Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 30/1/2020
45. Tiểu kinh Pháp hành
(Cùladhammasamàdàna sutta)
525. Tại sao gọi Tiểu kinh
Pháp hành?
Pháp hành – dhammasamādāna - chỉ so sự hành trì có chủ tâm
hay quyết tâm. Tên được đặt theo nội dung của pháp thoại Đức Phật giảng cho chư
tỳ kheo. Có bài kinh cùng tên sau bài kinh nầy nội dung dài hơn nên bài nầy gọi
là tiểu kinh.
526. Đại ý Tiểu kinh Pháp hành là gì?
1.
Hiện tại lạc, vị lai khổ.
3.
Hiện tại khổ, vị lai lạc;
4.
Hiện tại lạc, vị lai cũng an lạc.
527. Thế nào là sự
hành trì hiện
tại lạc, vị lai khổ?
Là sự hành trì của những sa môn bà la môn có cái nhìn là
hưởng thụ dục lạc không có nguy hại gì. Do quan niệm và lối sống nầy đưa vị vào
khổ cảnh của kiếp sau:
Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn thuyết như sau, có sở kiến
như sau: "Không có lỗi trong các dục". Sau khi đắm mình trong các dục,
khi thân hoại mạng chung, các vị ấy phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa
ngục. Ở đây, họ cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt.
Đức Phật cũng nêu thêm một thí dụ giải thích tại sao hưởng
thụ dục lạc đưa đến đoạ lạc là vì là nguyên nhân tạo nên giãi đãi:
Này các Tỷ-kheo, ví như vào cuối tháng mùa nóng, một bẹ hột
giống cây leo nứt ra và này các Tỷ-kheo, một hột giống cây leo rơi dưới gốc một
cây sala. Này các Tỷ-kheo, các vị thần ở trên cây sala ấy lo sợ, run sợ, và hoảng
sợ. Bạn bè thân hữu, bà con huyết thống các vị thần trên cây sala ấy, thần vườn,
thần rừng, thần cây, thần các dược thảo, cỏ, rừng hội họp lại, an ủi như sau:
"Này Tôn giả, chớ có sợ hãi! Này Tôn giả, chớ có sợ hãi! Vì hạt giống ấy,
con khổng tước có thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có thể đốt, người làm rừng
có thể nhặt đi, các loài mối có thể ăn, hay hạt giống có thể không nẩy mầm".
Nhưng này các Tỷ-kheo, hạt giống ấy, con khổng tước không nuốt, con nai không
ăn, lửa rừng không đốt, người làm rừng không nhặt đi, các loài mối không ăn, và
hạt giống có thể nẩy mầm. Ðược mưa lớn nhờ các làn mây đúng mùa, hạt giống ấy
được lớn lên, và một dây leo trẻ, mềm mại, có lông, chậm chậm mọc lên và bám
dính cây sala ấy. Này các Tỷ-kheo, các vị thần trên cây sala ấy suy nghĩ như
sau: "Không hiểu vì sao các Tôn giả bạn bè thân hữu, bà con huyết thống ấy,
các thần vườn, thần rừng, thần cây, các vị thần trên các dược thảo, cỏ, rừng,
thấy sự sợ hãi tương lai trong hột giống, hội họp lại, an ủi như sau: "Này
Tôn giả, chớ có sợ hãi! Này Tôn giả chớ có sợ hãi! Vì hột giống ấy, con khổng
tước có thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có thể đốt, những người làm rừng
có thể nhặt đi, các loài mối có thể ăn, hay hạt giống có thể không nẩy mầm".
Khoái lạc thay sự xúc chạm của cây leo trẻ trung mềm mại, có lông đang bám
vào!" Cây leo ấy có thể bao trùm cây sala ấy, sau khi bao trùm, liền làm
thành một tàn che trên cây ấy, và ở dưới khởi lên cả một lùm cây rậm rạp. Khi ở
dưới khởi lên cả một lùm cây rậm rạp, các cành lớn của cây sala ấy có thể bị
bóp nghẹt. Rồi này các Tỷ-kheo, các thần trú trên cây sa la ấy suy như sau:
"Chính vì thấy sự sợ hãi tương lai này, trong hột giống cây leo ấy mà những
Tôn giả, bạn bè thân hữu, bà con huyết thống ấy, các thần vườn, thần rừng, thần
cây, các vị thần ở trên các dược thảo, cỏ, rừng, đã hội họp lại và an ủi như
sau: "Này Tôn giả chớ có sợ hãi! Này Tôn giả, chớ sợ hãi! Vì hạt giống ấy,
con khổng tước có thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có thể đốt, những người
làm rừng có thể nhặt đi, các loài mối có thể ăn, hay hạt giống có thể không nẩy
mầm". Và nay ta, vì nguyên nhân hạt giống cây leo, cảm thọ những cảm giác
đau khổ, thống khổ, khốc liệt".
528. Thế nào là sự hành trì hiện tại khổ, vị lai cũng
khổ ?
Là sự hành trì của những tu sĩ thiên nặng chấp thủ về khổ
hạnh và giới cấm thủ. Những vị nầy tự mình làm khổ bản thân trong đời nầy và do
tà kiến sanh vào cõi khổ kiếp sau:
Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại khổ và tương
lai quả báo cũng khổ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sống lõa thể, sống phóng
túng, không theo lễ nghi, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới,
đi khất thực không chịu đứng lại, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn đặc
biệt nấu cho mình, không nhận mời đi ăn, không nhận đồ ăn từ nơi nồi chảo,
không nhận đồ ăn đặt tại ngưỡng cửa, không nhận đồ ăn đặt giữa những cây gậy,
không nhận đồ ăn đặt giữa những cối giã gạo, không nhận đồ ăn từ hai người đang
ăn, không nhận đồ ăn từ người đàn bà có thai, không nhận đồ ăn từ người đàn bà
đang cho con bú, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang giao cấu, không nhận đồ
ăn đi quyên, không nhận đồ ăn tại chỗ có chó đứng, không nhận đồ ăn tại chỗ có
ruồi bu, không ăn cá, ăn thịt, không uống rượu nấu, rượu men, cháo cám. Vị ấy
chỉ nhận ăn tại một nhà, chỉ nhận ăn một miếng, hay vị ấy chỉ nhận ăn tại hai
nhà, chỉ nhận ăn hai miếng, hay vị ấy chỉ nhận ăn tại bảy nhà, vị ấy chỉ nhận
ăn bảy miếng. Vị ấy nuôi sống chỉ với một bát, nuôi sống chỉ với hai bát, nuôi
sống chỉ với bảy bát. Vị ấy chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, bảy ngày
một bữa. Như vậy vị ấy sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn
một lần. Vị ấy chỉ ăn cỏ lúa để sống, lúa tắc, gạo lức, ăn hột cải nivara, ăn
da vụn, ăn cám, uống nước bột gạo, ăn bột vừng, ăn cỏ, ăn phân bò, ăn trái cây,
ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống. Vị ấy mặc vải gai thô, mặc vải
gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm quăng đi, mặc vải phấn tảo y, mặc
vỏ cây tikitaka làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện từng mảnh da con
sơn dương đen, mặc áo bằng cỏ cát tường, mặc áo vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ,
mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng
lông cú. Vị ấy là người sống nhổ râu tóc, là người tập tục sống nhổ râu tóc, là
người theo hạnh thường đứng không dùng chỗ ngồi, là người ngồi chò hỏ, sống
theo hạnh ngồi chò hỏ một cách tinh tấn, là người dùng gai làm giường, thường
ngủ nằm trên giường gai, sống dùng ván gỗ làm giường, sống nằm trên đất trần,
thường nằm ngủ một bên hông, sống để bụi và nhớp che dấu thân mình, sống và ngủ
ngoài trời, theo hạnh bạ đâu nằm đấy, sống ăn các uế vật, theo hạnh ăn các uế vật,
sống không uống nước lạnh, theo hạnh không uống nước lạnh, sống một đêm tắm ba
lần, theo hạnh xuống nước tắm (để gột sạch tội lỗi). Như vậy, vị ấy sống theo hạnh
hành hạ xác thân dưới nhiều hình thức như vậy. Vị ấy sau khi thân hoại mạng
chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy, này các Tỷ-kheo,
được gọi là pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ.
529. Thế nào là sự hành trì hiện tại khổ, vị lai lạc?
Là sự hành trì phạm hạnh chân chính của người sanh ra vốn
nặng phiền não do tập khí đời trước nhưng kiếp nầy phấn đấu với bản thân do vậy
sau khi thân hoại mạng chung sanh vào cõi an lạc. Đoạn nầy cho thấy đa số người tu chân chánh
thường chịu khổ với những thói quen phiền não ở bản thân:
Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại khổ, tương
lai quả báo lạc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự tánh sanh ra quá nặng về
tham ái, luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do tham ái sanh; có người tự
tánh sanh ra quá nặng về sân hận, luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do
sân hận sanh; có người tự tánh sanh ra quá nặng về si mê, luôn luôn cảm thọ những
cảm giác khổ ưu do si mê sanh. Với khổ và với ưu, với mặt đầy nước mắt và khóc
than, vị ấy sống theo phạm hạnh, hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Vị ấy sau khi
thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy,
này các Tỷ-kheo, được gọi là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc.
530. Thế nào là sự hành trì hiện tại khổ, vị lai lạc?
Đây là sự hành trì phạm hạnh chân chánh của người vốn kiếp
trước khéo tu nên đời nầy ít phiền não chi phối. Vị nầy do thuận duyên dốc lòng
tu tập nên đờ sau được an lạc (Số người nầy tương đối ít):
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự tánh sanh ra không quá nặng
về tham ái, không luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do tham ái sanh; có
người tự tánh sanh ra không quá nặng về sân hận, không luôn luôn cảm thọ những
cảm giác khổ ưu do sân hận sanh; có người tự tánh sanh ra không quá nặng về si
mê, không luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do si mê sanh. Vị ấy ly dục,
ly các pháp bất thiện chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly
dục sanh, có tầm có tứ; diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng
thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm; ly hỷ trú xả,
chánh niệm tỉnh giác, thân cảm lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú,
chứng và an trú Thiền thứ ba; xả lạc và xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng
và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy sau khi
thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy này
các Tỷ-kheo, được gọi là pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc.
Này các Tỷ-kheo, như vậy là bốn loại pháp hành.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Tại sao khi nói về hạng tu sĩ mà lối sống hành trì hiện tại khổ, vị lai cũng khổ là những người chấp trì khổ hạnh, mà qua sự đề cập của Đức Phật, có nhiều điều giống với sự hành trì của hàng xuất gia đệ tử Phật như: Vị ấy chỉ ăn một ngày một bữa, không uống rượu nấu, rượu men.. vậy thì có gì khác biệt trong cách hành trì những điều nầy giữa Phật giáo và ngoại đạo? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Tại đối với hạng tu sĩ thứ tư với sự hành trì hiện tại lạc, tương lai cũng lạc Đức Phật dẫn chứng về những tu sĩ tu tập và chứng đắc bốn thiền chứng điều mà ngày nay ít tông phái Phật giáo nào chú trọng? - TT Tuệ Siêu
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment