Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Quyền
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 10/3/2020
73. Ðại kinh Vaccaghotta (Mahàvacchagotta
sutta)
818. Tại sao gọi là Ðại kinh Vaccaghotta ?
Như hai bài kinh trước, Vacchagotta là tên của một du sĩ ngoại đạo, người
thỉnh giáo Đức Phật. Bài kinh nầy ghi lại lần sau cùng vị nầy đến hỏi pháp Đức
Thế Tôn để rồi xuất gia theo Ngài và trở thành một bậc thánh vô lậu giải thoát.
819. Đại ý Ðại kinh Vaccaghotta là gì?
Thuở ấy Đức Thế Tôn tại Rajagaha (Vương Xá), Veluvàna (Trúc Lâm),
bấy giờ du sĩ ngoại đạo Vacchagotta lại tìm đến diện kiến. Lần nầy, vi du sĩ
ngoại đạo lại hỏi vấn đề thiết thực hơn là thế nào là thiện và bất thiện. Đức
Thế Tôn đã trả lời về căn thiện và bất thiện rồi hạnh nghiệp thiên và bất thiện.
Cuối cùng Vacchagotta xuất gia theo Phật.
820. Vacchagotta nêu lên câu hỏi gì?
Sau nhiều lần vấn đạo từ Đức Phật tâm của Vacchagotta như đã sẳn sàng
cho sự tu tập vì nầy đến hỏi pháp với thái độ khẩn trương nhưng thực tế:
::
Lành thay, nếu Tôn giả Gotama giảng cho tôi một cách vắn tắt các
thiện và bất thiện pháp.
814. Đức Thế Tôn dạy gì đối với câu hỏi đó?
Bậc Điều Ngự dạy rằng Ngài có thể nói vắn tắt hoặc chi tiết:
-- Này Vaccha, Ta có thể giảng cho Ông một cách vắn tắt các thiện
và bất thiện pháp. Này Vaccha, Ta có thể giảng cho Ông, một cách rộng rãi các
thiện và bất thiện pháp. Nhưng này Vaccha, Ta sẽ giảng cho Ông một cách vắn
tắt, các thiện và bất thiện pháp. Hãy nghe và khéo tác ý. Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, Tôn giả.
Du sĩ ngoại đạo Vacchagotta vâng đáp Thế Tôn.
Rồi Ngài dạy về thiện và bất thiện một cách ngắn gọn:
-- Tham, này Vaccha, là bất thiện, vô tham là thiện. Sân, này
Vaccha, là bất thiện, vô sân là thiện. Si, này Vaccha, là bất thiện, vô si là
thiện. Như vậy, này Vaccha, ba pháp là bất thiện, ba pháp là thiện.
Đức Phật dạy tiếp về sở hành của thiện và bất thiện:
Sát sanh, này Vaccha, là bất thiện, từ bỏ sát sanh là thiện. Lấy
của không cho, này Vaccha, là bất thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện. Tà
hạnh trong các dục, này Vaccha là bất thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là
thiện. Vọng ngữ, này Vaccha, là bất thiện, từ bỏ vọng ngữ là thiện. Nói hai
lưỡi, này Vaccha, là bất thiện, từ bỏ nói hai lưỡi là thiện. Nói ác khẩu, này
Vaccha, là bất thiện, từ bỏ nói ác khẩu là thiện. Nói lời phù phiếm, này
Vaccha, là bất thiện, từ bỏ nói lời phù phiếm là thiện. Xan tham, này Vaccha,
là bất thiện, không xan tham là thiện. Sân, này Vaccha, là bất thiện, không sân
là thiện. Tà kiến, này Vaccha, là bất thiện, chánh kiến là thiện. Như vậy, này
Vaccha, mười pháp là bất thiện, mười pháp là thiện.
Trong ý nghĩa tối hậu thì bất thiện là ái dục, nhân sanh đau khổ,
và sự giác ngộ viên mãn mang ý nghĩa đối lập (thậm chí còn vượt lên trên cả
thiện và bất thiện):
Này Vaccha, khi ái được một Tỷ-kheo đoạn trừ, cắt tận gốc rễ, làm
cho như thân cây tala, không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương
lai, Tỷ-kheo ấy là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc
nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu
kiết sử, chánh trí giải thoát.
815. Với tâm hướng cầu giáo pháp cao cả, Vacchagotta còn có thắc
mắc nào nữa?
Vacchagotta lại hỏi như vậy hành trình đến chỗ chí thiện có phân
biệt nam nữ, xuất gia tại gia, thậm chí người còn sống trong dục lạc:
-- Mong sự việc là vậy về Tôn giả Gotama. Nhưng không biết Tôn giả
Gotama có một Tỷ-kheo là đệ tử đã đoạn trừ các lậu hoặc, với thượng trí, tự
mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát,
tuệ giải thoát?
-- Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn
trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Tỷ-kheo đệ tử của Ta đã đoạn
trừ các lậu hoặc, với thượng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay
trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
-- Mong sự việc là như vậy đối với Tôn giả Gotama. Mong sự việc là
như vậy đối với các Tỷ-kheo. Nhưng không biết Tôn giả Gotama có một Tỷ-kheo-ni
là đệ tử đã đoạn trừ các lậu hoặc, với thượng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt
và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát?
-- Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn
trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Tỷ-kheo-ni, đệ tử của Ta, đã
đoạn trừ các lậu hoặc, với thượng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú
ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
-- Mong sự việc là như vậy đối với tôn giả Gotama. Mong sự việc là
như vậy đối với các Tỷ-kheo. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo-ni.
Nhưng không biết Tôn giả Gotama có một Nam cư sĩ là đệ tử sống tại gia, mặc áo
trắng, theo Phạm hạnh, sau khi đã đoạn trừ năm hạ phân kiết sử, được hóa sanh,
nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không phải trở lại đời này nữa?
-- Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn
trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Nam cư sĩ, là đệ tử sống tại
gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh, sau khi đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử,
được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không phải trở lại đời này nữa.
-- Mong sự việc là như vậy đối với Tôn giả Gotama. Mong sự việc là
như vậy đối với các Tỷ-kheo. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo-ni.
Mong sự việc là như vậy đối với Nam cư sĩ, sống tại gia, mặc áo trắng, theo
Phạm hạnh. Nhưng không biết Tôn giả Gotama có một Nam cư sĩ, là đệ tử sống tại
gia, mặc áo trắng (tuy), hưởng thụ vật dục nhưng xây dựng Thánh giáo
(Sasanakaro), chấp nhận giáo huấn, đã độ nghi đoạn hoặc, chứng đắc vô sở úy,
không dựa vào người khác, sống trong Thánh giáo của bậc Ðạo sư?
-- Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn
trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Nam cư sĩ, là đệ tử sống tại
gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục, nhưng xây dựng Thánh giáo, chấp nhận giáo
huấn, đã độ nghi đoạn hoặc, chứng đắc vô sở úy, không dựa vào người khác, sống
trong Thánh giáo của bậc Ðạo sư.
-- Mong sự việc là như vậy đối với Tôn giả Gotama. Mong sự việc là
như vậy đối với các Tỷ-kheo. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo-ni.
Mong sự việc là như vậy đối với Nam cư sĩ, sống tại gia, mặc áo trắng, theo
Phạm hạnh. Mong sự việc là như vậy đối với Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo
trắng, hưởng thụ dục lạc. Nhưng không biết Tôn giả Gotama có một Nữ cư sĩ, là
bậc đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh, sau khi đoạn trừ năm hạ
phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không trở lại đời này
nữa?
-- Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn
trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Nữ cư sĩ, là đệ tử sống tại
gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh, sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được
hóa sanh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không trở lại đời này nữa.
-- Mong sự việc là như vậy đối với Tôn giả Gotama. Mong sự việc là
như vậy đối với các Tỷ-kheo. Mong sự việc là như vậy đối với các Tỷ-kheo-ni.
Mong sự việc là như vậy đối với các Nam cư sĩ, sống tại gia, mặc áo trắng, theo
Phạm hạnh. Mong sự việc là như vậy đối với các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo
trắng, hưởng thụ các dục lạc. Mong sự việc là như vậy đối với các Nữ cư sĩ sống
tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh. Nhưng không biết Tôn giả Gotama có Nữ cư
sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục, nhưng xây dựng
Thánh giáo, chấp nhận giáo huấn, đã độ nghi đoạn hoặc, chứng đắc vô sở úy,
không dựa vào người khác, sống trong Thánh giáo của bậc Ðạo sư?
-- Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, không phải hai trăm, không
phải ba trăm, không phải bốn trăm, không phải năm trăm mà nhiều hơn thế nữa là
những Nữ cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục, nhưng
xây dựng Thánh giáo, chấp nhận giáo huấn, đã độ nghi đoạn hoặc, chứng đắc vô sở
úy, không dựa vào người khác, sống trong Thánh giáo của bậc Ðạo sư.
816. Vacchagotta đã nghĩ gì sau khi được Đức Thế Tôn khai thị?
Rồi Vacchagotta đã nhận thức về Đức Phật và giáo pháp:
-- Thưa Tôn giả Gotama, nếu Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này,
nhưng các Tỷ-kheo không được thành mãn, như vậy Phạm hạnh này đã không được đầy
đủ về phương diện này. Thưa Tôn giả Gotama, vì rằng Tôn giả Gotama đã thành mãn
pháp này và các Tỷ-kheo cũng được thành mãn; như vậy Phạm hạnh này đã được đầy
đủ về phương diện này. Thưa Tôn giả Gotama, nếu Tôn giả Gotama đã thành mãn
pháp này, và các Tỷ-kheo đã thành mãn, và các Tỷ-kheo-ni không thành mãn; như
vậy Phạm hành này không được đầy đủ về phương diện này. Thưa Tôn giả Gotama, vì
rằng Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này, và các Tỷ-kheo đã thành mãn, và các
Tỷ-kheo-ni đã thành mãn; như vậy Phạm hạnh này được đầy đủ về phương diện này.
Thưa Tôn giả Gotama, nếu Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này và các Tỷ-kheo đã
thành mãn, và các Tỷ-kheo ni đã thành mãn, và các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc
áo trắng, theo Phạm hạnh không thành mãn; như vậy Phạm hạnh này đã không được
đầy đủ về phương diện này. Thưa Tôn giả Gotama, vì rằng Tôn giả Gotama đã thành
mãn pháp này, các Tỷ-kheo cũng đã thành mãn, các Tỷ-kheo-ni cũng đã thành mãn,
các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh cũng đã thành mãn; như
vậy Phạm hạnh này đã được đầy đủ về phương diện này. Thưa Tôn giả Gotama, nếu
Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này, và các Tỷ-kheo đã thành mãn, và các
Tỷ-kheo ni đã thành mãn, các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo phạm
hạnh đã thành mãn nhưng các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật
dục không thành mãn; như vậy phạm hạnh này không được đầy đủ về phương diện
này. Thưa Tôn giả Gotama vì rằng Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này, và các
Tỷ-kheo đã thành mãn, và các Tỷ-kheo-ni đã thành mãn, và các Nam cư sĩ sống tại
gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh đã thành mãn, và các Nam cư sĩ sống tại gia,
mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục đã thành mãn; như vậy Phạm hạnh này được đầy đủ
về phương diện này. Thưa Tôn giả Gotama, nếu Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp
này và các Tỷ-kheo đã thành mãn, và các Tỷ-kheo-ni đã thành mãn, và các Nam cư
sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục đã thành mãn; nhưng các Nữ cư
sĩ, sống tại gia, mặc áo trắng, sống theo Phạm hạnh không thành mãn; như vậy
Phạm hạnh này không được đầy đủ về phương diện này. Thưa Tôn giả Gotama, vì
rằng Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này, và các Tỷ-kheo đã thành mãn, và các
Tỷ-kheo-ni đã thành mãn, và các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm
hạnh đã thành mãn, và các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ các
vật dục đã thành mãn, và các Nữ cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm
hạnh đã thành mãn; như vậy Phạm hạnh này được đầy đủ về phương diện này. Này
Tôn giả Gotama, nếu Tôn giả Gotama đã thành mãn pháp này, và các Tỷ-kheo đã
thành mãn, và các Ty kheo ni đã thành mãn, và các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc
áo trắng, theo Phạm hạnh đã thành mãn, và các Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo
trắng, hưởng thụ vật dục đã thành mãn, và các Nữ cư sĩ sống tại gia, mặc áo
trắng, theo Phạm hạnh đã thành mãn; nhưng các Nữ cư sĩ sống tại gia, mặc áo
trắng, hưởng thụ vật dục không thành mãn; như vậy Phạm hạnh này đã không đầy đủ
về phương diện này. Thưa Tôn giả Gotama, vì rằng Tôn giả Gotama đã thành mãn
pháp này, và các Tỷ-kheo đã thành mãn, và các Tỷ-kheo-ni đã thành mãn, và các
Nam cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh đã thành mãn, và các Nam
cư sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục đã thành mãn, và các nữ cư
sĩ sống tại gia, mặc áo trắng, theo Phạm hạnh đã thành mãn, và các Nữ cư sĩ
sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ các vật dục đã thành mãn; như vậy Phạm hạnh
này được đầy đủ về phương diện này.
Thưa Tôn giả Gotama, ví như con sông Hằng (Ganga) hướng về biển
cả, chảy về biển cả, xuôi dòng về biển cả, liền đứng lại khi xúc chạm với biển
cả; cũng vậy hội chúng này của Tôn giả Gotama, gồm có cư sĩ và xuất gia, hướng
về Niết-bàn, chảy về Niết-bàn, xuôi dòng về Niết-bàn, đứng lại khi xúc chạm với
Niết-bàn.
817. Sự lãnh hội có đưa vị du sĩ ngoại đạo đi xa hơn?
Vacchagotta đã làm một quyết định quan trọng cho chính mình:
Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả
Gotama! Tôn giả Gotama như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống,
phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào
trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được
Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày. Nay con quy y Tôn giả Gotama,
quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama cho con được xuất gia với Tôn giả
Gotama, được thọ đại giới.
-- Này Vaccha, ai trước kia thuộc ngoại đạo muốn xuất gia trong
Pháp và Luật này, muốn thọ đại giới, người ấy phải sống bốn tháng biệt trú. Sau
bốn tháng, (nếu) các Tỷ-kheo hoan hỷ, có thể cho vị ấy xuất gia, cho thọ đại
giới để trở thành Tỷ-kheo. Nhưng ở đây, Ta biết sự sai biệt về tâm tánh chúng
sanh.
-- Bạch Thế Tôn, nếu những ai trước kia thuộc ngoại đạo, muốn xuất
gia trong Pháp và Luật này, muốn thọ đại giới phải sống bốn tháng biệt trú. Sau
bốn tháng, (nếu) các Tỷ-kheo hoan hỷ, có thể cho (những vị ấy) xuất gia, cho
thọ đại giới để trở thành Tỷ-kheo, con sẽ sống biệt trú bốn năm. Sau bốn năm,
nếu các Tỷ-kheo hoan hỷ, hãy cho con xuất gia, cho con thọ đại giới để thành
Tỷ-kheo.
818. Phần còn lại của hành trình giác ngộ của tôn giả Vacchagotta
được ghi nhận thế nào?
Tôn giả Vacchagotta cuối cùng đã an trú trong giáo pháp và cúng
dường Bậc Đạo Sư bằng cách cao quý nhất:
Du sĩ ngoại đạo Vacchagotta được xuất gia với Thế Tôn, được thọ
đại giới, không lâu sau khi thọ đại giới, nửa tháng sau khi thọ đại giới, Tôn
giả Vacchagotta đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, ngồi xuống một
bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Vacchagotta bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, cho đến mức độ trí hữu học, minh hữu học có thể
chứng đạt, con đã chứng đạt. Mong Thế Tôn dạy cho con pháp (khác) cao hơn.
-- Vậy này Vaccha, hãy tu tập hai pháp cao hơn này, chỉ và quán.
Này Vaccha, hai pháp này được tu tập cao hơn, chỉ và quán, sẽ đưa đến sự thể
nhập vào một số giới sai biệt.
Này Vaccha, nếu Ông muốn như sau: "Ta muốn chứng được các
loại thần thông: ta có thể một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một
thân; ta có thể hiện hình biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như
đi ngang hư không; Ta có thể độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong
nước; ta có thể đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; ta có thể ngồi kiết
già đi trên hư không như con chim, với bàn tay ta có thể chạm và rờ mặt trăng
và mặt trời, những vật có đại oai lực, oai thần như vậy; ta có thể tự thân bay
đến cõi Phạm thiên" thì Ông sẽ đạt được cái gì có thể chứng ngộ ở tại đây,
nếu Ông còn giữ được đối tượng.
Này Vaccha, nếu Ông muốn như sau: "Với thiên nhĩ thuần tịnh
siêu nhân, ta có thể nghe được hai loại tiếng, loài Trời và loài Người, xa hay
gần", thì Ông sẽ đạt được những gì có thể chứng ngộ ở tại đây, nếu Ông còn
giữ được đối tượng.
Này Vaccha, nếu Ông Muốn như sau: "Mong rằng ta có thể biết
được tâm của các chúng sanh khác, của các người khác với tâm của ta; tâm có
tham, ta có thể biết được là tâm có tham, hay tâm vô tham, ta có thể biết được
là tâm vô tham; hay tâm có sân, ta có thể biết được là tâm có sân; hay tâm vô
sân, ta có thể biết được là tâm vô sân; hay tâm có si, ta có thể biết được là
tâm có si; hay tâm vô si, ta có thể biết được là tâm vô si; hay tâm chuyên chú,
ta có thể biết được là tâm chuyên chú; hay tâm tán loạn, ta có thể biết được là
tâm tán loạn; hay tâm đại hành, ta có thể biết được là tâm đại hành; hay tâm
không phải đại hành; ta có thể biết được là tâm không phải đại hành; hay tâm
chưa vô thượng, ta có thể biết là tâm chưa vô thượng; hay tâm vô thượng, ta có
thể biết là tâm vô thượng; hay định tâm, ta có thể biết là định tâm; hay không
phải định tâm, ta có thể biết là không phải định tâm; hay giải thoát tâm, ta có
thể biết là giải thoát tâm; hay không phải giải thoát tâm, ta có thể biết là
không phải giải thoát tâm", thì Ông sẽ đạt được những gì có thể chứng ngộ
tại đây, nếu Ông còn giữ được đối tượng.
Này Vaccha, Ông có thể muốn như sau: "Ta có thể nhớ đến nhiều
đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai
mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, trăm đời, hai trăm đời, ngàn
đời, trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành
kiếp. Ta nhớ rằng: "Tại chỗ kia ta có tên như thế này, dòng họ như thế
này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế
này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có
tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế
này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở
đây. Như vậy, ta có thể nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại
cương và các chi tiết", Ông sẽ đạt được những gì có thể chứng ngộ tại đây,
nếu Ông còn giữ được đối tượng.
Này Vaccha, Ông có thể muốn như sau: "Với thiên nhãn thuần
tịnh siêu nhân, ta có thể thấy sự sống và chết của chúng sanh. Ta có thể biết
rằng, chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may
mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh này làm những ác
hạnh về thân, ngữ và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp
theo tà kiến; những người này sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ
ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào làm các thiện hạnh về thân,
ngữ và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo
chánh kiến; những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các
thiện thú, Thiên giới, trên đời này. Như vậy, với thiên nhãn thuần tịnh siêu
nhân, ta có thể thấy sự sống và chết của chúng sanh. Ta có thể biết chúng sanh,
người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh
đều do hạnh nghiệp của họ", Ông sẽ đạt được những gì có thể chứng ngộ tại
đây, nếu Ông còn giữ được đối tượng.
Này Vaccha, Ông có thể muốn như sau: "Với sự đoạn trừ các lậu
hoặc, mong rằng ta có thể với thượng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú
ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát", Ông sẽ chứng
đạt những gì có thể chứng ngộ tại đây, nếu Ông còn giữ được đối tượng.
Rồi Tôn giả Vaccha hoan hỷ, tùy hỷ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi
đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi từ biệt.
Rồi Tôn giả Vacchagotta độc trú viễn ly, không phóng dật, nhiệt
tâm, tinh cần, không bao lâu với thắng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an
trú ngay trong hiện tại vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, vì mục đích này Thiện gia
nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, hướng đến Sanh
đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời
khác nữa; Tôn giả Vacchagotta đã trở thành một vị A-la-hán khác nữa.
Sau một thời gian, một số đông Tỷ-kheo đi đến yết kiến Thế Tôn.
Tôn giả Vacchagotta thấy các Tỷ-kheo từ đàng xa đi đến, sau khi thấy liền đến
các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến nói với các Tỷ-kheo ấy như sau:
-- Chư Tôn giả đang đi đâu?
-- Thưa Hiền giả, chúng tôi đi đến yết kiến Thế Tôn.
-- Vậy chư Tôn giả hãy nhân danh tôi, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn
và thưa: "Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Vacchagotta cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn
và nói như sau: "Thế Tôn đã được con hầu hạ, Thiện Thệ đã được con hầu
hạ".
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Vacchagotta. Rồi các Tỷ-kheo ấy đi
đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi
ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Vacchagotta cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn
và bạch như sau: "Thế Tôn đã được con hầu hạ, Thiện Thệ đã được con hầu
hạ".
-- Này các Tỷ-kheo, Ta đã được biết tâm của Tỷ-kheo Vacchagotta
với tâm của Ta như sau: "Tỷ-kheo Vacchagotta là bậc tam minh, có đại thần
lực, có đại uy lực". Các chư Thiên cũng báo với Ta ý nghĩa ấy:
"Tỷ-kheo Vacchagotta là bậc tam minh, có đại thần lực, có đại uy
lực".
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời
Thế Tôn dạy.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Câu nói "Thế Tôn đã được con hầu hạ, Thiện Thệ đã được con hầu hạ (Pariciṇṇo me Bhagavā , pariciṇṇo me Sugato)” có mang ý nghĩa gần với câu “Ai hành trì giáo pháp là cúng dường Như Lai bằng cách cao thượng nhất”? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Tại sao khi nói về thiện và bất thiện một cách ngắn gọn thì Đức Phật dạy về tham, sân, si và ba pháp đối lập? - TT Pháp Tân
Thảo luận 4. Trong bài kinh nầy Đức Phật xác nhận có những “Nam, nữ cư sĩ, là đệ tử sống tại gia, mặc áo trắng, hưởng thụ vật dục, nhưng xây dựng Thánh giáo, chấp nhận giáo huấn, đã độ nghi đoạn hoặc, chứng đắc vô sở úy, không dựa vào người khác, sống trong Thánh giáo của bậc Ðạo sư”. Xin giải rõ về hạng người nầy. - TT Tuệ Quyền
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment