Tuesday, January 14, 2020

Bài học. Thứ Ba ngày 14 tháng 1, 2020

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Quyền
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  14/1/2020 
Tên bài kinh được đặt dựa trên nội dung dựa trên lời dạy của Đức Phật về đoạn tận ái chấp. Gọi là đại kinh vì bài kinh nầy dài hơn so với bài kinh trước ngắn hơn.
Bản dịch tiếng Việt trước kia còn có tên là Ái Tận Đại Kinh.

462. Đại ý Ðại kinh Ðoạn Tận Ái gì?

463. Tỳ kheo Sàti là ai? Tại sao nhận thức của vị ấy là sai lạc?
Đó là một tỳ kheo không học nhiều về giáo pháp mà chỉ chú tâm nghe và nhớ những câu chuyện tiền thân (Jataka). Từ những câu chuyện nầy vị tỳ kheo ấy chấp thủ quan điểm thường kiến là có một tự ngã thường hằng, dưới dạng tâm thức, đi từ kiếp nầy sang kiếp khác trong luân hồi sanh tử. Quan niệm nầy thật ra cũng rất phổ thông với nhiều Phật tử ngày nay với niềm tin về một linh hồn bất diệt.
464. Đức Phật dạy thế nào về sự sai lầm của thường kiến?
-       -    Sự hiện khởi của các thức đi chung với căn và cảnh.
-       -    Chất liệu nuôi dưỡng sự sanh khởi và tồn tại (tứ thực)
-       -    Ái dục là một đầu mối của duyên sinh.
-      -     Bài học về y tương sinh
-       -    Những vấn đề trong nhận thức về bản ngã
-         -  Bản chất hằng chuyển trong một kiếp sống
-         -  Sự tương tác giữa hai thế giới chủ quan và khách quan
-         -  Con đường tháo gỡ ngã chấp
-        -   Đoạn tận ái và trạng thái giải thoát
Có thể nói đây là bài kinh chứa đựng nhiều chi tiết quan trọng về sự sai lầm của thường kiến và con đường vượt thoát chấp thủ sai lầm ấy.

465. Tại sao sự chấp thủ thường kiến là không hiểu rõ về sự hiện khởi của các thức đi chung với căn và cảnh? 
Quan niệm thường kiến thường dựa trên lập luận về một tâm thức hay linh hồn bất diệt. Theo Phật pháp thì thức không sanh khởi độc lập mà đi chung với căn và cảnh:
“Này các Tỷ-kheo, do duyên mà thức sanh, và thức ấy có tên tùy theo duyên ấy.
Do duyên mắt và các sắc, thức sanh, và thức ấy có tên là nhãn thức.
Do duyên tai và các tiếng, thức sanh, và thức ấy có tên là nhĩ thức.
Do duyên mũi và các hương, thức sanh, và thức ấy có tên là tỷ thức.
Do duyên lưỡi và các vị, thức sanh, và thức ấy có tên là thiệt thức.
Do duyên thân và các xúc, thức sanh và thức ấy có tên là thân thức.
Do duyên ý và các pháp, thức sanh, và thức ấy có tên là ý thức.
Này các Tỷ-kheo, do duyên nào lửa sanh và lửa ấy có tên tùy theo duyên ấy: duyên củi, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa củi. Duyên vỏ gỗ bào, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa vỏ bào. Duyên cỏ, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa cỏ. Duyên phân bò, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa phân bò. Duyên trấu, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa trấu. Duyên đống rác, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa đống rác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên, thức sanh, và thức ấy có tên tùy theo duyên ấy. Do duyên mắt và các sắc, thức sanh, và thức ấy có tên là nhãn thức. Do duyên tai và các tiếng, thức sanh, và thức ấy có tên là nhĩ thức. Do duyên mũi và các hương, thức sanh, và thức ấy có tên và tỷ thức. Do duyên lưỡi và các vị, thức sanh, và thức ấy có tên là thiệt thức. Do duyên thân và các xúc, thức sanh, và thức ấy có tên là thân thức. Do duyên ý và các pháp, thức sanh, và thức ấy có tên là ý thức”.
Với sự kết hợp nầy thì rõ ràng căn thay đổi (như người già mắt mờ, tai điếc) hay cảnh thay đổi (nhưng hết thấy cảnh nầy sang cảnh khác) thì tâm thức phải thay đổi. Bảo rằng dù căn, cảnh thay đổi nhưng tâm thức thường hằng là không hiểu về xúc hay sự tập hợp của ba yếu tố căn, cảnh và thức.

466. Tại sao chấp thủ thường kiến là không hiểu rõ tất cả sự hiện hữu đều cần chất liệu nuôi dưỡng sự sanh khởi và tồn tại (tứ thực)?
Cũng như một ngọn lửa cháy nhờ nhiên liệu hay cây cỏ sống còn nhờ phân đất, tất cả sự tồn tại của pháp hữu vi đều cần chất liệu nuôi dưỡng để tồn tại mà Đức Phật gọi là tứ thực:
Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy sanh vật này không?

-- Bạch Thế Tôn, có thấy.

- -Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy sự tác thành sanh vật do món ăn ấy không?

-- Bạch Thế Tôn, có thấy.

-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy, do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật ấy cũng bị đoạn diệt không?

-- Bạch Thế Tôn, có thấy.

-- Này các Tỷ-kheo, vì do dự nên nghi hoặc sanh. Sanh vật này có thể không có mặt?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, vì do dự nên nghi hoặc sanh. Sự tác thành của món ăn ấy có thể có hay không?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, vì do dự nên nghi hoặc sanh. Do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật ấy có thể bị đoạn diệt hay không bị đoạn diệt?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, nếu thấy như thật với chánh trí tuệ, thì sự nghi ngờ này được trừ diệt. Sanh vật này có thể không có mặt?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, nếu thấy như thật với chánh trí tuệ, thì sự nghi ngờ này được trừ diệt. Sự tác thành của món ăn ấy có thể có hay không?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, nếu thấy như thật với chánh trí tuệ, thì sự nghi ngờ này được trừ diệt. Do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật có thể bị đoạn diệt hay không bị đoạn diệt?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, sanh vật này có mặt, (đối với vấn đề này), ở đây, các Ông có phải không có nghi hoặc không?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, sự tác thành của món ăn ấy, (đối với vấn đề này), ở đây, các Ông có phải không có nghi hoặc không?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật ấy có thể bị đoạn diệt, (đối với vấn đề này), ở đây, các Ông có phải không có nghi hoặc không?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, sanh vật này có mặt, (đối với vấn đề này) có phải các Ông khéo thấy nhờ như thật chánh trí tuệ không?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

- Này các Tỷ-kheo, sự hiện hữu của sanh vật ấy là do các món ăn ấy tác thành,... này, có phải các Ông khéo thấy nhờ như thật chánh trí tuệ không?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, do sự đoạn diệt các món ăn ấy, sanh vật ấy có thể bị đoạn diệt, (đối với vấn đề này), có phải các Ông khéo thấy nhờ như thật chánh trí tuệ không?

-- Bạch Thế Tôn, có vậy.

-- Này các Tỷ-kheo, đối với tri kiến này được thanh tịnh như vậy, được làm cho trong sáng như vậy, nếu các Ông chấp trước, lấy làm hãnh diện, truy cầu, xem là của mình, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thể hiểu ví dụ chiếc bè, nói Pháp được giảng dạy là để đưa vượt qua, không phải để nắm lấy?

-- Bạch Thế Tôn, không.

-- Nhưng này các Tỷ-kheo, đối với tri kiến này được thanh tịnh như vậy, được làm cho trong sáng như vậy, nếu các Ông không chấp trước, không lấy làm hãnh diện, không truy cầu, không xem là của mình, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thể hiểu ví dụ của mình, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thể hiểu ví dụ là của mình, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thể ví dụ chiếc bè, nói Pháp được giảng dạy là để đưa vượt qua, không phải để nắm lấy?

-- Bạch Thế Tôn, có.

-- Này các Tỷ-kheo, có bốn món ăn giúp cho an trú các loài hữu tình đã sanh hay phò trợ các loài hữu tình sẽ sanh. Thế nào là bốn? Ðoàn thực hoặc thô hoặc tế, thứ hai là xúc thực, thứ ba là tư niệm thực, và thứ tư là thức thực.

Và này các Tỷ-kheo bốn món ăn này, lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Bốn món ăn này lấy ái làm nhân duyên, lấy ái làm tập khởi, lấy ái làm sanh chủng, lấy ái làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, ái này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Ái lấy thọ làm nhân duyên, lấy thọ làm tập khởi, lấy thọ làm sanh chủng, lấy thọ làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, thọ này lấy gì làm nguyên nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Thọ lấy xúc làm nhân duyên, lấy xúc làm tập khởi, lấy xúc làm sanh chủng, lấy xúc làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, xúc này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Xúc lấy sáu nhập làm nhân duyên, lấy sáu nhập làm tập khởi, lấy sáu nhập làm sanh chủng, lấy sáu nhập làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, sáu nhập này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Sáu nhập lấy danh sắc làm nhân duyên, lấy danh sắc làm tập khởi, lấy danh sắc làm sanh chủng, lấy danh sắc làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, danh sắc này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Danh sắc lấy thức làm nhân duyên, lấy thức là tập khởi, lấy thức làm sanh chủng, lấy thức làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, thức này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Thức lấy hành làm nhân duyên, lấy hành làm tập khởi, lấy hành làm sanh chủng, lấy hành làm nguyên nhân. Này các Tỷ-kheo, các hành này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Các hành lấy vô minh làm nhân duyên, lấy vô minh làm tập khởi, lấy vô minh làm sanh chủng, lấy vô minh làm nguyên nhân”.

Như vậy Phật pháp dạy rằng tất cả hiện tượng vật chất hay tâm thức đều tồn tại do chất liệu nuôi dưỡng hay tứ thực. Chất liệu nuôi dưỡng vô thường thì tâm thức không thể hằng cữu.

(Còn tiếp)



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây nói lên sự khác biệt giữa tâm thức trong Phật học và linh hồn theo thường thức?
 A. Theo Phật Pháp thì tất cả hiện hữu của vật chất và tâm thức đều là dòng sanh diệt tiếp nối của những đơn vị cực vi được gọi là sát na tâm pháp hay sắc pháp/ 
B. Theo Phật Pháp thì sự hiện hữu trước mắt do tác động từ quá khứ nhưng không nên nói quá khứ với hiện tại là một thí dụ như lửa của một ngọn nến lúc mới thắp và lúc sắp tàn không thể nói là hai mà cũng không thể là một (hằng hữu) / 
C. Tâm thức, cũng như vật chất, có tự tánh hay bản chất riêng bị chi phối bởi nhiều nhân nhiều duyên nên không thể nói là tự ngã là ngã sở (bản ngã) / 
D. Cả ba câu trên

TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 1:D

Trắc nghiệm 2. Tại sao tâm thức không thể là linh hồn bất diệt?
 A. Vì thức phải đi với căn, cảnh mà căn cảnh thì vô thường nên tâm thức không thể là bất biến /
B. Vì tâm lý là một hiện tượng tác động dây chuyền như xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ chứ không phải là một trạng thái duy nhất.
C. Nếu tâm thức là linh hồn bất biến thì không cần phải tu tập nội tâm vì nội tâm với thanh tịnh, tinh khôi từ ban đầu và không có dịch chuyển/
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 2: D

 Trắc nghiệm 3. Tứ thực hay bốn chất liệu nuôi dưỡng trong Phật học dạy điều nào sau đây?
 A. Bốn loại thức ăn: khai vị, món chính, tráng miệng và thức ăn vặt  /
 B. Bốn loại thức ăn: thức ăn cho thân thể, thức ăn cho tinh thần, thức ăn cho trí tuệ, thức ăn cho niềm vui
/ C. Bốn loại thức ăn: Cơm bánh.. nuôi thân, cảnh nuôi tâm, tâm nuôi dưỡng sự sống (danh sắc), nghiệp tạo tác nuôi duỡng luân hồi / 
D. Bốn thứ thức ăn: chất rắn, chất loãng, chất khí và điện năng


TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 3: C



No comments:

Post a Comment