Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Quyền
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 17/3/2020
77. Ðại kinh Sakuludàyi (Mahàsakuludàyin sutta)
851. Tại sao gọi là Ðại kinh Sakuludàyi
?
Tên bài kinh lấy theo nhân vật chính, du sĩ ngoại đạo Sakuludàyi, người
đàm luận với Đức Phật trong nội dung bài kinh. Có bài kinh tiếp theo cùng tên
nhưng ngắn hơn nên bài nầu gọi là đại kinh.
852. Đại ý Ðại kinh Sakuludàyi là gì?
Thuở ấy Thế Tôn trú ở trú ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc
Lâm). Trong một lần khi đi khất thực Ngài ghé ngang Moranivapa gặp các du sĩ
ngoại đạo. Một trong số đó có du sĩ Sakuludàyi nói lên sự khác biệt giữa Đức Phật
và các giáo chủ đương thời là Đức Phật được quần chúng ngưỡng mộ mà các đệ tử
thân cận cũng ngưỡng mộ. Theo Sakuludàyi sở dĩ Đức Phật được như vậy vì Ngài có
5 pháp là ăn ít, tri túc đối với y phục, tri túc đối với thực phẩm, tri túc đối
với sàng toạ, và sống viễn ly. Đức Phật cho biết sự thật thì Ngài được các đệ tử
kính tin vì những lý do khác hơn năm điều đó.
853. Du sĩ Sakuludàyi là nhân
vật thế nào?
Du sĩ Sakuludàyi là một tu sĩ ngoại đạo được biết nhiều tại Ma Kiệt
Đà. Vị nầy là học trò của Vekhanassa. Có
một số bài kinh Tam tạng kinh điển ghi lại những đối thoại giữa vị nầy với Đức
Phật.
854. Du sĩ Sakuludàyi đã nêu
lên điều gì khi gặp Đức Phật?
Vị nầy làm một so sánh là các giáo chủ khác tuy được quần chúng hâm
mộ nhưng các đệ tử thì không trong lúc Đức Phật được cả hai quần chúng bên ngoài
về đệ tử thân cận kính mộ:
-- Này Udayi, nay các vị họp nhau ở đây, đang bàn vấn đề gì? Và
câu chuyện gì giữa các vị bị gián đoạn?
-- Bạch Thế Tôn, hãy gác một bên vấn đề chúng tôi đang hội họp bàn
luận. Về sau Thế Tôn nghe lại cũng không khó khăn gì! Bạch Thế Tôn, trong những
ngày trước, nhiều ngày trước nữa, khi các vị Sa-môn, Bà-la-môn thuộc nhiều
ngoại đạo sai khác, ngồi lại và tập họp tại luận nghị đường, đối thoại này được
khởi lên: "Thật lợi ích thay cho dân chúng Anga và Magadha, thật tốt đẹp
thay cho dân chúng Anga và Magadha khi được những vị Sa-môn, Bà-la-môn nay là
những vị lãnh đạo hội chúng, lãnh đạo đồ chúng, những vị sư trưởng đồ chúng,
những vị thời danh, những Tổ sư có thanh danh, được quần chúng tôn sùng, đã đến
Rajagaha để an cư trong mùa mưa! Ngài Purana Kassapa (Bất-lan Ca-diếp) này là
bậc lãnh đạo hội chúng, lãnh đạo đồ chúng, bậc sư trưởng đồ chúng, có thời
danh, bậc Tổ sư có thanh danh, được quần chúng tôn sùng, đã đến Rajagaha để an
cư trong mùa mưa. Ngài Makkhali Gosala này... Ngài Ajita Kesakambali... Ngài
Pakudha Kaccayana... Ngài Saniaya Belatthiputta... Ngài Nigantha Nataputta này
là bậc lãnh đạo hội chúng, bậc lãnh đạo đồ chúng, bậc sư trưởng đồ chúng, có
thời danh, bậc Tổ sư có thanh danh, được quần chúng tôn sùng, vị này đã đến
Rajagaha để an cư trong mùa mưa. Sa-môn Gotama này là bậc lãnh đạo hội chúng,
bậc lãnh đạo đồ chúng, bậc sư trưởng đồ chúng, có thời danh, bậc Tổ sư có thanh
danh, được quần chúng tôn sùng, vị này đã đến Rajagaha để an cư trong mùa mưa.
Trong những bậc Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn này, những bậc lãnh đạo hội chúng,
những bậc lãnh đạo đồ chúng, những bậc sư trưởng đồ chúng, có thời danh, những
bậc Tổ sư có thanh danh, được quần chúng tôn sùng, vị nào được các đệ tử cung
kính tôn trọng, kính lễ, cúng dường? Và các đệ tử sau khi cung kính tôn trọng
đã sống nương tựa như thế nào?"
Ở đây, có một số người đã nói như sau: "Vị Purana Kassapa này
là bậc lãnh đạo hội chúng, bậc lãnh đạo đồ chúng, bậc sư trưởng đồ chúng, có
thời danh, bậc Tổ sư có thanh danh, được quần chúng tôn sùng, vị ấy không được
các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường. Và các đệ tử, sau khi cung
kính tôn trọng đã không sống nương tựa Purana Kassapa. Thuở xưa, Purana Kassapa
thuyết pháp cho hội chúng hàng trăm người; ở đấy, một đệ tử của Purana Kassapa
nói lớn tiếng như sau: "Chư Tôn giả, chớ có hỏi Purana Kassapa về ý nghĩa
này. Vị ấy không biết ý nghĩa này, chúng tôi biết ý nghĩa này. Hãy hỏi chúng
tôi về ý nghĩa này. Chúng tôi sẽ trả lời về ý nghĩa này cho chư Tôn giả".
Thuở xưa, Purana Kassapa dang tay, khóc lóc nhưng không được nghe theo: "Chư
tôn giả, hãy nhỏ tiếng! Chư Tôn giả hãy lặng tiếng! Những vị ấy không hỏi Chư
Tôn giả. Những vị ấy hỏi chúng tôi. Chúng tôi sẽ trả lời cho những vị ấy".
Nhiều đệ tử của Purana Kassapa, sau khi kích bác Purana Kassapa, bỏ đi và nói:
"Ông không biết pháp và luật này. Ta biết pháp và luật này. Làm sao Ông có
thể biết pháp và luật này? Ông theo tà hạnh. Ta theo chánh hạnh. Ðiều ta nói có
tương ưng. Ðiều Ông nói không tương ưng. Ðiều đáng nói trước, Ông lại nói sau.
Ðiều đáng nói sau, Ông lại nói trước. Chủ trương của Ông đã bị lật ngược, câu
hỏi của Ông đã bị bài bác. Ông đã bị thuyết bại. Hãy đến giải vây lời nói ấy,
nếu có thể được, gắng thoát khỏi lối bí". Như vậy, Purana Kassapa không
được các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường. Và sau khi không cung
kính tôn trọng, các đệ tử đã không sống nương tựa Purana Kassapa. Trái lại,
Purana Kassapa đã bị mạ lị với những lời mắng nhiếc vì hành động của mình.
Có một số người đã nói như sau: "Vị Makkhali Gosala này... Vị
Ajita Kesakambali... Vị Pukudha Kaccayana... Vị Sanjaya Belatthiputta... Vị
Nigantha Nataputta này là bậc lãnh đạo hội chúng, bậc lãnh đạo đồ chúng, bậc sư
trưởng đồ chúng, có thời danh, bậc Tổ sư có thanh danh, được quần chúng tôn
sùng. Vị ấy không được các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường. Và
các đệ tử sau khi cung kính, tôn trọng đã không sống nương tựa Nigantha
Nataputta. Thuở xưa, Nigantha Nataputta thuyết pháp cho hội chúng hàng trăm
người. Ở đây, một đệ tử của Nigantha Nataputta lớn tiếng nói như sau: "Chư
Tôn giả, chớ có hỏi Nigantha Nataputta về ý nghĩa này. Vị ấy không biết ý nghĩa
này. Chúng tôi biết ý nghĩa này. Hãy hỏi chúng tôi về ý nghĩa này. Chúng tôi
trả lời về ý nghĩa này cho chư Tôn giả". Thuở xưa Nigantha Nataputta dang
tay, khóc lóc nhưng không được nghe theo: "Chư Tôn giả hãy nhỏ tiếng! Chư
Tôn giả hãy lặng tiếng! Những vị ấy không hỏi chư Tôn giả. Những vị ấy hỏi
chúng tôi. Chúng tôi sẽ trả lời cho những vị ấy". Nhiều đệ tử của Nigantha
Nataputta, sau khi kích bác Nigantha Nataputta, bỏ đi và nói: "Ông không
biết pháp và luật này. Ta biết pháp và luật này. Làm sao Ông có thể biết pháp
và luật này? Ông theo tà hạnh. Ta theo chánh hạnh. Ðiều ta nói có tương ưng.
Ðiều Ông nói không tương ưng. Ðiều đáng nói trước Ông lại nói sau. Ðiều đáng
nói sau, Ông lại nói trước. Chủ trương của Ông đã bị lật ngược. Câu nói của Ông
đã bị bài bác. Ông đã bị thất bại. Hãy đến giải vây lời nói ấy. Nếu có thể
được, gắng thoát khỏi lối bí". Như vậy, Nigantha Nataputta không được các
đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường. Và sau khi không cung kính tôn
trọng, các đệ tử đã không sống nương tựa Nigantha Nataputta. Trái lại Nigantha
Nataputta đã bị mạ lị với những lời mắng nhiếc vì hành động của mình.
Có một số người nói như sau: "Sa-môn Gotama này là bậc lãnh
đạo hội chúng, bậc lãnh đạo đồ chúng, bậc sư trưởng đồ chúng, có thời danh, bậc
Tổ sư có thanh danh, được quần chúng tôn sùng. Và vị này được các đệ tử cung
kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường. Và các đệ tử sau khi cung kính tôn trọng,
sống nương tựa Sa-môn Gotama. Thuở xưa, Sa-môn Gotama đang thuyết pháp cho hội
chúng hàng trăm người. Ở đây, một đệ tử của Sa-môn Gotama ho (thành tiếng). Một
vị đồng Phạm hạnh dùng đầu gối đập (nhẹ) vào người ấy và nói: "Tôn giả hãy
lặng tiếng! Tôn giả chớ có làm ồn! Thế Tôn, bậc Ðạo sư của chúng ta đang thuyết
pháp". Trong khi Sa-môn Gotama đang thuyết pháp cho hội chúng hàng trăm
người, trong khi ấy không có một tiếng đằng hắng, không có một tiếng ho giữa
các đệ tử của Sa-môn Gotama. Từng nhóm đại thính chúng đang sống trong nhiệt
tình kỳ vọng; nghĩ rằng: "Thế Tôn sẽ thuyết pháp cho ta và ta đã được
nghe". Ví như có người tại ngã tư đường, đang bóp vắt một bánh mật ong nhỏ
trong sạch, và đại chúng đang sống nhiệt tình kỳ vọng. Cũng vậy, trong khi
Sa-môn Gotama đang thuyết pháp cho hội chúng hàng trăm người, trong khi ấy
không có một tiếng đằng hắng, không một tiếng ho giữa các đệ tử của Sa-môn
Gotama. Từng nhóm đại thính chúng đang sống trong nhiệt tình kỳ vọng nghĩ rằng:
"Thế Tôn sẽ thuyết pháp cho ta và ta sẽ được nghe". Các đệ tử của
Sa-môn Gotama sau khi cãi lộn với các vị đồng Phạm hạnh từ bỏ tu học, trở lại
hoàn tục, các vị ấy vẫn tán thán bậc Ðạo sư, tán thán Pháp, tán thán Tăng, tự
quở trách mình, không quở trách người khác: "Chính chúng ta thật bất hạnh,
chính chúng ta thật thiếu phước, dầu chúng ta xuất gia trong Pháp và Lluật được
khéo giảng như vậy mà không thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh
cho đến trọn đời". Họ trở thành những người giữ vườn, hay những người cư
sĩ và sống thọ trì năm giới". Như vậy Sa-môn Gotama được các đệ tử cung
kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường, và các đệ tử sau khi cung kính, tôn
trọng, sống nương tựa Sa-môn Gotama.
Đức Thế Tôn đã hỏi Sakuludàyì nghĩ lý do nào mà các đệ tử kính trọng
Ngài:
-- Này Udayi, Ông thấy nơi ta có bao nhiêu pháp mà do các pháp
này, các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta và sau khi cung
kính tôn trọng, sống nương tựa vào Ta?
-- Bạch Thế Tôn, con thấy nơi Thế Tôn có năm pháp mà do năm pháp
này, các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Thế Tôn, và sau khi
cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Thế Tôn. Thế nào là năm? Bạch Thế Tôn,
Thế Tôn ăn ít và tán thán hạnh ăn ít. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn ăn ít và tán thán
hạnh ăn ít. Chính pháp này, bạch Thế Tôn, là pháp thứ nhất, con thấy nơi Thế Tôn.
Do pháp này các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Thế Tôn, và sau
khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Thế Tôn.
Lại nữa, bạch Thế Tôn, Thế Tôn biết đủ với bất cứ loại y nào và
tán thán hạnh biết đủ với bất cứ loại y nào. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn biết đủ với
bất cứ loại y nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ loại y nào. Chính pháp
này, bạch Thế Tôn là pháp thứ hai con thấy nơi Thế Tôn. Do pháp này, các đệ tử
cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Thế Tôn, và sau khi cung kính, tôn trọng,
sống nương tựa vào Thế Tôn.
Lại nữa, bạch Thế Tôn, Thế Tôn biết đủ với bất cứ món ăn khất thực
nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ món ăn khất thực nào. Bạch Thế Tôn, Thế
Tôn biết đủ với bất cứ món ăn khất thực nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ
món ăn khất thực nào. Chính pháp này, bạch Thế Tôn, là pháp thứ ba, con thấy
nơi Thế Tôn. Do pháp này, các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường
Thế Tôn, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Thế Tôn.
Lại nữa, bạch Thế Tôn, Thế Tôn biết đủ với bất cứ sàng tọa nào và
tán thán hạnh biết đủ với bất cứ sàng tọa nào. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn biết đủ
với bất cứ sàng tọa nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ sàng tọa nào. Chính
pháp này, bạch Thế Tôn, là pháp thứ tư, con thấy nơi Thế Tôn. Do pháp này, các
đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Thế Tôn, và sau khi cung kính,
tôn trọng, sống nương tựa vào Thế Tôn.
Lại nữa, bạch Thế Tôn, Thế Tôn sống viễn ly và tán thán hạnh sống
viễn ly. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sống viễn ly và tán thán hạnh sống viễn ly.
Chính pháp này bạch Thế Tôn, là pháp thứ năm, con thấy nơi Thế Tôn. Do pháp
này, các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Thế Tôn, và sau khi
cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Thế Tôn.
Chính năm pháp này, bạch Thế Tôn, con thấy nơi Thế Tôn. Do năm
pháp này, các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Thế Tôn, và sau
khi cung kính, tôn trọng sống nương tựa vào Thế Tôn.
855. Đức Phật nói gì về nhận định của Sakuladāyī ?
Đức Phật chỉ cho thấy đó là nhận định hời hợt vì có nhiều đệ tử
của Ngài cũng có năm pháp ấy với mức độ chuyên trì hơn nhưng họ vẫn cung kính
đối với Ngài:
-- "Sa-môn Gotama ăn ít và tán thán hạnh ăn ít"; này
Udayi, nếu vì vậy các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và sau
khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta, thời này Udayi, có những đệ tử
của Ta chỉ ăn với một bát (kosa), chỉ ăn với nửa bát, chỉ ăn với trái cây
veluva, chỉ ăn với nửa trái cây veluva, và này Udayi. Còn Ta, có khi Ta ăn hơn
một bình bát này, có khi Ta ăn nhiều hơn như vậy nữa. "Sa-môn Gotama ăn ít
và tán thán hạnh ăn ít"; này Udayi, nếu vì vậy các đệ tử cung kính, tôn
trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và sau khi tôn trọng, cung kính, sống nương tựa
vào Ta, thời này Udayi, những đệ tử ấy của Ta, sống nương tựa vào Ta chỉ ăn với
một bát, chỉ ăn với nửa bát, chỉ ăn với trái cây veluva, chỉ ăn với nửa trái
cây veluva; những vị ấy vì pháp hạnh này đáng lẽ không cung kính, tôn trọng,
kính lễ, cúng dường Ta, và đáng lẽ không tôn trọng, cung kính, không sống nương
tựa vào Ta.
"Sa-môn Gotama sống biết đủ với bất cứ loại y nào và tán thán
hạnh biết đủ với bất cứ loại y nào"; này Udayi, nếu vì vậy các đệ tử cung
kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống
nương tựa vào Ta, thời này Udayi, có những đệ tử của Ta sống mặc phấn tảo y,
mặc thô y. Những vị ấy lượm từng mảnh vải từ bãi tha ma, hay từng đống rác, hay
từ tiệm phố, và sau khi làm thành áo sanghati (tăng-già-lê), họ mang loại áo
ấy. Còn Ta, này Udayi, có khi Ta mặc vải y của cư sĩ cúng dường, các chỗ sờn
mỏng được bện chắc lại với dây tơ cây bí trắng. "Sa-môn Gotama sống biết
đủ với bất cứ loại y nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ loại y nào";
này Udayi, nếu vì vậy các đệ tử của Ta cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng
dường Ta và sau khi tôn trọng, cung kính, sống nương tựa vào Ta, thời này
Udayi, những vị đệ tử ấy của Ta, sống mặc phấn tảo y, mặc thô y. Những vị ấy
lượm từng mảnh vải từ bãi tha ma, hay từ đống rác, hay từ tiệm phố, và sau khi
làm thành áo sanghati, họ mang loại áo ấy; những vị ấy vì pháp (hạnh) này đáng
lẽ không cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và đáng lẽ không cung
kính, tôn trọng, không sống nương tựa vào Ta.
"Sa-môn Gotama sống biết đủ với bất cứ món ăn khất thực nào
và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ món ăn khất thực nào", nếu vì vậy, này
Udayi, các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta và sau khi cung
kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta, thời này Udayi, có những đệ tử của Ta
chỉ ăn những món ăn nhận trong bình bát khất thực, chỉ đi khất thực từng nhà
một (không bỏ sót nhà nào); tự thỏa mãn với những món ăn mảy mún, khi đi vào
trong nhà, dầu được mời ngồi, cũng không chấp nhận. Còn Ta, này Udayi, đôi khi
Ta nhận ăn những chỗ được mời, nhận ăn các thứ gạo, cháo trong ấy các hạt đen
được vứt bỏ, các loại canh, các loại trợ vị. "Sa-môn Gotama sống biết đủ
với bất cứ món ăn khất thực nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ món ăn khất
thực nào"; này Udayi, nếu vì vậy, các đệ tử của Ta cung kính, tôn trọng,
kính lễ, cúng dường Ta, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta,
thời này Udayi, những vị đệ tử ấy của Ta, chỉ ăn những món ăn nhận trong bình
bát khất thực, chỉ đi khất thực từng nhà một, tự thỏa mãn với những món ăn mảy
mún, khi đi vào trong nhà, dầu được mời ngồi cũng không chấp nhận; những vị ấy
vì pháp (hạnh) này đáng lẽ không cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta
và đáng lẽ không cung kính, tôn trọng, không sống nương tựa vào Ta.
"Sa-môn Gotama sống biết đủ và bất cứ sàng tọa nào và tán
thán hạnh biết đủ với bất cứ sàng tọa nào"; nếu vì vậy, này Udayi, các đệ
tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và sau khi cung kính, tôn
trọng, sống nương tựa vào Ta, thời này Udayi, có những đệ tử của Ta sống dưới
gốc cây, sống ở ngoài trời. Những vị ấy trong tám tháng không sống dưới mái che
nào. Còn ta, này Udayi, có đôi khi Ta sống dưới những ngôi lầu có gác nhọn, có
tô vôi trong và ngoài, được che gió, có then chốt đóng lại và có các cửa sổ
khép kín. "Sa-môn Gotama sống biết đủ với bất cứ sàng tọa nào và tán thán
hạnh biết đủ với bất cứ sàng tọa nào" và nếu vì vậy, này Udayi, các đệ tử
cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và sau khi cung kính, tôn trọng,
sống nương tựa vào Ta, thời này Udayi, các vị đệ tử ấy của Ta, sống dưới gốc
cây, sống ở ngoài trời, trong tám tháng không sống dưới mái che nào; những vị
ấy vì pháp (hạnh) này đáng lẽ không cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường
Ta, và đáng lẽ không cung kính, tôn trọng, không sống nương tựa vào Ta.
"Sa-môn Gotama là vị sống viễn ly và tán thán hạnh viễn
ly"; này Udayi, nếu vì vậy các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng
dường Ta, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta, thời này
Udayi, có những đệ tử của Ta sống trong rừng núi, tại các trú xứ xa vắng. Sau
khi đi sâu vào trong rừng núi, trong các trú xứ xa vắng, sống tại các chỗ ấy,
và nửa tháng một lần mới trở về giữa Tăng chúng để tụng đọc Giới bổn. Còn Ta,
này Udayi, đôi khi ta sống đoanh vây xung quanh bởi các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Cư
sĩ nam, Cư sĩ nữ, Quốc vương, Ðại thần, Ngoại đạo, đệ tử các ngoại đạo.
"Sa-môn Gotama là vị sống viễn ly và tán thán hạnh viễn ly"; và nếu
vì vậy, này Udayi, các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và
sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta, thời này Udayi, các vị đệ
tử ấy của Ta, sống trong rừng núi, tại các trú xứ xa vắng. Sau khi đi sâu vào
trong núi, trong các trú xứ xa vắng, sống tại các chỗ ấy và nửa tháng một lần,
mới trở về giữa Tăng chúng để tụng đọc Giới bổn; những vị đệ tử ấy vì pháp
(hạnh) này đáng lẽ không cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và đáng
lẽ không cung kính, tôn trọng, không sống nương tựa vào Ta.
Như vậy, này Udayi, các đệ tử của Ta do năm pháp này không cung
kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta và không cung kính, tôn trọng, không
sống nương tựa vào Ta. (Bản tiếng Việt dịch câu nầy không đúng với nguyên văn
Pali. Nên dịch là: Như vậy, này Udayi, các đệ tử của Ta không cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng
dường Ta do năm pháp này).
856. Như vậy nguyên nhân chánh đáng nào mà các đệ tử Phật có lòng
cung kính chân thành với Bậc Đạo Sư?
Do những người ấy tìm thấy ở Đức Phật những sở đắc, sở chứng cao cả:
Này Udayi, lại có năm pháp khác, do năm pháp này, các đệ tử của Ta
cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường, và sau khi cung kính, tôn trọng,
sống nương tựa vào Ta. Thế nào là năm?
(I. Giới hạnh tăng thượng)
Ở đây, này Udayi, các đệ tử của Ta thán phục Tăng thượng giới:
"Sa-môn Gotama là vị có giới hạnh và thành tựu giới uẩn tối thượng".
Này Udayi, chính đệ tử của Ta thán phục Tăng thượng giới, nghĩ rằng:
"Sa-môn Gotama là vị có giới hạnh và thành tựu giới uẩn tối thượng",
đây là pháp thứ nhất, này Udayi, các đệ tử của Ta cung kính, tôn trọng, kính
lễ, cúng dường Ta và sau khi cung kính , tôn trọng, sống nương tựa vào Ta.
(II. Tri kiến vi diệu)
Lại nữa, này Udayi, các đệ tử của Ta thán phục tri kiến vi diệu.
Khi nói: "Ta biết", nghĩa là Sa-môn Gotama có biết. Khi nói: "Ta
thấy", nghĩa là Sa-môn Gotama có thấy. Sa-môn Gotama thuyết pháp với thắng
trí, không phải không với thắng trí. Sa-môn Gotama thuyết pháp có nhơn duyên,
không phải không có nhơn duyên. Sa-môn Gotama thuyết pháp có thần thông lực
(Sappatihariyam), không phải không có thần thông lực. Này Udayi, chính đệ tử
của Ta thán phục tri kiến vi diệu và nghĩ rằng: "Khi nói: "Ta
biết", nghĩa là Sa-môn Gotama có biết: Khi nói: "Ta thấy", nghĩa
là Sa-môn Gotama có thấy. Sa-môn Gotama thuyết pháp với thắng trí, không phải
không với thắng trí. Sa-môn thuyết pháp với nhơn duyên, không phải không có
nhơn duyên. Sa-môn Gotama thuyết pháp có thần thông lực, không phải không có
thần thông lực". Ðây là pháp thứ hai, này Udayi, các đệ tử của Ta cung
kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta và sau khi cung kính, tôn trọng, sống
nương tựa vào Ta.
(III. Trí tuệ tăng thượng)
Lại nữa, này Udayi, đệ tử của Ta thán phục Tăng thượng trí tuệ và
sự kiện này không thể xảy ra khi họ nghĩ rằng: "Sa-môn Gotama là vị có trí
tuệ và thành tựu tuệ uẩn tối thượng. (Tuy vậy) Ngài không thấy trước một luận
đạo nào ở tương lai, hay một luận nạn ngoại đạo nào khởi lên (trong hiện tại)
mà Ngài không luận phá sau khi khéo léo nạn phá với Chánh pháp". Này
Udayi, Ông nghĩ thế nào? Các đệ tử của Ta, sau khi biết như vậy, thấy như vậy,
có thể làm gián đoạn một cuộc đàm thoại đang diễn tiến nửa chừng không?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Này Udayi, Ta không chờ đợi sự giáo giới từ nơi những đệ tử của
Ta. Trái lại, chính những đệ tử của Ta chờ đợi sự giáo giới từ nơi Ta. Do vậy,
này Udayi, sự kiện này không thể xảy ra khi các đệ tử của Ta thán phục Tăng
thượng trí tuệ và suy nghĩ: "Sa-môn Gotama là bậc có trí tuệ và thành tựu
tuệ uẩn tối thắng. (Tuy vậy) Ngài không thấy (trước) một luận đạo nào ở tương
lai, hay một luận nạn ngoại đạo nào khởi lên (trong hiện tại) mà Ngài không
luận phá, sau khi khéo léo nạn phá với chánh pháp". Ðây là pháp thứ ba,
này Udayi, mà các đệ tử của Ta cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và
sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta.
(IV. Tứ diệu đế)
Lại nữa, này Udayi, những đệ tử của Ta bị đắm chìm trong đau khổ,
bị đau khổ chi phối, đến Ta và hỏi về khổ Thánh đế. Ðược hỏi về Khổ Thánh đế,
Ta trả lời cho họ. Ta làm cho tâm của họ thỏa mãn với câu trả lời của Ta. Họ
hỏi Ta về Khổ tập, Khổ diệt, Khổ diệt đạo Thánh đế, Ta trả lời cho họ. Ta làm
cho tâm của họ thỏa mãn với câu trả lời của Ta. Ðây là pháp thứ tư, này Udayi,
mà các đệ tử của Ta cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta và sau khi
cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta.
[Còn tiếp]
.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. TT Giác Đẳng đúc kết bài học
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment