31. Tiểu Kinh Rừng
Sừng Bò
(Cūḷagosiṅga Sutta)
Tên bài kinh nầy
được đặt do liên hệ tới địa danh. Gosiṅga (Sừng Bò) là tên một công viên có nhiều
cây sao hay cây sāla (Gosiṅgasālavana). Chữ vana trong Phạn ngữ có nghĩa là rừng, vườn, hay
công viên (nên Veluvana được dịch là Trúc Lâm hay Trúc Viên). Sāla là tên
một loại cây tìm thấy nhiều nơi ở chân núi Hi Mã Lạp Sơn. Cây nầy là một loại
cây sao (Shorea robusta). Ngày nay có một nhầm lẫn lớn tại nhiều quốc gia - kể
cả Tích Lan - gọi ngọc kỳ lân hay cây hàm rồng là cây Sala. Kỳ thật thì hai loại
nầy hoàn toàn khác nhau. Bản dịch tiếng Việt thường gọi là cây ta la trong lúc
trong dân gian thì gọi là cây tha la (nhưng cũng chỉ là cây pháo thụ hay cây
hàm rồng). Một trong những điểm để phân biệt hai loại cây nầy là cây sàla trong
kinh là loại cây có nhỏ từng chùm chỉ nở theo mùa còn cây sa la mà người ta nhầm
lẫn thì hoa lớn nở bốn mùa.
Bài kinh số 32
cũng ghi lại chuyện xẩy ra tại rừng Gosiṅgasālavana nhưng dài hơn nên bài kinh số 31 được gọi
là Tiểu kinh Rừng sừng bò. Trước kia trong bản Việt ngữ bài kinh còn có tên là
Ngưu Giác Lâm Tiểu Kinh.
Nội dung kinh ghi
lại nếp sống hài hoà của ba bậc cao đệ của Đức Phật là các tôn giả Anuruddha,
Nandiya, Kimbila. Cả ba cùng sống trong tinh thần lục hoà ở cấp độ cao nhất của
các bận thánh hoàn toàn thanh tịnh. Đức Phật nêu lên những câu thăm hỏi để những
vị nầy trình bày về nếp sống theo sáu pháp thân hiền thiện, khẩu hiền thiện, ý
hiền thiện, lợi hoà, giới hoà và kiến hoà.
147. Ngưu Giác Lâm thắm tình pháp lữ
Cả ba vị nguyên là những hoàng
tử trẻ thuộc dòng Thích Ca đi xuất gia trong lần đầu tiên Đức Thế Tôn trở về
thăm cố hương Kapilavatthu. Ba vị trước khi xuất gia đã là những người bạn chí
thân. Sau nầy khi sống đời phạm hạnh đều chứng quả ứng cúng la hán và cũng là
những pháp lữ sống trong pháp hoà kính ở biểu hiện cao nhất. Riêng tôn giả
Anuruddha (A Nậu Đà La) là một trong những đại đệ tử của Đức Phật được biết với
khả năng đệ nhất thiên nhãn. Nhiều bài kinh ghi trong tam tạng liên hệ đến vị nầy.
Như vầy tôi
nghe.
Một thời Thế Tôn ở Nadika, tại
Ginjakavasatha. Lúc bấy giờ Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà), Tôn giả
Nandiya, Tôn giả Kimbila trú tại khu vườn trong rừng Gosinga (rừng
Sừng bò) có nhiều cây ta-la. Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, sau khi
tham thiền, đứng dậy đi đến khu vườn trong rừng Gosiṅga có nhiều cây sa-la.
Người giữ vườn thấy Thế Tôn từ xa đi đến, liền bạch Thế Tôn:
-- Bạch Sa-môn, chớ có vào khu vườn
này. Có ba Thiện nam tử đang trú tại đây, rất ái luyến tự ngã. Chớ
có phiền nhiễu các vị ấy.
Tôn giả Anuruddha nghe người giữ
vườn nói chuyện với Thế Tôn như vậy liền nói với người giữ
vườn:
-- Này người giữ vườn, chớ có
ngăn chận Thế Tôn. Thế Tôn, bậc Ðạo Sư của chúng tôi đã đến.
Rồi Tôn giả Anuruddha đi đến Tôn giả
Nandiya Tôn giả Kimbila và nói:
-- Chư Tôn giả hãy đến, chư Tôn
giả hãy đến. Thế Tôn, bậc đạo sư của chúng ta đã đến.
Rồi Tôn giả Anuruddhā, Tôn giả
Nandiya và Tôn giả Kimbila ra đón Thế Tôn, một người cầm y bát của
Thế Tôn, một người sửa soạn chỗ ngồi, một người đặt sẵn nước
rửa chân. Thế Tôn ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn, sau khi ngồi,
Thế Tôn rửa chân. Rồi các Tôn giả ấy đảnh lễ Thế Tôn và ngồi
xuống một bên. Và Thế Tôn nói với Tôn giả Anuruddha đang ngồi xuống
một bên:
-- Này các Anuruddhā, các Ông có
được an lành không? Có được sống yên vui không? Ði khất thực có
khỏi mệt nhọc không?
-- Bạch Thế Tôn, chúng con được an
lành; bạch Thế Tôn, chúng con sống yên vui; bạch Thế Tôn, chúng con
đi khất thực khỏi có mệt nhọc.
-- Này các Anuruddhā, các Ông có
sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với
sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm không?
-- Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con
sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với
sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.
-- Này các Anuruddhā, như thế nào
các Ông sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống
nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm?
-- Bạch Thế Tôn, ở đây, chúng con
nghe như sau: "Thật lợi ích thay cho ta, thật khéo lợi ích thay
cho ta, khi ta được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy".
Bạch Thế Tôn, do vậy, đối với các vị đồng phạm hạnh này, con khởi
lên từ thân nghiệp trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu
nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt
và sau lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy, chúng con nghĩ như sau: "Ta
hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả
này". Bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con, và sống thuận theo
tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân
nhưng giống như đồng một tâm.
Rồi Tôn giả Nandiya... (như trên)...
rồi Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con
nghĩ như sau: "Thật lợi ích thay cho ta, thật khéo lợi ích thay
cho ta, khi ta được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy". Bạch
Thế Tôn, do vậy, đối với các vị đồng phạm hạnh này, con khởi lên
từ thân nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp,
trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau
lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy, chúng con nghĩ như sau: "Ta hãy từ
bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này".
Bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con và sống thuận theo tâm của
những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống
như đồng một tâm. Bạch Thế Tôn, như vậy chúng con sống hòa hợp,
hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện
cảm.
-- Lành thay, lành thay, này Anuruddhā!
Này các Anuruddhā, các Ông có sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh
cần không?
-- Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con
sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
-- Này các Anuruddhā, như thế nào,
các Ông sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần?
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con,
ai đi làng khất thực về trước, thì người ấy sắp đặt các chỗ
ngồi, soạn sẵn nước uống, nước rửa chân, soạn sẵn một bát để bỏ
đồ dư. Ai đi làng khất thực về sau, thì người ấy, còn đồ ăn thừa
nếu muốn thì ăn, nếu không muốn thì bỏ vào chỗ không có cỏ xanh
hay đổ vào nước không có loài côn trùng và người ấy xếp dọn lại
các chỗ ngồi, cất đi nước uống, nước rửa chân, cất đi cái bát để
bỏ đồ dư và quét sạch nhà ăn. Ai thấy ghè nước uống, ghè nước
rửa chân, hay ghè nước trong nhà cầu hết nước, trống không thì
người ấy sẽ lo liệu (nước). Nếu ai làm không nổi với sức bàn tay
của mình, thì người ấy dùng tay ra hiệu gọi người thứ hai:
"Chúng ta hãy lo liệu (nước)". Dầu vậy, bạch Thế Tôn,
chúng con không vì vây mà gây ra tiếng động. Và đến ngày thứ năm,
bạch Thế Tôn, suốt cả đêm, chúng con ngồi đàm luận về đạo pháp.
Như vây, bạch Thế Tôn chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm,
tinh cần.
-- Lành thay, lành thay, này các
Anuruddhā! Này các Anuruddhā, các Ông sống không phóng dật, nhiệt
tâm, tinh cần như vậy, các Ông có chứng được pháp thượng nhân,
tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh, sống thoải mái, an lạc
không?
-- Bạch Thế Tôn, sao có thể không
được. Ở đây, bạch Thế Tôn, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con
ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng
thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Như vậy, bạch Thế Tôn,
đối với chúng con, là pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng, xứng
đáng bậc Thánh; chúng con chứng được và sống thoải mái, an lạc,
nhờ chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
-- Lành thay, lành thay, này các
Anuruddhā! Này các Anuruddhā, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có
làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân
khác, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh và sống thoải
mái, an lạc không?
-- Bạch Thế Tôn, làm sao có thể
không được. Ở đây, bạch Thế Tôn, lâu cho đến khi chúng con muốn,
chúng con diệt tầm diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng
thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự
an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri
kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc.
-- Lành thay, lành thay, này các
Anuruddhā! Này các Anuruddhā, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có
làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân
khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải
mái, an lạc không?
-- Bạch Thế Tôn, làm sao có thể
không được. Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con ly hỷ
trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc
Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba, Bạch Thế
Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia;
chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù
thắng, xứng đáng bậc Thánh, và sống thoải mái, an lạc.
-- Lành thay, lành thay, này các
Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có
làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân
khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải
mái, an lạc không?
-- Bạch Thế Tôn, làm sao có thể
không được. Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con xả
lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền
thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Bạch Thế Tôn,
chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia;
chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù
thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái an lạc.
-- Lành thay, lành thay, này các Anuruddhā!
Này các Anuruddhā, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho
khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một
tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc
không?
-- Bạch Thế Tôn, làm sao có thể
không được. Ở đây lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con vượt
lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý
đối với dị tưởng; chúng con nghĩ rằng: "Hư không là vô
biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Bạch Thế Tôn, chúng con
vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con
chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng
đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc... (như trên)... Ở đây,
lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua mọi Không vô biên
xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô
biên xứ... (như trên)... Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn;
chúng con vượt qua mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật
gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ... (như trên)... Ở đây, lâu
cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua mọi Vô sở hữu xứ,
chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ở đây, lâu cho đến khi
chúng con muốn; chúng con vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng
và trú Diệt thọ tưởng định. Sau khi đã thấy nhờ trí tuệ, các lậu
hoặc của chúng con được đoạn trừ. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua
sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được
pháp thượng nhân này, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh
và sống thoải mái, an lạc. Bạch Thế Tôn, chúng con không thấy một
lạc trú nào khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự lạc trú này.
-- Lành thay, lành thay, các Anuruddhā!
Này các Anuruddhā, ngoài lạc trú này, không có một lạc trú nào
khác cao thượng hơn, thù thắng hơn.
Thế Tôn thuyết pháp cho Tôn giả
Anuruddhā, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila, khai thị, khích lệ làm
cho hoan hỷ, làm cho phấn khởi, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra về. Tôn
giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila, sau khi tiễn đưa
Thế Tôn và đi trở về. Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila nói với
Tôn giả Anuruddhā:
-- Chúng tôi không bao giờ nói với
Tôn giả Anuruddhā như sau: "Chúng tôi là người đã chứng và an
trú quả này, an trú quả này", và nhờ vậy, Tôn giả Anuruddha,
trước mặt Thế Tôn, đã nêu rõ (các quả chứng) cho đến sự đoạn trừ
các lậu hoặc.
-- Chư Tôn giả không nói với tôi
như sau: "Chúng tôi là người đã chứng và an trú quả này, an
trú quả này", nhưng với tâm của tôi, tôi biết được tâm của
các Tôn giả: "Chư Tôn giả này là Người đã chứng và an trú
quả này, an trú quả này". Và chư Thiên có nói với tôi về vấn
đề này: "Chư Tôn giả này là Người đã chứng và an trú quả
này, an trú quả này". Chính nhờ phương tiện này, các câu mà
Thế Tôn hỏi đã được trả lời.
Các bậc Chánh Đẳng Giác thường hỏi thăm về
sinh hoạt của chư tỳ kheo như thể hiện tâm từ mẫn.
Có trường hợp các chư Phật nêu lên câu hỏi
không phải vì không biết sự việc mà muốn các đương sự chính mình nói lên để làm
gương sáng cho đời sau.
Nếp sống hài hoà của ba vị
thánh đệ tử được biết thế nào?
Đó là sự chung sống với những
hoà thuận và đồng cảm trong nhiều lãnh vực:
a. Sống với sự cảm kích
"Thật lợi ích thay cho ta, thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống
với các vị đồng phạm hạnh như vậy".
b. Cư xử với thân nghiệp hiền
thiện, khẩu nghiệp hiền thiện, ý nghiệp hiền thiện dù trước mặt và sau lưng
c. Luôn tâm niệm “Ta hãy
từ bỏ ý muốn cá nhân và sống thuận theo ý muốn của những Tôn giả này". (Bản
dịch: “từ bỏ tâm của con, và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy”. Điều nầy
tạo nên nếp sống “thân tuy khác nhưng giống như một”.
d. Tự biết bổn phận không cần
nhắc bảo: “ai đi làng khất thực về trước, thì người ấy sắp đặt các chỗ ngồi, soạn
sẵn nước uống, nước rửa chân, soạn sẵn một bát để bỏ đồ dư. Ai đi làng khất thực
về sau, thì người ấy, còn đồ ăn thừa nếu muốn thì ăn, nếu không muốn thì bỏ vào
chỗ không có cỏ xanh hay đổ vào nước không có loài côn trùng và người ấy xếp dọn
lại các chỗ ngồi, cất đi nước uống, nước rửa chân, cất đi cái bát để bỏ đồ dư
và quét sạch nhà ăn. Ai thấy ghè nước uống, ghè nước rửa chân, hay ghè nước
trong nhà cầu hết nước, trống không thì người ấy sẽ lo liệu (nước)”.
e. Cần phụ giúp chỉ ra dấu nhẹ
nhàng là người kia sẳn sàng chung tay: “Nếu ai làm không nổi với sức bàn tay của
mình, thì người ấy dùng tay ra hiệu gọi người thứ hai: "Chúng ta hãy lo liệu
(nước)". Dầu vậy, bạch Thế Tôn, chúng con không vì vây mà gây ra tiếng động”.
f. Có ngày trong tuần cùng ngồi
lại đàm đạo: “Và đến ngày thứ năm, bạch Thế Tôn, suốt cả đêm, chúng con ngồi
đàm luận về giáo pháp.
g. Đồng thành tựu các thiền chứng
(ba tôn giả nầy đều thuần thục cả hai thiền sắc giới và thiền vô sắc giới)
h. Cùng đạt đến cứu cánh giải
thoát (đồng có khả năng nhập diệt thọ tưởng định)
148. Ai biết cung kính tán thán bậc xứng đáng tán thán sẽ được nhiều lợi lạc:
Biết được ai là bậc chân tu thạc đức thật
sự không phải là dễ dàng. Nếu thật sự biết mà còn đem lòng kính ngưỡng lễ bái cúng
dường sẽ được vô số lợi ích:
Rồi Dīgha Parajana, một Yakkha (Trường
quỷ Dạ-xoa) đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và đứng một
bên. Sau khi đứng một bên, Dīgha Parajana bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, thật lợi ích thay
cho dân chúng Vajjī (Bạt kỳ)! Thật khéo lợi ích thay cho dân chúng
Vajjī! Vì Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở đây, và cả ba
Thiện nam tử, Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila
cũng vậy.
Sau khi nghe tiếng của Yakkha Dīgha
Parajana, các địa thần làm cho tiếng này được nghe: "Chư Hiền
giả, thật lợi ích thay cho dân chúng Vajji! thật khéo lợi ích cho
dân chúng Vajji! Vì Thế Tôn, bậc A-la- hán, Chánh Ðẳng Giác ở đây
và cả ba Thiện nam tử này, Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn
giả Kimbila cũng vậy".
Sau khi nghe tiếng của các Ðịa thần,
bốn Thiên vương... (như trên)... cõi trời Ba mươi ba... Dạ-ma
thiên... Ðâu-suất-đà thiên... Hóa lạc thiên... Tha hóa tự tại
thiên... Phạm chúng thiên làm cho tiếng này được nghe: "Chư
Hiền giả, thật lợi ích thay có dân chúng Vajjī! Thật khéo lợi ích
thay cho dân chúng Vajjī! Vì Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác
ở đây, và cả ba Thiện nam tử này, Tôn giả Anuruddha, Tôn giả
Nandiya, và Tôn giả Kimbila". Như vậy, trong giờ phút này, trong
sát-na này, các Tôn giả ấy được biết cho đến Phạm thiên.
-- Sự việc là như vậy, này Dīgha,
sự việc là như vậy, này Dīgha, này Dīgha, nếu gia đình nào, ba Thiện
nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nghĩ đến
ba Thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ, thì gia đình ấy sẽ được
an lạc, hạnh phúc lâu dài. Này Digha, nếu bà con quyến thuộc của gia
đình mà ba Thiện nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia
đình, nghĩ đến ba Thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ, thì bà con
quyến thuộc của gia đình mà ba Thiện nam tử này xuất gia, từ bỏ gia
đình, sống không gia đình, nghĩ đến ba thiện nam tử này với tâm niệm
hoan hỷ, thì bà con quyến thuộc của gia đình ấy sẽ được an lạc,
hạnh phúc lâu dài. Này Dīgha, nếu làng nào... nếu xã ấp nào... nếu
thành phố nào... nếu quốc độ nào... nếu tất cả Sát đế lị... nếu
tất cả Bà-la-môn... nếu tất cả Phệ xá (Vessa)... nếu tất cả Thủ
đà (Sudda)... Này Dīgha, nếu thế giới với chư Thiên, với Ác ma, với
Phạm thiên, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người
nhớ đến ba Tôn giả này với tâm niệm hoan hỷ, thì thế giới ấy với
chư Thiên, với Ác ma, với Phạm thiên, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn,
chư Thiên và loài Người sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài. Này Dīgha,
hãy xem ba Thiện nam tử này sống như thế nào? --Vì hạnh phúc cho
chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời,
vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Dạ
xoa Dīgha Parajana hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Yakkha âm chữ Hán là dạ xoa chỉ cho hàng
phi nhân có uy lực. Dạ xoa có nhiều phước hay ít phước, hiền hay dữ, chư thiên
hay a tu la. Cách xài chữ yakkha trong Phạn ngữ có nhiều tương đương với chữ
“quỷ thẩn” (như câu đức trọng quỷ thần kinh). Thiên chủ Đế Thích, Tứ Thiên
Vương đôi khi cũng được gọi là dạ xoa.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo
Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 31 [tóm tắt]
Tiểu Kinh Rừng Sừng Bò
(Cūḷagosinga Sutta)
(M.i, 205)
Thế Tôn đến thăm ba Tôn giả
Anuruddha, Nandiya và Kimbila đang trú ở rừng Gosinga (Sừng Bò), và hỏi
ba vị này có sống an lành, yên vui, đi khất thực có dễ dàng không,
có sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau như nước với sữa, nhìn nhau với
cặp mắt thiện cảm không; có sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh
cần không, có chứng được các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng
xứng đáng bậc Thánh không? Ba vị trả lời xác nhận là có và giải
thích trình bày nếp sống các vị ấy như thế nào để có thể trả
lời là có.
Ba vị sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau
như sữa với nước, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm. Mỗi vị,
đối với hai vị kia, ý thức được sống với hai vị đồng Phạm hạnh
như vậy là rất lợi ích cho bản thân, nên khởi từ thân nghiệp, từ
khẩu nghiệp, từ ý nghiệp đối với hai vị kia, trước mặt và sau
lưng, từ bỏ tâm của riêng mình, sống thuận theo tâm của hai vị kia.
Do vậy, ba vị tuy khác thân nhưng sống đồng một tâm.
Ba vị ấy sống không phóng dật, nhiệt
tâm tinh cần. Ai đi khất thực ở làng về trước, liền sắp đặt các
chỗ ngồi, soạn sẵn nước uống, nước rửa chân, một bát đựng bỏ đồ
dư. Người về sau, với đồ ăn thừa có muốn ăn thời ăn, không muốn
ăn thời đem bỏ vào chỗ không có cỏ xanh, vào nước không có sanh vật,
xếp đồ ăn dư và quét sạch nhà ăn. Nếu ghè nước uống, nước rửa,
nước trong nhà cầu hết, nếu có thể được thời tự mình đổ đầy,
nếu làm không nổi thời nhờ hai vị kia phụ giúp nhưng tuyệt đối
không làm ồn, và đến ngày thứ năm, suốt cả đêm cả ba vị cùng đàm
luận về đạo pháp.
Ba vị ấy chứng được các pháp
thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh, sống thoải
mái an lạc, chứng được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền,
không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi
phi tưởng xứ, diệt thọ tưởng định, và sau khi thấy nhờ trí tuệ,
các lậu hoặc đã được đoạn trừ. Đây là pháp thượng nhân cao nhất.
Ba vị ấy không nói cho nhau biết về
quả chứng của mình, nhưng các vị ấy biết được là nhờ tâm của
mình biết được tâm của hai vị kia và do chư Thiên báo cáo nên mới
biết.
Cuối cùng, một Dạ xoa tên Dīgha
Parajana bạch Thế Tôn rằng dân chúng Vajjī được lợi ích nhiều khi
có Thế Tôn và ba vị Tôn giả này cùng ở tại đây. Lời này được
vang dậy cho đến tầng trời Phạm chúng Thiên. Thế Tôn xác nhận những
gia đình nào, bà con nào có ba vị như vậy xuất gia, gia đình ấy, bà
con ấy sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài khi nghĩ đến ba vị này
với tâm niệm hoan hỷ, bất cứ địa phương nào, giai cấp nào nghĩ
đến ba vị Tôn giả này với niệm hoan hỷ, cũng được hạnh phúc lâu
dài.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 31 [dàn ý]
Tiểu Kinh Rừng Sừng Bò
(Cūḷagosinga Sutta)
(M.i, 205)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn đến thăm ba Tôn giả Anuruddha,
Nandiya và Kimbila, và bắt đầu đàm đạo với ba Tôn giả này.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn hỏi ba câu hỏi về đời sống
của ba vị Tôn giả và các vị này trả lời:
1. Sống có được yên vui, khất thực có
dễ dàng không.
2. Có sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau,
như nước với sữa.
3. Sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau,
như nước với sữa như thế nào.
II. Thế Tôn hỏi ba vị Tôn giả, có sống
không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, và sốn như thế nào. Ba vị Tôn giả trả lời
là có và diễn tả nếp sống không phóng dật của mình.
III. Thế Tôn hỏi ba vị Tôn giả, sống
như vậy có chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng, thoải mái an lạc
không? Ba vị Tôn giả trả lời có và diễn tả nếp sống chứng ngộ giải thoát của
mình.
IV. Thế Tôn thuyết pháp cho ba vị Tôn
giả rồi ra về. Tôn giả Anuruddha nhờ tha tâm thông nên biết được quả chứng của
hai vị Tôn giả kia và đã trả lời chính xác cho Thế Tôn.
C. Kết luận:
Dạ xoa Parajana đến yết kiến Thế Tôn nói
lên lời tán thán ba vị Tôn giả và nói danh tiếng của ba vị Tôn giả này được đồn
lên đến Phạm thiên. Thế Tôn xác nhận là đúng và nói lên các công đức tốt đẹp mà
ba vị Tôn giả này đã đem lại cho những ai có liên hệ với ba vị Tôn giả này.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 31 [toát yếu]
Tiểu Kinh Rừng Sừng Bò
(Cūḷagosinga Sutta)
(M.i, 205)
I.
TOÁT YẾU
Cūlagosinga Sutta - The shorter
discourse in Gosinga.
The Buddha meets three bhikkhus who are
living in the concord, "blending like milk and water", and inquires
how they succeed in living together so harmoniously.
Bản kinh ngắn tại rừng Gosinga
(Sừng bò).
Phật gặp ba tỳ kheo sống chung hòa
hợp "như nước với sữa" và hỏi họ làm cách nào họ sống
được hòa hợp như vậy.
II.
TÓM TẮT
Phật đến rừng Gosinga, nơi ba tôn
giả Anuruddha, Nandiya và Kimbila (A-na-luật, Nan-đề và Kim-tỳ- la) đang
cư trú, và hỏi thăm cách sinh hoạt của họ.
1. Trước hết Ngài hỏi họ có sống
hòa hợp với nhau như nước với sữa không? Họ đáp có. Phật hỏi họ
làm thế nào để sống hòa hợp như vậy. Họ đáp rằng, vì nghĩ đến
lợi ích của sự sống chung, họ đối với nhau bằng tâm từ với cả ba
nghiệp thân, ngữ, ý trước mặt cũng như sau lưng. Rồi họ quyết
định từ bỏ tâm của mình và chỉ sống với tâm của người khác. Do vậy
tuy khác thân nhưng cũng như đồng một tâm.
2. Kế đến, Ngài hỏi họ có sống nhiệt
tâm tinh cần, không phóng dật hay không. Họ cũng đáp có. Bằng cách
mỗi người tự ý thức để làm các công việc trong đời sống chung,
không cần so đo tính toán.
3. Cuối cùng, Phật hỏi, sống tinh
cần như vậy, nhưng có đắc các pháp siêu việt con người không? Tôn
giả A-na- luật, với tâm mình biết tâm của hai vị kia, nên đáp rằng
họ có thể chứng bốn thiền cho đến Diệt thọ tưởng, không có lạc
trú nào cao hơn nữa. Phật xác nhận họ nói đúng.
Sau đó, Trường quỷ
Dọa-xoa - Dīgha Parajanađến đảnh lễ Phật, tỏ sự vui mừng cho dân
chúng Vajjī
(Bạt kỳ) vì nơi này đã có đức Thế Tôn cư trú, lại có ba tôn giả
ấy cư trú. Lời Trường quỷ Dọa-xoa ca tụng danh đức ba thiện nam tử
vang dội khắp tất cả các cung trời cho đến cõi Phạm thiên, và Phật
dạy đúng thế, gia đình nào, bà con dòng họ nào, làng xóm xứ sở
nào từ đó ba vị tôn giả xuất thân, cũng như bất cứ người nào
nơi nào khác, kể cả chư thiên, nếu biết nghĩ nhớ đến ba vị tôn
giả với tâm hoan hỷ, thì những người ấy, gia đình ấy, nơi chốn
ấy, sẽ được an lạc hạnh phúc lâu dài. Vì ba vị ấy sống "vì
an lạc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc
an lạc cho chư thiên và loài người."
III.
CHÚ GIẢI
A-na-luật là em họ của
Phật, Nan-đề và Kim-tỳ-la là bạn thân của A-na-luật từ khi còn tại
gia.
Từ thân nghiệp, ngữ và ý nghiệp là ba trong sáu
nguyên tắc sống chung gọi là Lục Hòa.
Dọa-xoa: Luận nói vị
này là vua trời trong số 28 tướng Dọa-xoa đề cập trong kinh Trường bộ
số 32.
IV.
PHÁP SỐ
Ba
nghiệp, bốn thiền, bốn định, chín định thứ đệ.
V.
KỆ TỤNG
Phật
thăm A-na-luật
Cùng
hai bạn đồng tu
Trong
khu rừng Sừng bò
Hỏi
họ có vui hòa?
-
Thưa vâng, bạch Thế Tôn
Chúng
con thật hòa hợp
Vì thấy sự lợi lạc
Được sống chung bạn lành
Chúng
con thương kính nhau
Sau
lưng như trước mặt
Ai
cũng bỏ tâm mình
Sống
theo tâm kẻ khác.
Vậy
nên, bạch Thế Tôn
Chúng
con dường như thể
Chỉ
có đồng một tâm
Mặc
dù khác thân thể.
Lành
thay, Phật ngợi khen
Và
hỏi A-na-luật:
"Các
ngươi có tinh cần
Hay buông lung biếng nhác?"
-
Chúng con không phóng dật
Luôn
siêng năng tinh cần
Không
so bì công tác
Trong đời sống cộng đồng.
Lành
thay, A-na-luật,
Các ngươi sống tinh cần
Có chứng pháp thượng nhân
Và
tri kiến bậc thánh?
-
"Bạch Phật, làm sao không?
Chúng
con tùy ý muốn
Chứng
bốn thiền, bốn không
Cho
đến Diệt thọ tưởng.
Tri kiến ấy cao thượng
Lậu hoặc được đoạn trừ
Chỗ
chứng của bậc thánh
Không
gì an lạc hơn."
Phật
khen ngợi cả ba
Rồi trở về tinh xá
Gặp Trường quỷ Dọa-xoa
Đến
lễ bái chào mừng:
"Lành
thay, bạch Thế Tôn
Dân
chúng ở Bạt kỳ
Được đón đấng Chánh giác
Và
ba vị thánh tăng."
Lời
chúc tụng ngân vang
Xưng
tán ba tôn giả
Qua hăm tám tầng trời
Cho
đến Phạm thiên giới.
Phật
bèn bảo Dọa-xoa:
Khắp
thế giới Sa bà
Nơi
nào có nghĩ đến
Ba
thiện nam tử này
Mà
ca tụng "lành thay"
Thì
trong thế giới ấy
Chư
thiên và loài người
Sẽ
an lạc lâu dài.
Ba
thiện nam tử ấy
Vì hạnh phúc chúng sinh
Vì
an lạc muôn loài
Nên
đã sống trên đời.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
31. Cūḷagosiṅgasuttaṃ [Mūla]
325. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ
samayaṃ Bhagavā nātike [nādike (sī. syā. pī.), ñātike (ka.)] viharati
giñjakāvasathe. Tena kho pana samayena āyasmā ca anuruddho āyasmā ca nandiyo
āyasmā ca kimilo [kimbilo (sī. pī. ka.)] gosiṅgasālavanadāye viharanti. Atha
kho Bhagavā sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yena gosiṅgasālavanadāyo
tenupasaṅkami. Addasā kho dāyapālo bhagavantaṃ dūratova āgacchantaṃ. Disvāna
bhagavantaṃ etadavoca : ''mā, samaṇa, etaṃ dāyaṃ pāvisi. Santettha tayo
kulaputtā attakāmarūpā viharanti. Mā tesaṃ aphāsumakāsīti. Assosi kho āyasmā
anuruddho dāyapālassa bhagavatā saddhiṃ mantayamānassa. Sutvāna dāyapālaṃ
etadavoca : ''mā, āvuso dāyapāla, bhagavantaṃ vāresi. Satthā no Bhagavā
anuppattoti. Atha kho āyasmā anuruddho yenāyasmā ca nandiyo āyasmā ca kimilo
tenupasaṅkami upasaṅkamitvā āyasmantañca nandiyaṃ āyasmantañca kimilaṃ
etadavoca : ''abhikkamathāyasmanto, abhikkamathāyasmanto, satthā no Bhagavā anuppattoti. Atha kho āyasmā ca anuruddho āyasmā ca nandiyo
āyasmā ca kimilo bhagavantaṃ paccuggantvā : eko bhagavato pattacīvaraṃ paṭiggahesi,
eko āsanaṃ paññapesi, eko pādodakaṃ upaṭṭhāpesi. Nisīdi Bhagavā paññatte
āsane. Nisajja kho Bhagavā pāde pakkhālesi. Tepi kho āyasmanto
bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ
anuruddhaṃ Bhagavā etadavoca :
326. ''Kacci vo, anuruddhā, khamanīyaṃ, kacci yāpanīyaṃ, kacci piṇḍakena
na kilamathāti ? ''khamanīyaṃ, Bhagavā, yāpanīyaṃ, Bhagavā na ca
mayaṃ, bhante, piṇḍakena kilamāmāti. ''Kacci pana vo, anuruddhā, samaggā
sammodamānā avivadamānā khīrodakībhūtā aññamaññaṃ piyacakkhūhi sampassantā
viharathāti? ''taggha mayaṃ , bhante, samaggā sammodamānā avivadamānā
khīrodakībhūtā aññamaññaṃ piyacakkhūhi sampassantā viharāmāti. ''Yathā kathaṃ
pana tumhe, anuruddhā, samaggā sammodamānā avivadamānā khīrodakībhūtā aññamaññaṃ
piyacakkhūhi sampassantā viharathāti? ''idha mayhaṃ, bhante, evaṃ hoti : 'lābhā
vata me, suladdhaṃ vata me, yohaṃ evarūpehi sabrahmacārīhi saddhiṃ viharāmīti.
Tassa mayhaṃ, bhante, imesu āyasmantesu mettaṃ kāyakammaṃ paccupaṭṭhitaṃ āvi
ceva raho ca mettaṃ vacīkammaṃ paccupaṭṭhitaṃ āvi ceva raho ca mettaṃ manokammaṃ
paccupaṭṭhitaṃ āvi ceva raho ca. Tassa mayhaṃ, bhante, evaṃ hoti : 'yaṃnūnāhaṃ
sakaṃ cittaṃ nikkhipitvā imesaṃyeva
āyasmantānaṃ cittassa vasena vatteyyanti. So kho ahaṃ, bhante, sakaṃ cittaṃ
nikkhipitvā imesaṃyeva āyasmantānaṃ cittassa vasena vattāmi. Nānā hi kho no,
bhante, kāyā ekañca pana maññe cittanti. Āyasmāpi kho nandiyo - pe - āyasmāpi
kho kimilo bhagavantaṃ etadavoca : ''mayhampi, bhante, evaṃ hoti : 'lābhā vata
me, suladdhaṃ vata me, yohaṃ evarūpehi sabrahmacārīhi saddhiṃ viharāmīti. Tassa
mayhaṃ, bhante, imesu āyasmantesu mettaṃ kāyakammaṃ paccupaṭṭhitaṃ āvi ceva
raho ca, mettaṃ vacīkammaṃ paccupaṭṭhitaṃ āvi ceva raho ca, mettaṃ manokammaṃ
paccupaṭṭhitaṃ āvi ceva raho ca. Tassa mayhaṃ, bhante, evaṃ hoti : 'yaṃnūnāhaṃ
sakaṃ cittaṃ nikkhipitvā imesaṃyeva
āyasmantānaṃ cittassa vasena vatteyyanti. So kho ahaṃ, bhante, sakaṃ cittaṃ
nikkhipitvā imesaṃyeva āyasmantānaṃ cittassa vasena vattāmi. Nānā hi kho no,
bhante, kāyā ekañca pana maññe cittanti. ''Evaṃ kho mayaṃ, bhante, samaggā
sammodamānā avivadamānā khīrodakībhūtā aññamaññaṃ piyacakkhūhi sampassantā
viharāmāti.
327. ''Sādhu sādhu, anuruddhā! kacci pana vo, anuruddhā,
appamattā ātāpino pahitattā viharathāti? ''taggha mayaṃ, bhante, appamattā
ātāpino pahitattā viharāmāti. ''Yathā
kathaṃ pana tumhe, anuruddhā, appamattā ātāpino pahitattā viharathāti?
''idha, bhante, amhākaṃ yo paṭhamaṃ gāmato piṇḍāya paṭikkamati so āsanāni paññapeti, pānīyaṃ paribhojanīyaṃ upaṭṭhāpeti,
avakkārapātiṃ upaṭṭhāpeti. Yo pacchā gāmato
piṇḍāya paṭikkamati, sace hoti bhuttāvaseso sace ākaṅkhati bhuñjati, no
ce ākaṅkhati appaharite vā chaḍḍeti, appāṇake vā udake opilāpeti. So āsanāni paṭisāmeti,
pānīyaṃ paribhojanīyaṃ paṭisāmeti, avakkārapātiṃ paṭisāmeti, bhattaggaṃ
sammajjati. Yo passati pānīyaghaṭaṃ vā paribhojanīyaghaṭaṃ vā vaccaghaṭaṃ vā
rittaṃ tucchaṃ so upaṭṭhāpeti. Sacassa hoti avisayhaṃ, hatthavikārena dutiyaṃ
āmantetvā hatthavilaṅghakena upaṭṭhāpema, na tveva mayaṃ, bhante, tappaccayā
vācaṃ bhindāma. Pañcāhikaṃ kho pana mayaṃ, bhante, sabbarattikaṃ dhammiyā
kathāya sannisīdāma. Evaṃ kho mayaṃ, bhante, appamattā ātāpino pahitattā viharāmāti.
328. ''Sādhu sādhu, anuruddhā! atthi pana vo, anuruddhā, evaṃ
appamattānaṃ ātāpīnaṃ pahitattānaṃ viharantānaṃ uttarimanussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso
adhigato phāsuvihāroti? ''kiñhi no siyā, bhante! idha mayaṃ, bhante, yāvadeva
ākaṅkhāma vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ
vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharāma. Ayaṃ kho no, bhante,
amhākaṃ appamattānaṃ ātāpīnaṃ pahitattānaṃ viharantānaṃ uttarimanussadhammā
alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāroti. ''Sādhu sādhu, anuruddhā!
etassa pana vo, anuruddhā, vihārassa
samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā
atthañño uttarimanussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāroti?
''kiñhi no siyā, bhante! idha mayaṃ, bhante, yāvadeva ākaṅkhāma vitakkavicārānaṃ
vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ
pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharāma. Etassa, bhante, vihārassa
samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā ayamañño uttarimanussadhammā
alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāroti. ''Sādhu sādhu, anuruddhā! etassa pana vo, anuruddhā,
vihārassa samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā atthañño
uttarimanussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāroti? ''kiñhi no siyā, bhante! idha mayaṃ, bhante, yāvadeva
ākaṅkhāma pītiyā ca virāgā upekkhakā ca viharāma, satā ca sampajānā, sukhañca
kāyena paṭisaṃvedema, yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti : 'upekkhako satimā
sukhavihārīti tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharāma. Etassa, bhante, vihārassa
samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā ayamañño uttarimanussadhammā
alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāroti. ''Sādhu sādhu, anuruddhā!
etassa pana vo, anuruddhā, vihārassa samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā
atthañño uttarimanussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāroti
? ''kiñhi no siyā, bhante! idha mayaṃ, bhante, yāvadeva ākaṅkhāma sukhassa ca
pahānā dukkhassa ca pahānā, pubbeva somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā,
adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharāma.
Etassa, bhante, vihārassa samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā
ayamañño uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato
phāsuvihāroti. ''Sādhu sādhu, anuruddhā! etassa pana vo, anuruddhā, vihārassa
samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā atthañño uttarimanussadhammā
alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāroti? ''kiñhi no siyā, bhante!
idha mayaṃ, bhante, yāvadeva ākaṅkhāma sabbaso rūpasaññānaṃ samatikkamā paṭighasaññānaṃ
atthaṅgamā nānattasaññānaṃ amanasikārā 'ananto ākāsoti ākāsānañcāyatanaṃ upasampajja viharāma. Etassa, bhante,
vihārassa samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā ayamañño
uttarimanussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāroti. ''Sādhu
sādhu, anuruddhā! etassa pana vo, anuruddhā, vihārassa samatikkamāya etassa
vihārassa paṭippassaddhiyā atthañño uttarimanussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso
adhigato phāsuvihāroti? ''kiñhi no siyā, bhante! idha mayaṃ, bhante, yāvadeva
ākaṅkhāma sabbaso ākāsānañcāyatanaṃ
samatikkamma 'anantaṃ viññāṇanti viññāṇañcāyatanaṃ upasampajja viharāma - pe -
sabbaso viññāṇañcāyatanaṃ samatikkamma
'natthi kiñcīti ākiñcaññāyatanaṃ upasampajja viharāma - pe - sabbaso
ākiñcaññāyatanaṃ samatikkamma
nevasaññānāsaññāyatanaṃ upasampajja viharāma. Etassa, bhante, vihārassa
samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā ayamañño uttarimanussadhammā
alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāroti.
329. ''Sādhu sādhu, anuruddhā! etassa pana vo, anuruddhā,
vihārassa samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā atthañño
uttarimanussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāroti? ''kiñhi
no siyā, bhante! idha mayaṃ, bhante, yāvadeva ākaṅkhāma sabbaso
nevasaññānāsaññāyatanaṃ samatikkamma saññāvedayitanirodhaṃ upasampajja
viharāma, paññāya ca no disvā āsavā parikkhīṇā. Etassa, bhante, vihārassa
samatikkamāya etassa vihārassa paṭippassaddhiyā ayamañño uttarimanussadhammā
alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsuvihāro. Imamhā ca mayaṃ, bhante,
phāsuvihārā aññaṃ phāsuvihāraṃ uttaritaraṃ vā paṇītataraṃ vā na
samanupassāmāti. ''Sādhu sādhu, anuruddhā! imamhā phāsuvihārā uttaritaro vā paṇītataro
vā phāsuvihāro natthīti.
330. Atha kho Bhagavā āyasmantañca anuruddhaṃ āyasmantañca
nandiyaṃ āyasmantañca kimilaṃ dhammiyā kathāya sandassetvā samādapetvā samuttejetvā sampahaṃsetvā uṭṭhāyāsanā
pakkāmi. Atha kho āyasmā ca anuruddho āyasmā ca nandiyo āyasmā ca kimilo
bhagavantaṃ anusaṃyāyitvā [anusaṃsāvetvā (sī.), anusāvetvā (ṭīkā)] tato paṭinivattitvā
āyasmā ca nandiyo āyasmā ca kimilo
āyasmantaṃ anuruddhaṃ etadavocuṃ : ''kiṃ nu kho mayaṃ āyasmato anuruddhassa
evamārocimha : 'imāsañca imāsañca vihārasamāpattīnaṃ mayaṃ lābhinoti, yaṃ no
āyasmā anuruddho bhagavato sammukhā yāva āsavānaṃ khayā pakāsetīti? ''na kho me
āyasmanto evamārocesuṃ : 'imāsañca imāsañca vihārasamāpattīnaṃ mayaṃ lābhinoti,
api ca me āyasmantānaṃ cetasā ceto paricca vidito : 'imāsañca imāsañca
vihārasamāpattīnaṃ ime āyasmanto lābhinoti. Devatāpi me etamatthaṃ ārocesuṃ : 'imāsañca imāsañca
vihārasamāpattīnaṃ ime āyasmanto lābhinoti. Tamenaṃ bhagavatā pañhābhipuṭṭhena
byākatanti.
331. Atha kho dīgho
parajano yakkho yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ
abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhito kho dīgho parajano yakkho
bhagavantaṃ etadavoca : ''lābhā vata, bhante, vajjīnaṃ, suladdhalābhā
vajjipajāya, yattha tathāgato viharati arahaṃ sammāsambuddho, ime ca tayo
kulaputtā : āyasmā ca anuruddho, āyasmā ca nandiyo, āyasmā ca kimiloti.
Dīghassa parajanassa yakkhassa saddaṃ sutvā bhummā devā saddamanussāvesuṃ :
'lābhā vata, bho, vajjīnaṃ,
suladdhalābhā vajjipajāya, yattha tathāgato viharati arahaṃ sammāsambuddho, ime
ca tayo kulaputtā : āyasmā ca anuruddho, āyasmā ca nandiyo, āyasmā ca kimiloti.
Bhummānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā cātumahārājikā devā - pe - tāvatiṃsā devā - pe -
yāmā devā - pe - tusitā devā - pe - nimmānaratī devā - pe -
paranimmitavasavattī devā - pe - brahmakāyikā devā saddamanussāvesuṃ : ''lābhā
vata, bho, vajjīnaṃ, suladdhalābhā vajjipajāya, yattha tathāgato viharati arahaṃ
sammāsambuddho, ime ca tayo kulaputtā : āyasmā ca anuruddho, āyasmā ca nandiyo,
āyasmā ca kimiloti. Itiha te āyasmanto tena khaṇena (tena layena) [( ) sī. syā.
pī. potthakesu natthi] tena muhuttena yāvabrahmalokā viditā [saṃviditā (ka.)]
ahesuṃ.
''Evametaṃ, dīgha, evametaṃ, dīgha! yasmāpi, dīgha, kulā ete tayo
kulaputtā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitā, tañcepi kulaṃ ete tayo kulaputte
pasannacittaṃ anussareyya, tassapāssa kulassa dīgharattaṃ hitāya sukhāya.
Yasmāpi, dīgha, kulaparivaṭṭā ete tayo kulaputtā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitā, so cepi kulaparivaṭṭo ete tayo
kulaputte pasannacitto anussareyya, tassapāssa kulaparivaṭṭassa dīgharattaṃ
hitāya sukhāya. Yasmāpi, dīgha, gāmā ete tayo kulaputtā agārasmā anagāriyaṃ
pabbajitā, so cepi gāmo ete tayo kulaputte
pasannacitto anussareyya, tassapāssa gāmassa dīgharattaṃ hitāya sukhāya. Yasmāpi, dīgha,
nigamā ete tayo kulaputtā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitā, so cepi nigamo ete
tayo kulaputte pasannacitto anussareyya, tassapāssa nigamassa dīgharattaṃ
hitāya sukhāya. Yasmāpi, dīgha, nagarā ete tayo kulaputtā agārasmā anagāriyaṃ
pabbajitā, tañcepi nagaraṃ ete tayo kulaputte pasannacittaṃ anussareyya,
tassapāssa nagarassa dīgharattaṃ hitāya sukhāya. Yasmāpi, dīgha, janapadā ete
tayo kulaputtā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitā, so cepi janapado ete tayo
kulaputte pasannacitto anussareyya, tassapāssa janapadassa dīgharattaṃ hitāya
sukhāya. Sabbe cepi, dīgha, khattiyā ete tayo kulaputte pasannacittā anussareyyuṃ, sabbesānaṃpāssa khattiyānaṃ
dīgharattaṃ hitāya sukhāya. Sabbe cepi, dīgha, brāhmaṇā - pe - sabbe cepi,
dīgha, vessā - pe - sabbe cepi, dīgha, suddā ete tayo kulaputte pasannacittā
anussareyyuṃ, sabbesānaṃpāssa suddānaṃ dīgharattaṃ hitāya sukhāya. Sadevako
cepi, dīgha, loko samārako sabrahmako sassamaṇabrāhmaṇī pajā sadevamanussā ete
tayo kulaputte pasannacittā anussareyya, sadevakassapāssa lokassa samārakassa
sabrahmakassa sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya dīgharattaṃ hitāya
sukhāya. Passa, dīgha, yāva ete tayo kulaputtā bahujanahitāya paṭipannā
bahujanasukhāya lokānukampāya, atthāya hitāya sukhāya devamanussānanti.
Idamavoca Bhagavā. Attamano dīgho
parajano yakkho bhagavato bhāsitaṃ abhinandīti.
Cūḷagosiṅgasuttaṃ niṭṭhitaṃ paṭhamaṃ.
-ooOoo-
31.
Cūḷagosiṅgasuttavaṇṇanā [Atthakathā]
325. Evaṃ me sutanti cūḷagosiṅgasuttaṃ. Tattha nātike viharatīti nātikā
nāma ekaṃ taḷākaṃ nissāya dvinnaṃ cūḷapitimahāpitiputtānaṃ dve gāmā, tesu
ekasmiṃ gāme. Giñjakāvasatheti iṭṭhakāmaye āvasathe. Ekasmiṃ kira samaye
bhagavā mahājanasaṅgahaṃ karonto vajjiraṭṭhe cārikaṃ caramāno nātikaṃ
anuppatto. Nātikavāsino manussā bhagavato mahādānaṃ datvā dhammakathaṃ sutvā
pasannahadayā, ‘‘satthu vasanaṭṭhānaṃ karissāmā’’ti mantetvā iṭṭhakāheva
bhittisopānatthambhe vāḷarūpādīni dassento pāsādaṃ katvā sudhāya limpitvā
mālākammalatākammādīni niṭṭhāpetvā bhummattharaṇamañcapīṭhādīni paññapetvā
satthu niyyātesuṃ. Aparāparaṃ panettha manussā bhikkhusaṅghassa rattiṭṭhānadivāṭṭhānamaṇḍapacaṅkamādīni
kārayiṃsu. Iti so vihāro mahā ahosi. Taṃ sandhāya vuttaṃ ‘‘giñjakāvasathe’’ti.
Gosiṅgasālavanadāyeti tattha ekassa jeṭṭhakarukkhassa khandhato gosiṅgasaṇṭhānaṃ
hutvā viṭapaṃ uṭṭhahi, taṃ rukkhaṃ upādāya sabbampi taṃ vanaṃ gosiṅgasālavananti
saṅkhaṃ gataṃ. Dāyoti avisesena araññassetaṃ nāmaṃ. Tasmā gosiṅgasālavanadāyeti
gosiṅgasālavanaaraññeti attho. Viharantīti sāmaggirasaṃ anubhavamānā viharanti.
Imesañhi kulaputtānaṃ uparipaṇṇāsake puthujjanakālo kathito, idha khīṇāsavakālo.
Tadā hi te laddhassādā laddhapatiṭṭhā adhigatapaṭisambhidā khīṇāsavā hutvā
sāmaggirasaṃ anubhavamānā tattha vihariṃsu. Taṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ.
Yena gosiṅgasālavanadāyo tenupasaṅkamīti
dhammasenāpatimahāmoggallānattheresu vā asītimahāsāvakesu vā, antamaso
dhammabhaṇḍāgārikaānandattherampi kañci anāmantetvā sayameva pattacīvaraṃ ādāya
anīkā nissaṭo hatthī viya, yūthā nissaṭo kāḷasīho viya, vātacchinno valāhako
viya ekakova upasaṅkami. Kasmā panettha bhagavā sayaṃ agamāsīti? Tayo kulaputtā
sāmaggirasaṃ anubhavantā viharanti, tesaṃ paggaṇhanato, pacchimajanataṃ
anukampanato dhammagarubhāvato ca. Evaṃ kirassa ahosi – ‘‘ahaṃ ime kulaputte
paggaṇhitvā ukkaṃsitvā paṭisanthāraṃ katvā dhammaṃ nesaṃ desessāmī’’ti. Evaṃ
tāva paggaṇhanato agamāsi. Aparampissa ahosi – ‘‘anāgate kulaputtā
sammāsambuddho samaggavāsaṃ vasantānaṃ santikaṃ sayaṃ gantvā paṭisanthāraṃ
katvā dhammaṃ kathetvā tayo kulaputte paggaṇhi, ko nāma samaggavāsaṃ na
vaseyyāti samaggavāsaṃ vasitabbaṃ maññamānā khippameva dukkhassantaṃ
karissantī’’ti. Evaṃ pacchimajanataṃ anukampanatopi agamāsi. Buddhā ca nāma
dhammagaruno honti, so ca nesaṃ dhammagarubhāvo rathavinīte āvikatova. Iti
imasmā dhammagarubhāvatopi dhammaṃ paggaṇhissāmīti agamāsi.
Dāyapāloti araññapālo. So taṃ araññaṃ yathā icchiticchitappadesena
manussā pavisitvā tattha pupphaṃ vā phalaṃ vā niyyāsaṃ vā dabbasambhāraṃ vā na
haranti, evaṃ vatiyā parikkhittassa tassa araññassa yojite dvāre nisīditvā taṃ
araññaṃ rakkhati, pāleti. Tasmā ‘‘dāyapālo’’ti vutto. Attakāmarūpāti attano
hitaṃ kāmayamānasabhāvā hutvā viharanti. Yo hi imasmiṃ sāsane pabbajitvāpi
vejjakammadūtakammapahiṇagamanādīnaṃ vasena ekavīsatianesanāhi jīvikaṃ kappeti,
ayaṃ na attakāmarūpo nāma. Yo pana imasmiṃ sāsane pabbajitvā ekavīsatianesanaṃ
pahāya catupārisuddhisīle patiṭṭhāya buddhavacanaṃ uggaṇhitvā sappāyadhutaṅgaṃ
adhiṭṭhāya aṭṭhatiṃsāya ārammaṇesu cittaruciyaṃ kammaṭṭhānaṃ gahetvā gāmantaṃ
pahāya araññaṃ pavisitvā samāpattiyo nibbattetvā vipassanāya kammaṃ kurumāno
viharati, ayaṃ attakāmo nāma. Tepi tayo kulaputtā evarūpā ahesuṃ. Tena vuttaṃ –
‘‘attakāmarūpā viharantī’’ti.
Mā tesaṃ aphāsumakāsīti tesaṃ mā aphāsukaṃ akāsīti bhagavantaṃ vāresi.
Evaṃ kirassa ahosi – ‘‘ime kulaputtā samaggā viharanti, ekaccassa ca gataṭṭhāne
bhaṇḍanakalahavivādā vattanti, tikhiṇasiṅgo caṇḍagoṇo viya ovijjhanto vicarati,
athekamaggena dvinnaṃ gamanaṃ na hoti, kadāci ayampi evaṃ karonto imesaṃ
kulaputtānaṃ samaggavāsaṃ bhindeyya. Pāsādiko ca panesa suvaṇṇavaṇṇo
surasagiddho maññe, gatakālato paṭṭhāya paṇītadāyakānaṃ attano upaṭṭhākānañca
vaṇṇakathanādīhi imesaṃ kulaputtānaṃ appamādavihāraṃ bhindeyya. Vasanaṭṭhānāni
cāpi etesaṃ kulaputtānaṃ nibaddhāni paricchinnāni tisso ca paṇṇasālā tayo caṅkamā
tīṇi divāṭṭhānāni tīṇi mañcapīṭhāni. Ayaṃ pana samaṇo mahākāyo vuḍḍhataro maññe
bhavissati. So akāle ime kulaputte senāsanā vuṭṭhāpessati. Evaṃ sabbathāpi
etesaṃ aphāsu bhavissatī’’ti. Taṃ anicchanto, ‘‘mā tesaṃ aphāsukamakāsī’’ti
bhagavantaṃ vāresi.
Kiṃ panesa jānanto vāresi, ajānantoti? Ajānanto. Kiñcāpi hi tathāgatassa
paṭisandhiggahaṇato paṭṭhāya dasasahassacakkavāḷakampanādīni pāṭihāriyāni
pavattiṃsu, araññavāsino pana dubbalamanussā sakammappasutā tāni sallakkhetuṃ
na sakkonti. Sammāsambuddho ca nāma yadā anekabhikkhusahassaparivāro
byāmappabhāya asītianubyañjanehi dvattiṃsamahāpurisalakkhaṇasiriyā ca
buddhānubhāvaṃ dassento vicarati, tadā ko esoti apucchitvāva jānitabbo hoti.
Tadā pana bhagavā sabbampi taṃ buddhānubhāvaṃ cīvaragabbhena paṭicchādetvā
valāhakagabbhena paṭicchanno puṇṇacando viya sayameva pattacīvaramādāya
aññātakavesena agamāsi. Iti naṃ ajānantova dāyapālo nivāresi.
Etadavocāti thero kira mā samaṇāti dāyapālassa kathaṃ sutvāva cintesi –
‘‘mayaṃ tayo janā idha viharāma, aññe pabbajitā nāma natthi, ayañca dāyapālo
pabbajitena viya saddhiṃ katheti, ko nu kho bhavissatī’’ti divāṭṭhānato vuṭṭhāya
dvāre ṭhatvā maggaṃ olokento bhagavantaṃ addasa. Bhagavāpi therassa saha
dassaneneva sarīrobhāsaṃ muñci, asītianubyañjanavirājitā byāmappabhā
pasāritasuvaṇṇapaṭo viya virocittha. Thero, ‘‘ayaṃ dāyapālo phaṇakataṃ āsivisaṃ
gīvāya gahetuṃ hatthaṃ pasārento viya loke aggapuggalena saddhiṃ kathentova na
jānāti, aññatarabhikkhunā viya saddhiṃ kathetī’’ti nivārento etaṃ, ‘‘mā, āvuso
dāyapālā’’tiādivacanaṃ avoca.
Tenupasaṅkamīti kasmā bhagavato paccuggamanaṃ akatvā upasaṅkami? Evaṃ
kirassa ahosi – ‘‘mayaṃ tayo janā samaggavāsaṃ vasāma, sacāhaṃ ekakova
paccuggamanaṃ karissāmi, samaggavāso nāma na bhavissatī’’ti piyamitte gahetvāva
paccuggamanaṃ karissāmi. Yathā ca bhagavā mayhaṃ piyo, evaṃ sahāyānampi me
piyoti, tehi saddhiṃ paccuggamanaṃ kātukāmo sayaṃ akatvāva upasaṅkami. Keci
pana tesaṃ therānaṃ paṇṇasāladvāre caṅkamanakoṭiyā bhagavato āgamanamaggo hoti,
tasmā thero tesaṃ saññaṃ dadamānova gatoti. Abhikkamathāti ito āgacchatha. Pāde
pakkhālesīti vikasitapadumasannibhehi jālahatthehi maṇivaṇṇaṃ udakaṃ gahetvā
suvaṇṇavaṇṇesu piṭṭhipādesu udakamabhisiñcitvā pādena pādaṃ ghaṃsanto
pakkhālesi. Buddhānaṃ kāye rajojallaṃ nāma na upalimpati, kasmā pakkhālesīti?
Sarīrassa utuggahaṇatthaṃ, tesañca cittasampahaṃsanatthaṃ. Amhehi abhihaṭena
udakena bhagavā pāde pakkhālesi, paribhogaṃ akāsīti tesaṃ bhikkhūnaṃ
balavasomanassavasena cittaṃ pīṇitaṃ hoti, tasmā pakkhālesi. Āyasmantaṃ
anuruddhaṃ bhagavā etadavocāti so kira tesaṃ vuḍḍhataro.
326. Tassa saṅgahe kate sesānaṃ katova hotīti theraññeva etaṃ kacci vo
anuruddhātiādivacanaṃ avoca. Tattha kaccīti pucchanatthe nipāto. Voti
sāmivacanaṃ. Idaṃ vuttaṃ hoti – kacci anuruddhā tumhākaṃ khamanīyaṃ, iriyāpatho
vo khamati? Kacci yāpanīyaṃ, kacci vo jīvitaṃ yāpeti ghaṭiyati? Kacci piṇḍakena
na kilamatha, kacci tumhākaṃ sulabhapiṇḍaṃ, sampatte vo disvā manussā uḷuṅkayāguṃ
vā kaṭacchubhikkhaṃ vā dātabbaṃ maññantīti bhikkhācāravattaṃ pucchati. Kasmā?
Paccayena akilamantena hi sakkā samaṇadhammo kātuṃ, vattameva vā etaṃ
pabbajitānaṃ. Atha tena paṭivacane dinne, ‘‘anuruddhā, tumhe rājapabbajitā
mahāpuññā, manussā tumhākaṃ araññe vasantānaṃ adatvā kassa aññassa dātabbaṃ
maññissanti, tumhe pana etaṃ bhuñjitvā kiṃ nu kho migapotakā viya aññamaññaṃ saṅghaṭṭentā
viharatha, udāhu sāmaggibhāvo vo atthī’’ti sāmaggirasaṃ pucchanto, kacci pana
vo, anuruddhā, samaggātiādimāha.
Tattha khīrodakībhūtāti yathā khīrañca udakañca aññamaññaṃ saṃsandati,
visuṃ na hoti, ekattaṃ viya upeti, kacci evaṃ sāmaggivasena
ekattūpagatacittuppādā viharathāti pucchati. Piyacakkhūhīti mettacittaṃ paccupaṭṭhapetvā
olokanacakkhūni piyacakkhūni nāma. Kacci tathārūpehi cakkhūhi aññamaññaṃ
sampassantā viharathāti pucchati. Tagghāti ekaṃsatthe nipāto. Ekaṃsena mayaṃ,
bhanteti vuttaṃ hoti. Yathā kathaṃ panāti ettha yathāti nipātamattaṃ. Kathanti
kāraṇapucchā. Kathaṃ pana tumhe evaṃ viharatha, kena kāraṇena viharatha, taṃ me
kāraṇaṃ brūthāti vuttaṃ hoti. Mettaṃ kāyakammanti mettacittavasena pavattaṃ
kāyakammaṃ. Āvi ceva raho cāti sammukhā ceva parammukhā ca. Itaresupi eseva
nayo.
Tattha sammukhā kāyavacīkammāni sahavāse labbhanti, itarāni vippavāse.
Manokammaṃ sabbattha labbhati. Yañhi sahavasantesu ekena mañcapīṭhaṃ vā dārubhaṇḍaṃ
vā mattikābhaṇḍaṃ vā bahi dunnikkhittaṃ hoti, taṃ disvā kenidaṃ vaḷañjitanti
avaññaṃ akatvā attanā dunnikkhittaṃ viya gahetvā paṭisāmentassa paṭijaggitabbayuttaṃ
vā pana ṭhānaṃ paṭijaggantassa sammukhā mettaṃ kāyakammaṃ nāma hoti. Ekasmiṃ
pakkante tena dunnikkhittaṃ senāsanaparikkhāraṃ tatheva nikkhipantassa paṭijaggitabbayuttaṭṭhānaṃ
vā pana paṭijaggantassa parammukhā mettaṃ kāyakammaṃ nāma hoti. Sahavasantassa
pana tehi saddhiṃ madhuraṃ sammodanīyaṃ kathaṃ paṭisanthārakathaṃ sāraṇīyakathaṃ
dhammīkathaṃ sarabhaññaṃ sākacchaṃ pañhapucchanaṃ pañhavissajjananti
evamādikaraṇe sammukhā mettaṃ vacīkammaṃ nāma hoti. Theresu pana pakkantesu
mayhaṃ piyasahāyo nandiyatthero kimilatthero evaṃ sīlasampanno, evaṃ
ācārasampannotiādiguṇakathanaṃ parammukhā mettaṃ vacīkammaṃ nāma hoti. Mayhaṃ
piyamitto nandiyatthero kimilatthero avero hotu, abyāpajjo sukhī hotūti evaṃ
samannāharato pana sammukhāpi parammukhāpi mettaṃ manokammaṃ hotiyeva.
Nānā hi kho no, bhante, kāyāti kāyañhi piṭṭhaṃ viya mattikā viya ca
omadditvā ekato kātuṃ na sakkā. Ekañca pana maññe cittanti cittaṃ pana no hitaṭṭhena
nirantaraṭṭhena aviggahaṭṭhena samaggaṭṭhena ekamevāti dasseti. Kathaṃ panetaṃ
sakaṃ cittaṃ nikkhipitvā itaresaṃ cittavasena vattiṃsūti? Ekassa patte malaṃ uṭṭhahati,
ekassa cīvaraṃ kiliṭṭhaṃ hoti, ekassa paribhaṇḍakammaṃ hoti. Tattha yassa patte
malaṃ uṭṭhitaṃ, tena mamāvuso, patte malaṃ uṭṭhitaṃ pacituṃ vaṭṭatīti vutte
itare mayhaṃ cīvaraṃ kiliṭṭhaṃ dhovitabbaṃ, mayhaṃ paribhaṇḍaṃ kātabbanti
avatvā araññaṃ pavisitvā dārūni āharitvā chinditvā pattakaṭāhe paribhaṇḍaṃ
katvā tato paraṃ cīvaraṃ vā dhovanti, paribhaṇḍaṃ vā karonti. Mamāvuso, cīvaraṃ
kiliṭṭhaṃ dhovituṃ vaṭṭati, mama paṇṇasālā uklāpā paribhaṇḍaṃ kātuṃ vaṭṭatīti
paṭhamataraṃ ārocitepi eseva nayo.
327. Sādhu sādhu, anuruddhāti bhagavā heṭṭhā na ca mayaṃ, bhante, piṇḍakena
kilamimhāti vutte na sādhukāramadāsi. Kasmā? Ayañhi kabaḷīkāro āhāro nāma imesaṃ
sattānaṃ apāyalokepi devamanussalokepi āciṇṇasamāciṇṇova. Ayaṃ pana
lokasannivāso yebhuyyena vivādapakkhando, apāyaloke devamanussalokepi ime sattā
paṭiviruddhā eva, etesaṃ sāmaggikālo dullabho, kadācideva hotīti samaggavāsassa
dullabhattā idha bhagavā sādhukāramadāsi. Idāni tesaṃ appamādalakkhaṇaṃ
pucchanto kacci pana vo, anuruddhātiādimāha. Tattha voti nipātamattaṃ
paccattavacanaṃ vā, kacci tumheti attho. Amhākanti amhesu tīsu janesu. Piṇḍāya
paṭikkamatīti gāme piṇḍāya caritvā paccāgacchati. Avakkārapātinti atirekapiṇḍapātaṃ
apanetvā ṭhapanatthāya ekaṃ samuggapātiṃ dhovitvā ṭhapeti.
Yo pacchāti te kira therā na ekatova bhikkhācāraṃ pavisanti,
phalasamāpattiratā hete. Pātova sarīrappaṭijagganaṃ katvā vattappaṭipattiṃ
pūretvā senāsanaṃ pavisitvā kālaparicchedaṃ katvā phalasamāpattiṃ appetvā
nisīdanti. Tesu yo paṭhamataraṃ nisinno attano kālaparicchedavasena paṭhamataraṃ
uṭṭhāti; so piṇḍāya caritvā paṭinivatto bhattakiccaṭṭhānaṃ āgantvā jānāti –
‘‘dve bhikkhū pacchā, ahaṃ paṭhamataraṃ āgato’’ti. Atha pattaṃ pidahitvā
āsanapaññāpanādīni katvā yadi patte paṭivisamattameva hoti, nisīditvā bhuñjati.
Yadi atirekaṃ hoti, avakkārapātiyaṃ pakkhipitvā pātiṃ pidhāya bhuñjati.
Katabhattakicco pattaṃ dhovitvā vodakaṃ katvā thavikāya osāpetvā pattacīvaraṃ
gahetvā attano vasanaṭṭhānaṃ pavisati. Dutiyopi āgantvāva jānāti – ‘‘eko paṭhamaṃ
āgato, eko pacchato’’ti. So sace patte bhattaṃ pamāṇameva hoti, bhuñjati. Sace
mandaṃ, avakkārapātito gahetvā bhuñjati. Sace atirekaṃ hoti, avakkārapātiyaṃ
pakkhipitvā pamāṇameva bhuñjitvā purimatthero viya vasanaṭṭhānaṃ pavisati.
Tatiyopi āgantvāva jānāti – ‘‘dve paṭhamaṃ āgatā, ahaṃ pacchato’’ti. Sopi
dutiyatthero viya bhuñjitvā katabhattakicco pattaṃ dhovitvā vodakaṃ katvā
thavikāya osāpetvā āsanāni ukkhipitvā paṭisāmeti; pānīyaghaṭe vā
paribhojanīyaghaṭe vā avasesaṃ udakaṃ chaḍḍetvā ghaṭe nikujjitvā avakkārapātiyaṃ
sace avasesabhattaṃ hoti, taṃ vuttanayena jahitvā pātiṃ dhovitvā paṭisāmeti;
bhattaggaṃ sammajjati. Tato kacavaraṃ chaḍḍetvā sammajjaniṃ ukkhipitvā
upacikāhi muttaṭṭhāne ṭhapetvā pattacīvaramādāya vasanaṭṭhānaṃ pavisati. Idaṃ
therānaṃ bahivihāre araññe bhattakiccakaraṇaṭṭhāne bhojanasālāyaṃ vattaṃ. Idaṃ
sandhāya, ‘‘yo pacchā’’tiādi vuttaṃ.
Yo passatītiādi pana nesaṃ antovihāre vattanti veditabbaṃ. Tattha
vaccaghaṭanti ācamanakumbhiṃ. Rittanti rittakaṃ. Tucchanti tasseva vevacanaṃ.
Avisayhanti ukkhipituṃ asakkuṇeyyaṃ, atibhāriyaṃ. Hatthavikārenāti
hatthasaññāya. Te kira pānīyaghaṭādīsu yaṃkiñci tucchakaṃ gahetvā pokkharaṇiṃ
gantvā anto ca bahi ca dhovitvā udakaṃ parissāvetvā tīre ṭhapetvā aññaṃ bhikkhuṃ
hatthavikārena āmantenti, odissa vā anodissa vā saddaṃ na karonti. Kasmā odissa
saddaṃ na karonti? Taṃ bhikkhuṃ saddo bādheyyāti. Kasmā anodissa saddaṃ na
karonti? Anodissa sadde dinne, ‘‘ahaṃ pure, ahaṃ pure’’ti dvepi nikkhameyyuṃ,
tato dvīhi kattabbakamme tatiyassa kammacchedo bhaveyya. Saṃyatapadasaddo pana
hutvā aparassa bhikkhuno divāṭṭhānasantikaṃ gantvā tena diṭṭhabhāvaṃ ñatvā
hatthasaññaṃ karoti, tāya saññāya itaro āgacchati, tato dve janā hatthena
hatthaṃ saṃsibbantā dvīsu hatthesu ṭhapetvā upaṭṭhapenti. Taṃ sandhāyāha –
‘‘hatthavikārena dutiyaṃ āmantetvā hatthavilaṅghakena upaṭṭhapemā’’ti.
Pañcāhikaṃ kho panāti cātuddase pannarase aṭṭhamiyanti idaṃ tāva
pakatidhammassavanameva, taṃ akhaṇḍaṃ katvā pañcame pañcame divase dve therā
nātivikāle nhāyitvā anuruddhattherassa vasanaṭṭhānaṃ gacchanti. Tattha tayopi
nisīditvā tiṇṇaṃ piṭakānaṃ aññatarasmiṃ aññamaññaṃ pañhaṃ pucchanti, aññamaññaṃ
vissajjenti, tesaṃ evaṃ karontānaṃyeva aruṇaṃ uggacchati. Taṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ.
Ettāvatā therena bhagavatā appamādalakkhaṇaṃ pucchitena pamādaṭṭhānesuyeva
appamādalakkhaṇaṃ vissajjitaṃ hoti. Aññesañhi bhikkhūnaṃ bhikkhācāraṃ
pavisanakālo, nikkhamanakālo, nivāsanaparivattanaṃ, cīvarapārupanaṃ, antogāme
piṇḍāya caraṇaṃ dhammakathanaṃ, anumodanaṃ, gāmato nikkhamitvā bhattakiccakaraṇaṃ,
pattadhovanaṃ, pattaosāpanaṃ, pattacīvarapaṭisāmananti papañcakaraṇaṭṭhānāni
etāni. Tasmā thero amhākaṃ ettakaṃ ṭhānaṃ muñcitvā pamādakālo nāma natthīti
dassento pamādaṭṭhānesuyeva appamādalakkhaṇaṃ vissajjesi.
328. Athassa bhagavā sādhukāraṃ datvā paṭhamajjhānaṃ pucchanto puna
atthi pana votiādimāha. Tattha uttari manussadhammāti manussadhammato uttari.
Alamariyañāṇadassanavisesoti ariyabhāvakaraṇasamattho ñāṇaviseso. Kiñhi no
siyā, bhanteti kasmā, bhante, nādhigato bhavissati, adhigatoyevāti. Yāva devāti
yāva eva.
329. Evaṃ paṭhamajjhānādhigame byākate dutiyajjhānādīni pucchanto etassa
pana votiādimāha. Tattha samatikkamāyāti samatikkamatthāya. Paṭippassaddhiyāti
paṭippassaddhatthāya. Sesaṃ sabbattha vuttanayeneva veditabbaṃ. Pacchimapañhe
pana lokuttarañāṇadassanavasena adhigataṃ nirodhasamāpattiṃ pucchanto
alamariyañāṇadassanavisesoti āha. Theropi pucchānurūpeneva byākāsi. Tattha
yasmā vedayitasukhato avedayitasukhaṃ santataraṃ paṇītataraṃ hoti, tasmā aññaṃ
phāsuvihāraṃ uttaritaraṃ vā paṇītataraṃ vā na samanupassāmāti āha.
330. Dhammiyā kathāyāti sāmaggirasānisaṃsappaṭisaṃyuttāya dhammiyā
kathāya. Sabbepi te catūsu saccesu pariniṭṭhitakiccā, tena tesaṃ paṭivedhatthāya
kiñci kathetabbaṃ natthi. Sāmaggirasena pana ayañca ayañca ānisaṃsoti
sāmaggirasānisaṃsameva nesaṃ bhagavā kathesi. Bhagavantaṃ anusaṃyāyitvāti
anugantvā. Te kira bhagavato pattacīvaraṃ gahetvā thokaṃ agamaṃsu, atha bhagavā
vihārassa pariveṇapariyantaṃ gatakāle, ‘‘āharatha me pattacīvaraṃ, tumhe idheva
tiṭṭhathā’’ti pakkāmi. Tato paṭinivattitvāti tato ṭhitaṭṭhānato nivattitvā. Kiṃ
nu kho mayaṃ āyasmatoti bhagavantaṃ nissāya pabbajjādīni adhigantvāpi attano guṇakathāya
aṭṭiyamānā adhigamappicchatāya āhaṃsu. Imāsañca imāsañcāti paṭhamajjhānādīnaṃ
lokiyalokuttarānaṃ. Cetasā ceto paricca viditoti ajja me āyasmanto
lokiyasamāpattiyā vītināmesuṃ, ajja lokuttarāyāti evaṃ cittena cittaṃ
paricchinditvā viditaṃ. Devatāpi meti, bhante anuruddha, ajja ayyo
nandiyatthero, ajja ayyo kimilatthero imāya ca imāya ca samāpattiyā
vītināmesīti evamārocesunti attho. Pañhābhipuṭṭhenāti tampi mayā sayaṃ viditanti
vā devatāhi ārocitanti vā ettakeneva mukhaṃ me sajjanti kathaṃ samuṭṭhāpetvā
apuṭṭheneva me na kathitaṃ. Bhagavatā pana pañhābhipuṭṭhena pañhaṃ
abhipucchitena satā byākataṃ, tatra me kiṃ na rocathāti āha.
331. Dīghoti ‘‘maṇi māṇivaro dīgho, atho serīsako sahā’’ti (dī. ni.
3.293) evaṃ āgato aṭṭhavīsatiyā yakkhasenāpatīnaṃ abbhantaro eko devarājā.
Parajanoti tasseva yakkhassa nāmaṃ. Yena bhagavā tenupasaṅkamīti so kira
vessavaṇena pesito etaṃ ṭhānaṃ gacchanto bhagavantaṃ sayaṃ pattacīvaraṃ gahetvā
giñjakāvasathato gosiṅgasālavanassa antare disvā bhagavā attanā pattacīvaraṃ
gahetvā gosiṅgasālavane tiṇṇaṃ kulaputtānaṃ santikaṃ gacchati. Ajja mahatī
dhammadesanā bhavissati. Mayāpi tassā desanāya bhāginā bhavitabbanti
adissamānena kāyena satthu padānupadiko gantvā avidūre ṭhatvā dhammaṃ sutvā
satthari gacchantepi na gato, – ‘‘ime therā kiṃ karissantī’’ti dassanatthaṃ
pana tattheva ṭhito. Atha te dve there anuruddhattheraṃ paliveṭhente disvā, –
‘‘ime therā bhagavantaṃ nissāya pabbajjādayo sabbaguṇe adhigantvāpi bhagavatova
maccharāyanti, na sahanti, ativiya nilīyanti paṭicchādenti, na dāni tesaṃ paṭicchādetuṃ
dassāmi, pathavito yāva brahmalokā etesaṃ guṇe pakāsessāmī’’ti cintetvā yena
bhagavā tenupasaṅkami.
Lābhā vata, bhanteti ye, bhante, vajjiraṭṭhavāsino bhagavantañca ime ca
tayo kulaputte passituṃ labhanti, vandituṃ labhanti, deyyadhammaṃ dātuṃ
labhanti, dhammaṃ sotuṃ labhanti, tesaṃ lābhā, bhante, vajjīnanti attho. Saddaṃ
sutvāti so kira attano yakkhānubhāvena mahantaṃ saddaṃ katvā sakalaṃ vajjiraṭṭhaṃ
ajjhottharanto taṃ vācaṃ nicchāresi. Tena cassa tesu rukkhapabbatādīsu
adhivatthā bhummā devatā saddaṃ assosuṃ. Taṃ sandhāya vuttaṃ – ‘‘saddaṃ
sutvā’’ti. Anussāvesunti mahantaṃ saddaṃ sutvā sāvesuṃ. Esa nayo sabbattha.
Yāva brahmalokāti yāva akaniṭṭhabrahmalokā. Tañcepi kulanti, ‘‘amhākaṃ kulato
nikkhamitvā ime kulaputtā pabbajitā evaṃ sīlavanto guṇavanto ācārasampannā
kalyāṇadhammā’’ti evaṃ tañcepi kulaṃ ete tayo kulaputte pasannacittaṃ
anussareyyāti evaṃ sabbattha attho daṭṭhabbo. Iti bhagavā yathānusandhināva
desanaṃ niṭṭhapesīti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Cūḷagosiṅgasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.
-ooOoo-
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Chư vị a la hán đoạn tận phiền não thì có còn đạo tình thân thiết? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 2. Đức Phật thường thăm hỏi chư tỳ kheo mỗi khi các đệ tử đến thăm viếng. Điều nầy được xem là một pháp tánh tự nhiên của chư Phật toàn giác. Ngày nay chúng ta nên học hỏi điều gì từ điều nêu trên? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Chúng ta là phàm nhân có thể làm gì để có những thiện hữu đúng nghĩa? - TT Pháp Tân
Thảo luận 4. Trong cuộc sống hôm nay người ta thường là người hâm mộ (fan cứng) của những ca sĩ, diễn viên, chính trị gia... Sự hâm mộ như vậy có ảnh hưởng gì tới cuộc sống nội tâm? - ĐĐ Nguyên Thông
III Trắc Nghiệm