Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: ĐĐ Pháp Tín
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 10/1/2020
34. Tiểu kinh Người chăn bò (Cùlagopàlaka sutta)
427. Tại sao gọi Tiểu kinh Người Chăn Bò (Cùlagopàlaka sutta)?
Cũng như bài kinh trước tên bài kinh lấy từ thí dụ trong pháp thoại về hình ảnh của người chăn bò khéo chăn dắt đàn bò. Bài khi nầy gọi là tiểu kinh vì có bài kinh trước cũng với thí dụ người chăn bò nhưng dài hơn.
428. Đại ý Tiểu kinh Người Chăn Bò (Cùlagopàlaka sutta) là gì?
Trong một pháp thoại hằng ngày cho chư tỳ kheo khi Đức Thế Tôn đang ở xứ Vajji Ngài đề cập tới hai hạng sa môn ở đời. Hạng thứ nhất như một người chăn bò vụng về chăn dắt đàn bò vượt sông mùa cạn nhưng vì thiếu sự hiểu biết chính xác nên đàn bò gặp nạn được ví dụ cho những sa môn tự mình không biết rõ dòng sông sanh tử lại dẫn dắt người khác để rồi tất cả làm mồi ngon của ác ma.
Ngược lại hạng sa môn thứ hai khéo biết nông sâi của dòng samh tử nên đưa tất cả vượt thoát ma giới.
Phần còn lại Đức Thế Tôn dùng năm loại bò làm thí dụ cho năm hạng sa môn có khả năng đạt tới bờ kia.
429. Thế nào là một người chăn bò vụng về? Thế nào là người chăn bò khéo biết về dòng sông sanh tử?
Người chăn bò vụng về không biết quán sát kỹ càng đưa đàn bò băng ngang khúc sông sâu khiến nhiều con bò bị chết được ví dụ cho những hạng giáo sĩ trong đời vốn không biết về thực tướng của thế giới, không biết về khả năng bản thân nên tự mìn bị cuốn vào hệ luỵ và khiến người thi theo cũng bị như vậy.
Người chăn bò có trí là người biết quan sát chỗ sâu cạn biết những con bò nào nên cho qua trước từ đó đưa đàn bò qua bờ kia an toàn được ví dụ cho “những Sa-môn hay Bà-la-môn khéo biết đối với đời này, khéo biết đối với đời sau, khéo biết ma giới, khéo biết phi ma giới, khéo biết tử thần giới, khéo biết phi tử thần giới. Những ai nghĩ rằng, cần phải nghe, cần phải tin những vị này, thì họ sẽ được hạnh phúc, an lạc lâu dài”. Hạng sa môn thứ hai nầy chỉ cho Đức Thế Tôn bậc chánh đẳng chánh giác.
430. Năm loại bò được ví dụ gồm những gì? Và được dùng để chỉ cho những ai?
Đó là những bậc A la hán, như con bò đầu đàn; A na hàm, như bò đực đã được huấn luyện; bậc Nhất lai, như bò con đã lớn; Dự lưu, như bò con còn bú; những bậc Tùy pháp hành, tùy tín hành, như bò con mới sinh còn chạy theo mẹ.
417. Thế nào là những bậc A la hán, như con bò đầu đàn?
Đó là những bậc căn tánh đã chín mùi nhanh chóng đạt đến quả vị vô sanh ứng cúng: ví như những con bò đực già, đầu đàn, chúng đã lội cắt ngang dòng sông Hằng và qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo là những bậc A-la-hán, đã đoạn trừ các lậu hoặc, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, các hữu kiết sử đã hoàn toàn bị đoạn diệt, đã được giải thoát nhờ chánh trí. Những vị này, sau khi lội cắt ngang dòng sông của Ma vương, đã qua bờ bên kia một cách an toàn.
418. Thế nào là những bậc A na hàm, như bò đực đã được huấn luyện?
Đó là những bậc tam quả: ví như những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực có huấn luyện, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, ở tại đấy nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại thế giới này nữa. Những vị ấy, sau khi lội cắt ngang dòng sông Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.
419. Thế nào là những bậc Nhất lai, như bò con đã lớn?
Đó là những bậc nhị quả: ví như những con bò đực, bò cái đã những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo đã diệt trừ ba kiết sử, làm giảm thiểu tham, sân, si, chứng quả Nhất lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa, sẽ diệt tận khổ đau. Những vị ấy, sau khi lội cắt ngang dòng sông Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.
420. Thế nào là những bậc Dự lưu, như bò con còn bú?
Đó là những bậc sơ quả: ví như những con bò con còn nhỏ, những con bò con còn bú, những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, nhất định không còn đọa vào ác đạo, đạt đến chánh giác. Những vị này lội cắt ngang dòng sông Ma vương và sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.
420. Thế nào là những bậc Tùy pháp hành, tùy tín hành, như bò con mới sinh còn chạy theo mẹ?
Đó là những phàm nhân có niềm tin chân thực, có hiểu biết giáo pháp: Ví như, này các Tỷ-kheo, con bò con còn nhỏ, mới sanh, con bò này nhờ chạy theo con bò mẹ, vừa chạy, vừa kêu, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo tùy pháp hành, tùy tín hành, những vị này sau khi lội cắt ngang dòng sông của Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.
421. Thế nào là ý nghĩa của câu “khéo biết đối với đời này, khéo biết đối với đời sau, khéo biết đối với ma giới, khéo biết đối với phi ma giới, khéo biết đối với tử thần giới, khéo biết đối với phi tử thần giới”?.
Là sự quán triệt cả hai bến bờ sanh tử và giác ngạn giải thoát.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment