Tuesday, March 31, 2020

TU TẬP THỜI ĐẠI DỊCH, nga2y 31 tha1ng 3, 2020



TU TẬP THỜI ĐẠI DỊCH


Pháp thoại


Trích từ Đức Phật và Phật Pháp
(The Buddha and His Teachings)
Hòa thượng Narada, 1980
Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998

Mặc dầu chủ trương rằng nguyên nhân chánh tạo nên hoàn cảnh chênh lệch trong đời sống là sự khác biệt giữa cái Nghiệp mỗi chúng sanh, Phật Giáo không quả quyết rằng tất cả đều do nơi Nghiệp. Nói cách khác, Nghiệp không phải là nguyên nhân duy nhất tạo nên những khác biệt, những sự chênh lệch giữa chúng sanh. Định luật Nghiệp Báo tuy quan trọng, chỉ là một trong 24 nguyên nhân (Paccaya) [7] trong đời sống được mô tả trong triết hoặc Phật Giáo. Để điều chỉnh quan niệm sai lầm cho rằng:"Những quả lành, dữ, hay không-lành, không-dữ, tất cả đều phát sanh do những hành động [8] (nghiệp đã tạo ra) trong quá khứ (Pubbekatehetu)", Đức Phật dạy:
"Nếu luận như vậy và quả quyết rằng do những hành động trong quá khứ mà con người trở thành sát nhân, trộm cướp, dâm loàn, láo xược, thô lỗ, nhảm nhí, tham lam, xảo quyệt, hư hèn, thì ta có lý do để ỷ lại, dựa trên quá khứ mà không muốn thực hiện, không cố gắng thực hiện,và cũng không cần thiết phải thực hiện, hay không thực hiện, một hành động, dầu hành động ấy có đáng thực hiện hay không. [9]"
Đoạn kinh quan trọng trên đây đính chánh một quan điểm sai lầm chủ trương rằng tất cả những xảy ra trong lãnh vực tinh thần cũng như vật chất, đều do tiền nghiệp mà phát sanh.
Nếu kiếp sống hiện tại tuyệt đối do hành động quá khứ chi phối hay hoàn toàn do tiền nghiệp chủ động thì định luật Nghiệp Báo chẳng có gì khác hơn là Thuyết Định Mệnh hay Tiền Định. Không ai còn tự do để cải thiện đời sống mình, trong hiện tại hay trong tương lai,và tự do ý trí chỉ là một điều phi lý. Đời sống trở nên hoàn toàn tự động và con người không mấy khác biệt với một cái máy.
Tin rằng chúng ta được sanh ra do một đấng Tạo Hóa Toàn Năng, toàn quyền định đọat số phận và sắp đặt trước định mạng mà, dầu muốn dầu không, ta không thể nào thay đổi được, hoặc tin rằng cái Nghiệp tạo ra số phận và định đoạt đời sống của chúng ta thì có gì khác nhau? Có khác chăng chỉ ở hai danh từ.
Thuyết định mạng như vậy không phải là định luật Nghiệp Báo trong Phật Giáo.
Năm Niyama (Định Luật)
Theo Phật Giáo có năm định luật, hay tiến trình (Niyama) [10] tác động trong lĩnh vực vật chất và tinh thần. Đó là :
1. Utu Niyama, là định luật vật lý có liên quan đến tiến trình của những sự vật vô cơ như hiện tượng thời tiết, mưa, gió, nhiệt, hàn v.v... bốn mùa tám tiết và đặc tánh của mỗi mùa như hạ thì nóng, đông thì lạnh cũng nằm trong định luật nầy.
2. Bija Niyama, là định luật vật lý có liên quan đến tiến trình của những sự vật hữu cơ như cây cỏ. Do định luật nầy thì mầm nào sanh giống đó. Cây lúa thì do bột lúa, cây cam thì do hột cam, vị ngọt do đường, mía, mật ong mà ra v.v... Lý thuyết khoa học về tế bào và bẩm thụ gene trong việc thọ thai cũng do định luật nầy chi phối. Sự giống nhau về phương diện vật lý của hai trẻ sanh đôi cũng vậy.
3. Kamma Niyama, là định luật nhân quả hay là sự tiến triển từ hành động, thiện hoặc ác, đến quả, lành hay dữ. Nhân gieo thì quả trổ. Nhân lành đem lại quả tốt. Nhân ác đem lại quả xấu. Đó là định luật thiên nhiên, quả phải trổ sanh do nhân như vậy, chớ không phải là hình thức thưởng hay phạt. Tiến trình từ nhân đến quả cũng tự nhiên và cần thiết như sự xoay chuyển của mặt trăng quanh mặt trời. Đó là nguyên tắc nhân quả tương xứng của định luật Nghiệp Báo.
Nguyên tắc của luật nhân quả là quả trổ liên tục. Một nhà bác học tìm tòi, học hỏi, thâu thập được nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong đời sống, đến lúc chết và tái sanh, tất cả những kinh nghiệm và kiến thức ấy cũng được chuyển từ kiếp nầy sang kiếp khác. Đối khi ta phảng phất nhớ lại một vài kinh nghiệm và kiến thức trong kiếp trước, nhưng lắm lúc ta quên hẳn, cũng như ta quên một vài kinh nghiệm và kiến thức đã thu thập lúc còn nhỏ, trong cùng một kiếp sống. Do nguyên tắc quả trổ liên tục có những trường hợp thần đồng nhạc sĩ, họa sĩ, sử học gia, ngôn ngữ gia v.v..., những em bé chưa học mà nói được nhiều thứ tiếng.
4. Dhamma Niyama, là định luật của vạn pháp, như những hiện tượng xảy ra khi một vị Bồ Tát đản sanh trong kiếp chót, luật hấp dẫn lực và những định luật khác trong vũ trụ v.v... đều có thể liệt vào lịch trình tiến triển nầy.
5. Citta Niyama, là định luật tâm lý, như tiến trình tâm, sự cấu tạo phần tâm linh, những năng lục của tâm như thần giao cánh cảm, hiểu biết quá khứ vị lai, huệ nhãn, huệ nhĩ, tha tâm htông, và những hiện tượng tượng tương tợ mà khoa học hiện đại chưa giải thích được.
Năm lịch trình tiến triển tự nó là những định luật dựa theo đó ta có thể giải thích tất cả những hiện tượng tâm lý cũng như vật lý.
Nghiệp Báo chỉ là một trong năm định luật ấy.
Cũng như tất cả định luật trong vũ trụ, năm lịch trình tiến triển kể trên không do một oai lực thiêng liêng huyền bí nào tạo nên.
Định luật liên quan đến sự tiến triển vật lý, loại vô cơ, loại hữu cơ, định luật của vạn pháp (Dhamma Niyama) là những lịch trình tiến triển ít nhiều tự động, mặc dầu trong một giới hạn nào, trí thông minh của con người cũng có thể kiểm soát được. Thí dụ như lửa nóng có đặc tánh làm phỏng da, tiết lạnh đến mức độ nào thì làm đông nước, nhưng cũng có người có thể đi trên lửa mà không bị phỏng mà cũng có người khỏa thân ngồi trên tuyết lãnh sơn mà không sao. Những người trồng hoa chuyên nghiệp có thể tạo những cảnh vườn tụyêt đẹp với các loại hoa trái mùa, người luyện phép du dà (yoga) có thể dùng oai lực thần bí nâng cao một vật nặng.
Định luật thuộc về phần tâm linh cũng như máy móc như các định luật khác, nghĩa là cũng tác động một cánh hồn nhiên, tự động, vô ý thức, không cần kích thích, không tùy thuộc nơi ý muốn nào bên ngoài. Khi nhân đã gieo thì, do Nghiệp Báo, quả phải trổ.
Công phu tu tập trong Phật Giáo nhằm mục đích kiểm soát tâm, và sự kiểm soát nầy có thể thực hiện được nhờ hiểu biết chân chánh và tư tưởng trong sạch. Luật nhân quả tác động một cách rất máy móc. Khi Nghiệp quá nặng thì dầu con người có muốn cũng không thể sửa đổi hậu quả nghiêm khắc của nó. Nhưng trong những trường hợp ấy cũng vậy, Chánh Kiến là tác ý trong sạch có thể sửa chữa phần nào cái Nghiệp. Trong một giới hạn nào Nghiệp lành có thể làm dịu bớt quả dữ.
Định luật nhân quả thật phức tạp. Chỉ có Đức Phật mới thấu hiểu được cội nguồn của nó.
Mục tiêu tối hậu của người Phật tử là tận diệt Nghiệp.

Giới thiệu sách đọc và tìm học
Như Quang sưu tầm
Kinh tụng và sách đọc/sách nói tuần lễ 22/3/2020

1. Bài Học Kinh Tụng Pali – Kinh Dược sư Nam truyền (do sư Giác Nguyên dịch)

BHESAJJAGURUPARITTAṂ

Saddhammaṃ buddhadesitaṃ / Dukkhassantakaraṃ pathaṃ / Sītibhūtaṃ upasamaṃ / Ubhinnaṃ pariḷāhānaṃ

Cetasikānaṃ bhesajjaṃ / Mahosadhaṃ namassāmi / Etena saccavajjena / Sabbarogakkhayo hotu

Bakkulo ca mahāthero / Cittārogo kāyārogo / Appātaṅko appakicco /
Vandāmi taṃ mahārahaṃ

Jīvakañca mahāvejjaṃ / Mahābuddhatekicchakaṃ / Mahāmoggallānapucchitaṃ / Vandāmi nampi sabbadā

Kharavaṇā baḷhagilānā / Sabbītiyo ca kalāhā / Sabbe dukkhadomanassā / Tesaṃ tejehi nassantu

(Korone ca mahabbhaye / Yavanena tu bhikkhunā / Dhātudharena racitaṃ / Pāḷibhāsāyaṃ parittaṃ)

KINH DƯỢC SƯ NAM TRUYỀN

Xin kính lễ chánh pháp / Do đức Phật tuyên thuyết / Là con đường thoát khổ / Là pháp làm lắng dịu / Mọi bức bách thân tâm / Là thần dược chữa lành / Tất cả các tâm bệnh / Nguyện do chân ngôn này / Tật bệnh thảy tiêu trừ. / Trưởng lão Bakkula / Thân tâm đều vô bệnh / Vô sự, không bận rộn / Con lễ bậc đại thánh / Đảnh lễ Jìvaka / Thần y chữa bệnh Phật / Mục Liên còn hỏi thuốc / Các trọng thương, trọng bệnh / Tai họa và thị phi / Mọi trường hợp bất toại / Tâm khổ và thân đau / Nhờ uy lực các ngài / Thảy đều được tan biến.

2. Hellmuth Hecker. Đại đệ tử Phật, Bước Thầy con theo (Thích Ca Thiền viện dịch, 2016). [vn36.pdf] (4.00 MB) 
(Nguyên tác Anh ngữ: Great Disciples of the Buddha - Their Lives, Their Works, Their Legacy. en53.zip)

Theo lời giới thiệu của Ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư Kim Triệu thì tác phẩm này “sẽ mở rộng tầm nhìn tâm linh, nâng cao đức tin vào Tam Bảo và mang lại niềm cảm hứng sâu xa từ chân dung các nhân vật vừa có thật vừa lý tưởng trên bước đường viên mãn phẩm hạnh và trí tuệ đúng theo lời Đức Phật dạy.”

3. Nguyễn Văn Ngân dịch. Satipaṭṭhāna -Con Đường Thẳng Tới Chứng Ngộ (2017) [vn43.pdf]  (6.87 MB) 
Nguyên tác: The Direct Path to Realization, Bhikkhu Analayo (2004) [en41]

Đây là công trình nghiên cứu về bài kinh Satipaṭṭhāna Sutta của Tỳ Khưu Analayo, là một tác phẩm cần đọc cho những ai muốn có sự hiểu biết đúng đắn và thực hành thiền quán niệm qua lời chỉ dẫn nguyên thủy ban đầu của Đức Phật về satipaṭṭhāna.

4. Dīpaṅkara Therī. Hạnh phúc tâm bình an (2018) [vn49.zip] (32 MB) 
Nguyên tác: The Happiness of A Beautiful Mind (2014)

Đây là một tuyển tập những bài Pháp của nữ thiền sư Sayalay Dīpaṅkara. Thiền sư Dīpaṅkara Therī sinh năm 1964 tại Miến Điện, xuất gia tu nữ thọ 10 giới với Ngài đại trưởng lão Pa Auk Sayadaw. Thiền sư đã giảng dạy tại nhiều quốc gia như: Singapore, Mã Lai, Indonesia, Thái lan, Tích Lan, Úc, Đức, Anh, Hoa Kỳ, Gia nã Đại v.v…Thiền sư được thỉnh giảng một khóa thiền 6 ngày tại Toronto vào tháng 8 năm nay nhưng với tình hình đại dịch Covid-19 chưa biết khóa thiền này có được thực hiện hay không.

5. Thắp Lửa Tâm Linh (Cuộc Đời Và Hành Trạng Của Ngài Hộ Tông
Sơ Tổ Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam) – Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Đây là bộ sách nói về cuộc đời của Ngài Hộ Tông. Có thể tìm nghe băng thu âm tại:




Kinh tụng

Kinh Châu Báu
Ratanasutta
Yānīdha bhūtāni samāgatāni
Bhummāni vā yāniva antalikkhe
Sabbe va bhūtā sumanā bhavantu
Athopi sakkacca suṇantu bhāsitaṃ
Tasmā hi bhūtāni sāmetha sabbe
Mettaṃ karotha mānusiyā pajāya
Divā ca ratto ca haranti ye baliṃ
Tasmā hi ne rakkhatha appamattā

Chúng thiên nhân các cõi
Dù thiên tiên địa tiên
Ðã vân tập nơi đây
Mong khởi lòng hoan hỷ
Thành kính nghe lời nầy
Rồi với tâm bi mẫn
Năng hộ trì nhơn loại
Vốn đêm ngày hồi hướng
Phước lành đến chư thiên

Yaṅkiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā
Saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ
Na no samaṃ atthi tathāgatena
Idampi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

Những vật quí trong đời
Chốn nầy hay nơi khác
Cả châu báu cõi trời
Không gì sánh bằng được
Với Như Lai Thiện Thệ
Do vậy chính đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc

Khayaṃ virāgaṃ amataṃ paṇītaṃ
yadajjhagā sakyamunī samāhito
Na tena dhammena samatthi kiñci
idaṃ pi dhamme ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu

Pháp bất tử tối thượng
Ly dục diệt phiền não
Phật Thích Ca Mâu Ni
Chứng pháp ấy trong thiền
Không gì sánh bằng được
Pháp thiền vi diệu ấy
Do vậy chính Chánh Pháp
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc

Yaṃ buddhaseṭṭho parivaṇṇayī suciṃ
samādhimānantarikaññamāhu
samādhinā tena samo na vijjati
idaṃ pi dhamme ratanaṃ paṇītam
etena saccena suvatthi hotu

Con đường thanh lọc tâm
Là tu tập thiền định
Chứng hiện tại lạc trú
Ðức Phật hằng ngợi khen
Không gì so sánh được
Do vậy chính Chánh Pháp
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc



Ye puggalā aṭṭhasataṃ pasaṭṭhā
cattāri etāni yugāni honti
te dakkhiṇeyyā sugatassa sāvakā
etesu dinnāni mahapphalāni
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu

Thánh tám vị bốn đôi
Là những bậc ứng cúng
Ðệ tử đấng Thiện Thệ
Ðược trí giả tán thán
Cúng dường đến các ngài
Hưởng vô lượng công đức
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc



Ye suppayuttā manasā daḷhena
nikkāmino gotamasāsanamhi
te pattipattā amataṃ vigayha
laddhā mudhā nibbutiṃ bhuñjamānā
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu

Bậc tu hành thiểu dục
Với ý chí kiên trì
Khéo chơn chánh phụng hành
Lời dạy đức Ðiều Ngự
Chứng đạt quả giải thoát
Thể nhập đạo bất tử
Lạc trú quả tịch tịnh
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc


Yathindakhīlo paṭhaviṃ sito siyā
catubbhi vātebhi asampakampiyo
tathūpamaṃ suppurisaṃ vadāmi
yo ariyasaccāni aveccapassati
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu

Ví như cột trụ đá
Khéo chôn chặt xuống đất
Dầu bốn hướng cuồng phong
Cũng không thể lay động
Ta nói bậc chân nhân
Liễu ngộ tứ thánh đế
Cũng tự tại bất động
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc



Ye ariyasaccāni vibhāvayanti
gambhīrapaññena sudesitāni
kiñcāpi te honti bhusappamattā
na te bhavaṃ aṭṭhamamādiyanti
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu

Bậc thánh tu đà huờn
Chứng tri lý thánh đế
Ðược đức Gô Ta Ma
Khéo thuyết giảng tường tận
Các ngài dù phóng dật
Thì cũng không bao giờ
Tái sanh kiếp thứ tám
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc


Sahāvassa dassanasampadāya
tayassu dhammā jahitā bhavanti
sakkāyadiṭṭhi vicikicchitañca
sīlabbataṃ vāpi yadatthi kiñci
catūhapāyehi ca vippamutto
cha cābhiṭṭhānāni abhabbo kātuṃ
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu

Nhờ chứng đạt chánh trí
Ðọan trừ ba kiết sử
Thân kiến và hoài nghi
Luôn cả giới cấm thủ
Thoát khỏi bốn đọa xứ
Bậc nhập lưu không tạo
Sáu bất thiện trọng nghiệp
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc



Kiñcāpi so kammaṃ karoti
pāpakaṃ kāyena vācāyuda cetasā vā
abhabbo so tassa paṭicchadāya
abhabbatā diṭṭhapadassa vuttā
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇtītaṃ
etena saccena suvatthi hotu

Bậc thánh tu đà huờn
Dù vô tâm phạm lỗi
Bằng thân lời hay ý
Cũng không hề che dấu
Ðược xứng danh hiền thánh
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc

Vanappagumbe yathā phussitagge
gimhānamāse paṭhamasmiṃ gimhe
tathūpamaṃ dhammavaraṃ adesayi
nibbānagāmiṃ paramaṃ hitāya
idaṃ pi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu

Ðức Thế Tôn thuyết giảng
Pháp đưa đến niết bàn
Tịnh lạc và thù thắng
Lợi ích chúng hữu tình
Ví như mưa đầu hạ
Khiến ngàn cây đâm chồi
Do vậy chính đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc


Varo varaññū varado varāharo
anuttaro dhammavaraṃ adesayi
Idaṃ pi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu

Ðức Phật bậc vô thượng
Liễu thông pháp vô thượng
Ban bố pháp vô thượng
Chuyển đạt pháp vô thượng
Tuyên thuyết pháp vô thượng
Do vậy chính đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc


[phân đoạn 13]

Khīṇaṃ purāṇaṃ navaṃ natthisambhavaṃ
virattacittāyatike bhavasmiṃ
te khīṇabījā aviruḷhichandā
nibbanti dhīrā yathāyampadīpo
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ panītaṃ
etena saccena suvatthi hotu

Nhân quá khứ đã đoạn
Mầm tương lai không gieo
Với tâm không ái chấp
Trong sanh hữu đời sau
Bởi tham muốn đã đọan
Các chủng tử không còn
Ví như ngọn đèn tắt
Bậc trí chứng niết bàn
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc



Khīṇaṁ, đã đoạn tận
purāṇaṁ, cái cũ
navaṁ, cái mới

na + atthi, không có gì
sambhavaṁ, tạo nên, tác thành
viratta + cittā, tâm không vọng cầu
āyatike, ở tương lai
bhavasmiṁ, sanh hữu

Te, những vị ấy
khīṇa + bījā, chủng tử đã đoạn
a + virūḷhi, no growth, negative + adjective (avyayībhava)
avirūḷhi[yā] + chandā, không mong muốn sự tăng trưởng
nibbanti, tịch tịnh
dhīrā, bậc trí, trí giả
yathā, giống như
ayaṁ, cái nầy
padīpo, ngọn đèn


Idaṁ pi, nầy
Saṅghe, Đức Tăng
ratanaṁ, châu báu
paṇītaṁ, tối thượng, thù thắng
etena, bởi (điều) nầy
saccena, lời chân thành, chân ngôn
suvatthi, sự tốt lành, bình an, cát tường
hotu, hãy có, hãy thành tựu


Bài học, Thứ Hai, ngày 31 tháng 3, 2020

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Quyền
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  31/3/2020 

89. Kinh Pháp trang nghiêm (Dhammacetiya sutta)

Sàvatthi là kinh đô của xứ Kosala. Tại đây Đức Thế tôn đã an cư 24 mùa mưa trong 45 năm hoằng hoá của Ngài. Vua Pasenadi của Kosala với rất nhiều câu chuyện ghi lại trong kinh điển đã nhiều lần diện kiến Đức Phật và qua lại với Tăng chúng. Bài kinh nầy ghi lại tâm trạng của nhà vua sau một thời gia ngắn không gặp được Đức Phật nhưng rất nhớ Ngài. Với sự thể hiện lòng kính thương với Đức Thế Tôn, nhà vua sau đó trình bày sự cảm nhận đối với Tam Bảo. Những lời của vua sau nầy được Đức Thế Tôn khuyên dạy chư tỳ kheo lấy đó làm khuôn thước để tự mình nhắc nhở nên tu tập và trang nghiêm thế nào để gìn giữ niềm ái kính của hàng tại gia cư sĩ cũng như vun bồi cho đạo hạnh bản thân. Những điểm đề cập trong bài kinh nầy có ảnh hưởng lớn trong cung cách sinh hoạt ở chùa tại các quốc gia Phật giáo.


937. Khi vua nhớ Phật

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Sakka (Thích-ca). Medalumpa là một thị trấn của dân chúng Sakka.

Lúc bấy giờ, vua Pasenadi nước Kosala đi đến Nangaraka vì có một vài công việc. Rồi vua Pasenadi nước Kosala nói với Digha Karayana:

-- Này Karayana, hãy sửa soạn các cỗ xe thù thắng, ta muốn đi đến các thượng uyển để ngắm phong cảnh.

-- Thưa vâng, Ðại vương.

Digha Karayana vâng đáp vua Pasenadi nước Kosala, cho sửa soạn các cỗ xe thù thắng, rồi thưa với vua Pasenadi nước Kosala:

-- Tâu Ðại vương, các cỗ xe thù thắng của Ðại vương đã sửa soạn xong, nay Ðại vương hãy làm những gì Ðại vương nghĩ là hợp thời.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala, leo lên một cỗ xe thù thắng, đi ra khỏi Nangaraka cùng nhiều cỗ xe thù thắng khác, với tất cả uy vệ của vua chúa, và đi đến vườn thượng uyển, đi xe cho đến chỗ còn đi xe được, rồi xuống xe đi bộ, vào vườn thượng uyển, trong khi đi qua đi lại trong vườn thượng uyển, trong khi tản bộ thưởng ngoạn, vua Pasenadi nước Kosala thấy những gốc cây khả ái, đẹp mắt, lặng tiếng, ít ồn, vắng người, thoáng gió, xa lánh mọi tụ hội đông đảo, thích hợp với trầm tư mặc tưởng. Thấy vậy, vua liền nghĩ đến Thế Tôn: "Những gốc cây khả ái, đẹp mắt, lặng tiếng, ít ồn, vắng người, thoáng gió, xa lánh mọi tụ hội đông đảo, thích hợp với trầm tư mặc tưởng này, chính tại đây, chúng ta đảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác". Rồi vua Pasenadi nước Kosala nói với Digha Karayana:

-- Này Karayana, những gốc cây khả ái... Chánh Ðẳng Giác. Này Karayana, nay Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác trú tại chỗ nào?

-- Tâu Ðại vương, có một thị trấn của dân chúng Sakka tên là Medalumpa. Tại đấy, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đang trú.

-- Này Karayana, Medalumpa, thị trấn của dân chúng Sakka, cách xa Nangaraka bao nhiêu?

-- Tâu Ðại vương, cách không xa, có ba yojana (do tuần). Có thể đi đến chỗ ấy trong ngày.

-- Vậy này Karayana, hãy sửa soạn các cỗ xe thù thắng, chúng ta sẽ đi yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

-- Thưa vâng, tâu Ðại vương.

Digha Karayana vâng đáp vua Pasenadi nước Kosala, cho sửa soạn các cỗ xe thù thắng, sau khi sửa soạn xong các cỗ xe thù thắng, liền tâu với vua Pasenadi nước Kosala:

-- Tâu Ðại vương các cỗ xe thù thắng đã sửa soạn xong, nay Ðại vương hãy làm những gì Ðại vương nghĩ là hợp thời.

938. Một cử chỉ kính thương vô hạn

Rồi vua Pasenadi nước Kosala, leo lên một cỗ xe thù thắng, và cùng với các cỗ xe thù thắng khác, từ Nangaraka đi đến Medulampa, thị trấn của dân chúng Sakka, đến nơi đó nội trong ngày, rồi đi đến tịnh xá. Vua đi xe cho đến chỗ nào có thể đi xe được, rồi xuống xe đi bộ vào tịnh xá. Lúc bấy giờ một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành ngoài trời. Vua Pasenadi nước Kosala đi đến các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến, thưa với các Tỷ-kheo ấy:

-- Chư Tôn giả, nay Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở đâu? Chúng tôi muốn yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

-- Thưa Ðại vương, Thế Tôn ở trong ngôi nhà này với các cửa khép kín. Hãy im lặng đến gần, bước vào hành lang nhưng không vượt qua, sau khi đằng hắng, hãy gõ vào khóa cửa. Thế Tôn sẽ mở cửa cho Ðại vương.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala, ngay tại chỗ ấy, trao kiếm và vành khăn cho Digha Karayana. Rồi Digha Karayana tự nghĩ: "Nay vua muốn đi một mình. Ở đây, ta phải dừng lại". Rồi vua Pasenadi nước Kosala im lặng đi đến căn nhà đóng cửa, sau khi đến, bước vào hành lang nhưng không vượt qua, đằng hắng và gõ vào khóa cửa. Thế Tôn mở cửa.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala bước vào căn nhà, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, miệng hôn xung quanh chân Thế Tôn, tay xoa rờ xung quanh chân và tự xưng tên:

-- Bạch Thế Tôn, con là vua Pasenadi nước Kosala. Bạch Thế Tôn, con là vua Pasenadi nước Kosala.

940. Những cảm nhận của vua đối với Tam Bảo

-- Thưa Ðại vương, do thấy nguyên nhân gì, Ðại vương lại hạ mình tột bực như vậy đối với thân này và biểu lộ tình thân ái như vậy?

-- Bạch Thế Tôn, con có pháp truyền thống (Dhammanvaya) này đối với Thế Tôn. "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, chư Tăng đệ tử của Thế Tôn khéo tu tập hành trì". Ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy nhiều vị Sa-môn, Bà-la-môn hành trì Phạm hạnh có giới hạn trong mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm, bốn mươi năm. Những vị này, sau một thời gian, khéo tắm, khéo phấn sáp, với râu tóc khéo chải chuốt, sống thụ hưởng một cách sung mãn, đầy đủ năm dục trưởng dưỡng. Ở đây, Bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ-kheo sống hành trì Phạm hạnh viên mãn, thanh tịnh cho đến trọn đời, cho đến hơi thở cuối cùng. Bạch Thế Tôn, con không thấy ngoài đây ra có một Phạm hạnh nào khác viên mãn, thanh tịnh như vậy. Bạch Thế Tôn, đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn. "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác. Pháp được Thế Tôn khéo giảng, chư Tăng đệ tử của Thế Tôn khéo tu tập, hành trì".

Lại nữa bạch Thế Tôn, vua chúa cãi lộn với vua chúa, Sát-đế-lị cãi lộn với Sát-đế-lị, Bà-la-môn cãi lộn với Bà-la-môn, gia chủ cãi lộn với gia chủ, mẹ cãi lộn với con, con cãi lộn với mẹ, cha cãi lộn với con, con cãi lộn với cha, anh em cãi lộn với anh em, anh em cãi lộn với chị em, chị em cãi lộn với anh em, bạn bè cãi lộn với bạn bè. Còn ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ-kheo sống với nhau thuận hòa, thân hữu, không cãi lộn nhau, hòa hợp như nước với sữa, nhìn nhau với cặp mắt ái kính. Bạch Thế Tôn, con không thấy ngoài đây ra, có một Phạm hạnh nào khác viên mãn, thanh tịnh như vậy. Bạch Thế Tôn, đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, đệ tử chúng Tăng của Thế Tôn khéo tu tập, hành trì".

Lại nữa, bạch Thế Tôn, con đi du hành tản bộ từ công viên này đến công viên khác, từ cung uyển này đến cung uyển khác. Ở đấy, con thấy một số Sa-môn, Bà-la-môn gầy mòn, khốn khổ, da xấu, bạc nhợt, tay chân gân nổi, hình như không có gì đẹp mắt để người ta nhìn. Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Thật sự các bậc Tôn giả này sống Phạm hạnh không được hoan hỷ hay có những ác nghiệp được giấu kín. Do vậy, các vị Tôn giả này mới gầy mòn, khốn khổ, da xấu, bạc nhợt, tay chân gân nổi, hình như không có gì đẹp mắt để người ta nhìn. Con đi đến các vị ấy và nói:

"-- Vì sao chư Tôn giả lại gầy mòn, khốn khổ, da xấu, bạc nhợt, tay chân gân nổi, hình như không có gì đẹp mắt để người ta nhìn?".

Các vị ấy trả lời như sau:

"-- Tâu Ðại vương, chúng tôi bị bệnh gia truyền".

Còn ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ-kheo hân hoan, phấn khởi, hỷ lạc, các căn thoải mái, không dao động, bình tĩnh, sống dựa vào sự hỷ cúng của người khác, với tâm tư như con thú rừng. Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Thật sự các bậc Tôn giả này ý thức được một sự tối thắng thù diệu nào trong giáo lý Thế Tôn, một sự thành đạt tuần tự nên các bậc Tôn giả này hân hoan, phấn khởi, hỷ lạc, các căn thoải mái, không dao động, bình tĩnh, sống dựa vào sự hỷ cúng của người khác, với tâm tư như con thú rừng. Bạch Thế Tôn, đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, đệ tử chúng Tăng của Thế Tôn khéo tu tập hành trì".

Lại nữa, bạch Thế Tôn, con là một vị vua Sát-đế-lị, đã làm lễ quán đảnh, có thể hành quyết những ai đáng bị hành quyết, gia phạt những ai đáng bị gia phạt, trục xuất những ai đáng bị trục xuất. Nhưng bạch Thế Tôn, khi con ngồi xử kiện, có người đôi khi nói ngắt lời của con. Và con không có dịp để nói: "Này Quý vị, chớ có ngắt lời nói của ta, khi ta đang ngồi xử kiện. Quý vị hãy chờ cho đến khi ta nói xong". Bạch Thế Tôn, thế mà có người vẫn ngắt lời nói của con. Còn ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ-kheo, trong khi Thế Tôn thuyết pháp cho đồ chúng hàng trăm người, trong khi ấy không có một tiếng nhảy mũi hay tiếng ho khởi lên. Bạch Thế Tôn, thuở xưa, trong khi Thế Tôn thuyết pháp cho đồ chúng hàng trăm người, có người đệ tử Thế Tôn ho lên. Một đồng Phạm hạnh khẽ đập vào đầu gối và nói: "Tôn giả hãy im lặng, Tôn giả chớ có làm ồn. Thế Tôn, bậc Ðạo Sư của chúng ta đang thuyết pháp". Bạch Thế Tôn, con khởi lên ý nghĩ như sau: "Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Thính chúng này thật khéo được huấn luyện, không gậy, không kiếm. Bạch Thế Tôn, con không thấy ngoài đồ chúng này có một đồ chúng nào khác được khéo huấn luyện như đồ chúng này. Bạch Thế Tôn, đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, đệ tử chúng Tăng của Thế Tôn khéo tu tập hành trì".

Lại nữa, bạch Thế Tôn, con thấy ở đây một số Sát-đế-lị bác học, tế nhị, nghị luận biện tài, biện bác như chia chẻ sợi tóc. Những vị này đi chỗ này, chỗ kia, như muốn đả phá các tà kiến với trí tuệ của họ. Những vị này nghe: "Sa-môn Gotama sẽ đến thăm ngôi làng này hay thị trấn này". Họ sắp đặt câu hỏi: "Chúng ta sau khi đến sẽ hỏi Sa-môn Gotama câu hỏi này. Khi bị chúng ta hỏi như vậy, nếu Sa-môn Gotama trả lời như thế này, thì chúng ta sẽ chất vấn như thế này. Khi bị ta hỏi như vậy, nếu Sa-môn Gotama trả lời như thế kia, thì chúng ta sẽ chất vấn như thế kia". Những vị này nghe: "Sa-môn Gotama đã đến thăm ngôi làng hay thị trấn này". Những vị này đến chỗ Sa-môn Gotama ở. Sa-môn Gotama với pháp thoại khai thị cho các vị này, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Ðược Sa-môn Gotama, với pháp thoại khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, họ không hỏi Sa-môn Gotama câu hỏi (đã định trước), huống nữa là chất vấn! Trái lại, họ trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Bạch Thế Tôn, như vậy là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, đệ tử chúng Tăng của Thế Tôn khéo tu tập hành trì".

Lại nữa, bạch Thế Tôn, con thấy ở đây một số Bà-la-môn bác học... Gia chủ bác học, Sa-môn bác học, tế nhị, nghị luận biện tài, biện bác như chia chẻ sợi tóc, những vị này đi chỗ này chỗ kia như muốn đả phá các tà kiến... họ không hỏi Sa-môn Gotama câu hỏi (đã định trước), huống nữa là chất vấn. Trái lại, họ xin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Thế Tôn cho họ được xuất gia. Ðược xuất gia như vậy, một số các vị ấy sống một mình, không phóng dật, nỗ lực, tinh cần và không bao lâu sau, tự chứng với thắng trí, chứng ngộ chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích tối thượng của Phạm hạnh mà những Thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Họ nói như sau: "Thật sự chúng ta gần hoại vong! Thật sự chúng ta gần hoại diệt! Xưa kia chúng ta không phải Sa-môn lại tự xem là Sa-môn, không phải Bà-la-môn lại tự xem là Bà-la-môn, không phải bậc A-la-hán lại tự xem là bậc A-la-hán. Nay chúng ta mới thật là Sa-môn. Nay chúng ta mới thật là Bà-la-môn. Nay chúng ta mới thật là A-la-hán". Bạch Thế Tôn, đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, đệ tử chúng Tăng của Thế Tôn khéo tu tập hành trì".

Lại nữa, bạch Thế Tôn, Isidatta và Purana là hai quan giữ ngựa, ăn cơm của con, đi xe của con, sinh sống do con cho, và chính con đem danh vọng lại cho họ. Nhưng họ không hạ mình đối với con như họ hạ mình đối với Thế Tôn. Thuở xưa, bạch Thế Tôn, trong khi hành quân chống với đội quân đối nghịch, và muốn thử thách Isidatta và Purana, hai quan giữ ngựa, con đến ở tại một căn nhà chật hẹp. Rồi bạch Thế Tôn, hai quan giữ ngựa, Isidatta và Purana, sau khi cùng nhau đàm luận về chánh pháp hơn nửa đêm, rồi nằm xuống ngủ, với đầu của họ hướng về phía mà họ được nghe là chỗ Thế Tôn ở và với chân hướng về chỗ con. Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Hai quan giữ ngựa Isidatta và Purana này ăn cơm của ta, đi xe của ta, sinh sống do ta cho, và chính ta đem danh vọng lại cho họ. Nhưng họ không hạ mình đối với ta như họ hạ mình đối với Thế Tôn. Thật sự những vị này ý thức được một sự tối thắng thù diệu nào trong giáo lý Thế Tôn, một sự thành đạt tuần tự". Bạch Thế Tôn, đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, đệ tử chúng Tăng của Thế Tôn khéo tu tập hành trì".

Lại nữa, bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuộc dòng Sát-đế-lị, con cũng thuộc dòng Sát-đế-lị. Thế Tôn là người nước Kosala, con cũng thuộc người nước Kosala. Thế Tôn được tám mươi tuổi, con cũng được tám mươi tuổi. Vì Thế Tôn thuộc dòng Sát-đế-lị và con cũng thuộc dòng Sát-đế-lị; vì Thế Tôn là người nước Kosala, con cũng thuộc người Kosala; vì Thế Tôn được tám mươi tuổi, con cũng được tám mươi tuổi; nên con sẵn sàng hạ mình tột bực đối với Thế Tôn, và biểu lộ tình thân ái. Bạch Thế Tôn, nay chúng con phải đi, chúng con nhiều công việc, có nhiều bổn phận phải làm.

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương hãy làm những gì Ðại vương nghĩ là hợp thời.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

941. Giáo huấn của Đức Phật

Khi vua Pasenadi nước Kosala ra đi không bao lâu, Thế Tôn cho gọi các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, đấy là vua Pasenadi nước Kosala. Sau khi nói lên những pháp trang nghiêm, vua đã từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Này các Tỷ-kheo, hãy học các pháp trang nghiêm. Hãy thấu triệt các pháp trang nghiêm. Này các Tỷ-kheo, hãy thọ trì các pháp trang nghiêm. Này các Tỷ-kheo, các pháp trang nghiêm này liên hệ đến mục tiêu, là căn bản của Phạm hạnh.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1:  TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Câu nói của vua Pasenadi: “Còn ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ-kheo hân hoan, phấn khởi, hỷ lạc, các căn thoải mái, không dao động, bình tĩnh, sống dựa vào sự hỷ cúng của người khác, với tâm tư như con thú rừng”. Cho chúng ta gợi ý gì về hình ảnh tăng chúng thời Đức Phật tại thế? - TT Pháp Tân

Thảo luận 3. Sự “đồng hội đồng thuyền” có ảnh hưởng gì đến cảm xúc của chúng ta? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 4. Giữa không khí trang nghiêm và không khí thoải mái tự nhiên thì cái nào thích hợp cho một đạo tràng tu học hơn? - TT Tuệ Quyền



 III Trắc Nghiệm