Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 18/1/2020
39. Ðại kinh Mã Thôn (Mahà’assapura sutta)
481.Thế nào la tiết chế trong ẩm thực?
Trái ngược với quan niệm của nhiều Phật tử ngày nay là người
tu nên ăn thức ăn gì, Đức Phật dạy cách ăn uống thế nào là thích hợp cho đời sống
sa môn:
Này các Tỷ-kheo, thế
nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa? "Chúng ta phải biết tiết độ
trong ăn uống, với chánh tư duy, chúng ta thọ thực, không phải để vui đùa, không
phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được
bảo dưỡng, để (thân này) khỏi bị thương hại, để hỗ trợ phạm hạnh, nghĩ rằng:
"Như vậy chúng ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên cảm thọ mới,
và chúng ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn". Như vậy, này các Tỷ-kheo,
các Ông cần phải tu tập. Nhưng này các Tỷ-kheo, các Thầy có thể khởi lên ý kiến:
"Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành
thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh và các căn đã được hộ trì,
ăn uống có tiết độ, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy
đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải
làm hơn nữa". Và cho đến mức độ ấy, các Thầy có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo,
Ta khuyến cáo các Thầy. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các Thầy: Khi các Thầy
hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc
đáng phải làm hơn nữa.
482. Thế nào là chú tâm cảnh giác?
Là sự liên tục quán sát tẩy sạch những chướng ngại nội tâm
như tham dục, sân hận, oán thù ngày cũng như đêm:
Này các Tỷ-kheo, thế
nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa? "Chúng ta phải chú tâm cảnh
giác. Ban ngày đi kinh hành (hay) trong lúc ngồi, chúng ta phải tẩy sạch tâm tư
khỏi các pháp chướng ngại. Ban đêm canh một đi kinh hành (hay) trong lúc ngồi,
chúng ta phải tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại. Ban đêm canh giữa,
chúng ta phải nằm dáng nằm con sư tử, nghiêng bên hông tay phải, một chân đặt
trên chân kia, chánh niệm tỉnh giác, tâm nghĩ đến lúc thức dậy lại. Ban đêm
canh đầu thức dậy, đi kinh hành (hay) trong lúc ngồi, chúng ta phải tẩy sạch
tâm tư khỏi các pháp chướng ngại". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần
phải tu tập. Nhưng này các Tỷ-kheo, các Thầy có thể khởi lên ý kiến:
"Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành
thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh, các căn đã được hộ trì, ăn
uống có tiết độ, chú tâm cảnh giác, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức
độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng
ta không có gì phải làm hơn nữa". Và cho đến mức độ ấy, các Thầy có thể tự
thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Thầy. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố
cho các Thầy:
Khi các Thầy hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục
đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
483. Thế nào là chánh niệm tỉnh giác?
Là sống với sự ghi nhận biết rõ những sinh hoạt của thân tâm:
Này các Tỷ-kheo, thế
nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa? "Chúng ta phải chánh niệm tỉnh
giác, khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều
tỉnh giác, khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác, khi mang y kép, bình bát,
thượng y đều tỉnh giác, khi ăn uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác, khi đi đại tiện,
tiểu tiện đều tỉnh giác, khi đi đứng, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh
giác". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải tu tập. Nhưng này các Tỷ-kheo,
các Thầy có thể khởi lên ý kiến: "Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành
chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh,
các căn đã được hộ trì, ăn uống có tiết độ, chú tâm cảnh giác, chánh niệm tỉnh
giác, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong.
Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa".
Và cho đến mức độ ấy, các Thầy có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Thầy.
Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các Thầy: Khi các Thầy hướng đến mục đích
Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm
hơn nữa.
(còn tiếp)
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Tại sao trong một số trường hợp thì sự tu tập nội tâm đi chung với quán sát trong những tư thế đi, đứng, ngồi, nằm (đại oai nghi)? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 1. Phải chăng ngày nay người Phật tử Việt Nam, cả hai giới xuất gia và tại gia, thường chú trọng cái gì mình ăn hơn là cách ăn thế nào là đúng theo những gì ghi trong kinh luật? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết bài học
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment