TU TẬP THỜI ĐẠI DỊCH
Pháp thoại
Ðau Khổ - Nhân tố của Tình thương
Trích
từ Thiền học Nam Truyền - Nguyên tác: Joseph Goldstein and Jack Kornfield
(1987),"Seeking the Heart of Wisdom - The Path of Insight Meditation" -Giác Nguyên dịch Việt
Ðặc tính của lòng thương hay lòng từ bi là cảm
giác tâm lý tha thiết muốn được giúp đỡ người khác thoát khỏi những khốn khó
đau khổ. Hình thức biểu hiện của tình thương là những vận động tâm sinh lý nhắm
vào mục đích xoa dịu những đau đớn thân tâm của tha nhân. Tình thương hay lòng
từ bi còn đồng nghĩa với một trái tim rộng mở.
Chúng ta không cần phải đi
đâu xa để tìm thấy những đau khổ đó. Bất cứ nơi đâu và lúc nào, nhân loại trên
toàn thế giới vẫn từng phút đối đầu với biết bao là đau khổ, những ám ảnh triền
miên không chừa ra bất cứ mọi ai, bất luận ở không gian hay thời gian nào và
chúng có mặt dưới mọi hình thức: Từ những khủng khoảng về chính trị, kinh tế,
cơ chế xã hội, xung đột tôn giáo, những mâu thuẩn cá nhân hay tập thể trong mối
tương giao thường nhật, nói chung tinh thần và thể xác chúng ta luôn bị đe dọa
bởi vô vàn khổ lụy. Ðó là những cái khổ bắt nguồn từ mối quan hệ với cộng đồng
xã hội. Còn đối với riêng bản thân mình thì những đau khổ đó sẽ ra sao?
Dầu chúng ta có cố tình tìm
lấy cho mình một thế giới sống biệt lập và an ổn đến mấy đi nữa, như một số
đông người đã cố gắng thực hiện, và cho dù chúng ta có cố tình nhắm mắt làm ngơ
để sống tuyệt đối an lành thì trước sau gì chúng ta cũng phải có lúc nhận ra
rằng thật ra vẫn luôn có rất nhiều những đau khổ theo đuổi, bám gót mình trong
từng phút. Ðó là những đau khổ tất yếu của một kiếp người: Bệnh hoạn, suy yếu
rồi là cái chết, một dấu chấm bắt buộc của một lòng sinh tồn hiện hữu.
Tất cả những thảm kịch đó
không nhắm riêng vào ai hết. Ðã trót có một hình hài, chúng ta dĩ nhiên phải
biết đến những cơn đau, tuổi già và một lần nhắm mắt xuôi tay.
Ðối với
nỗi sợ chết
Một trong những khía cạnh
khác của đời sống mà chúng ta không mấy khi lưu tâm để tỉnh thức nhìn ngắm thấu
đáo, đó chính là bản chất phù du ngay từ căn cội của tất cả cảm nghiệm, một tên
gọi khác cho dòng sanh diệt tương tục trong sự hiện hữu, tồn tại của đời sống
tâm sinh lý. Tất cả mọi thứ, từ nội thân đến ngoại giới, những cấu tố tâm sinh
lý như là các tư tưởng, cảm giác, bức xúc, phản ứng tốt xấu của chúng cùng tất
cả những ngoại vật vô cơ hay hữu cơ trong thế giới quanh ta, cũng chỉ đều là
những đơn thể luôn nằm tr6n một dòng chảy bất tận của những đổi thay, từ giai
đoạn này sang giai đoạn khác: Xuất hiện, tiêu mòn rồi biến mất.
Nói một cách khác, bản
tướng của vạn vật luôn là những biến tướng. Trong nền văn hóa phương Tây, người
ta ít khi nghĩ đến việc nhìn ngắm, trầm tư và đối diện với cái chết. Người ta
luôn e sợ cảm giác nhìn thấy đời sống như một chu trình héo úa, già cổi mà chỉ
biết đơn giản nhìn ngắm những tử thi như một món đồ vật nào đó hết sức bình
thường.
Trong giáo lý thiền định
truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy có một pháp môn mà đề mục chú niệm lại
đặc biệt nhắm vào thây chết qua từng giai đoạn phân hủy của nó. Mới nghe qua,
ta có thể cho đó là một pháp môn thiền định "thiếu trong lành" hoặc
quá đáng, nhưng thực ra ta cũng phải nhận rằng đó là một con đường phơi mở ra
cho chúng ta bản chất của cái chết, về bản chất sinh diễn tất nhiên của tấm
thân sinh lý này và đồng thời cũng giúp ta vượt qua những ảo tưởng phổ cập về
chính sự hiện hữu của mình mà hầu như ai cũng mắc phải. Bởi vì phần lớn chúng
ta đều rất sợ chết. Và bây giờ chúng ta tự trả lời câu hỏi sau đây đã chứ: Thế
nào là cảm giác sợ chết?
Một khi chúng ta chưa có
được một điều hiểu biết thấu suốt về bản chất như thật của tâm sinh lý bản thân
thì nỗi sợ hãi và thái độ tâm lý đối kháng khi nhìn vào những hao mòn, chết
chóc sẽ trở nên mãnh liệt hơn. Bởi chúng ta vẫn luôn âm thầm nhìn ngắm tâm sinh
lý của mình như những chủ thể chắc chắn, an toàn rồi gán ghép vào đó một ý niệm
Tôi, của Tôi (Ngã, Ngã sở). Lẽ dĩ nhiên, với kiến chấp này, nỗi ám ảnh về
"cái chết của Tôi" sẽ khiến ta kinh hoàng. Có thể nói rằng nỗi sợ
chết là một chứng minh sinh động về niềm tin vào cái ảo tưởng ngã chấp của
chúng ta.
Nhưng một khi chúng ta tự
biết phơi mở bản chất tâm sinh lý qua từng quá trình vận động của chúng, chúng
ta sẽ thấy rõ rằng chúng luôn sanh tử trong mỗi mỗi phút giây. Ðó là một sự
thật không hề mang tính cường điệu, phóng đại hay ẩn dụ. Chúng ta sẽ thấy chúng
chỉ là những gì rỗng tuếch, vô ngã và vô thường, tiếp nối nhau trôi đi từng năm
tháng này sang năm khác. Chúng chỉ là một dòng nước với những bọt sóng luôn
được tạo ra và tan vỡ. Trong từng thoáng chốc thời gian, hãy cẩn trọng suy tư
về mỗi mỗi cảm nghiệm tâm sinh lý của mình: Tiếng động hình ảnh, tư tưởng, cảm
xúc... nào đó. Trong từng chớp mắt, các cảm nghiệm đó luôn sinh diệt, thay chổ
cho nhau theo một qui luật vận động cố nhiên và luôn luôn thay đổi, hoán vị,
phủ định lẫn nhau. Rõ ràng là không có một thứ gì trên đời này để ta ôm ấp cả,
mặc dù ta cũng phải nhìn nhận là để nhận thức và sống đúng theo tinh thần trí
tuệ này không dễ dàng tí nào.
Chỉ cần một phút giây nào
đó, cái công phu kinh nghiệm của chúng ta về qui luật vận hành vô thường của
tâm sinh lý được thực hiện một cách liên tục và thuần thục thì nỗi sợ chết coi
như được chấm dứt, bởi vì trong trí tuệ của chúng ta lúc bấy giờ không còn có
chút gì để phải sợ mất nữa. Nuôi dưỡng được một tâm phong điềm tĩnh, an hòa
xuyên qua một trí tuệ tư sát, chúng ta chẳng còn bận tâm gì về những thành bại,
được thua vốn chỉ là những qui luật vận động tất yếu của vạn pháp để từ đó ta
ngày một an bình, tự tại hơn.
Hành
động vị tha (Sống tình thương)
Trí tuệ sẽ thế chỗ vô minh
khi chúng ta nhận chân được một điều rằng hạnh phúc vẫn không hề có được từ sự
tích lũy những cảm giác khoái lạc, và thái độ đáp ứng để làm thỏa mãn lòng ham
muốn cũng không bao giờ đem lại cho ta một đáp ứng trọn vẹn. Nó chỉ là lớn mạnh
những vọng niệm phân biệt thương ghét mà thôi. Một khi chúng ta biết tự mình
cảm nghiệm chính chắn rằng hạnh phúc không thể đến bằng sự kiếm tìm mà ngược
lại là từ sự chối bỏ, nó cũng không đến với ta bằng sự tầm cầu những cảm nghiệm
ngọt ngào mà là từ sự phơi mở, tỉnh thức trong mỗi phút giây thực tại, thì
chính sự hoán chuyển ý thức này cũng đồng thời khai phóng tất cả năng lực của
tình thương ngay trong chính chúng ta. Một khi nội tâm ta không còn bị giới hạn
trong sự sợ khổ ham vui nữa thì tình thương, hay nói rộng hơn là sự giao hòa
đồng cảm với thực tại, sẽ trở thành phản ứng tất nhiên của trái tim đã được mở
rộng.
Chúng ta có thể thấy rõ
điều này một cách trung thực và trực tiếp ngay trong chính công phu thiền định
của mình. Khi chúng ta có thái độ đối diện và phơi mở để đón chào một cách tỉnh
thức tất cả thực tại trong từng giây phút mà không hề bị chi phối bởi các khái
niệm thương ghét, thì xem như chúng ta cũng cùng lúc làm thăng hoa tâm phong vị
tha của mình đối với từng cảm nghiệm. Từ trình độ nội tâm này, ngoài thành quả
nâng cấp công phu thiền định, chúng ta còn có thể bắt đầu thể hiện một tâm hồn
vị tha thật sự vào cuộc đời.
Việc thể hiện tấm lòng
thương người đó không hề đòi hỏi một phương thức nào hành động nhất định bởi
khắp nơi và mọi người trên toàn thế giới lúc này đều là những cánh đồng để
chúng ta gieo trồng lên đó những hạt giống tình thương. Mọi sự đều bắt đầu ngay
từ chính bản thân chúng ta và vòng tay tình thương kia sẳn sàng dành cho tất cả
mọi loài, không phân biệt một ai và vượt qua mọi giới tuyến cá thể cũng như
cộng đồng. Hành động vị tha nào cũng là tốt cả: Bất luận là một nỗ lực xoa dịu
những nỗi đau sinh lý hay một cố gắng xoa dịu tâm lý cho những ai thật sự cần
đến. Chúng ta có thể linh động thoải mái cách đáp ứng những nhu cầu của những
người đau khổ, từ một sự can thiệp trực tiếp vào hoàn cảnh của họ cho đến việc
thực hiện một tác phẩm nghệ thuật để nuôi dưỡng và chăm sóc đời sống nội tâm
của người ta một cách nhiều ý nghĩa: Chẳng hạn xây dựng ở họ một tình thương
hay một kiến thức giá trị. Thậm chí việc lấy mình làm một biểu tượng cho tình
thương các mối quan hệ đối giao thường nhật cũng là trong những hành động vị
tha đáng quí mà chúng ta có thể thực hiện được. Vấn đề cũng đơn giản thôi: Hãy
biến mình thành một người tốt bụng vô danh cũng được.
Ta có thể nói rằng tình
thương đối với tha nhân luôn được khai sinh từ sự tiếp cận với những đau khổ.
Nó là một phản ứng tích cực trước những hoạn nạn cụ thể mà ta có thể quan sát
từ thế giới xung quanh, một phản ứng giúp ta thấu đáo được những cợi nguồn sâu
sắc nhất mà từ đó mình đã bị giam hãm tù đầy suốt bấy lâu nay.
Ðức Phật đã để lại cho ta
những bài học hết sức quí giá và sinh động về tình thương: Ngài đã từng tắm rửa
săn sóc cho những Tỳ kheo đệ tử đang bị lâm trọng bịnh mà thiếu người chăm nom
và ân cần trấn an hướng dẫn nội tâm họ cho đến giây phút cuối cùng trước khi
các vị tắt thở và chứng ngộ đạo quả. Dấn bước vào con đường giác ngộ, ngay
chính lý tưởng đó cũng là một cách thể hiện sâu sắc nhất về tinh thần vị tha.
Bởi đó là con đường mang ý nghĩa đánh thức ở chúng ta sự thấu thị về những cấp
độ, hình thái và những cội rễ sâu sắc nhất của tất cả đau khổ.
Chính trí tuệ này luôn
trưởng dưỡng ở chúng ta một tình thương vô hạn đối với mọi loài và trong tất cả
các tình huống. Chúng ta có thể thương được các nạn nhân của một cơ chế xã hội
hay chính trị bất công nào đó, nhưng liệu chúng ta có thể thương nỗi những
người đã tạo ra thảm trạng này? Chúng ta thường có khuynh hướng tự cho phép
mình có quyền căm thù họ, cho thái độ tâm lý đó là đúng đắn mà quên mất rằng
tất cả các hành động của những người này đã được điều sử, sai khiến từ một nội
tâm mê muội, mù quáng mà hậu quả không chỉ làm khổ người khác, chúng còn là
những hạt giống ác nghiệt sẽ chực chờ đày đọa chính họ trong những kiếp lai
sinh đau khổ tương lai. Hiểu được như vậy chắc có lẽ bạn sẽ có thể bằng tấm
tình thương của mình mà cảm thông và bao dung cho họ một cách dễ dàng hơn phải
không?
Một thiền sư, đồng thời
cũng là môt nhà hoạt động xã hội người Việt Nam là thầy Thích Nhất Hạnh đã có
một bài thơ rất hay nói về thứ tình thương đại đồng, vô phân biệt mà nãy giờ
chúng ta vừa nhắc đến. Nội dung bài thơ đề nghị chúng ta một cái nhìn trí tuệ
về chính tình thương đó trong cả đời sống, ngay trong chính bản thân mình và
một gắn bó với nó với trọn vẹn trái tim củam mình bằng tất cả phơi mở:
Xin hãy
gọi tôi bằng chính tên thật của tôi
Xin đừng nói rằng mai này tôi sẽ ra đi
Bởi chính hôm nay tôi vẫn đến nơi này
Xin hãy nhìn nhau bằng cái nhìn sâu sắc nhất
Tôi vẫn đến đây trong từng giây phút để làm một chòi non trên nhánh cây mùa
xuân,
Ðể làm một chú chim bé nhỏ, với đôi cánh còn yếu ớt đang tập hót trong chiếc tổ
mới của mình
Ðể làm một chú bướm non trong lòng một đóa hoa
Ðể làm một viên ngọc còn dấu mình trong đá.
Tôi vẫn đến, để cười và để khóc, để âu lo và hy vọng đợi chờ
Nhạc điệu của lòng tôi là sự chào đời và nhắm mắt của tất cả những gì đang hiện
hữu.
Tôi là một con phù du đang ẩn mình để hóa thân trên mặt nước sông
Và tôi là một con chim đang chờ mùa xuân đến, để tìm tới nuốt sống con phù du.
Tôi là con nhái đang tung tăng bơi lội giữa dòng nước trong của một cái hồ
Và tôi là một chú rắn hiền lặng lẽ bò đến hồ, kiếm sống bằng những chàng nhái
nhỏ.
Tôi là một đứa bé ở Uganda, tấm thân chỉ còn lại da với xương,
Ðôi chân tôi khẳng khiu như hai cây gậy trúc,
Và tôi là một thương nhân buôn bán những cánh tay, bán vào Uganda những vũ khí
chết người.
Tôi là một bé gái 12 tuổi, náu mình trên một chiếc thuyền con,
Ðã tự gieo mình xuống biển sâu khi bị một tên hải tặc cướp đi cái tiết hạnh
ngàn vàng
Và tôi là một tên cướp biển, trái tim tôi mù lòa và không biết yêu thương.
Tôi là đồng đảng của Politburo, nắm trong tay toàn quyền sinh sát, và tôi là
người đã phải mua đứt niềm tin đắt đỏ của hắn bằng tính mạng của các tù nhân
dưới quyền mình đang chết dần mòn trong những trại tù khổ sai lao dịch.
Niềm vui của tôi giống như tiết trời đang độ vào xuân, đủ sức ấm cho các loài
hoa đơm nở khắp mọi nẽo đời.
Nỗi đau của tôi có khác gì một dòng sông đầy những nước mắt, vừa đủ đổ đầy vào
cả bốn đại dương.
Xin hãy gọi tôi bằng tên thật của tôi nhờ vậy tôi mới có thể được nghe tất cả
giọng cười và tiếng khóc của mình trong cùng một lúc nhờ vậy tôi sẽ thấy được
rằng niềm vui và nỗi buồn của mình thật ra chỉ là một.
Xin cho tôi được gọi tên bằng tên thật của mình để nhờ vậy tôi may ra thức giấc
và nhờ thế, cánh cửa tim tôi có thể được mở ra.
Ôi! cánh cửa của tình thương và độ lượng, hải hà...
Kinh tụng
Kinh Châu
Báu
Ratanasutta
Yānīdha
bhūtāni samāgatāni
Bhummāni vā yāniva antalikkhe
Sabbe va bhūtā sumanā bhavantu
Athopi sakkacca suṇantu bhāsitaṃ
Tasmā hi bhūtāni sāmetha sabbe
Mettaṃ karotha mānusiyā pajāya
Divā ca ratto ca haranti ye baliṃ
Tasmā hi ne rakkhatha appamattā
Chúng thiên nhân các cõi
Dù thiên tiên địa tiên
Ðã vân tập nơi đây
Mong khởi lòng hoan hỷ
Thành kính nghe lời nầy
Rồi với tâm bi mẫn
Năng hộ trì nhơn loại
Vốn đêm ngày hồi hướng
Phước lành đến chư thiên
Yaṅkiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā
Saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ
Na no samaṃ atthi tathāgatena
Idampi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.
Những vật quí trong đời
Chốn nầy hay nơi khác
Cả châu báu cõi trời
Không gì sánh bằng được
Với Như Lai Thiện Thệ
Do vậy chính đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
[phân đoạn 3]
Khayaṃ virāgaṃ amataṃ paṇītaṃ
yadajjhagā sakyamunī samāhito
Na tena dhammena samatthi kiñci
idaṃ pi dhamme ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Pháp bất tử tối thượng
Ly dục diệt phiền não
Phật Thích Ca Mâu Ni
Chứng pháp ấy trong thiền
Không gì sánh bằng được
Pháp thiền vi diệu ấy
Do vậy chính Chánh Pháp
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Khayaṁ, chấm dứt
virāgaṁ, ly tham
amataṁ, bất tử
paṇītaṁ, thù diệu
yaṁ, nào
ajjhagā, chứng đạt
Sakya[ssa] + munī, Bậc mâu ni dòng Thích Ca
samāhito, đã nhập định
na ... kiñci, không gì
tena, ấy, đó
dhammena, pháp
sama [= samo], tương đương, đồng đẳng
atthi, có thể, có được
Idaṁ pi, nầy
Buddhe, Đức Phật
ratanaṁ, châu báu
paṇītaṁ, tối thượng, thù thắng
etena, bởi (điều) nầy
saccena, lời chân thành, chân ngôn
suvatthi, sự tốt lành, bình an, cát tường
hotu, hãy có, hãy thành tựu
No comments:
Post a Comment