Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 23/1/2020
43. Ðại kinh Phương Quảng (Mahàvedalla sutta)(tiếp theo)
503. Hai bậc đại trí đã đàm luận thế nào về cái biết của
thức?
Toàn bộ sự phân tích về tâm và trí trong bài kinh nầy được vấn
đáp trong phạm vi tâm thái của một hành giả trên hành trình tu tập. Đối với một
vị có kiến thức về A tỳ đàm và pháp hành chỉ, quán thì những phân tích ở đây đặc
biệt lợi ích.
Cái biết của thức hay thức tri là nhận biết của cảnh khổ, cảnh
lạc, cảnh bất khổ bất lạc. Cái biết của thức (thức tri) có thể có thể đi chung
hoặc tách rời cái biết của trí (tuệ tri). Tôn giả Sàriputta đưa ra dẫn chứng một
điểm cụ thể: Tuệ tri có thể được huân tu nhưng thức tri thì chỉ có thể nhận hiểu:
-- Thức, thức, này Hiền giả, được gọi là như vậy, Này Hiền
giả, như thế nào được gọi là thức?
-- Này Hiền giả, vì thức tri, thức tri, này Hiền giả nên được
gọi là có thức. Thức tri gì? Thức tri lạc, thức tri khổ, thức tri bất khổ bất lạc.
Vì thức tri, thức tri, này Hiền giả, nên được gọi là có thức.
-- Nầy Hiền giả, trí tuệ như vậy, thức như vậy, những pháp
này được kết hợp hay không được kết hợp? Có thể chăng, nêu lên sự sai khác giữa
những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần?
-- Này Hiền giả, trí tuệ như vậy, thức như vậy, những pháp
này được kết hợp, không phải không kết hợp. Không có thể nêu lên sự sai khác giữa
những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần. Này Hiền giả, điều gì tuệ
tri được là thức tri được, điều gì thức tri được là tuệ tri được. Do vậy, những
pháp này được kết hợp, không phải không kết hợp, và không có thể nêu lên sự sai
khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần.
-- Này Hiền giả, trí tuệ như vậy, thức như vậy, thế nào là sự
sai khác giữa những pháp được kết hợp, không phải không kết hợp này?
-- Này Hiền giả, trí tuệ như vậy, thức như vậy, giữa những
pháp được kết hợp, không phải không được kết hợp này, trí tuệ cần phải được tu
tập (Bhavetabba), còn thức cần phải được liễu tri (Parinneyyam) như vậy là sự
sai khác giữa những pháp này.
503. Cái biết của thọ và cái biết của tưởng được định
nghĩa và so sánh thế nào?
Cái biết của thọ là cái biết của cảm giác (vedeti). Có ba thứ
cảm thọ là khổ thọ, lạc thọ, bất lạc bất khổ thọ. Cảm thọ trong Phật Pháp đơn
thuần là cảm biến đối với cảnh chứ không phải là phản ứng thích, không thích
hay thản nhiên. Sớ giải đặc biệt nhấn mạnh chỉ có cảm thọ chứ không có người cảm
thọ:
-- Cảm thọ, cảm thọ, này Hiền giả, được gọi là như vậy. Này
Hiền giả, như thế nào được gọi là cảm thọ?
-- Này Hiền giả, cảm thọ, cảm thọ (Vedeti), nên được gọi là
cảm thọ. Và cảm thọ gì? Cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ bất khổ bất lạc. Này
Hiền giả, cảm thọ, cảm thọ, nên được gọi là cảm thọ.
Cái biết của tưởng hay tưởng tri (sañjānāti) là cái biết cảnh
trạng lại. Cảnh ở đây là màu sắc của kasina hay đề mục niệm gồm bốn màu gốc của
tất cả màu sắc là xanh, vàng, đỏ, trắng:
-- Này Hiền giả, tưởng, tưởng (Sanna) được gọi là như vậy.
Này Hiền giả, như thế nào được gọi là tưởng?
-- Tưởng tri, tưởng tri (Sanjanati), này Hiền giả, nên được
gọi là tưởng, Và tưởng tri gì? Tưởng tri màu xanh, tưởng tri màu vàng, tưởng
tri màu đỏ, tưởng tri màu trắng. Tưởng tri, tưởng tri, này Hiền giả, nên được gọi
là tưởng.
-- Này Hiền giả, thọ như vậy, tưởng như vậy, những pháp này
được kết hợp hay không được kết hợp? Có thể chăng, nêu lên sự sai khác giữa những
pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần?
-- Này Hiền giả, cảm thọ như vậy, tưởng như vậy, những pháp
này được kết hợp, không phải không được kết hợp. Không có thể nêu lên sự sai
khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần. Này Hiền giả, điều
gì cảm thọ được là tưởng tri được, điều gì tưởng tri được là cảm thọ được. Do vậy,
những pháp này được kết hợp, không phải không được kết hợp, và không có thể nêu
lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần.
Cũng như cái biết của trí và cái biết của thức, đoạn nầy so
sánh cái biết của thọ và cái biết của tưởng có thể đi chung và có thể tách rời.
Trong tâm thiền có cái biết của cảm biến đối với cảnh (thọ) mà cũng có cái biết
của ấn tượng sắc màu (tưởng tri).
Sự phân tích ở đây rất quan trọng để hiểu về sự chứng đạt cao
tột của tâm giải thoát và tuệ giải thoát được đề cập sau nầy về “diệt thọ tưởng
định”
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Sự phân biệt tuệ tri, thức tri, tưởng tri, thọ tri (cảm giác) có lợi ích gì cho hành giả tu tập? - TT Pháp Tân
Thảo luận 3. TT Giác Đẳng đúc kết bài học
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Cái biết nào sau đây là sự nhận biết do ấn tượng từ quá khứ?
A. Tuệ tri /
B. Thức tri /
C. Tưởng tri /
D. Thọ tri (cảm giác)
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 1 : C.
Trắc nghiệm 2. Cái biết nào sau đây sự nhận biết cảnh đơn thuần?
A. Tuệ tri /
B. Thức tri /
C. Tưởng tri /
D. Thọ tri (cảm giác)
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2: B
Trắc nghiệm 3. Cái biết nào sau đây sự nhận hiểu cảnh có nhân có quả, có chiều sâu?
A. Tuệ tri /
B. Thức tri /
C. Tưởng tri /
D. Thọ tri (cảm giác)
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3:A
Trắc nghiệm 4. Cái biết nào sau đây là sự cảm biến của tâm khi cảnh sanh khởi?
A. Tuệ tri /
B. Thức tri /
C. Tưởng tri /
D. Thọ tri (cảm giác)
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4 : D.
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4 : D.
No comments:
Post a Comment