Saturday, January 11, 2020

Bài học. Thứ Bảy ngày 11 tháng 1. 2020

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  11/1/2020 
Tên bài kinh được đặt theo tên nhân vật Saccaka một người thích tranh biện. Bài kinh nầy gọi là tiểu kinh vì tiếp theo có bài kinh dài hơn cũng liên hệ tới người nầy.
                  
438. Đại ý Tiểu kinh Saccaka (Cùlasaccaka sutta) là gì?


439. Tôn giả Asajji, Saccaka là những nhân vật thế  nào?40
Tôn giả Assajji là một tỳ kheo trong nhóm năm thầy Kondanna. Ngài là người đã khai tâm cho tôn giả Sàriputta.
Saccaka là một đệ tử của ngoại đạo Ni kiền tử. Có biện tài và tính tình cao ngạo.
  
440. Tôn giả Assaji mô tả thế nào về tinh yếu giáo pháp?
Ngải nói về tánh không đối với năm uẩn:
“Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường. Này các Tỷ-kheo, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã. Tất cả hành là vô thường, tất cả pháp là vô ngã".

441. Saccaka đưa ra luận điểm gì? và tại sao có lòng tự tin đến như vậy?
Saccaka có một tự ngã nương vào năm uẩn để tồn tại: như đất là chỗ nương của tất cả cây cỏ, cũng vậy tự ngã con người nương tựa vào năm uẩn sắc thọ tưởng hành thức, mà làm các việc thiện hay ác.

Và Saccka còn thêm rằng tất cả đại chúng đây ai cũng xác nhận điều ấy [vì tin rằng đó là quan điểm được phần đông chấp nhận – và như vậy – là chân lý].

442. Đức Phật đã trả lời thế nào trước lập luận của Saccaka?
Đức Phật hỏi Saccaka, có phải nói là mình làm chủ thì như vua có quyền đối với thần dân của không? Saccaka đáp phải.

Đức Phật: Ông nói sắc, thọ... là tự ngã của ông, vậy ông có quyền hành gì đối với sắc, thọ... hay không? Saccaka im lặng.

Phật hỏi đến lần thứ hai, thứ ba, ông buộc lòng phải trả lời không.

Phật dạy ông đã nói trái với lời trước.
Khi ấy Phật đã dạy cho Sacca:

1. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, cái gì vô thường là khổ, cái gì đã vô thường, khổ, thì thực không hợp lý để xem là tôi và của tôi. Do vậy, năm uẩn là vô thường, khổ, vô ngã.
2. Ai ái luyến khổ, chấp trước khổ, xem nó là tôi và của tôi, thì không thể liễu tri khổ, không trừ diệt được khổ.

3. Như người tìm cầu lõi cây mà chặt về một cây chuối hoàn toàn không lõi, Sacca cũng vậy, đã tự tỏ ra trống rỗng.

Saccaka chấp nhận mình bị đuối lý và hỏi Phật đệ tử Ngài chấp nhận giáo lý ấy như thế nào để đạt giải thoát.

Phật trả lời có hai hạng: Có đệ tử tuệ tri tất cả sắc, tho, tưởng, hành, thức, quá khứ vị lai hiện tại, thô hay tế, trong hay ngoài, đều không phải là tôi, của tôi, hay tự ngã của tôi; hạng ấy thành tựu vô úy. Có đệ tử sau khi thấy chân chính với trí tuệ, giải thoát tất cả chấp thủ, thành tựu ba vô thượng là vô thượng kiến, vô thượng đạo và vô thượng giải thoát. Vị ấy chỉ kính lễ Như lai, bậc đã giác ngộ, đã điều phục, đã tịch tĩnh, đã vượt qua, đã chứng niết bàn.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Xin cho vài dẫn chứng về sự chấp thủ được gọi thân kiến? - TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 2. Nếu có quyền một phần nào đó đối với năm uẩn thì có được gọi là làm chủ? - TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 3. Phần đông chúng ta hạnh phúc nhờ ngã chấp thế thì tại sao Phật Pháp dạy ngã chấp sanh ra đau khổ ? - TT Pháp Đăng 

Thảo luận 4. Khi chúng ta làm thiện hay tu tập để được phước , hay để bản thân tốt hơn, phải làm tăng trưởng ngã chấp ? - TT Tuệ Siêu

 Thảo luận 5. Phải chăng những gì vô thường không hẳn là khổ thì dù mùa đông đi qua mùa xuân trở về ? - TT Pháp Đăng 

Thảo luận 6: TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment