Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: ĐĐ Pháp Tín
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 24/1/2020
43. Ðại kinh Phương Quảng (Mahàvedalla sutta)(tiếp theo)
504. Khi được hỏi về một nội tâm hoàn toàn không liên hệ
với năm trần cảnh Tôn giả Sàriputta trả lời thế nào?
Đó là trình độ vượt khỏi dục giới và sắc giới đưa đến chứng
ngộ thiền vô sắc:
-- Này Hiền giả, ý thức thanh tịnh, không liên hệ đến năm
căn có thể đưa đến gì?
-- Này Hiền giả, ý thức thanh tịnh, không liên hệ đến năm
căn, có thể đưa đến Hư không vô biên xứ; hư không là vô biên, có thể đưa đến Thức
vô biên xứ; thức là vô biên, có thể đưa đến Vô sở hữu xứ, không có sự vật gì.
Theo Sớ giải thì tầng thiền vô sắc cao nhất là phi tưởng phi
phi tưởng quá tế nhị để quán sát bằng tuệ quán. Và ba tầng thiền vô sắc không vô
biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ chỉ có thể quán sát bằng con mắt tuệ:
-- Này Hiền giả, pháp gì đưa đến nhờ gì có thể tuệ tri điều
trên?
-- Này Hiền giả, nhờ tuệ nhãn, pháp được đưa đến có thể tuệ
tri.
-- Này Hiền giả, cái gì là mục đich của tuệ quán?
-- Này Hiền giả, trí tuệ có thể dẫn đến
thắng tri (Abhinnattha), có thể dẫn đến liễu tri (Parinnattha), có thể dẫn đến đoạn tận
(Pahanattha).
505. Chánh tri kiến có thể có được do duyên gì?
Ngài Sàriputta trả lời rằng có hai yếu tố tạo nên chánh tri
kiến: a. Được khai thi do bởi Đức Phật hay các đệ tử Phật (thinh văn) và b. Thành
tựu nhờ như lý tác ý:
-- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên khiến chánh tri kiến
sanh khởi?
-- Này Hiền giả, có hai duyên khiến chánh tri kiến sanh khởi:
Tiếng của người khác và như lý tác ý. Này Hiền giả, do hai duyên này, chánh tri
kiến sanh khởi.
Khi được hỏi pháp nào hỗ trợ cho chánh tri kiến thì Tôn giả
Sàriputta trả lời có năm pháp: giới hạnh tốt đẹp, nghe nhiều học rộng, đàm luận
nghĩa lý, tu chỉ, tu quán:
-- Này Hiền giả, chánh tri kiến phải được hỗ trợ bởi bao
nhiêu chi phần để có tâm giải thoát quả, tâm giải thoát quả công đức, và tuệ giải
thoát quả, tuệ giải thoát quả công đức?
-- Này Hiền giả, chánh tri kiến phải được hỗ trợ bởi năm chi
phần để có tâm giải thoát quả, tâm giải thoát quả công đức, tuệ giải thoát quả
và tuệ giải thoát quả công đức. Ở đây, này Hiền giả, chánh tri kiến có giới hỗ
trợ, có văn (Suta) hỗ trợ, có thảo luận hỗ trợ, có chỉ (Samatha) hỗ trợ, có
quán (Vipassana) hỗ trợ. Này Hiền giả, chánh tri kiến được hỗ trợ bởi năm chi
phần này để có tâm giải thoát quả, tâm giải thoát quả công đức, tuệ giải thoát
quả và tuệ giải thoát quả công đức.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận: TT Giác Đẳng đúc kết bài học 43. Ðại kinh Phương Quảng (Mahàvedalla sutta)
TK Giac Dang: pañcahi kho, āvuso, aṅgehi anuggahitā sammādiṭṭhi cetovimuttiphalā ca hoti cetovimuttiphalānisaṁsā ca, paññāvimuttiphalā ca hoti paññāvimuttiphalānisaṁsā ca. idhāvuso, sammādiṭṭhi sīlānuggahitā ca hoti, sutānuggahitā ca hoti, sākacchānuggahitā ca hoti, samathānuggahitā ca hoti, vipassanānuggahitā ca hoti. imehi kho, āvuso, pañcahaṅgehi anuggahitā sammādiṭṭhi cetovimuttiphalā ca hoti cetovimuttiphalānisaṁsā ca, paññāvimuttiphalā ca hoti paññāvimuttiphalānisaṁsā cā”ti.
Thảo luận 2. Ý nghĩa của chữ ànisamsa -lợi lạc (bản dịch là công đức) trong các chữ cetovimuttiphalānisaṁsā , paññāvimuttiphalānisaṁsā nên được hiểu thế nào? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Phải chăng qua pháp đàm giữa hai bậc đại đệ tử Phật cho thấy phải chăng ở trình độ cao của pháp hành vẫn cần hỗ trợ của pháp học? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Vipassana trong kinh điển có hẳn hoàn toàn đồng nghĩa với pháp tứ niệm xứ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Phải chăng qua pháp đàm giữa hai bậc đại đệ tử Phật cho thấy phải chăng ở trình độ cao của pháp hành vẫn cần hỗ trợ của pháp học? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Vipassana trong kinh điển có hẳn hoàn toàn đồng nghĩa với pháp tứ niệm xứ? - TT Tuệ Siêu
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment