Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 9/1/2020
33. Ðại kinh Người Chăn Bò (Mahàgopàlaka sutta)
413. Tại sao gọi Ðại kinh Người Chăn Bò (Mahàgopàlaka sutta)?
Tên bài kinh lấy từ thí dụ trong pháp thoại về hình ảnh của người chăn bò khéo chăn dắt đàn bò. Bài khi nầy gọi là đại kinh vì có bài kinh tiếp theo cũng với thí dụ người chăn bò nhưng ngắn hơn.
414. Đại ý Ðại kinh Người Chăn Bò (Mahàgopàlaka sutta) là gì?
Trong một pháp thoại hằng ngày cho chư tỳ kheo tại chùa Kỳ Viên, Savatthi Bậc Đạo Sư đã dùng khả năng người chăn bò, một hình ảnh quen thuộc trong dân gian, để nói về sự vụng về hay khéo léo trong vai trò chăm sóc đàn bò. Với thí dụ nầy Đức Phật dạy về những điều mà một tỳ kheo trong giáo pháp khiến Tăng già hưng thịnh hay suy giảm. Nội dung bài kinh đặc biệt nói lên vai trò và trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng Tăng chúng
Những pháp đó gồm mười một điều:
1. Biết sắc, tức biết về bốn đại và sắc y sinh.
2. Biết tướng, là biết phân biệt kẻ ngu và người trí.
3. Biết trừ bỏ trứng bọ chét, là biết trừ diệt các tà tư duy
4. Biết băng bó vết thương, là hộ trì các căn khi tiếp xúc cảnh
5. Biết xông khói, là thuyết giảng rộng rãi chính pháp đã được nghe.
6. Biết chỗ nước có thể lội qua, là biết cầu pháp từ những bậc đa văn thông hiểu kinh điển.
7. Biết chỗ nước uống, là cách thu tập tinh hoa của giáo pháp qua nghĩa tín thọ, pháp tín thọ, và sự hân hoan trong pháp.
8. Biết con đường, là biết rõ con đường thánh đạo tám chi phần.
9. Biết nơi đàn bò có thể ăn cỏ, là biết bốn niệm xứ.
10. Biết giữ sữa, không vắt cho đến khô kiệt, là biết chừng mực trong thọ dụng sự cúng dường của thí chủ.
11. Biết săn sóc đặc biệt con bò đầu đàn, là biết kính quý bậc tôn túc trưởng lão, sau lưng như trước mặt.
415. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết sắc, tức biết về bốn đại và sắc y sinh”?
Giống như một người chăn bò khéo léo có thể nhận ra tình trạng đàn bò qua hình sắc, một tỳ kheo cần hiểu biết về tứ đại và những sắc pháp do tứ đại hợp thành bao gồm luôn cả các cảnh thuộc ngoại giới.
416. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết tướng, là biết phân biệt kẻ ngu và người trí”?
Giống như một người chăn bò khéo léo biết con bò nào lành mạnh hay bệnh hoạn qua tướng cách thì một tỳ kheo phải có khả năng phân biệt người hiền kẻ ác qua sự nhận diện.
417. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết trừ bỏ trứng bọ chét, là biết trừ diệt các tà tư duy”?
Giống như một người chăn bò khéo léo biết trừ bỏ trứng bọ chét vị tỳ kheo cần biết cách trừ khử ba suy tầm là dục tầm, sân tầm, hại tầm là những khuynh hướng phiền não nội tại.
418. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết băng bó vết thương, là hộ trì các căn khi tiếp xúc cảnh”?
Giống như một người chăn bò khéo léo biết cách băng bó vết thương cho các con bò để khỏi nhiễm trùng, tỳ kheo cần biết cách hộ trì các căn để không bị chi phối bởi trần cảnh.
419. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết xông khói, là thuyết giảng rộng rãi chính pháp đã được nghe”?
Giống như một người chăn bò khéo léo biết xông khói để đàn bò không bị muỗi mòng thì một tỳ kheo biết cách quảng diễn giáo pháp để bảo vệ sự tồn tại hưng thịnh của Tăng chúng.
420. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết chỗ nước có thể lội qua, là biết cầu pháp từ những bậc đa văn thông hiểu kinh điển”?
Giống như một người chăn bò khéo léo biết chỗ nước có thể lội qua thì một tỳ kheo cần có khả năng nhận biết những ai là bậc tinh thông kinh, luật, vi diệu pháp để tham vấn xoá tan nghi hoặc (Trong chánh kinh dùng từ màtika có nghĩa là những mẫu đề hay pháp tinh yếu một hình thức giảng dạy trong buổi sơ thời của vi diệu pháp – abhidhamma)
421. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết chỗ nước uống, là cách thu thập tinh hoa của giáo pháp qua nghĩa tín thọ, pháp tín thọ, và sự hân hoan trong pháp”?
Giống như một người chăn bò khéo léo biết những trọng điểm và ý lý cao sâu của giáo pháp, từ đó tìm được niềm hân hoan, an lạc trong sự tu học.
422. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết con đường, là biết rõ con đường thánh đạo tám chi phần”?
Giống như một người chăn bò khéo léo biết con đường để chăn dắt đàn bò thì tỳ kheo cần nắm rõ ý nghĩa và sự thực hành bát chánh đạo.
423. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết nơi đàn bò có thể ăn cỏ, là biết bốn niệm xứ”?
Giống như một người chăn bò khéo léo biết nơi con bò có thể ăn cỏ thì thì vị tỳ kheo cần biết rõ ý nghĩa và cách tu tập quán niệm qua tứ niệm xứ.
424. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết giữ sữa, không vắt cho đến khô kiệt, là biết chừng mực trong thọ dụng sự cúng dường của thí chủ”?
Giống như một người chăn bò khéo léo biết chừng mực thích hợp không vắt sữa đến cạn kiệt thì tỳ kheo cần ý thức rõ mức độ vừa phải trong sự thọ dụng cúng dường từ đàn tín.
425. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết săn sóc đặc biệt con bò đầu đàn, là biết kính quý bậc tôn túc trưởng lão, sau lưng cũng như trước mặt”?
Giống như một người chăn bò khéo léo biết chăm sóc con bò đầu đàn hoặc những con bò già thì tỳ kheo cần có sự quý kính và quan tâm chăm sóc cho những bật niên cao lạp trưởng trong tăng chúng.
426. Đức Phật còn dạy thêm điều gì trong phần kết luận?
Bậc Đạo Sự đã nhấn mạnh: Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đầy đủ mười một pháp này, thì có thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp và Luật này. Câu nầy có nghĩa là biết cách khiến tăng chúng hưng thịnh thì bản thân được nhiều lợi lạc thiết thực trong hành trình tu tập.
Tên bài kinh lấy từ thí dụ trong pháp thoại về hình ảnh của người chăn bò khéo chăn dắt đàn bò. Bài khi nầy gọi là đại kinh vì có bài kinh tiếp theo cũng với thí dụ người chăn bò nhưng ngắn hơn.
Trong một pháp thoại hằng ngày cho chư tỳ kheo tại chùa Kỳ Viên, Savatthi Bậc Đạo Sư đã dùng khả năng người chăn bò, một hình ảnh quen thuộc trong dân gian, để nói về sự vụng về hay khéo léo trong vai trò chăm sóc đàn bò. Với thí dụ nầy Đức Phật dạy về những điều mà một tỳ kheo trong giáo pháp khiến Tăng già hưng thịnh hay suy giảm. Nội dung bài kinh đặc biệt nói lên vai trò và trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng Tăng chúng
Những pháp đó gồm mười một điều:
1. Biết sắc, tức biết về bốn đại và sắc y sinh.
2. Biết tướng, là biết phân biệt kẻ ngu và người trí.
3. Biết trừ bỏ trứng bọ chét, là biết trừ diệt các tà tư duy
4. Biết băng bó vết thương, là hộ trì các căn khi tiếp xúc cảnh
5. Biết xông khói, là thuyết giảng rộng rãi chính pháp đã được nghe.
6. Biết chỗ nước có thể lội qua, là biết cầu pháp từ những bậc đa văn thông hiểu kinh điển.
7. Biết chỗ nước uống, là cách thu tập tinh hoa của giáo pháp qua nghĩa tín thọ, pháp tín thọ, và sự hân hoan trong pháp.
8. Biết con đường, là biết rõ con đường thánh đạo tám chi phần.
9. Biết nơi đàn bò có thể ăn cỏ, là biết bốn niệm xứ.
10. Biết giữ sữa, không vắt cho đến khô kiệt, là biết chừng mực trong thọ dụng sự cúng dường của thí chủ.
11. Biết săn sóc đặc biệt con bò đầu đàn, là biết kính quý bậc tôn túc trưởng lão, sau lưng như trước mặt.
Giống như một người chăn bò khéo léo có thể nhận ra tình trạng đàn bò qua hình sắc, một tỳ kheo cần hiểu biết về tứ đại và những sắc pháp do tứ đại hợp thành bao gồm luôn cả các cảnh thuộc ngoại giới.
416. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết tướng, là biết phân biệt kẻ ngu và người trí”?
Giống như một người chăn bò khéo léo biết con bò nào lành mạnh hay bệnh hoạn qua tướng cách thì một tỳ kheo phải có khả năng phân biệt người hiền kẻ ác qua sự nhận diện.
417. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết trừ bỏ trứng bọ chét, là biết trừ diệt các tà tư duy”?
Giống như một người chăn bò khéo léo biết trừ bỏ trứng bọ chét vị tỳ kheo cần biết cách trừ khử ba suy tầm là dục tầm, sân tầm, hại tầm là những khuynh hướng phiền não nội tại.
418. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết băng bó vết thương, là hộ trì các căn khi tiếp xúc cảnh”?
Giống như một người chăn bò khéo léo biết cách băng bó vết thương cho các con bò để khỏi nhiễm trùng, tỳ kheo cần biết cách hộ trì các căn để không bị chi phối bởi trần cảnh.
419. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết xông khói, là thuyết giảng rộng rãi chính pháp đã được nghe”?
Giống như một người chăn bò khéo léo biết xông khói để đàn bò không bị muỗi mòng thì một tỳ kheo biết cách quảng diễn giáo pháp để bảo vệ sự tồn tại hưng thịnh của Tăng chúng.
420. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết chỗ nước có thể lội qua, là biết cầu pháp từ những bậc đa văn thông hiểu kinh điển”?
Giống như một người chăn bò khéo léo biết chỗ nước có thể lội qua thì một tỳ kheo cần có khả năng nhận biết những ai là bậc tinh thông kinh, luật, vi diệu pháp để tham vấn xoá tan nghi hoặc (Trong chánh kinh dùng từ màtika có nghĩa là những mẫu đề hay pháp tinh yếu một hình thức giảng dạy trong buổi sơ thời của vi diệu pháp – abhidhamma)
421. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết chỗ nước uống, là cách thu thập tinh hoa của giáo pháp qua nghĩa tín thọ, pháp tín thọ, và sự hân hoan trong pháp”?
Giống như một người chăn bò khéo léo biết những trọng điểm và ý lý cao sâu của giáo pháp, từ đó tìm được niềm hân hoan, an lạc trong sự tu học.
422. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết con đường, là biết rõ con đường thánh đạo tám chi phần”?
Giống như một người chăn bò khéo léo biết con đường để chăn dắt đàn bò thì tỳ kheo cần nắm rõ ý nghĩa và sự thực hành bát chánh đạo.
423. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết nơi đàn bò có thể ăn cỏ, là biết bốn niệm xứ”?
Giống như một người chăn bò khéo léo biết nơi con bò có thể ăn cỏ thì thì vị tỳ kheo cần biết rõ ý nghĩa và cách tu tập quán niệm qua tứ niệm xứ.
424. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết giữ sữa, không vắt cho đến khô kiệt, là biết chừng mực trong thọ dụng sự cúng dường của thí chủ”?
Giống như một người chăn bò khéo léo biết chừng mực thích hợp không vắt sữa đến cạn kiệt thì tỳ kheo cần ý thức rõ mức độ vừa phải trong sự thọ dụng cúng dường từ đàn tín.
425. Thế nào là ý nghĩa của câu “Biết săn sóc đặc biệt con bò đầu đàn, là biết kính quý bậc tôn túc trưởng lão, sau lưng cũng như trước mặt”?
Giống như một người chăn bò khéo léo biết chăm sóc con bò đầu đàn hoặc những con bò già thì tỳ kheo cần có sự quý kính và quan tâm chăm sóc cho những bật niên cao lạp trưởng trong tăng chúng.
426. Đức Phật còn dạy thêm điều gì trong phần kết luận?
Bậc Đạo Sự đã nhấn mạnh: Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đầy đủ mười một pháp này, thì có thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp và Luật này. Câu nầy có nghĩa là biết cách khiến tăng chúng hưng thịnh thì bản thân được nhiều lợi lạc thiết thực trong hành trình tu tập.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Xin cho giải thích thêm Màtika là gì? liên hệ tới Abhidhamma thế nào? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Tại sao biết tu tập tứ niệm xứ được thí dụ với điều người chăn bò biết chỗ có cỏ cho bò ăn? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết bài học
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment