Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 2/1/2020
25. Kinh Bẫy mồi (Nivàpa sutta)
362. Tại sao gọi là Kinh Bẫy mồi (Nivàpa sutta)?
Tên kinh lấy từ thí dụ trong bài kinh mà trong đó người thợ săn dùng bẫy mồi để dụ bắt những con nai. Dụ ngôn nầy để chỉ cho những cạm bẫy mà một người tu tập có thể vướng phải.
363. Đại ý Kinh Bẫy mồi (Nivàpa sutta) là gì?
Đây là một pháp thoại được Đức Thế Tôn giảng cho Tăng chúng trong sinh hoạt hằng ngày tại chùa Jetavana, Sàvatthi. Nội dung bài kinh mang một thí dụ về bốn đàn nai đối với bẫy mồi của thợ săn.
Trên thực tế thì nai là loài ưa thích sống giữa lằn ranh của rừng rậm hoang dã và xóm làng. Những con nai thường có khả năng thích nghi rất tốt và rất khôn ngoan để đối phó với những cách săn bắt khác nhau của con người.
Trong bài kinh nầy Đức Phật dùng bốn đàn nai để làm thí dụ:
Đàn nai mê ăn mồi nên dễ dàng sa vào bẫy
Đàn nai biết mồi là nguy hiểm nên trốn sâu vào rừng rơi vào tình trạng đói kém nghiêm trọng nên cuối cùng trở lại tìm thức ăn và bị thơ săn bắt.
Đàn nai thứ ba học được kinh nghiệm đau thương của hai đàn nai trước đi tìm nơi ẩn trú nhưng vì thỉnh thoảng phải đi tìm thức ăn nhưng mê ăn đến độ quên mình nên cuối cùng bị thợ săn phát hiện rồi cũng bị bắt.
Đàn nai thứ tư tinh khôn biết tìm nơi ẩn núp khó tìm; ăn thì ăn nhưng chẳng say đắm thức ăn đến mức quên mình; không để lại dấu vết những chỗ đến đi khiến thợ săn bó tay không làm gì được.
364. Thí dụ về đàn nai mê ăn mồi nên dễ dàng sa vào bẫy được Thế Tôn chỉ cho hạng người tu tập thế nào?
Đó là những sa môn, bà la môn hay người tu tập lợi dưỡng. Do lợi dưỡng nên dể dàng bị uế nhiễm bởi trần cảnh. Từ đó phóng dật và rơi vào vòng cương toả của ác ma.
365. Thí dụ đàn nai biết mồi là nguy hiểm nên trốn sâu vào rừng rơi vào tình trạng đói kém nghiêm trọng nên cuối cùng trở lại tìm thức ăn và bị thơ săn bắt để nói cho hạng người tu tập thế nào?
Thí dụ nầy chỉ cho những người khổ hạnh ép xác. Ở giai đoạn đầu có vẻ như thượng sách nhưng vì sự hành xác không mang lại giải thoát đích thực mà trái lại khi bỏ cuộc thì lao mình vào sự hưởng thụ dục lạc rồi sa đoạ.
367. Thí dụ về đàn nai thứ ba học được kinh nghiệm đau thương của hai đàn nai trước đi tìm nơi ẩn trú nhưng vì thỉnh thoảng phải đi tìm thức ăn nhưng mê ăn đến độ quên mình nên cuối cùng bị thợ săn phát hiện rồi cũng bị bắt ám chỉ những ai?
Đó là những người tu tập tương đối có trình độ nhưng rơi vào kiến chấp, khao khát tri thức, đam mê triết lý để rồi cuối cùng không làm được điều quan trọng của đời sống phạm hạnh là đoạn tận kiết sử , thành tựu chánh trí.
368. Dụ ngôn đàn nai thứ tư tinh khôn biết tìm nơi ẩn núp khó tìm; ăn thì ăn nhưng chẳng say đắm thức ăn đến mức quên mình; không để lại dấu vết những chỗ đến đi khiến thợ săn bó tay không làm gì được dùng để nói lên hạng người nào?
Đó là những bậc tu hành tu tập chỉ quán vượt qua tất cả giai đoạn của hành trình cuối cùng chứng đắc cả hai tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Đên đi giữa cuộc đời không để lại dấu vết và ác ma không tìm bắt được.
369. Ác ma trong bài kinh nầy là một cách nói ví von (nhân cách hoá) hay là một thực hữu?
Đây là điểm thú vị trong kinh điển. Năm loại ma được đề cập trong kinh điển là: 1. Phiền não ma (Kilesamāra). 2. Ngũ uẩn ma (Khandhamāra). 3. Sở hành ma (Abhisaṅkhāramāra). 4. Thiên ma (Devaputtamāra). 5. Tử thần ma (Maccumāra) bao gồm cả hai khái niệm.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Tại sao phần đông quần chúng hâm mộ những người tu lập hạnh đặc dị? - ĐĐ Nguyên Thông
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Đàn nai nào sau đây được ví dụ cho hạng tu hành bị vướng vấp vào kiến chấp?
A. Đàn nai thứ nhất /
B. Đàn nai thứ hai /
C. thứ ba /
D. Đàn nai thứ tư
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 1: C
Trắc nghiệm 2. Đàn nai nào sau đây được ví dụ cho hạng tu hành bị vướng vấp vào cực đoan khổ hạnh?
A. Đàn nai thứ nhất /
B. Đàn nai thứ hai /
C. Đàn nai thứ ba /
D. Đàn nai thứ tư
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 2:B
Trắc nghiệm 3. Đàn nai nào sau đây được ví dụ cho hạng tu hành đến đi không để lại dấu vết, làm mù mắt ác ma?
A. Đàn nai thứ nhất /
B. Đàn nai thứ hai /
C. Đàn nai thứ ba /
D. Đàn nai thứ tư
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3:D
Trắc nghiệm 4. Đàn nai nào sau đây được ví dụ cho hạng tu hành bị vướng vấp vào lợi dưỡng?
A. Đàn nai thứ nhất /
B. Đàn nai thứ hai /
C. Đàn nai thứ ba /
D. Đàn nai thứ tư
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4:A
Trắc nghiệm 2. Đàn nai nào sau đây được ví dụ cho hạng tu hành bị vướng vấp vào cực đoan khổ hạnh?
A. Đàn nai thứ nhất /
B. Đàn nai thứ hai /
C. Đàn nai thứ ba /
D. Đàn nai thứ tư
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 2:B
Trắc nghiệm 3. Đàn nai nào sau đây được ví dụ cho hạng tu hành đến đi không để lại dấu vết, làm mù mắt ác ma?
A. Đàn nai thứ nhất /
B. Đàn nai thứ hai /
C. Đàn nai thứ ba /
D. Đàn nai thứ tư
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3:D
Trắc nghiệm 4. Đàn nai nào sau đây được ví dụ cho hạng tu hành bị vướng vấp vào lợi dưỡng?
A. Đàn nai thứ nhất /
B. Đàn nai thứ hai /
C. Đàn nai thứ ba /
D. Đàn nai thứ tư
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4:A
No comments:
Post a Comment