Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 26/3/2020
85. Kinh Vương tử Bồ-đề (Bodhirajàkumàra sutta)
912. Tại sao gọi là Kinh Vương tử Bồ-đề?
Tên kinh lấy theo tên của một một vương tử tên Bodhi (Bồ Đề), nhân
vật chính trong bài kinh.
913. Đại ý Kinh Vương tử Bồ-đề là gì?
Vương tử Bodhi khánh thành lầu đàu của mình với việc cung thỉnh Đức
Phật và chư Tăng đến dúng dường trọng thể. Trong dịp nầy vị hoàng tử đã trình bày
ý nghĩ về khổ và lạc theo sự hiểu của mình. Đức Phật nhân đó kể về hành trình
trình tu tập của Ngài mà qua đó một phần y cứ trên cái nhìn khổ và lạc nhưng cuối
cùng sự giác ngộ dựa trên con đường trung đạo, một điều khó lãnh hội ngay cả với
người có tâm cầu đạo vô thượng
914. Vương tử Bồ-đề là nhân
vật thế nào?
Vương tử Bodhi là hoàng tử con vua Udena của nước Kosambi. Vài chi
tiết liên quan tới vị nầy được tìm thấy trong Kinh Tạng và Luật Tạng. Sự quy ý
Tam Bảo của vương tử cũng là điều thú vị xảy ra từ thời Đức Thế Tôn tại thế và
hôm nay (…)
915. Duyên khởi bài kinh có
gì đặc biệt?
Theo Sớ giải thì vương tử Bodhi mong mõi có được con trai nên lập
lời nguyện là nếu Đức Phật bước lên vãi trắng ông trãi ra đón rước thì sở nguyện
sẽ thành tựu:
Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi đến trú xá của vương
tử Bodhi. Lúc bấy giờ, vương tử Bodhi chờ đón Thế Tôn đến, đang đứng ở cửa
ngoài. Vương tử Bodhi thấy Thế Tôn từ xa đi đến, sau khi thấy, liền tiến đến
đón, đảnh lễ Thế Tôn, đi đầu hướng dẫn đến lâu đài Kokanada. Rồi Thế Tôn đứng
sát vào tầm cấp thấp nhất. Vương tử Bodhi bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy bước lên trên vải, Thiện Thệ hãy bước
lên trên vải, để con được hạnh phúc, an lạc lâu dài.
Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn im lặng. Lần thứ hai, vương tử Bodhi
bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy bước lên trên vải, Thiện Thệ hãy bước
lên trên vải, để cho con được hạnh phúc, an lạc lâu dài.
Lần thứ hai, Thế Tôn im lặng. Lần thứ ba, vương tử Bodhi bạch Thế
Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy bước lên trên vải, Thiện Thệ hãy bước
lên trên vải, để cho con được hạnh phúc, an lạc lâu dài.
Rồi Thế Tôn nhìn Tôn giả Ananda. Tôn giả Ananda thưa với vương tử
Bodhi:
-- Thưa vương tử, hãy cho cuộn lại tấm vải, Thế Tôn không có đi bộ
trên vải, Như Lai còn nghĩ đến những người thấp kém.
916. Vương tử Bodhi đã nói lên quan điểm gì?
Vị nầy đã nói lên cái nhìn của mình về cảm thọ, thật ra đó là quan
niệm rất phổ biến tại Ấn Độ và cũng là tín lý căn bản của đạo Jain:
Rồi vương tử Bodhi cho cuộn lại tấm vải, cho sửa soạn các chỗ ngồi
tại tầng trên lầu Kokanada. Rồi Thế Tôn bước lên lâu đài Kokanada, và ngồi trên
ghế đã soạn sẵn với chúng Tỷ-kheo. Rồi vương tử Bodhi tự tay mời chúng Tỷ-kheo
với đức Phật là vị cầm đầu và làm cho thỏa mãn với các món ăn thượng vị, loại
cứng và loại mềm. Vương tử Bodhi, khi Thế Tôn ăn xong, tay đã rời khỏi bát,
liền lấy một ghế thấp và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vương tử Bodhi
bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, con nghĩ như sau: "Lạc được chứng đắc không
phải do lạc, lạc được chứng đắc do khổ".
917. Đức Phật đã dạy gì về quan điểm của Vương tử?
Đầu tiên Ngài dạy rằng đó cũng là suy nghĩ chính Ngài khi xuất gia
tầm cầu giải thoát :
-- Này Vương tử, trước khi giác ngộ, thành bậc Chánh Ðẳng Giác,
khi còn là vị Bồ Tát, Ta nghĩ như sau: "Lạc được chứng đắc không phải do
lạc, lạc được chứng đắc do khổ.
Và Ta, này Vương tử, sau một thời gian, khi Ta còn trẻ, niên
thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son
cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo
bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Ta xuất gia như vậy, một người đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô
thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đến chỗ Alara Kalama ở, khi đến xong liền
thưa với Alara Kalama: "Hiền giả Kalama, tôi muốn sống phạm hạnh trong
pháp luật này". Này Vương tử, được nghe nói vậy, Alara Kalama nói với Ta:
"Này Tôn giả, hãy sống (và an trú). Pháp này là như vậy, khiến kẻ có trí,
không bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy), tự tri, tự chứng, tự đạt và an
trú". Này Vương tử, và không bao lâu Ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau
chóng. Và này Vương tử, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói,
thời Ta nói giáo lý của kẻ trí và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng tọa), và
Ta tự cho rằng Ta như kẻ khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy.
Này Vương tử, Ta suy nghĩ như sau: "Alara Kalama tuyên bố
pháp này không phải chỉ vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, Ta
mới an trú". Chắc chắn Alara Kalama biết pháp này, thấy pháp này rồi mới
an trú". Này Vương tử, rồi Ta đi đến chỗ Alara Kalama ở, sau khi đến Ta
nói với Alara Kalama: "Hiền giả Kalama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri,
tự chứng, tự đạt, và tuyên bố pháp này?" Này Vương tử, được nói vậy, Alara
Kalama tuyên bố về Vô sở hữu xứ.
Rồi này Vương tử, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Alara
Kalama có lòng tin, Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có
tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có niệm, Ta
cũng có niệm. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có định, Ta cũng có định.
Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy cố gắng
chứng cho được pháp mà Alara Kalama tuyên bố: "Sau khi tự tri, tự chứng,
tự đạt, ta an trú".
Rồi này Vương tử, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt
pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú. Rồi này Vương tử, Ta đi đến chỗ Alara
Kalama ở, sau khi đến, Ta nói với Alara Kalama: "Này Hiền giả Kalama, có
phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như
vậy?" --"Vâng, Hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố
pháp này đến mức độ như vậy". --"Này Hiền giả, tôi cũng tự tri, tự
chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy". --"Thật lợi
ích thay cho chúng tôi, Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi
được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi tự tri, tự chứng, tự đạt,
và tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà
Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự
chứng, tự đạt và tuyên bố; pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp
mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy;
Hiền giả như thế nào, tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy
chăm sóc hội chúng này!"
Như vậy, này Vương tử, Alara Kalama là Ðạo Sư của Ta, lại đặt Ta,
đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng.
Này Vương tử, rồi Ta tự suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không
hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không
hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà
chỉ đưa đến sự chứng đạt Vô sở hữu xứ". Như vậy, này Vương tử, Ta không
tôn kính pháp này, và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.
Rồi này Vương tử, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô
thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta, khi đến xong
Ta nói với Uddaka Ramaputta: "Hiền giả, tôi muốn sống phạm hạnh trong pháp
luật này. Ðược nói vậy, này Vương tử, Uddaka Ramaputta nói với Ta: "Này
Tôn giả, hãy sống (và an trú), pháp này là như vậy, khiến người có trí không
bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy) tự tri, tự chứng, tự đạt và an
trú". Này Vương tử, Ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau chóng. Và này
Vương tử, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo
lý của kẻ trí, và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng Tọa), và Ta tự cho rằng Ta
như người khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy.
Này Vương tử, Ta suy nghĩ như sau: "Rama tuyên bố pháp này
không phải vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta mới an
trú". Chắc chắn Rama thấy pháp này, biết pháp này, rồi mới an trú".
Này Vương tử, rồi Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta ở, sau khi đến Ta nói với
Uddaka Ramaputta: "Hiền giả Rama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự
chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này?" Này Vương tử được nghe nói vậy,
Uddaka Ramaputta tuyên bố về Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Rồi này Vương tử, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Rama mới có
lòng tin. Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Rama mới có tinh tấn, Ta cũng
có tinh tấn. Không phải chỉ có Rama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải
chỉ có Rama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Rama mới có tuệ, Ta
cũng có tuệ. Vậy ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Rama tuyên bố: "Sau
khi tự tri, tự chứng, tự đạt, tự an trú".
Rồi này Vương tử, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt
pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú. Rồi này Vương tử, Ta đi đến chỗ Uddaka
Ramaputta ở, sau khi đến, Ta nói với Uddaka Ramaputta: "Này Hiền giả Rama,
có phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ
như vậy?" --"Vâng Hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên
bố pháp này đến mức độ như vậy". --"Này Hiền giả, tôi cũng đã tự tri,
tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy." Thật lợi ích
thay cho chúng tôi! Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được
thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi, tự tri tự chứng, tự đạt và
tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà
Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự
chứng, tự đạt và tuyên bố; pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp
mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy;
Hiền giả như thế nào, tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta
hãy chăm sóc hội chúng này!"
Như vậy, này Vương tử, Uddaka Ramaputta là Ðạo Sư của Ta, lại đặt
Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối
thượng. Này Vương tử, rồi Ta suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly,
không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh,
không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn,
mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Như vậy, này
Vương tử, Ta không tôn kính pháp ấy và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.
Này Vương tử, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng
tối thắng an tịnh đạo lộ, tuần tự du hành tại nước Magadha (Ma kiệt đà) và đến
tại tụ lạc Uruvela (Ưu lâu tần loa). Tại đây, Ta thấy một địa điểm khả ái, một
khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng
khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Này Vương tử,
rồi Ta tự nghĩ: "Thật là một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có
con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh
có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Thật là một chỗ vừa đủ cho một Thiện
nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh tấn". Và này Vương tử, Ta ngồi xuống
tại chỗ ấy và nghĩ: "Thật là vừa đủ để tinh tấn".
Và Đức Bồ Tát đã suy tư về đạo lộ tu tập với ba thí dụ:
Nhưng này Vương tử, có ba ví dụ khởi lên nơi Ta, vi diệu, từ trước
chưa từng được nghe: Này Vương tử, ví như có một khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa
sống và đặt trong nước. Có một người đến, cầm dụng cụ làm lửa với ý nghĩ:
"Ta sẽ nhen lửa, hơi nóng sẽ hiện ra". Này Vương tử, Ông nghĩ thế
nào? Người ấy lấy khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống đặt trong nước ấy, rồi cọ xát
với dụng cụ làm lửa thì có thể nhen lửa, khiến lửa nóng hiện ra được không?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì cành cây
ấy đẫm ướt, đầy nhựa sống lại bị ngâm trong nước, nên người ấy chỉ bị mệt nhọc
và bực bội.
-- Cũng vậy, này Vương tử, những Sa-môn hay những Bà-la-môn sống
không xả ly các dục về thân, những gì đối với chúng thuộc các dục như dục tham,
dục ái, dục hôn ám, dục khát vọng, dục nhiệt não, về nội tâm chưa được khéo
đoạn trừ, chưa được khéo làm cho nhẹ bớt, nếu những Tôn giả Sa-môn hay
Bà-la-môn này thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt,
khốc liệt, các vị ấy không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng
Giác, và nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này không thình lình cảm thọ
những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy cũng không có
thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Này Vương tử, đó là ví dụ
thứ nhất, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta.
Này Vương tử, rồi một ví dụ thứ hai, vi diệu, từ trước chưa từng
được nghe, được khởi lên nơi Ta. Này Vương tử, ví như có một khúc cây đẫm ướt,
đầy nhựa sống, được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô. Có một người đến, cầm
dụng cụ làm lửa với ý nghĩ: "Ta sẽ nhen lửa, hơi nóng sẽ hiện ra".
Này Vương tử, Ông nghĩ thế nào? Người ấy lấy khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống,
được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô ấy, rồi cọ xát với dụng cụ làm lửa,
có thể nhen lửa, khiến hơi nóng hiện ra được không?
-- Thưa không, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Này Tôn giả Gotama, vì
khúc cây ấy đẫm ướt, đầy nhựa sống, dầu được vớt khỏi nước, được đặt trên đất
khô, nên người ấy chỉ bị mệt nhọc và bực bội.
-- Cũng vậy, này Vương tử, những Sa-môn hay Bà-la-môn sống không
xả ly các dục về thân, những gì đối với các vị ấy thuộc các dục như dục tham,
dục ái, dục hôm ám, dục khát vọng, dục nhiệt não, về nội tâm chưa được khéo
đoạn trừ, chưa được khéo làm cho nhẹ bớt. Nếu những Tôn giả Sa-môn, hay
Bà-la-môn này thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt,
khốc liệt, các vị ấy không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng
Giác. Và nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này không thình lình cảm thọ
những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy cũng không có
thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Này Vương tử, đó là ví dụ
thứ hai, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta.
Này Vương tử, rồi một ví dụ thứ ba, vi diệu, từ trước chưa từng
được nghe, được khởi lên nơi Ta. Này Vương tử, ví như có một khúc cây khô,
không nhựa, được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô. Có một người đến cầm
dụng cụ làm lửa với ý nghĩ: "Ta sẽ nhen lửa, lửa nóng sẽ hiện ra". Này
Vương tử, Ông nghĩ thế nào? Người ấy lấy khúc cây khô, không nhựa, được vớt
khỏi nước, được đặt trên đất khô, rồi cọ xát với dụng cụ làm lửa, có thể nhen
lửa, khiến nơi nóng hiện ra được không?
-- Thưa được, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Này Tôn giả Gotama, vì
khúc cây ấy khô, không nhựa, lại được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô.
-- Cũng vậy, này Vương tử, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn sống
xả ly các dục về thân, những gì đối với các vị ấy thuộc các dục, như dục tham,
dục ái, dục hôn ám, dục khác vọng, dục nhiệt não, về nội tâm được khéo đoạn
trừ. Nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này thình lình cảm thọ những cảm
giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy có thể chứng được tri
kiến vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Và nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này
không thình lình cảm thọ những cảm giác khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị
này cũng có thể chứng được tri kiến vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Này Vương tử, đó
là ví dụ thứ ba, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta.
[còn tiếp]
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Qua câu chuyện tiền thân của vương tử Bodhi thì chúng ta nên hiểu có con hay đông con là có phước hay không có phước? - TT Pháp Tân
Thảo luận 3. Người tu tập có nên lấy khổ và lạc làm thước đo cho sự tu tập? nếu không thì nên lấy gì để đo đạt? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 4. Chúng ta hiểu gì về thuật ngữ bồ tát – bodhisatta – trong kinh điển Pàli? - TT Tuệ Quyền
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment