Monday, January 13, 2020

Bài học. Thứ Hai ngày 13 tháng 1, 2020

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  13/1/2020 

Tên của bài kinh dựa trên ý nghĩa câu hỏi của thiên chủ Sakka và câu trả lời của của Đức Phật về thế nào là đọan tận ái dục. Bài kinh nầy gọi là tiểu kinh vì có bài kinh khác tiếp theo cùng tên nhưng dài hơn.    
451. Đại ý Tiểu kinh Ðoạn Tận Ái là gì?

Là thiên chủ cõi Đạo lợi hay Tam thập tam thiên, một trong sáu cõi trời dục giới. Vị nầy là một thánh đệ tử Phật được nhắc nhiều trong tam tạng với nhiều tên gọi khác nhau. Kinh Đế Thích Sở Vấn là bài kinh dài nhất có liên quan tới vị nầy.
453. Đức Phật trả lời thế nào về một bậc đoạn tận ái?
Câu trả lời của Đức Phật rất ngắn gọn:
“Ở đây, này Thiên chủ, Tỷ-kheo được nghe như sau: "Thật không xứng đáng, nếu có thiên chấp đối với tất cả pháp (sabbe dhammā nālaṁ abhinivesāyā’ti) . Này Thiên chủ, nếu Tỷ-kheo được nghe như sau: "Thật không xứng đáng, nếu có thiên chấp đối với tất cả pháp", vị ấy biết rõ tất cả pháp. Sau khi biết rõ tất cả pháp, vị ấy biết một cách rốt ráo tất cả pháp. Do biết một cách rốt ráo tất cả pháp, nếu có một cảm thọ nào, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy. Vị ấy nhờ sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy, nên không chấp trước một vật gì ở đời; do không chấp trước nên không phiền não, do không phiền não, vị ấy chứng đạt Niết-bàn. Vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa". Này Thiên chủ, một cách tóm tắt, đến mức độ như vậy, một Tỷ-Kheo ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người.”

454. Thế nào là ý nghĩa của câu “Thật không xứng đáng, nếu có thiên chấp đối với tất cả pháp”?
Là thấy được tất cả hiện tượng gọi là hữu vi hay pháp hành dù quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần đề có chung bản chất.


455. “Thế nào là ý nghĩa của câu vị ấy biết rõ tất cả pháp?
Là biết rõ không có sai biệt.
456. Thế nào là ý nghĩa của câu vị ấy biết một cách rốt ráo tất cả pháp?
Là hiểu một cách quán triệt.
457. Thế nào là ý nghĩa của câu nếu có một cảm thọ nào, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy?
Là thấy được được cảm giác nội tại cũng không khác biệt do quán tánh vô thường nên dẫn đến ly tham, đoạn diệt, xả ly các cảm thọ
458. Thế nào là ý nghĩa của câu không chấp trước một vật gì ở đời; do không chấp trước nên không phiền não, do không phiền não, vị ấy chứng đạt Niết-bàn.
Tất cả những hệ luỵ đều từ ái chấp. Không ái chấp thì phiền não đoạn tận và chứng đạt Niết bàn
459. Thế nào là ý nghĩa của câu Vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa".
Đó là nhận thức về sự giải thoát hoàn toàn của một vị đạt đến sự tu chứng tối hậu.
460. Tôn giả Mục Kiền Liên đã nhận định thế nào về thiên chủ Sakka sau đó?
Tôn giả với thần thông lên cõi trời Đao lợi nhận ra với phước báu thù thắng thiên chủ Sakka có một đời sống với muôn vàn thiên lạc, thiên phúc nhưng vị nầy vẫy nhớ rõ lời Phật dạy.





II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Thiên chú Sakkha có gì đặc biệt so với các thiện khác theo tam tạng Pàli ? - TT Tuệ Siêu 


Thảo luận 2. Cảm thọ khổ, lạc ở trang thái nào là khách quan ? ở trạng thái nào là chủ quan ? - TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 3. Có câu Phật ngôn : " vị đệ tử thấy và hiểu thế rồi sanh tâm nhàm chán ( yểm ly ) , do nhàm chán nên ly tham , do ly tham tâm được giải thoát " Sự nhàm chán ở đây nên được hiểu như thế nào ? - TT Tuệ  Quyền 


Thảo luận 4. Chư thiên là hạng chúng sanh có nhiều phước báu. Nhưng nếu aí chấp thiên lạc thì có dẫn đến sa đọa chăng ? - ĐĐ Pháp Tín 



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment