Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 20/1/2020
Cũng như bài kinh trước, kinh số 39. tên bài kinh được đặt theo
địa danh có tên là Assapura (Mã Thôn). Đây là nơi Đức Phật giảng kinh nầy. Trùng tên với bài kinh trước nhưng bài kinh nầy
ngắn hơn nên gọi là tiểu kinh.
Tên kinh lấy theo bản tiếng Việt trước đây thay vì gọi là “Tiểu
kinh Xóm Ngựa” như bản san định.
488. Đại ý Tiểu kinh Mã Thôn (Cùla’assapura sutta)là gì?
the present sutta
speaks of “the way proper to the recluse”
Không ít những tu sĩ
thường dành phần lớn thì giờ cho những hạnh mang tánh hình thức vốn được ngưỡng
mộ bởi quần chúng hoặc “xưa bày nay làm” mà không có giá trị thật sự:
Này các Tỷ-kheo, Ta
không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị mang đại y (Sanghati) chỉ tùy thuộc vào
mang đại y. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị lõa thể
chỉ tùy thuộc vào lõa thể. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một
vị sống thoa bụi và đất chỉ tùy thuộc vào hạnh thoa bụi và đất. Này các Tỷ-kheo,
Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị sống theo lễ nghi tắm rửa chỉ tùy thuộc
vào lễ nghi tắm rửa. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị
sống dưới gốc cây chỉ tùy thuộc vào hạnh sống dưới gốc cây. Này các Tỷ-kheo, Ta
không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị sống ngoài trời chỉ tùy thuộc vào hạnh sống
ngoài trời. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của người theo hạnh
đứng thẳng chỉ tùy thuộc vào hạnh đứng thẳng. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng
Sa-môn hạnh của một vị ăn uống có định kỳ chỉ tùy thuộc vào hạnh ăn uống có định
kỳ. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của người sống theo chú thuật
chỉ tùy thuộc vào hạnh sống theo chú thuật. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng
Sa-môn hạnh của vị bện tóc chỉ tùy thuộc vào hạnh bện tóc.
490.Những pháp bất
thiện nội tại nào mà một sa môn cần từ bỏ?
Đó là những pháp bất
thiện khiến lời nói, hành động và ý nghĩ bị vẩn đục: tham dục, sân hận, phẫn nộ,
thù hằn, giả dối, não hại, tật đố, xan lẫn, man trá, xảo quyệt, ái dục, tà kiến
như đoạn sau từ chánh kinh:
Này các Tỷ-kheo, thế
nào là Tỷ-kheo thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn? Này các Tỷ-kheo, đối
với Tỷ-kheo có tâm tham dục và lòng tham dục được đoạn diệt, có tâm sân hận và
lòng sân hận được đoạn diệt, có tâm phẫn nộ và lòng phẫn nộ được đoạn diệt, có
tâm hiềm hận và lòng hiềm hận được đoạn diệt, có tâm giả dối và lòng giả dối được
đoạn diệt, có tâm não hại và lòng não hại được đoạn diệt, có tâm tật đố và lòng
tật đố được đoạn diệt, có tâm xan lẩn và lòng xan lẩn được đoạn diệt, có tâm
man trá và lòng man trá được đoạn diệt, có tâm xảo trá và lòng xảo trá được đoạn
diệt, có tâm ái dục và lòng ái dục được đoạn diệt, có tà kiến và tà kiến được
đoạn diệt... Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, nếu vị ấy thực hành các pháp môn xứng
đáng bậc Sa-môn, thì có thể đoạn diệt được những cấu uế cho Sa-môn, những tỳ vết
cho Sa-môn, những lỗi lầm cho Sa-môn, đọa sanh vào đọa xứ, sự thọ lãnh các ác
thú.
491.
Những thiện pháp nào mà một sa môn nên có?
Đó là tâm lân mẫn, bi mẫn, tuỳ hỉ và an nhiên đối với muôn
loài chúng sanh:
Vị ấy thấy tự ngã được gột sạch tất cả những ác, bất thiện
pháp và vị ấy thấy tự ngã được giải thoát. Do thấy tự ngã được gột sạch tất cả
những ác, bất thiện pháp ấy, do thấy tự ngã được giải thoát nên hân hoan sanh;
do tâm hân hoan nên hỷ sanh; do hỷ nên thân được khinh an; do thân khinh an nên
lạc thọ sanh; do lạc thọ nên tâm được định tĩnh.
Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ,
cũng vậy, phương thứ hai, cũng vậy, phương thứ ba, cũng vậy, phương thứ tư. Như
vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô
biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên,
không hận không sân.
Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi,
cũng vậy, phương thứ hai, cũng vậy, phương thứ ba, cũng vậy, phương thứ tư. Như
vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô
biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với bi, quảng đại vô biên,
không hận không sân.
Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với hỷ,
cũng vậy, phương thứ hai, cũng vậy, phương thứ ba, cũng vậy, phương thứ tư. Như
vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô
biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với hỷ, quảng đại vô biên,
không hận không sân.
Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả,
cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy
cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên
giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận,
không sân.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Tại sao chúng ta thường chú trọng về hình thức hơn là thực chất của cuộc sống, nhất là trong giới tu hành? - TT Pháp Tân
Thảo luận 3. Một vị chuyên tâm huân tu bốn pháp từ, bi, hỷ, xả sẽ có thái độ tích cực đối với muôn loài chúng sanh nhưng sự tu tập bốn vô lượng tâm có thay đổi bản thân chăng? - TT Tuệ Quyền
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment