nằm trong phạm vi “thân của mình và thân của chúng sanh khác” chứ không đi xa hơn. Nói cách khác thân quán niệm xứ là quán sát về sắc uẩn, một trong năm thủ uẩn đối tượng của ngã chấp, chứ không chú trọng nghiên cứu về khoa học tự nhiên.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành




 III Trắc Nghiệm

Monday, October 28, 2019

Bài học. Thứ Ba ngày 29 tháng 10, 2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: Không có giảng sư, đạo tràng để băng giảng cũ
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 29/10/2019 
10. Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta)(tiếp theo)

156. Quán sát cơ phận của thân được dạy thế nào?

“Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu". Này các Tỷ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: "Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu".

Những phần của thân thể được dạy ở đây vốn nằm trong môn học thường thức của Ấn Độ từ ngàn xưa. Bản kinh nguyên thuỷ nêu 31 như trên về sau các bản sớ giải thêm phần với phần 32 là “óc”. (Trước kia óc được tính chung với tuỷ)

157. Quán sát cơ phận của thân được dạy thế nào?

Người tu tập quán sát cơ phận thân thể rất cần một vị thầy có kinh nghiệm hướng dẫn. 
Những cơ phận được nhận diện theo các đặ điểm sau: (1) theo màu sắc, (2) đặc tính, (3)  hình dạng, (4) phương hướng, (5) vị trí, (6) giới hạn. (Những điều nầy quá dài đề nêu ở đây. Thanh Tịnh Đạo là một tài liệu tốt cho phần nầy)
Bước đầu của pháp quán sát nầy thường bắt đầu từ quán ngoại thân có như quán sát tử thi...giống trường hợp người học sinh vật bằng những bộ xương cách trí.

158. Quán sát thể trược theo thiền chỉ (samatha) khác biệt thế nào so với thiền quán (vipassana) hay tứ niệm xứ?

Đặc điểm của thiền chỉ khi dạy về những pháp tuỳ quán như niệm thí, niệm chư thiên, niệm chết, niệm bất tịnh... là tạo nên một thứ cảm xúc mạnh, dĩ nhiên là cảm xúc lành mạnh, và duy trì cảm xúc đó thành định lực.
Trong pháp hành  tứ niệm xứ hành giả không có chủ tâm tạo nên cảm xúc mà chỉ đơn thuần quán sát. Trên căn bản nầy thì hành giả bén nhạy trong sự ghi nhận (cái gì đang hiện khởi và hiện hữu) và nhận rõ (với kiến thức đã trang bị sẳn). Trong pháp tứ niệm xứ không có suy diễn dù y cứ trên kiến văn về Phật Pháp.

159. Quán sát tứ đại được dạy thế nào?

“ Tỷ-kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại". Này các Tỷ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đổ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại".
Bốn đại là khái niệm căn bản về vật chất trong Phật học. Bốn đại được định nghĩa và hiểu với nhiều cách khác nhau tuỳ theo ngữ cảnh.
Bốn đại ở đây nên được hiểu là:
Địa đại gồm tất cả vật thể cứng mềm như tóc, lông, móng, răng, da...
Thuỷ đại gồm tất cả vật thuộc thể loãng như mật, đàm, mủ, máu..
Hoả đại gồm tất cả nhiệt lượng nóng lạnh như hơi ấm châu thân, hơi ấm tiêu hoá..
Phong đại gồm tất hiện tượng khí luân lưu như hơi thở..

160. Những hiện tượng vật chất của thế giới chung quanh như sông, núi.. có nằm trong cảnh giới của quán sát và tứ đại?

Mặc dù tứ đại là căn bản chung của vật chất nhưng ở đây đơn thuần nằm trong phạm vi “thân của mình và thân của chúng sanh khác” chứ không đi xa hơn. Nói cách khác thân quán niệm xứ là quán sát về sắc uẩn, một trong năm thủ uẩn đối tượng của ngã chấp, chứ không chú trọng nghiên cứu về khoa học tự nhiên.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành




 III Trắc Nghiệm

Bài học. Thứ Hai ngày 28 tháng 10, 2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng SưTT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 28/10/2019 
10. Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta)(tiếp theo)

150. Thế nào là quán sát bốn đại oai nghi?

Là quán sát “bốn tư thế lớn” của thân: 
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi biết rõ đi , khi đứng  biết rõ đứng ,  khi ngồi biết rõ ngồi", khi nằm  biết rõ: " nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết rõ thân như thế ấy.

151. Quán sát bốn đại oai nghi được áp dụng cụ thể thế nào?

Hai trường hợp thường được hướng dẫn:
Chuyển đổi tư thế: Thí dụ khi hành giả muốn chuyển từ tư thế ngồi sang đứng thì trước nhất phải thấy rõ ý muốn (danh hay tâm) và sự thay đổi của tư thế (sắc hay thân).
Khi vừa mới chuyển tư thế thì  nhận rõ sự chạm của thân như bàn toạ xúc chạm với chỗ ngồi, hướng chú tâm vào cảm giác toàn thân khi mới chuyển tư thế.
Sau khi ý thức rõ sự chuyển dịch của tư thế thì đưa chánh niệm về lại hơi thở (trong trường hợp đứng, ngồi, nằm) hay bước chân (trong trường hợp đi.

152. Quán sát bốn tư thế chính của thân có lợi ích cụ thể nào?

Nhiều phiền não thường gắn liền với một tư thế nào đó, tuỳ mỗi người, thí dụ như hôn trầm hay nhục dục thường gắn với tư thế nằm. Một các chế ngự các phiền não nầy là thay đổi đại oai nghi. Chánh niệm lúc chuyển đổi tư thế cũng giúp hành giả phân biệt rõ danh sắc (ý định và sự thực hiện ý định của thân).

153. Quán sát tiểu oai nghi được dạy thế nào?

Là sự quán sát những cử chỉ nhỏ nhặt của thân: “Khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo Sanghati (Tăng già lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm”.

154. Quán sát tiểu oai nghi được áp dụng cụ thể thế nào?

Quán sát tiểu oai nghi là một trong những điểm đặc biệt của thiền tứ niệm xứ so với những pháp tu định tâm khác: hướng chánh niệm  theo sát những thay đổi của thân thay vì cố gắng tập chú một điểm (tản tâm tủy quán).  Cụ thể có bốn trường hợp thường được hướng dẫn:
Ghi nhận những gì bất chợt xẩy ra rồi đưa chánh niệm trở lại đề mục chính: Hành giả đang ngồi quán sát hơi thở bỗng nghe tiếng động lớn thì ghi nhận tiếng động và sự nghe rồi trở lại với hơn thở ra vào. Một thí dụ khác khi đang toạ thiền cảm giác tê nhức sanh khởi thì ghi nhận rồi trở lại chánh niệm hơi thở
Chánh niệm lúc ăn: quán sát rõ từng điểm nhỏ như đưa thực phẩm vào miệng, nhai, nếm, nuốt..
Chánh niệm lúc đi kinh hành: Chọn một đường đi có chiều dài nhất định; đi tới lui với sự quán sát bước chân; bước chân có thể ghi nhận với sự nhấc chân, đưa chân tới, đặt chân xuống.. (Lúc đi bình thường như đi vào làng, hay đi trên bờ đê không gọi là kinh hành vì không có chiều dài nhất định của đường đi và cần tỉnh giác với lộ trình cũng như những gì xẩy ra chung quanh.
Tuy gọi là “quán sát tiểu oai nghi” nhưng sự ứng dụng cần môi trường chuyên chú và liên tục (intensive course) như trong các khoá thiền hay thời gian tu độc cư biệt trú. 

155. Quán sát tiểu oai nghi có lợi ích cụ thể nào?

Hành giả huân tu được chánh niệm sắc xảo bén nhạy đối với thân tâm. Thấy được tất cả hiện tượng là đối tượng của chánh niệm chứ không là sự lựa chọn tùy thích nên có thể thắp sáng chánh niệm với bất cử hoàn cảnh nào.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành




 III Trắc Nghiệm

Saturday, October 26, 2019

Bài học. Chủ Nhật ngày 27 thaág 10, 2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: Đạo tràng để băng giảng
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 27/10/2019 
10. Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta)(tiếp theo)

150. Thế nào là quán sát bốn đại oai nghi?

Là quán sát “bốn tư thế lớn” của thân: 
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi biết rõ đi , khi đứng  biết rõ đứng ,  khi ngồi biết rõ ngồi", khi nằm  biết rõ: " nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết rõ thân như thế ấy.

151. Quán sát bốn đại oai nghi được áp dụng cụ thể thế nào?

Hai trường hợp thường được hướng dẫn:
Chuyển đổi tư thế: Thí dụ khi hành giả muốn chuyển từ tư thế ngồi sang đứng thì trước nhất phải thấy rõ ý muốn (danh hay tâm) và sự thay đổi của tư thế (sắc hay thân).
Khi vừa mới chuyển tư thế thì  nhận rõ sự chạm của thân như bàn toạ xúc chạm với chỗ ngồi, hướng chú tâm vào cảm giác toàn thân khi mới chuyển tư thế.
Sau khi ý thức rõ sự chuyển dịch của tư thế thì đưa chánh niệm về lại hơi thở (trong trường hợp đứng, ngồi, nằm) hay bước chân (trong trường hợp đi.

152. Quán sát bốn tư thế chính của thân có lợi ích cụ thể nào?

Nhiều phiền não thường gắn liền với một tư thế nào đó, tuỳ mỗi người, thí dụ như hôn trầm hay nhục dục thường gắn với tư thế nằm. Một các chế ngự các phiền não nầy là thay đổi đại oai nghi. Chánh niệm lúc chuyển đổi tư thế cũng giúp hành giả phân biệt rõ danh sắc (ý định và sự thực hiện ý định của thân).

153. Quán sát tiểu oai nghi được dạy thế nào?

Là sự quán sát những cử chỉ nhỏ nhặt của thân: “Khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo Sanghati (Tăng già lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm”.

154. Quán sát tiểu oai nghi được áp dụng cụ thể thế nào?

Quán sát tiểu oai nghi là một trong những điểm đặc biệt của thiền tứ niệm xứ so với những pháp tu định tâm khác: hướng chánh niệm  theo sát những thay đổi của thân thay vì cố gắng tập chú một điểm (tản tâm tủy quán).  Cụ thể có bốn trường hợp thường được hướng dẫn:
Ghi nhận những gì bất chợt xẩy ra rồi đưa chánh niệm trở lại đề mục chính: Hành giả đang ngồi quán sát hơi thở bỗng nghe tiếng động lớn thì ghi nhận tiếng động và sự nghe rồi trở lại với hơn thở ra vào. Một thí dụ khác khi đang toạ thiền cảm giác tê nhức sanh khởi thì ghi nhận rồi trở lại chánh niệm hơi thở
Chánh niệm lúc ăn: quán sát rõ từng điểm nhỏ như đưa thực phẩm vào miệng, nhai, nếm, nuốt..
Chánh niệm lúc đi kinh hành: Chọn một đường đi có chiều dài nhất định; đi tới lui với sự quán sát bước chân; bước chân có thể ghi nhận với sự nhấc chân, đưa chân tới, đặt chân xuống.. (Lúc đi bình thường như đi vào làng, hay đi trên bờ đê không gọi là kinh hành vì không có chiều dài nhất định của đường đi và cần tỉnh giác với lộ trình cũng như những gì xẩy ra chung quanh.
Tuy gọi là “quán sát tiểu oai nghi” nhưng sự ứng dụng cần môi trường chuyên chú và liên tục (intensive course) như trong các khoá thiền hay thời gian tu độc cư biệt trú. 

155. Quán sát tiểu oai nghi có lợi ích cụ thể nào?

Hành giả huân tu được chánh niệm sắc xảo bén nhạy đối với thân tâm. Thấy được tất cả hiện tượng là đối tượng của chánh niệm chứ không là sự lựa chọn tùy thích nên có thể thắp sáng chánh niệm với bất cử hoàn cảnh nào.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành




 III Trắc Nghiệm

Bài học. Thứ Bảy ngày 26 tháng 10, 2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 25/10/2019 
10. Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta)(tiếp theo)

146. Câu “vị tỷ kheo sống quán thân trên thân (bhikkhu kāye kāyānupassī viharati)?

Theo Sớ giải thì trong trường hợp nầy chữ tỳ kheo (bhikkhu) không chỉ riêng cho vị xuất gia thọ đại giới mà chỉ cho tất cả hành giả tu tập.
Sống (viharati) hay trú chỉ cho sự tập chú mọi sinh hoạt của đời sống chung quanh sự huân tu chánh niệm.
Quán thân trên thân (kāye kāyānupassī) chỉ co sự quán sát thân thể hay hiện tượng vật chất qua 14 đối tượng (cũng dịch là đề mục): Niệm hơi thở - niệm bốn tư thế của thân – niệm cử chỉ của thân - niệm các thể trược -  niệm tứ đại – và 9 pháp niệm tử thi, hài cốt.

147. Câu: “Ở đây, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt”. dạy điều gì?

Có hai điểm quan trọng:
Đối với người mới thực tập còn trong giai đoạn huân tu chánh niệm thì những nơi thanh vắng ít bị quấy rầy, ít phận sự phải làm, có thể tự chủ được thì giờ sinh hoạt là điều rất cần thiết.
Trong phép niệm hơi thở, một phép niệm căn bản cho hầu hết hành giả, thì bước đầu cần ngồi kiết già (khoá chân cho thân vững vàng không dễ giao động); lưng thẳng cần thiết cho sự hành trì lâu dài và tăng trưởng nội lực tinh tấn; an trú chánh niệm trước mặt hướng tâm chú ý theo cách tự nhiên, ở đây chỉ cho trường hợp niệm hơi thở.

148. Niệm hơi thở trong tứ niệm xứ được Đức Phật dạy thế nào?

Đức Phật đã dạy với những điểm cô đọng với Phật ngôn như sau:
“Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy biết rõ: "Thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy biết rõ: "Thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy biết rõ: "Thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy biết rõ: "Thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, thở ra", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, thở ra", vị ấy tập. Này các Tỷ-kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay thiện xảo khi quay dài, biết rõ: "Tôi quay dài" hay khi quay ngắn, biết rõ: "Tôi quay ngắn". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thở vô dài, vị ấy biết rõ: "Thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy biết rõ: "Thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy biết rõ: "Thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy biết rõ: "Thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, thở ra", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, thở ra", vị ấy tập

“Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra”. Có nghĩa là hành giả tỉnh táo nhận biết sự hiện hữu vô ra của hơi thở 
Thở vô dài, vị ấy biết rõ: "Thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy biết rõ: "Thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy biết rõ: "Thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy biết rõ: "Thở ra ngắn". Có nghĩa là hơi thở ra vô dài ngắn tuỳ theo cảm xúc và sức khoẻ, có lúc thở vô ngắn mà thở ra dài (như thở dốc) hoặc có lúc thở vô dài mà thở ra ngắn (như thở buông) hành giả nhận rõ thời lượng dài ngắn của hơi thở mà không phân tích xa hơn tại sao.

"Cảm giác toàn thân, thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, thở ra", vị ấy tập” có nghĩa là nếu không có những chi phối của đau nhức thì hành giả có thể thấy rõ hơn thở ra vào ảnh hưởng toàn bộ thân thể. Hành giả có thể cảm nhận hơi thở không phải một điểm mà toàn châu thân. (Riêng phần nầy Ngài Mahasi Sayadaw đặt biệt nói đến sự cảm nhận hơn thở qua tác động phồng, xệp của bụng. Nhiều vị thiền sư không đồng tình với hai lý do: thứ nhất, niệm phồng xệp chỉ tập chú vào bụng hơn là toàn thân;  thứ hai, niệm “cảm giác toàn thân thở ra thở vào” không dành cho người mới bắt đầu mà sau khi đã quen thuộc với hơi thở ra vào dài ngắn).
 "An tịnh toàn thân, thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, thở ra", vị ấy tập. Câu nầy dịch chính xác là “an tịnh thân hành, thở vô; an tịnh thân hành, thở ra”. Thân hành (kāyasaṅkhāra) chỉ cho hơi thở. An tịn thân hành (passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ) là hơi thở nhẹ nhàng, tự nhiên nói cách khác là hành giả không còn “vật lộn” với hơi thở.

149. Đoạn tiếp theo: “Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân”. nên được hiểu thế nào? 

Vị ấy sống quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân (iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati)” có nghĩa là quán những hiện tượng ở tự thân mình hay thân của chúng sanh khác.

 “Vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân (samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati) ” nghĩa là tỉnh táo nhận rõ sự khởi đầu (sanh) và sự chấm dứt (diệt) của các hiện tượng.
“"Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm (‘atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti. yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya )” có nghĩa là đối với mọi hiện tượng hành giả chỉ xem là phương tiện huân tu chánh niệm dẫn đến tuệ giác chứ không thích thú hay ghét bỏ hiện tượng nào. 

“Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời (anissito ca viharati na ca kiñci loke upādiyati)” nghĩa là thái độ độc lập, khách quan trong sự quán sát không nhìn bằng định kiến hay bảo thủ điều gì đó mình thích. 


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Phải chăng niệm hơi thở là phép niệm căn bản cho tất cả hành giả ? - TT Pháp Tân 




 III Trắc Nghiệm